LTS : Bản góp ý dưới đây của tác giả Hồn Việt không nhất thiết phản ảnh lập trường của Vietcatholic. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ nhiều nhận định của tác giả rất có giá trị đối với thực trạng xã hội Việt Nam nên chúng tôi cho công bố tài liệu để rộng đường dư luận. Đồng thời tài liệu này xin là một góp ý nhỏ gửi tới vị nào sẽ là Tổng Giám Mục tương lai của Tổng Giáo Phận Sàigòn.
Trong thư, HĐGMVN đã đưa ra ba đề nghị chính yếu với toàn thể tín hữu. Trong mục 1, ngoài việc kêu gọi tổ chức các thánh lễ khai mạc, bế mạc theo giáo tỉnh và giáo phận, ấn định một trung tâm hành hương cho mỗi giáo tỉnh và một nhà thờ hay trung tâm hành hương cho mỗi giáo phận và việc lãnh nhận ơn toàn xá, HĐGMVN đề nghị các việc lành như việc bác ái tông đồ, và việc sám hối hy sinh với một số việc làm đạo đức truyền thống. Trong mục thứ 2, HĐGMVN kêu gọi chiêm ngắm và học gương sống của các Thánh Tử Đạo qua việc tổ chức các buổi thuyết trình, học hỏi thảo luận để hiểu biết và nêu gương các ngài. Trong mục 3, HĐGMVN nói Năm thánh 2018 “nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay và kêu gọi các bậc sống hy sinh từ bỏ để sống theo tinh thần tìm kiếm Nước Trời như thửa ruộng trong vườn, như viên ngọc quý (Mt 13, 44-46) để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời. Sau đó, HĐGMVN đưa ra những đề nghị cho từng bậc sống.
Đối với những người sống đời gia đình: Từ bỏ những ham muốn bất chính và tính toán ích kỷ để làm chứng Tin Mừng về HNCG là nẻo đường hạnh phúc….
Đối với các anh chi em sống đời thánh hiến: Từ bỏ ham muốn tự nhiên sống theo lòi khuyên phúc âm làm chứng cho Nước Tròi là giá trị tuyệt đối và kho tàng vô giá qua đó chúng ta làm góp phần “làm thức tỉnh thế giới”.
Đối với các linh mục: Trung thành với lời thề hứa, thi hành bổn phận được trao phó trong khiêm tốn và cậy trông “hiến mạng sống mình vì đàn chiên” (Ga 10, 15), hăng say rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh.
Đọc thư công bố này, điều mà người đọc nhận thấy sát sườn với chủ đề Năm Thánh nhất nằm trong mục 3, đó là: “Năm thánh 2018 nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay.” Chỉ tiếc rằng điều này không được khai triển một cách rõ ràng cụ thể “sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay là gì?”, mà chỉ được diễn tả một cách chung chung: Ngày nay các Kitô hữu được kêu mời sống tinh thần từ bỏ, hy sinh theo bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời noi gương các Thánh Tử Đạo.
Người đọc có cảm tưởng rằng các đề nghị trên quá chung chung, không được bối cảnh hóa. HĐGHVN không đưa ra những hướng dẫn cụ thể, thiết thực, đáp ứng với những nhu cầu cấp bách và khẩn thiết của tình hình giáo hội và đất nước hiện nay.
Việc bác ái và tông đồ, sám hối hy sinh là đòi hỏi muôn thuở của người Kitô hữu. Sứ mạng của từng bậc sống mãi mãi vẫn là thế. Vậy đâu là điều quan trọng mà HĐGMVN muốn nhấn mạnh để cộng đồng dân Chúa ưu tiên làm ngay trong bối cảnh xã hội và thực trạng của đất nước mà trong đó Giáo hội đang sống và đang đồng hành với cả dân tộc trong thòi thòi điểm hiện tại.
Ví dụ, cũng là cầu nguyện, nhưng nhấn mạnh đến việc cầu nguyện cho công lý nhân quyền, tự do dân chủ, trong đó có tự do tôn giáo.
