Đôi điều suy nghĩ về sự ra đi của đức TGM Ngô Quang Kiệt
LTS: Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Việc tòa thánh Vatican bất ngờ công bố quyết định bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn từ Đà Lạt ra Hà Nội để chuẩn bị thay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm nóng dư luận suốt tuần vừa qua, bởi trước đó chỉ vài ngày mọi người vẫn tin rằng đó chỉ là những lời ‘đồn thổi’ thiếu logic. Bởi việc này là do tòa thánh Vatican quyết định, nhưng trước nay chúng ta lại chưa hề biết đến trường hợp nào tòa thánh lại chịu ‘xuống nước’ trước những yêu sách ‘vô lối’ đòi thuyên chuyển một chức sắc cao cấp của giáo hội như Hà Nội muốn áp đặt lên Đ/c Kiệt. Chính vì thế rất nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng và thất vọng. Thậm chí đến cả Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh, một người rất am hiểu tình hình giáo hội cũng đã phải thốt lên, rằng đó là một “cảm giác thật khó tả”!
Sự thật phũ phàng!
Có thể nói suốt chiều dài lịch sử 350 năm tồn tại của giáo hội VN chưa bao giờ việc đi ở của một vị giám mục lại trở thành ‘nan đề’ và được dư luận quan tâm một cách đặc biệt như trường hợp của đức cha Kiệt. Không chỉ có các báo công giáo đưa tin - bình luận thôi, vụ việc cũng đã thu hút nhiều báo đài lớn như BBC, VOA, RFA, RFI v.v…
Trước một làn sóng quá nhiều người không đồng tình như vậy, cho dù ai có giải thích theo cách nào, kể cả việc nhân danh đức tin để giải thích rằng đây là do “thánh ý Chúa” đi chăng nữa, thì vẫn luôn còn đó một sự thật hết sức phũ phàng: đó là chức danh TGM Hà Nội của đ/c Kiệt đã bị ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đòi lấy đi trước cả khi tòa thánh Vatican ra quyết định mang nội dung như ông Thảo yêu cầu.
Tưởng cũng cần nhắc lại vào ngày 15/10/2008 UBND Tp.Hà Nội từng đứng ra tổ chức một ‘cuộc họp báo’ nhưng khách mời chủ yếu là các đại sứ quán để nghe ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo tuyên bố rằng TP.Hà Nội “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Và nay thì điều này đã thành sự thật.
Như vậy, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tin rằng nguyên nhân cốt lõi khiến đ/c Kiệt phải ra đi chính là để thỏa mãn đòi hỏi của chính quyền Hà Nội. “Sức khỏe” chỉ là lý do ‘vay mượn’.
Điều đáng buồn cho giáo hội là ở chỗ này. Trong khi giáo dân chúng ta vẫn thường được dạy “Chúa là Đường và là Sự Thật… chỉ có sự thật mới là vĩnh cửu, là cứu cánh và là ơn cứu rỗi… chọn đi theo Chúa là phải chọn sự thật làm bạn đồng hành v.v…” nhưng nay khi đụng đến sự thật về tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo mới thật là… hỡi ôi! chẳng thấy vị giám mục nào trong HĐGMVN dám đả động đến nó!?
Chỉ bấy nhiêu thôi thiết tưởng cũng đã quá đủ để mọi người chẳng phải nhọc công đi tìm “một nửa sự thật” nào khác, như một bài viết trên trang HĐGMVN từng đặt vấn đề với nuvuongcongly.net
Đ/c Kiệt ‘mất ngủ’ hay giáo hội đang lâm trọng bệnh?
Bất cứ ai quan tâm lo lắng đến vận mệnh giáo hội cũng có lý do chính đáng để ‘bất bình’ với quyết định của tòa thánh: Vì sao giáo hội lại có thể để cho thế quyền can dự quá sâu vào việc thay đổi thuyên chuyển nhân sự cấp cao như vậy? Và nhất là khi việc làm này lại được viện dẫn bằng lý do hết sức dối trá “nhằm thể theo tâm nguyện chung của người dân, giáo dân thủ đô” như ông chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đưa ra?
Ai theo dõi vụ Tòa Khâm Sứ hẳn đều biết chắc chắn không hề có loại nguyện vọng ‘bất nhân thất đức’ như vậy trong dân chúng đối với Đ/c Kiệt? (ngoại trừ hạng ‘giáo gian’ thì xin miễn bàn).
- Giả dối trắng trợn như thế, vậy mà ông Thảo vẫn chiến thắng khi sắp sửa gạt được Đ/c Kiệt ra khỏi cương vị TGM thủ đô, một vị trí mà thời gian qua Ngài đã tỏ ra có thừa khả năng chu toàn nó hơn bất kỳ ai khác?
- Tại sao giáo hội lại để cho một sự dối trá lại lên ngôi một cách dễ như vậy? Vì lợi ích lâu dài của cả giáo hội VN ư? Dựa vào đâu để khẳng định và lấy gì đảm bảo?