Cũng là việc bác ái, nhưng hệ tại ở việc giải thoát con người ra khỏi ngộ nhận và những đam mê bất chính, vô độ, giúp con người nhận chân sự thật vì như Lời Chúa nói : Sự thật sẽ giải phóng anh em. Người ta thường chỉ dừng lại ở những việc bác ái có tính cách xoa dịu mà quên đi việc làm mang tính cách triệt để hơn. Ví dụ xã hội VN ngày nay có nhiều người nghèo đói, đau khổ, bênh nan y, hay nhiều thanh thiếu niên phạm pháp, mà xét cho cùng là xuất phát từ một cơ chế tội lỗi, từ việc “thượng bất chính hạ tắc loạn”, tạo điều kiện, nuôi dưỡng bất công, tham nhủng, tệ nạn, và việc đe dọa, hủy diệt môi trường sống, vì thế điều quan trọng là HĐGMVN cần phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giáo dân biết cần phải ưu tiên làm điều gì để góp phần vào việc xóa bỏ cái cơ chế tội lỗi đó, là nguồn cội phát sinh mọi thứ nhầy nhụa trong xã hội VN ngày nay, chứ không phải chỉ hài lòng với các việc làm đạo đức, bác ái truyền thống mang tính xoa dịu (ví dụ cho ăn, chữa trị, cưu mang…) mà thôi!
Cũng là việc tông đồ nhưng là ưu tiên cho việc dấn thân làm lành mạnh hóa xã hội, nói thật làm thật, bệnh vực sự thật, vạch mặt dối gian, đạo đức giả, bất công…
Cũng là sám hối nhưng ưu tiên sám hối vì đã không dám mạnh dạn lên tiếng bênh vực sự thật, bảo vệ những người cô thân cô thế, đấu tranh cho nhân quyền, bênh vực những người bị bạo quyền đàn áp, bắt bớ, sám hối vì đã thỏa hiệp với bạo quyền, nhận những ưu đãi, và bổng lộc của chúng nên câm nín, không dám lên tiếng nói sự thật khi cần, không dám làm chứng cho sự thật.
Hơn nữa, các bậc sống dù là người có gia đình, sống đời thánh hiến hay giáo sĩ ngoài bổn phận của mình đối với những người thân cận, liên quan trực tiếp đến mình, như đối với những người sống đời gia đình là vợ chồng, con cái, đối với những người sống đời sống đời thánh hiến là các đồng môn, hay những đối tượng mình phục vụ, giáo sĩ, hay đối với những giáo sĩ là bề trên, anh em linh mục, và giáo dân mà mình coi sóc, tất cả đều còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước đồng bào, điều mà không hề thấy nhắc đến trong thư mà chỉ toàn là chuyện cục bộ, nội bộ mà thôi.
Ví dụ, HĐGMVN có thể nhắc nhở dù ở bậc sống nào, mọi người đều cần phải từ bỏ những cám dỗ hấp dẫn thỏa hiệp để được hưởng những ưu đãi, dễ dãi từ bạo quyền (quà cáp, địa vị, tiệc tùng, biển số xanh… Ta có thể ăn tiệc với những người sống vì dân vì nước, nhưng ngay cả một cục kẹo của kẻ hại dân, hại nước, chà đạp quyền lợi của đồng bào, bán nước, cũng cần phải thẳng thắn từ chối…).
Là giáo dân dấn thân trong mọi mặt của xã hội, cần phải dấn thân làm chính trị vị nhân sinh, góp phần biến đổi xã hội, xóa bỏ cơ chế tội lỗi, thối nát, bất công bằng tiếng nói, và hành động dù phải chấp nhận thiệt thòi, bị phiền hà và sách nhiểu…).
Là tu sĩ, hay là giáo sĩ, nhất là các giám mục các vị chủ chăn với sứ vụ ngôn sứ, tư tế và chăn dắt có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi và quan trọng đến tín hữu, cũng như xã hội, cần phải tận dụng điều kiện thuận lợi của mình để khai trí, gây ý thức cho người dân kém cỏi về hiểu biết và nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình theo giáo huấn xã hội Công Giáo, phổ biến học tập và thực hiện giáo huấn đó trong bối cảnh xã hội của đất nước hiện nay, cầu nguyện và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho công lý, dân chủ, tự do, hướng dẫn giáo dân trong việc dấn thân cụ thể để góp phần thay đổi cơ chế xã hội, cải thiện môi trường sống, sẵn sàng chấp nhận thương đau nếu cần, cho dù điều đó làm cho bản thân mình phải trả giá từ chuyện bị phiền hà, dòm ngó, để ý, quấy rối, gây khó dễ, thậm chí bị bắt bớ thì mới xứng đáng với on gọi, sứ mạng mà mình lãnh nhận, mới xứng vói cương vị của chủ chăn, mới thật sự là những mục tử như lòng Chúa mong ước, như Mục Tử Giêsu sẵn sàng hy sinh bản thân cho chiên được sống và sống dồi dào …
Thiết tưởng trong tập sách Hạnh Các Thánh Tử Đạo, mà Văn phòng HĐGMVN sẽ gửi đến cộng đoàn dân Chúa để để tóm tắt đời sống và chứng tá của các Thánh Tử Đạo VN cho các tín hữu học tập và noi theo, ngoài những nét riêng về cuộc sống và chứng tá của từng vị, cần phải nhấn mạnh những điểm chung sau đây nơi các ngài: Các thánh tử đạo Việt VN là những chứng nhân anh dũng cho Chúa, cho Tin Mừng trong việc bênh vực bảo vệ, tuyên xưng sự thật, không hề sợ hãi, từ chối thỏa hiệp, không bao giờ có thái độ lấp lững nước đôi trước bạo quyền tìm cách đe dọa hoặc dụ dỗ với việc hứa ban nhiều bổng lộc, sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ ngay cả mạng sống để làm chứng cho Chúa, cho Tin Mừng sự thật và cho đức tin Kitô giáo.
Học hỏi noi gương các Thánh Tử Đạo là gì nếu không phải là làm chứng cho Tin Mừng sự thật, dám nói sự thật khi cần, tuyên xưng, bênh vực bảo vệ, sự thật, đấu tranh cho công lý không sợ hãi, không thỏa hiệp với bạo quyền, sẵn sàng từ chối mọi điều kiện dễ dãi, đặc quyền, bổng lộc mà bạo quyền dành cho mình và thậm chí chấp nhận bị bách hại tù đầy, và hy sinh cả mạng sống.
Nếu không thì mọi sự cũng chỉ mang tính phong trào, làm cho có theo kiểu của nhà nước cộng sản, làm chiếu lệ, hình thức, chỉ có tiếng mà chẳng có miếng, chẳng mang lại hiệu quả thiêng liêng nào, hoa trái nào, và ích lợi thiết thức nào cho giáo hội, xã hội và đất nước, và tệ hơn nữa, làm ô danh các anh hùng tử đạo, đánh mất đi chính căn tính của Kitô hữu, hay làm lu mờ ơn gọi và sứ mạng của bản thân mình với tư cách là tín hữu hay chủ chăn.
Ngoài ra, thiết nghĩ các chủ chăn cũng nên chia sẻ với cộng đồng dân Chúa những quyết tâm của chính mình trong Năm Thánh 2018 để nêu gương. Ví dụ, quyết tâm từ chối mọi đặc quyền, ưu đãi mà bạo quyền dành cho mình, sẵn sàng lên tiếng nói bênh vực sự thật khi cần, đi tiên phong trong những cuộc biểu tình đấu tranh ôn hòa bảo vệ những quyền lợi chính đáng của giáo hội, của đồng bào ví dụ chống lại việc cưỡng chế, hay cưỡng đoạt cơ sở tôn giáo, việc hủy hoại tàn phá môi trường trầm trọng như Formosa, hay việc cuớp đất trắng trợn của các nhóm lợi ích, hay việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ…
Nếu không thì cũng có nguy cơ như việc người dân không tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự muốn chống tham nhũng vì bản thân ông đến nay vẫn làm lơ trước đòi hỏi của một số người trí thức đại diên cho dân yêu cầu ông hãy là người đầu tiên làm gương công khai tài sản.
Đó là chưa nói các bậc chủ chăn, đặc biệt các giám mục, Hồng Y cần phải là những người đi đầu, sẵn sàng chấp nhận thương đau thì mới xứng hợp với ơn gọi và tước vị mà các ngài đón nhận được diễn tả qua chiếc áo, chiếc mũ và chiếc gậy, mà các ngài mang trên mình, nói lên việc mình sẵn sàng hy sính tính mạng vì Tin Mùng vì đàn chiên như chính Đức Giêsu mục tử.
Tai sao Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Chân phước Oscar Romero, Đức Phanxicô dám lên tiếng mạnh mẽ chống lại quyền lực sự ác, bạo quyền, cường quyền, bọn mafia nếu không phải vì các ngài như các thánh tử đạo VN xua kia, không hề thảo hiệp, từ chối mọi đặc ân, ưu đãi, bổng lộc mà chúng ban cho hay hứa ban, hoàn toàn không sợ hãi vì bản thân các ngài đã tập sống khó nghèo, khắc khổ, từ bỏ mọi sự tiện nghi dễ dãi ngay từ đầu, chết đi cho bản thân mình mỗi ngày, sống và chia sẻ thân phân của những người nghèo nàn, bị áp bức bóc lột… Chỉ có những ai thực sự sống với người nghèo nàn bị áp bức bất công và chia sẻ cuộc sống với họ thì mới thấu hiểu được tình cảnh của họ và mới có thể đứng lên đấu tranh giành quyền lợi chính đáng cho họ.