- Sự lên tiếng không đồng tình của nhiều người trên các trang mạng về việc đ/c Kiệt bị bứng ra khỏi Hà Nội một cách vô lý như vậy há chẳng phải là điều chính đáng sao, khi mà chỉ mới cuối năm vừa qua, nhân dịp khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện giáo hội đã nói nhiều về “niềm tự hào về đức tin trung kiên của các bậc cha ông”. Vậy mà nay có người sống tinh thần đức tin kiên trung ấy thì lập tức bị lên án là chia rẽ giáo hội? Nếu giáo hội thật sự có đoàn kết tại sao Đ/c Kiệt lại bị lẻ loi bấy lâu như vậy?
Ai trong HĐGMVN có thể giải tỏa cho dư luận những câu hỏi trên để đàn chiên hàng ngày khỏi mất công leo trèo tường lửa để đi tìm ‘nửa sự thật’ không đáng tìm kia?
‘Biến cố’ Ngô Quang Kiệt?
Quyết định của tòa thánh bổ nhiệm đ/c Nhơn thay thế Đ/c Kiệt một ngày gần đây rõ ràng có điều gì đó rất thiếu thuyết phục đối với dư luận giáo hội.
Bởi khi nhìn lại những gì Đ/c Kiệt đã làm cho hai giáo phận Lạng Sơn và Hà Nội chục năm qua, có thể nói hiếm có vị giám mục nào có thể chu toàn cái mà nhà nước VN thường rêu rao là ‘tốt đời đẹp đạo’ theo đúng nghĩa của nó như Ngài, mà bằng chứng dễ thấy nhất là Đ/c Kiệt không chỉ được giáo dân khắp nơi mến mộ thôi, mà còn được rất nhiều người ngoài đạo cả trong lẫn ngoài nước kính trọng.
Một chủ chăn như thế vì sao lại phải từ bỏ cộng đoàn để ra đi?
Với tình thế giáo hội đang đầy rẫy những sự nghi kỵ, bị thù ghét bởi thế quyền như hiện nay, việc vùi dập một chủ chăn cương nghị, mẫu mực như Ngài có thể sẽ trở thành hiểm họa đối với giáo hội. Bởi không ai có thể đoán trước được tương lai giáo phận Hà Nội và cả giáo hội VN sẽ tốt hay sẽ xấu hơn hiện nay sau nước cờ ‘thí tốt’ này?
Tốt xấu ở đây tất nhiên không phải là chuyện đạo công giáo sẽ bị Csvn công khai đàn áp. Thời đại ngày nay không còn có chỗ cho những loại hành động ngu xuẩn ấy nữa, mà sẽ bằng những thủ đoạn tinh vi hơn nhiều núp sau hàng giáo phẩm.
Thật lòng mà nói, bản thân tôi cũng như rất nhiều giáo dân quen biết khác đều rất không đồng tình với Đ/c Nhơn về sự xuất hiện của Ngài trên các phương tiện truyền thông nhà nước cùng ông thủ tướng ở những thời điểm khá nhạy cảm. Như Ngài cùng một số vị giám mục khác từ Long Khánh lặn lội ra tận Hà Nội để ‘chào’ ông thủ tướng Dũng hồi năm 2008. Nếu HĐGMVN họp ở Hà Nội thôi thì ‘nhân tiện’ đã đành, đằng này…!? Phải chăng các vị đứng đầu giáo hội chúng ta có nhiệm vụ phải báo cáo chính phủ kết quả cuộc họp có “thành công tốt đẹp” hay không cho chính phủ nắm?
Gần đây hơn, trong khi một trong số những cơ sở quan trọng của giáo hội là Giáo Hoàng Học Viện chưa đòi lại được, thì Đ/c Nhơn lại đi nhận hơn chục hécta đất do thành phố Đà lạt ‘hào phóng’ cấp để xây dựng Trung tâm Mục vụ với lễ khánh thành rất ‘hoành tráng’ được báo đài trong nước đưa tin ‘rầm rộ’. Làm thế để làm gì để rồi phải ‘há miệng mắc quai’ với họ khi thấy Giáo Hoàng Học Viện bị họ đào bới liền ngay sau đó?
Lịch sử một khi qua đi nó sẽ ‘đóng khung’ vĩnh viễn, không cho phép bất kỳ ai thay đổi sửa chữa được điều gì sau đó. Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa, đ/c Kiệt sẽ phải rời khỏi Hà Nội. Liệu giờ ‘G’ của ngày ‘D’ bàn giao ấy sẽ đi vào lịch sử giáo hội như một sự kiện đáng xấu hổ?