Dù có nói hay không nói ra, chắc chắn vô số giáo dân sẽ tự hỏi vì sao các chủ chăn của mình lại có thái độ “ngại ngùng” đến độ không dám đả động gì đến tình hình chính trị xã hội nhầy nhụa thối nát của cơ chế tội lỗi hiện nay và cũng chẳng dám kêu gọi giáo dân thậm chí dám nói lên và bênh vực sự thật dù chỉ theo một nghĩa trung tính (neutre). Chẳng lẽ để được làm giám mục trong các đất nước được gọi là CS nói chung, và ở VN nói riêng, các giám mục phải “ngoan hiền” đến thế hay sao?
Một khi chính quyền CS đã hiện nguyên hình, lộ diện rõ ràng, đi ngược và chà đạp với quyền lợi của nhân dân, thì chúng ta hoàn toàn không còn lý do gì để im lặng. Ngược lại chúng ta phải làm mọi sự có thể để thay đổi cơ chế tội lỗi này, là đầu mối, cội rể của mọi tội lỗi và thảm trạng của xã hội VN ngày nay, điều này thuộc về trách nhiệm và lương tâm của người Kitô hữu sống trong lòng dân tộc theo Hiến chế Vui mừng và Hy vọng cũng như Thư Chung của HĐGMVN.
Chúng ta đấu tranh ôn hòa nhân danh Tin Mừng, vì tổ quốc vì đồng bào chứ không phải nhân danh bất kỳ đảng phái nào. Đây không phải là chuyện “làm chính trị” mà đúng hơn là làm nhiệm vụ chính trị chính đáng, thực hành nghia vụ công dân, thực thi trách trách nhiệm đòi buộc bởi lưong tâm Kitô giáo.
Uớc mong sao các chủ chăn của chúng ta đừng để giáo dân của mình tìm thấy lý do để tin vào lời của một quan chức thuộc cấp trung ương CS nào đó khi tuyên bố rằng: Các anh muốn chưởi gì thì chưởi, chúng tôi chẳng sợ, chỉ cần nắm đầu hay sờ đầu các giám mục của các anh là đủ rồi ! (trích bài viết của Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, O.F.M).
Mong rằng giáo dân không chỉ nhận ra giám mục của mình qua hình ảnh đầu đội mủ, tay cầm gậy trong thánh lễ, hoặc ăn trên ngồi trước trong các bàn tiệc, là VIP trên mọi hành trình, khắp nơi, thậm chí ngay cả trong bệnh viện mà đúng hơn nơi những người phục vụ khiêm tốn cúi mình xuống rửa chân cho các con chiên như hình ảnh của thầy Giêsu, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nơi những người đi đầu đối phó, đương đầu với kẻ cướp tấn công đàn chiên của mình. Nếu được như thế, thì quả là hảnh diện cho GHVN, cho HĐGMVN. Nếu được như thế, thì thực sự cũng chẳng cần những là thơ “phát động chiến dịch” Năm thánh các thánh tử đạo VN nữa, vì chứng tá hùng hồn của các chủ chăn như thế có giá trị gấp trăm ngàn lần những lời kêu gọi của các ngài, sẽ đưa đến những hoa trái thực sự tốt đẹp, và việc mừng kính các thánh tử đạo VN chắc chắn sẽ thực sự có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Lời mời gọi và giáo huấn của Đức Giêsu vẫn còn đó: Các con có thể uống chén đắng mà thầy sắp uống không? (Mc 10,38). Trò không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ” (Mt 10, 24-33). “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.” (Ga 15,18-19). Và lời của thánh Phaolô nói vẫn còn đó: “Không ai sống cho chính mình và cũng chẳng ai chết cho chính mình, chúng ta có sống hay chết, là cho Đức Kitô.” (Rm 14,8-9).
Là Kitô hữu mà bản thân chúng ta chưa bao giờ bị thế gian ghét bỏ, chưa bao giờ bị bách hại, thì không biết liệu mình có còn phải là Kitô hữu hay không?
Lạy Chúa, xin hãy giải thoát chúng con khỏi mọi nỗi sợ hãi! Xin hãy nhắc nhở chúng con rằng mỗi người chúng con chỉ có một cuộc sống để sống, và sớm muộn gì chúng con cũng phải chết mà thôi để chúng con biết sống cho đáng sống và chết cho đáng chết để cùng được chia sẻ vinh quang phục sinh với Người!