Có những biến cố mới xảy ra vài thập niên trước nhưng nay đã được nhiều người nhắc lại với bao nuối tiếc! Như hai anh em ông Diệm Nhu giá như sáng 03/11/1963 đừng gọi điện cho ‘Big Minh’ (tức tướng chủ mưu đảo chính Dương Văn Minh) thông báo nơi họ đang ở để sau đó phải chui vào lòng chiếc thiết vận xa 113 tối om làm mồi ngon cho lũ hèn hạ, mà họ cứ ‘ở lì’ trong nhà thờ Cha Tam. Biết đâu số phận của vài chục triệu dân chúng miền Nam có thể đã rẽ theo hướng khác tốt hơn nhiều so với hiện nay?
Không ít kinh nghiệm ‘đớn đau’ từ lịch sử chắc hẳn đang khiến không ít người cũng như tôi đang băn khoăn tự hỏi, không biết liệu lần “tuân theo Thánh ý Chúa” này của Đ/c Nguyễn Văn Nhơn có thật sự sáng suốt hay không để sau này không ai phải nói câu “giá như ngày ấy… “
Dư luận ‘nóng’ do đâu?
Vụ đ/c Kiệt bị trục xuất khỏi Hà Nội bỗng khiến tôi nhớ lại chuyện Đ/c FX.Nguyễn Văn Thuận cũng từng bị trục xuất khỏi giáo phận Sàigòn đúng 35 năm trước…
Cũng như bao vụ ‘lùm xùm’ khác xảy ra trong thời đại ngày nay đều có ‘công trạng’ rất lớn của mạng internet và những gì đang xảy ra với Đ/c Kiệt hiện nay cũng không thoát khỏi quĩ đạo truyền thông này.
Nếu xét về mức độ hành xử vô lối của nhà cầm quyền Csvn đối với hai vị chủ chăn này, rõ ràng vụ Đức cha FX.Nguyễn Văn Thuận nghiêm trọng hơn nhiều nhưng lại có rất ít người biết. Vì như chúng ta đều đã biết, sau khi cưỡng chiếm miền Nam chính quyền cách mạng khi ấy chẳng những đã không công nhận quyết định bổ nhiệm của tòa thánh (23/4/1975) đưa Đ/c Thuận về làm Phó GM Sàigòn, nhưng thay vì buộc Ngài trở về Phan Thiết, thì vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8/75) Ban Quân Quản Tp.Sàigòn đã bắt và giam Ngài luôn cho mãi đến ngày 23/11/1988, nghĩa là sau hơn 13 năm tù đày mới được trả tự do.
Nhưng giả dụ như thời Đ/c Thuận cũng có phương tiện internet đầy đủ như bây giờ, chắc chắn nó cũng không thu hút sự quan tâm của công luận như với trường hợp đ/c Kiệt khiến cả giáo hội phải nóng lên suốt tuần qua.
Nguyên nhân của sự khác biệt theo chúng tôi là ở chỗ, những gì xảy ra cho đ/c Thuận là do một mình Csvn ‘tự tung tự tác’ trong men say chiến thắng 30/4/1975, còn với Đ/c Kiệt chuyện đã khác hoàn toàn. Một mình Csvn không thể làm nổi nếu không được sự chấp thuận của tòa thánh Vatican cũng như sự ủng hộ của HĐGM-VN. Bởi nếu không, hẳn Đ/c Nhơn đã có thể từ chối.
Nhân đây người viết cũng xin nhắc lại một phát biểu có vẻ quá… vô tư thoải mái của Lm.Huỳnh Công Minh với đài BBC hôm 23/4 khi nói về việc Đ/c Nhơn không muốn nhận nhiệm sở mới, bởi vì "ngoài kia khó khăn lắm trong lúc đó trong này đã yên hàng"!!!
Chúng tôi không biết ý nguyện thật sự của Đ/c Nhơn ra sao nhưng những lời ‘tung hứng’ loại này trong cương vị một linh mục là rất đáng xấu hổ. Tuy nhiên nó cũng phản ánh tư duy… ‘tìm chỗ ẩn nấp’ hiện không phải là hiếm trong hàng giáo phẩm VN.
Trở lại với mục đích so sánh trên, là để chúng ta dễ nhận ra rằng, lý do quan tâm của mọi người về việc đ/c Kiệt “phải ra đi” (lời của BBC) chắc chắn không phải vì lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo. Bởi xét cho cùng, sau vụ đòi lại Tòa Khâm Sứ của Đ/c Kiệt ‘bất thành’ và nhất là với lời tuyên bố “tự do tôn giáo không phải là ân huệ…” anh chống tôi không được thì anh ắt phải ra đi. Luật đời xưa nay nó vẫn luôn là vậy. Mà chính cách xử lý trường hợp Đ/c Kiệt của cả tòa thánh Vatican lẫn HĐGM-VN không được như nhiều người mong đợi, là thay vì giáo hội có cách nào đó bảo vệ Đ/c Kiệt khỏi sự đe dọa của cường quyền, thì đã nhanh chóng chấp nhận sự áp đặt của họ. Làm thế giáo dân không còn cách hiểu nào khác hơn là giáo hội đã bị lũng đoạn bởi cường quyền.