“Các con đừng sợ! Thầy đã thắng thế gian !”
Hồn Việt
Trong thư, HĐGMVN đã đưa ra ba đề nghị chính yếu với toàn thể tín hữu. Trong mục 1, ngoài việc kêu gọi tổ chức các thánh lễ khai mạc, bế mạc theo giáo tỉnh và giáo phận, ấn định một trung tâm hành hương cho mỗi giáo tỉnh và một nhà thờ hay trung tâm hành hương cho mỗi giáo phận và việc lãnh nhận ơn toàn xá, HĐGMVN đề nghị các việc lành như việc bác ái tông đồ, và việc sám hối hy sinh với một số việc làm đạo đức truyền thống. Trong mục thứ 2, HĐGMVN kêu gọi chiêm ngắm và học gương sống của các Thánh Tử Đạo qua việc tổ chức các buổi thuyết trình, học hỏi thảo luận để hiểu biết và nêu gương các ngài. Trong mục 3, HĐGMVN nói Năm thánh 2018 “nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay và kêu gọi các bậc sống hy sinh từ bỏ để sống theo tinh thần tìm kiếm Nước Trời như thửa ruộng trong vườn, như viên ngọc quý (Mt 13, 44-46) để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời. Sau đó, HĐGMVN đưa ra những đề nghị cho từng bậc sống.
Đối với những người sống đời gia đình: Từ bỏ những ham muốn bất chính và tính toán ích kỷ để làm chứng Tin Mừng về HNCG là nẻo đường hạnh phúc….
Đối với các anh chi em sống đời thánh hiến: Từ bỏ ham muốn tự nhiên sống theo lòi khuyên phúc âm làm chứng cho Nước Tròi là giá trị tuyệt đối và kho tàng vô giá qua đó chúng ta làm góp phần “làm thức tỉnh thế giới”.
Đối với các linh mục: Trung thành với lời thề hứa, thi hành bổn phận được trao phó trong khiêm tốn và cậy trông “hiến mạng sống mình vì đàn chiên” (Ga 10, 15), hăng say rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh.
Đọc thư công bố này, điều mà người đọc nhận thấy sát sườn với chủ đề Năm Thánh nhất nằm trong mục 3, đó là: “Năm thánh 2018 nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay.” Chỉ tiếc rằng điều này không được khai triển một cách rõ ràng cụ thể “sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay là gì?”, mà chỉ được diễn tả một cách chung chung: Ngày nay các Kitô hữu được kêu mời sống tinh thần từ bỏ, hy sinh theo bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời noi gương các Thánh Tử Đạo.
Người đọc có cảm tưởng rằng các đề nghị trên quá chung chung, không được bối cảnh hóa. HĐGHVN không đưa ra những hướng dẫn cụ thể, thiết thực, đáp ứng với những nhu cầu cấp bách và khẩn thiết của tình hình giáo hội và đất nước hiện nay.
Việc bác ái và tông đồ, sám hối hy sinh là đòi hỏi muôn thuở của người Kitô hữu. Sứ mạng của từng bậc sống mãi mãi vẫn là thế. Vậy đâu là điều quan trọng mà HĐGMVN muốn nhấn mạnh để cộng đồng dân Chúa ưu tiên làm ngay trong bối cảnh xã hội và thực trạng của đất nước mà trong đó Giáo hội đang sống và đang đồng hành với cả dân tộc trong thòi thòi điểm hiện tại.
Ví dụ, cũng là cầu nguyện, nhưng nhấn mạnh đến việc cầu nguyện cho công lý nhân quyền, tự do dân chủ, trong đó có tự do tôn giáo.
Cũng là việc bác ái, nhưng hệ tại ở việc giải thoát con người ra khỏi ngộ nhận và những đam mê bất chính, vô độ, giúp con người nhận chân sự thật vì như Lời Chúa nói : Sự thật sẽ giải phóng anh em. Người ta thường chỉ dừng lại ở những việc bác ái có tính cách xoa dịu mà quên đi việc làm mang tính cách triệt để hơn. Ví dụ xã hội VN ngày nay có nhiều người nghèo đói, đau khổ, bênh nan y, hay nhiều thanh thiếu niên phạm pháp, mà xét cho cùng là xuất phát từ một cơ chế tội lỗi, từ việc “thượng bất chính hạ tắc loạn”, tạo điều kiện, nuôi dưỡng bất công, tham nhủng, tệ nạn, và việc đe dọa, hủy diệt môi trường sống, vì thế điều quan trọng là HĐGMVN cần phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giáo dân biết cần phải ưu tiên làm điều gì để góp phần vào việc xóa bỏ cái cơ chế tội lỗi đó, là nguồn cội phát sinh mọi thứ nhầy nhụa trong xã hội VN ngày nay, chứ không phải chỉ hài lòng với các việc làm đạo đức, bác ái truyền thống mang tính xoa dịu (ví dụ cho ăn, chữa trị, cưu mang…) mà thôi!