Chính cái nỗi lo này mới thật sự làm ‘náo loạn’ dư luận khiến giáo hội bị nóng lên suốt tuần qua chứ chẳng phải do ‘âm mưu’ nào hết.
“Mặc cả”
Trang nuvuongcongly.net khi nói về vụ thuyên chuyển Đ/c Kiệt đã dùng từ “mặc cả”, thoạt nghe có vẻ nặng nề. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng trong khi Vatican đối với Kitô hữu chúng ta là ‘Tòa Thánh’ thì với các thế lực trần gian đó lại là một vương quốc có quyền lực trên trường quốc tế.
Do vậy, trong quan hệ với VN tòa thánh không bao giờ chỉ biết chăm chăm đếm tới lui con số 6-7 triệu linh hồn tín hữu thôi. Mà một khi Vatican đã không thể nhập vai ‘Tòa Thánh’ để rao giảng với ‘con chiên’ Csvn được nữa, thì mọi sự “mặc cả” qua lại giữa đôi bên nếu có cũng là chuyện bình thường tất yếu thôi.
Bức thư khẩn từ Hồng y Quốc vụ Khanh Bertone (tương đương chức thủ tướng) gởi Đ/c Kiệt khi vụ TKS lên đến đỉnh điểm để giải quyết vụ việc “sao cho êm đẹp” cho chúng ta thấy khả năng thi hành những nhiệm vụ trần thế của các đấng bậc ở Vatican chẳng thua gì các chính trị gia tên tuổi thế giới là bao.
Lý giải sự việc của tòa thánh như vậy nghe có vẻ hơi trần trụi, nhưng nếu không, chúng ta sẽ chẳng còn cách nào khác để hiểu vì sao Tòa thánh Vatican dễ dàng chấp thuận yêu cầu của nhà nước VN muốn ‘bứng’ Đ/c Kiệt ra khỏi Hà Nội?
Một khi đã gọi là ‘mặc cả’ rồi thì ‘bánh ít ném đi’ chắc chắn sẽ có ‘bánh qui quẳng lại’, vậy sau vụ thuyên chuyển này nhà nước VN sẽ ‘ném’ cái gì lại cho giáo hội?
Gần đây chúng ta nghe nói nhiều về khả năng sẽ có một chuyến tông du đến VN của ĐGH Benedictô XVI vào năm sau 2011 nhân kết thúc Năm Thánh của giáo hội VN. Chưa biết khả năng này sẽ hiện thực được bao nhiêu phần trăm, nhưng để điều này được xảy đến, thì một trong những điều kiện gần như mang tính nguyên tắc ngoại giao phải được khai thông, đó là bang giao giữa Vatican và VN dù có thể sẽ chỉ là ở cấp độ thấp nhất.
Trước đây chúng ta cũng nghe nói Hà Nội sẽ không bao giờ dám qua mặt ‘đàn anh’ TQ trong quan hệ với Vatican, nhưng nay tình thế đã thay đổi hoàn toàn khác. Hơn bao giờ hết Hà Nội ráo riết vận động có thêm càng nhiều đồng minh càng tốt trước khi ‘lỡ’ nổ ra tranh chấp súng đạn với TQ nay mai.
Như vậy, khả năng thiết lập bang giao ở cấp cao nhất là trao đổi đại sứ đang được Hà Nội nhắm đến. Điều này xảy ra sẽ tạo cơ hội ‘danh chính ngôn thuận’ nhất cho Hà Nội giúp họ giải tỏa vết nhơ về vụ Tòa Khâm Sứ lỡ gây ra hai năm trước. Vì thử hỏi còn nơi nào thích hợp cho vị đại sứ tòa thánh hơn cái ‘vườn hoang’ số 42 Nhà Chung vốn là nơi ở của vị khâm sứ cuối cùng hơn nửa thế kỷ trước? Và như đã có lần chúng tôi nêu ra, khi trưng dụng làm vườn hoa, Hà Nội đã ra lệnh đập phá tất các công trình trong khuôn viên này nhưng họ lại không đụng gì đến tòa nhà chính cũ kỹ được xem là di sản của giáo hội, hẳn họ cũng có ý toan tính điều gì nên mới chừa lối thoát ‘cửa hậu’ như vậy?
Giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ theo cách này, còn là bức thông điệp mà Hà Nội muốn gởi cho những vị chủ chăn nào muốn giống như Đ/c Kiệt: “xin thì cho nhưng đòi chẳng những dứt khoát không trả, mà còn liệu chừng cũng bước về vườn sớm giống như ông Ngô Quang Kiệt!”.
Phải chăng đây cũng vì tòa thánh muốn hướng đến cách giải quyết này đối với những tài sản của giáo hội đang bị chiếm dụng và được nhà nước VN xem là “đôi bên cùng có lợi”, vì thế mà Đ/c Kiệt đã “phải ra đi”!?
Sàigòn, 26/4/2010
LTS: Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Việc tòa thánh Vatican bất ngờ công bố quyết định bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn từ Đà Lạt ra Hà Nội để chuẩn bị thay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm nóng dư luận suốt tuần vừa qua, bởi trước đó chỉ vài ngày mọi người vẫn tin rằng đó chỉ là những lời ‘đồn thổi’ thiếu logic. Bởi việc này là do tòa thánh Vatican quyết định, nhưng trước nay chúng ta lại chưa hề biết đến trường hợp nào tòa thánh lại chịu ‘xuống nước’ trước những yêu sách ‘vô lối’ đòi thuyên chuyển một chức sắc cao cấp của giáo hội như Hà Nội muốn áp đặt lên Đ/c Kiệt. Chính vì thế rất nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng và thất vọng. Thậm chí đến cả Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh, một người rất am hiểu tình hình giáo hội cũng đã phải thốt lên, rằng đó là một “cảm giác thật khó tả”!
Sự thật phũ phàng!
Có thể nói suốt chiều dài lịch sử 350 năm tồn tại của giáo hội VN chưa bao giờ việc đi ở của một vị giám mục lại trở thành ‘nan đề’ và được dư luận quan tâm một cách đặc biệt như trường hợp của đức cha Kiệt. Không chỉ có các báo công giáo đưa tin - bình luận thôi, vụ việc cũng đã thu hút nhiều báo đài lớn như BBC, VOA, RFA, RFI v.v…
Trước một làn sóng quá nhiều người không đồng tình như vậy, cho dù ai có giải thích theo cách nào, kể cả việc nhân danh đức tin để giải thích rằng đây là do “thánh ý Chúa” đi chăng nữa, thì vẫn luôn còn đó một sự thật hết sức phũ phàng: đó là chức danh TGM Hà Nội của đ/c Kiệt đã bị ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đòi lấy đi trước cả khi tòa thánh Vatican ra quyết định mang nội dung như ông Thảo yêu cầu.
Tưởng cũng cần nhắc lại vào ngày 15/10/2008 UBND Tp.Hà Nội từng đứng ra tổ chức một ‘cuộc họp báo’ nhưng khách mời chủ yếu là các đại sứ quán để nghe ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo tuyên bố rằng TP.Hà Nội “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Và nay thì điều này đã thành sự thật.
Như vậy, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tin rằng nguyên nhân cốt lõi khiến đ/c Kiệt phải ra đi chính là để thỏa mãn đòi hỏi của chính quyền Hà Nội. “Sức khỏe” chỉ là lý do ‘vay mượn’.
Điều đáng buồn cho giáo hội là ở chỗ này. Trong khi giáo dân chúng ta vẫn thường được dạy “Chúa là Đường và là Sự Thật… chỉ có sự thật mới là vĩnh cửu, là cứu cánh và là ơn cứu rỗi… chọn đi theo Chúa là phải chọn sự thật làm bạn đồng hành v.v…” nhưng nay khi đụng đến sự thật về tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo mới thật là… hỡi ôi! chẳng thấy vị giám mục nào trong HĐGMVN dám đả động đến nó!?
Chỉ bấy nhiêu thôi thiết tưởng cũng đã quá đủ để mọi người chẳng phải nhọc công đi tìm “một nửa sự thật” nào khác, như một bài viết trên trang HĐGMVN từng đặt vấn đề với nuvuongcongly.net
Đ/c Kiệt ‘mất ngủ’ hay giáo hội đang lâm trọng bệnh?
Bất cứ ai quan tâm lo lắng đến vận mệnh giáo hội cũng có lý do chính đáng để ‘bất bình’ với quyết định của tòa thánh: Vì sao giáo hội lại có thể để cho thế quyền can dự quá sâu vào việc thay đổi thuyên chuyển nhân sự cấp cao như vậy? Và nhất là khi việc làm này lại được viện dẫn bằng lý do hết sức dối trá “nhằm thể theo tâm nguyện chung của người dân, giáo dân thủ đô” như ông chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đưa ra?
Ai theo dõi vụ Tòa Khâm Sứ hẳn đều biết chắc chắn không hề có loại nguyện vọng ‘bất nhân thất đức’ như vậy trong dân chúng đối với Đ/c Kiệt? (ngoại trừ hạng ‘giáo gian’ thì xin miễn bàn).
- Giả dối trắng trợn như thế, vậy mà ông Thảo vẫn chiến thắng khi sắp sửa gạt được Đ/c Kiệt ra khỏi cương vị TGM thủ đô, một vị trí mà thời gian qua Ngài đã tỏ ra có thừa khả năng chu toàn nó hơn bất kỳ ai khác?
- Tại sao giáo hội lại để cho một sự dối trá lại lên ngôi một cách dễ như vậy? Vì lợi ích lâu dài của cả giáo hội VN ư? Dựa vào đâu để khẳng định và lấy gì đảm bảo?