Cũng là việc tông đồ nhưng là ưu tiên cho việc dấn thân làm lành mạnh hóa xã hội, nói thật làm thật, bệnh vực sự thật, vạch mặt dối gian, đạo đức giả, bất công…
Cũng là sám hối nhưng ưu tiên sám hối vì đã không dám mạnh dạn lên tiếng bênh vực sự thật, bảo vệ những người cô thân cô thế, đấu tranh cho nhân quyền, bênh vực những người bị bạo quyền đàn áp, bắt bớ, sám hối vì đã thỏa hiệp với bạo quyền, nhận những ưu đãi, và bổng lộc của chúng nên câm nín, không dám lên tiếng nói sự thật khi cần, không dám làm chứng cho sự thật.
Hơn nữa, các bậc sống dù là người có gia đình, sống đời thánh hiến hay giáo sĩ ngoài bổn phận của mình đối với những người thân cận, liên quan trực tiếp đến mình, như đối với những người sống đời gia đình là vợ chồng, con cái, đối với những người sống đời sống đời thánh hiến là các đồng môn, hay những đối tượng mình phục vụ, giáo sĩ, hay đối với những giáo sĩ là bề trên, anh em linh mục, và giáo dân mà mình coi sóc, tất cả đều còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước đồng bào, điều mà không hề thấy nhắc đến trong thư mà chỉ toàn là chuyện cục bộ, nội bộ mà thôi.
Ví dụ, HĐGMVN có thể nhắc nhở dù ở bậc sống nào, mọi người đều cần phải từ bỏ những cám dỗ hấp dẫn thỏa hiệp để được hưởng những ưu đãi, dễ dãi từ bạo quyền (quà cáp, địa vị, tiệc tùng, biển số xanh… Ta có thể ăn tiệc với những người sống vì dân vì nước, nhưng ngay cả một cục kẹo của kẻ hại dân, hại nước, chà đạp quyền lợi của đồng bào, bán nước, cũng cần phải thẳng thắn từ chối…).
Là giáo dân dấn thân trong mọi mặt của xã hội, cần phải dấn thân làm chính trị vị nhân sinh, góp phần biến đổi xã hội, xóa bỏ cơ chế tội lỗi, thối nát, bất công bằng tiếng nói, và hành động dù phải chấp nhận thiệt thòi, bị phiền hà và sách nhiểu…).
Là tu sĩ, hay là giáo sĩ, nhất là các giám mục các vị chủ chăn với sứ vụ ngôn sứ, tư tế và chăn dắt có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi và quan trọng đến tín hữu, cũng như xã hội, cần phải tận dụng điều kiện thuận lợi của mình để khai trí, gây ý thức cho người dân kém cỏi về hiểu biết và nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình theo giáo huấn xã hội Công Giáo, phổ biến học tập và thực hiện giáo huấn đó trong bối cảnh xã hội của đất nước hiện nay, cầu nguyện và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho công lý, dân chủ, tự do, hướng dẫn giáo dân trong việc dấn thân cụ thể để góp phần thay đổi cơ chế xã hội, cải thiện môi trường sống, sẵn sàng chấp nhận thương đau nếu cần, cho dù điều đó làm cho bản thân mình phải trả giá từ chuyện bị phiền hà, dòm ngó, để ý, quấy rối, gây khó dễ, thậm chí bị bắt bớ thì mới xứng đáng với on gọi, sứ mạng mà mình lãnh nhận, mới xứng vói cương vị của chủ chăn, mới thật sự là những mục tử như lòng Chúa mong ước, như Mục Tử Giêsu sẵn sàng hy sinh bản thân cho chiên được sống và sống dồi dào …
Thiết tưởng trong tập sách Hạnh Các Thánh Tử Đạo, mà Văn phòng HĐGMVN sẽ gửi đến cộng đoàn dân Chúa để để tóm tắt đời sống và chứng tá của các Thánh Tử Đạo VN cho các tín hữu học tập và noi theo, ngoài những nét riêng về cuộc sống và chứng tá của từng vị, cần phải nhấn mạnh những điểm chung sau đây nơi các ngài: Các thánh tử đạo Việt VN là những chứng nhân anh dũng cho Chúa, cho Tin Mừng trong việc bênh vực bảo vệ, tuyên xưng sự thật, không hề sợ hãi, từ chối thỏa hiệp, không bao giờ có thái độ lấp lững nước đôi trước bạo quyền tìm cách đe dọa hoặc dụ dỗ với việc hứa ban nhiều bổng lộc, sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ ngay cả mạng sống để làm chứng cho Chúa, cho Tin Mừng sự thật và cho đức tin Kitô giáo.