- Sự lên tiếng không đồng tình của nhiều người trên các trang mạng về việc đ/c Kiệt bị bứng ra khỏi Hà Nội một cách vô lý như vậy há chẳng phải là điều chính đáng sao, khi mà chỉ mới cuối năm vừa qua, nhân dịp khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện giáo hội đã nói nhiều về “niềm tự hào về đức tin trung kiên của các bậc cha ông”. Vậy mà nay có người sống tinh thần đức tin kiên trung ấy thì lập tức bị lên án là chia rẽ giáo hội? Nếu giáo hội thật sự có đoàn kết tại sao Đ/c Kiệt lại bị lẻ loi bấy lâu như vậy?
Ai trong HĐGMVN có thể giải tỏa cho dư luận những câu hỏi trên để đàn chiên hàng ngày khỏi mất công leo trèo tường lửa để đi tìm ‘nửa sự thật’ không đáng tìm kia?
‘Biến cố’ Ngô Quang Kiệt?
Quyết định của tòa thánh bổ nhiệm đ/c Nhơn thay thế Đ/c Kiệt một ngày gần đây rõ ràng có điều gì đó rất thiếu thuyết phục đối với dư luận giáo hội.
Bởi khi nhìn lại những gì Đ/c Kiệt đã làm cho hai giáo phận Lạng Sơn và Hà Nội chục năm qua, có thể nói hiếm có vị giám mục nào có thể chu toàn cái mà nhà nước VN thường rêu rao là ‘tốt đời đẹp đạo’ theo đúng nghĩa của nó như Ngài, mà bằng chứng dễ thấy nhất là Đ/c Kiệt không chỉ được giáo dân khắp nơi mến mộ thôi, mà còn được rất nhiều người ngoài đạo cả trong lẫn ngoài nước kính trọng.
Một chủ chăn như thế vì sao lại phải từ bỏ cộng đoàn để ra đi?
Với tình thế giáo hội đang đầy rẫy những sự nghi kỵ, bị thù ghét bởi thế quyền như hiện nay, việc vùi dập một chủ chăn cương nghị, mẫu mực như Ngài có thể sẽ trở thành hiểm họa đối với giáo hội. Bởi không ai có thể đoán trước được tương lai giáo phận Hà Nội và cả giáo hội VN sẽ tốt hay sẽ xấu hơn hiện nay sau nước cờ ‘thí tốt’ này?
Tốt xấu ở đây tất nhiên không phải là chuyện đạo công giáo sẽ bị Csvn công khai đàn áp. Thời đại ngày nay không còn có chỗ cho những loại hành động ngu xuẩn ấy nữa, mà sẽ bằng những thủ đoạn tinh vi hơn nhiều núp sau hàng giáo phẩm.
Thật lòng mà nói, bản thân tôi cũng như rất nhiều giáo dân quen biết khác đều rất không đồng tình với Đ/c Nhơn về sự xuất hiện của Ngài trên các phương tiện truyền thông nhà nước cùng ông thủ tướng ở những thời điểm khá nhạy cảm. Như Ngài cùng một số vị giám mục khác từ Long Khánh lặn lội ra tận Hà Nội để ‘chào’ ông thủ tướng Dũng hồi năm 2008. Nếu HĐGMVN họp ở Hà Nội thôi thì ‘nhân tiện’ đã đành, đằng này…!? Phải chăng các vị đứng đầu giáo hội chúng ta có nhiệm vụ phải báo cáo chính phủ kết quả cuộc họp có “thành công tốt đẹp” hay không cho chính phủ nắm?
Gần đây hơn, trong khi một trong số những cơ sở quan trọng của giáo hội là Giáo Hoàng Học Viện chưa đòi lại được, thì Đ/c Nhơn lại đi nhận hơn chục hécta đất do thành phố Đà lạt ‘hào phóng’ cấp để xây dựng Trung tâm Mục vụ với lễ khánh thành rất ‘hoành tráng’ được báo đài trong nước đưa tin ‘rầm rộ’. Làm thế để làm gì để rồi phải ‘há miệng mắc quai’ với họ khi thấy Giáo Hoàng Học Viện bị họ đào bới liền ngay sau đó?
Lịch sử một khi qua đi nó sẽ ‘đóng khung’ vĩnh viễn, không cho phép bất kỳ ai thay đổi sửa chữa được điều gì sau đó. Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa, đ/c Kiệt sẽ phải rời khỏi Hà Nội. Liệu giờ ‘G’ của ngày ‘D’ bàn giao ấy sẽ đi vào lịch sử giáo hội như một sự kiện đáng xấu hổ?