Học hỏi noi gương các Thánh Tử Đạo là gì nếu không phải là làm chứng cho Tin Mừng sự thật, dám nói sự thật khi cần, tuyên xưng, bênh vực bảo vệ, sự thật, đấu tranh cho công lý không sợ hãi, không thỏa hiệp với bạo quyền, sẵn sàng từ chối mọi điều kiện dễ dãi, đặc quyền, bổng lộc mà bạo quyền dành cho mình và thậm chí chấp nhận bị bách hại tù đầy, và hy sinh cả mạng sống.
Nếu không thì mọi sự cũng chỉ mang tính phong trào, làm cho có theo kiểu của nhà nước cộng sản, làm chiếu lệ, hình thức, chỉ có tiếng mà chẳng có miếng, chẳng mang lại hiệu quả thiêng liêng nào, hoa trái nào, và ích lợi thiết thức nào cho giáo hội, xã hội và đất nước, và tệ hơn nữa, làm ô danh các anh hùng tử đạo, đánh mất đi chính căn tính của Kitô hữu, hay làm lu mờ ơn gọi và sứ mạng của bản thân mình với tư cách là tín hữu hay chủ chăn.
Ngoài ra, thiết nghĩ các chủ chăn cũng nên chia sẻ với cộng đồng dân Chúa những quyết tâm của chính mình trong Năm Thánh 2018 để nêu gương. Ví dụ, quyết tâm từ chối mọi đặc quyền, ưu đãi mà bạo quyền dành cho mình, sẵn sàng lên tiếng nói bênh vực sự thật khi cần, đi tiên phong trong những cuộc biểu tình đấu tranh ôn hòa bảo vệ những quyền lợi chính đáng của giáo hội, của đồng bào ví dụ chống lại việc cưỡng chế, hay cưỡng đoạt cơ sở tôn giáo, việc hủy hoại tàn phá môi trường trầm trọng như Formosa, hay việc cuớp đất trắng trợn của các nhóm lợi ích, hay việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ…
Nếu không thì cũng có nguy cơ như việc người dân không tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự muốn chống tham nhũng vì bản thân ông đến nay vẫn làm lơ trước đòi hỏi của một số người trí thức đại diên cho dân yêu cầu ông hãy là người đầu tiên làm gương công khai tài sản.
Đó là chưa nói các bậc chủ chăn, đặc biệt các giám mục, Hồng Y cần phải là những người đi đầu, sẵn sàng chấp nhận thương đau thì mới xứng hợp với ơn gọi và tước vị mà các ngài đón nhận được diễn tả qua chiếc áo, chiếc mũ và chiếc gậy, mà các ngài mang trên mình, nói lên việc mình sẵn sàng hy sính tính mạng vì Tin Mùng vì đàn chiên như chính Đức Giêsu mục tử.
Tai sao Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Chân phước Oscar Romero, Đức Phanxicô dám lên tiếng mạnh mẽ chống lại quyền lực sự ác, bạo quyền, cường quyền, bọn mafia nếu không phải vì các ngài như các thánh tử đạo VN xua kia, không hề thảo hiệp, từ chối mọi đặc ân, ưu đãi, bổng lộc mà chúng ban cho hay hứa ban, hoàn toàn không sợ hãi vì bản thân các ngài đã tập sống khó nghèo, khắc khổ, từ bỏ mọi sự tiện nghi dễ dãi ngay từ đầu, chết đi cho bản thân mình mỗi ngày, sống và chia sẻ thân phân của những người nghèo nàn, bị áp bức bóc lột… Chỉ có những ai thực sự sống với người nghèo nàn bị áp bức bất công và chia sẻ cuộc sống với họ thì mới thấu hiểu được tình cảnh của họ và mới có thể đứng lên đấu tranh giành quyền lợi chính đáng cho họ.