Có những biến cố mới xảy ra vài thập niên trước nhưng nay đã được nhiều người nhắc lại với bao nuối tiếc! Như hai anh em ông Diệm Nhu giá như sáng 03/11/1963 đừng gọi điện cho ‘Big Minh’ (tức tướng chủ mưu đảo chính Dương Văn Minh) thông báo nơi họ đang ở để sau đó phải chui vào lòng chiếc thiết vận xa 113 tối om làm mồi ngon cho lũ hèn hạ, mà họ cứ ‘ở lì’ trong nhà thờ Cha Tam. Biết đâu số phận của vài chục triệu dân chúng miền Nam có thể đã rẽ theo hướng khác tốt hơn nhiều so với hiện nay?
Không ít kinh nghiệm ‘đớn đau’ từ lịch sử chắc hẳn đang khiến không ít người cũng như tôi đang băn khoăn tự hỏi, không biết liệu lần “tuân theo Thánh ý Chúa” này của Đ/c Nguyễn Văn Nhơn có thật sự sáng suốt hay không để sau này không ai phải nói câu “giá như ngày ấy… “
Dư luận ‘nóng’ do đâu?
Vụ đ/c Kiệt bị trục xuất khỏi Hà Nội bỗng khiến tôi nhớ lại chuyện Đ/c FX.Nguyễn Văn Thuận cũng từng bị trục xuất khỏi giáo phận Sàigòn đúng 35 năm trước…
Cũng như bao vụ ‘lùm xùm’ khác xảy ra trong thời đại ngày nay đều có ‘công trạng’ rất lớn của mạng internet và những gì đang xảy ra với Đ/c Kiệt hiện nay cũng không thoát khỏi quĩ đạo truyền thông này.
Nếu xét về mức độ hành xử vô lối của nhà cầm quyền Csvn đối với hai vị chủ chăn này, rõ ràng vụ Đức cha FX.Nguyễn Văn Thuận nghiêm trọng hơn nhiều nhưng lại có rất ít người biết. Vì như chúng ta đều đã biết, sau khi cưỡng chiếm miền Nam chính quyền cách mạng khi ấy chẳng những đã không công nhận quyết định bổ nhiệm của tòa thánh (23/4/1975) đưa Đ/c Thuận về làm Phó GM Sàigòn, nhưng thay vì buộc Ngài trở về Phan Thiết, thì vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8/75) Ban Quân Quản Tp.Sàigòn đã bắt và giam Ngài luôn cho mãi đến ngày 23/11/1988, nghĩa là sau hơn 13 năm tù đày mới được trả tự do.
Nhưng giả dụ như thời Đ/c Thuận cũng có phương tiện internet đầy đủ như bây giờ, chắc chắn nó cũng không thu hút sự quan tâm của công luận như với trường hợp đ/c Kiệt khiến cả giáo hội phải nóng lên suốt tuần qua.
Nguyên nhân của sự khác biệt theo chúng tôi là ở chỗ, những gì xảy ra cho đ/c Thuận là do một mình Csvn ‘tự tung tự tác’ trong men say chiến thắng 30/4/1975, còn với Đ/c Kiệt chuyện đã khác hoàn toàn. Một mình Csvn không thể làm nổi nếu không được sự chấp thuận của tòa thánh Vatican cũng như sự ủng hộ của HĐGM-VN. Bởi nếu không, hẳn Đ/c Nhơn đã có thể từ chối.
Nhân đây người viết cũng xin nhắc lại một phát biểu có vẻ quá… vô tư thoải mái của Lm.Huỳnh Công Minh với đài BBC hôm 23/4 khi nói về việc Đ/c Nhơn không muốn nhận nhiệm sở mới, bởi vì "ngoài kia khó khăn lắm trong lúc đó trong này đã yên hàng"!!!
Chúng tôi không biết ý nguyện thật sự của Đ/c Nhơn ra sao nhưng những lời ‘tung hứng’ loại này trong cương vị một linh mục là rất đáng xấu hổ. Tuy nhiên nó cũng phản ánh tư duy… ‘tìm chỗ ẩn nấp’ hiện không phải là hiếm trong hàng giáo phẩm VN.
Trở lại với mục đích so sánh trên, là để chúng ta dễ nhận ra rằng, lý do quan tâm của mọi người về việc đ/c Kiệt “phải ra đi” (lời của BBC) chắc chắn không phải vì lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo. Bởi xét cho cùng, sau vụ đòi lại Tòa Khâm Sứ của Đ/c Kiệt ‘bất thành’ và nhất là với lời tuyên bố “tự do tôn giáo không phải là ân huệ…” anh chống tôi không được thì anh ắt phải ra đi. Luật đời xưa nay nó vẫn luôn là vậy. Mà chính cách xử lý trường hợp Đ/c Kiệt của cả tòa thánh Vatican lẫn HĐGM-VN không được như nhiều người mong đợi, là thay vì giáo hội có cách nào đó bảo vệ Đ/c Kiệt khỏi sự đe dọa của cường quyền, thì đã nhanh chóng chấp nhận sự áp đặt của họ. Làm thế giáo dân không còn cách hiểu nào khác hơn là giáo hội đã bị lũng đoạn bởi cường quyền.