Dù có nói hay không nói ra, chắc chắn vô số giáo dân sẽ tự hỏi vì sao các chủ chăn của mình lại có thái độ “ngại ngùng” đến độ không dám đả động gì đến tình hình chính trị xã hội nhầy nhụa thối nát của cơ chế tội lỗi hiện nay và cũng chẳng dám kêu gọi giáo dân thậm chí dám nói lên và bênh vực sự thật dù chỉ theo một nghĩa trung tính (neutre). Chẳng lẽ để được làm giám mục trong các đất nước được gọi là CS nói chung, và ở VN nói riêng, các giám mục phải “ngoan hiền” đến thế hay sao?
Một khi chính quyền CS đã hiện nguyên hình, lộ diện rõ ràng, đi ngược và chà đạp với quyền lợi của nhân dân, thì chúng ta hoàn toàn không còn lý do gì để im lặng. Ngược lại chúng ta phải làm mọi sự có thể để thay đổi cơ chế tội lỗi này, là đầu mối, cội rể của mọi tội lỗi và thảm trạng của xã hội VN ngày nay, điều này thuộc về trách nhiệm và lương tâm của người Kitô hữu sống trong lòng dân tộc theo Hiến chế Vui mừng và Hy vọng cũng như Thư Chung của HĐGMVN.
Chúng ta đấu tranh ôn hòa nhân danh Tin Mừng, vì tổ quốc vì đồng bào chứ không phải nhân danh bất kỳ đảng phái nào. Đây không phải là chuyện “làm chính trị” mà đúng hơn là làm nhiệm vụ chính trị chính đáng, thực hành nghia vụ công dân, thực thi trách trách nhiệm đòi buộc bởi lưong tâm Kitô giáo.
Uớc mong sao các chủ chăn của chúng ta đừng để giáo dân của mình tìm thấy lý do để tin vào lời của một quan chức thuộc cấp trung ương CS nào đó khi tuyên bố rằng: Các anh muốn chưởi gì thì chưởi, chúng tôi chẳng sợ, chỉ cần nắm đầu hay sờ đầu các giám mục của các anh là đủ rồi ! (trích bài viết của Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, O.F.M).
Mong rằng giáo dân không chỉ nhận ra giám mục của mình qua hình ảnh đầu đội mủ, tay cầm gậy trong thánh lễ, hoặc ăn trên ngồi trước trong các bàn tiệc, là VIP trên mọi hành trình, khắp nơi, thậm chí ngay cả trong bệnh viện mà đúng hơn nơi những người phục vụ khiêm tốn cúi mình xuống rửa chân cho các con chiên như hình ảnh của thầy Giêsu, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nơi những người đi đầu đối phó, đương đầu với kẻ cướp tấn công đàn chiên của mình. Nếu được như thế, thì quả là hảnh diện cho GHVN, cho HĐGMVN. Nếu được như thế, thì thực sự cũng chẳng cần những là thơ “phát động chiến dịch” Năm thánh các thánh tử đạo VN nữa, vì chứng tá hùng hồn của các chủ chăn như thế có giá trị gấp trăm ngàn lần những lời kêu gọi của các ngài, sẽ đưa đến những hoa trái thực sự tốt đẹp, và việc mừng kính các thánh tử đạo VN chắc chắn sẽ thực sự có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Lời mời gọi và giáo huấn của Đức Giêsu vẫn còn đó: Các con có thể uống chén đắng mà thầy sắp uống không? (Mc 10,38). Trò không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ” (Mt 10, 24-33). “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.” (Ga 15,18-19). Và lời của thánh Phaolô nói vẫn còn đó: “Không ai sống cho chính mình và cũng chẳng ai chết cho chính mình, chúng ta có sống hay chết, là cho Đức Kitô.” (Rm 14,8-9).
Là Kitô hữu mà bản thân chúng ta chưa bao giờ bị thế gian ghét bỏ, chưa bao giờ bị bách hại, thì không biết liệu mình có còn phải là Kitô hữu hay không?
Lạy Chúa, xin hãy giải thoát chúng con khỏi mọi nỗi sợ hãi! Xin hãy nhắc nhở chúng con rằng mỗi người chúng con chỉ có một cuộc sống để sống, và sớm muộn gì chúng con cũng phải chết mà thôi để chúng con biết sống cho đáng sống và chết cho đáng chết để cùng được chia sẻ vinh quang phục sinh với Người!
“Các con đừng sợ! Thầy đã thắng thế gian !”
Hồn Việt