Chính cái nỗi lo này mới thật sự làm ‘náo loạn’ dư luận khiến giáo hội bị nóng lên suốt tuần qua chứ chẳng phải do ‘âm mưu’ nào hết.
“Mặc cả”
Trang nuvuongcongly.net khi nói về vụ thuyên chuyển Đ/c Kiệt đã dùng từ “mặc cả”, thoạt nghe có vẻ nặng nề. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng trong khi Vatican đối với Kitô hữu chúng ta là ‘Tòa Thánh’ thì với các thế lực trần gian đó lại là một vương quốc có quyền lực trên trường quốc tế.
Do vậy, trong quan hệ với VN tòa thánh không bao giờ chỉ biết chăm chăm đếm tới lui con số 6-7 triệu linh hồn tín hữu thôi. Mà một khi Vatican đã không thể nhập vai ‘Tòa Thánh’ để rao giảng với ‘con chiên’ Csvn được nữa, thì mọi sự “mặc cả” qua lại giữa đôi bên nếu có cũng là chuyện bình thường tất yếu thôi.
Bức thư khẩn từ Hồng y Quốc vụ Khanh Bertone (tương đương chức thủ tướng) gởi Đ/c Kiệt khi vụ TKS lên đến đỉnh điểm để giải quyết vụ việc “sao cho êm đẹp” cho chúng ta thấy khả năng thi hành những nhiệm vụ trần thế của các đấng bậc ở Vatican chẳng thua gì các chính trị gia tên tuổi thế giới là bao.
Lý giải sự việc của tòa thánh như vậy nghe có vẻ hơi trần trụi, nhưng nếu không, chúng ta sẽ chẳng còn cách nào khác để hiểu vì sao Tòa thánh Vatican dễ dàng chấp thuận yêu cầu của nhà nước VN muốn ‘bứng’ Đ/c Kiệt ra khỏi Hà Nội?
Một khi đã gọi là ‘mặc cả’ rồi thì ‘bánh ít ném đi’ chắc chắn sẽ có ‘bánh qui quẳng lại’, vậy sau vụ thuyên chuyển này nhà nước VN sẽ ‘ném’ cái gì lại cho giáo hội?
Gần đây chúng ta nghe nói nhiều về khả năng sẽ có một chuyến tông du đến VN của ĐGH Benedictô XVI vào năm sau 2011 nhân kết thúc Năm Thánh của giáo hội VN. Chưa biết khả năng này sẽ hiện thực được bao nhiêu phần trăm, nhưng để điều này được xảy đến, thì một trong những điều kiện gần như mang tính nguyên tắc ngoại giao phải được khai thông, đó là bang giao giữa Vatican và VN dù có thể sẽ chỉ là ở cấp độ thấp nhất.
Trước đây chúng ta cũng nghe nói Hà Nội sẽ không bao giờ dám qua mặt ‘đàn anh’ TQ trong quan hệ với Vatican, nhưng nay tình thế đã thay đổi hoàn toàn khác. Hơn bao giờ hết Hà Nội ráo riết vận động có thêm càng nhiều đồng minh càng tốt trước khi ‘lỡ’ nổ ra tranh chấp súng đạn với TQ nay mai.
Như vậy, khả năng thiết lập bang giao ở cấp cao nhất là trao đổi đại sứ đang được Hà Nội nhắm đến. Điều này xảy ra sẽ tạo cơ hội ‘danh chính ngôn thuận’ nhất cho Hà Nội giúp họ giải tỏa vết nhơ về vụ Tòa Khâm Sứ lỡ gây ra hai năm trước. Vì thử hỏi còn nơi nào thích hợp cho vị đại sứ tòa thánh hơn cái ‘vườn hoang’ số 42 Nhà Chung vốn là nơi ở của vị khâm sứ cuối cùng hơn nửa thế kỷ trước? Và như đã có lần chúng tôi nêu ra, khi trưng dụng làm vườn hoa, Hà Nội đã ra lệnh đập phá tất các công trình trong khuôn viên này nhưng họ lại không đụng gì đến tòa nhà chính cũ kỹ được xem là di sản của giáo hội, hẳn họ cũng có ý toan tính điều gì nên mới chừa lối thoát ‘cửa hậu’ như vậy?
Giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ theo cách này, còn là bức thông điệp mà Hà Nội muốn gởi cho những vị chủ chăn nào muốn giống như Đ/c Kiệt: “xin thì cho nhưng đòi chẳng những dứt khoát không trả, mà còn liệu chừng cũng bước về vườn sớm giống như ông Ngô Quang Kiệt!”.
Phải chăng đây cũng vì tòa thánh muốn hướng đến cách giải quyết này đối với những tài sản của giáo hội đang bị chiếm dụng và được nhà nước VN xem là “đôi bên cùng có lợi”, vì thế mà Đ/c Kiệt đã “phải ra đi”!?
Sàigòn, 26/4/2010