Chuyện dài nhiều tập về những chiếc cầu… sập ở Việt Nam
Hà Nội – Chính quyền Hà Nội đã làm một chuyện rất hoàn hảo và ngoạn mục giữa thủ đô là chỉ qua một đêm người dân Hà Thành được hưởng hai công viên đẹp đẽ, tuy là cứ phải bóc gạch lên lại lót gạch xuống vì lún, lồi rồi cuối cùng mới được hoàn chỉnh như hiện nay. Hoài của, lúc ấy chủ tịch Nguyễn Thế thảo không nghĩ đến được việc mừng 1000 năm Thăng Long nên hai công trình ngoạn mục này không được ghi vào danh sách lập công của ông ta. Bây giờ mọi công trình từ bé đến to tại Hà Thành đều nằm trong quỹ đạo 1000 năm Thăng Long của ông Thảo bao gồm mọi bộ môn ca múa nhạc kịch, cộng thêm các trọng điểm xây cất, quy hoạch nhằm mục đích vượt thời gian đạt chỉ tiêu, đạt thành tích (với mọi mạnh khóe) để mừng sinh nhật nghìn năm. Quả thực dịp may hiếm có nghìn đời cho các nhân tài thi thố tài năng hoặc cho những người sống theo cơ hội chủ nghĩa biết nhảy lên địa vị cao hoặc mau chóng làm giàu vì danh từ nghìn năm.
Đùng một cái, một „cái đùng“ thật lớn vào lúc giữa trưa lúc 12 giờ 10 phút ngày 18/4 như một trận động đất, người dân vừa hoàn hồn xong và sau khi bụi bặm lắng đọng họ mới thấy 4 thanh cầu sập xuống gãy làm hai, làm ba tại nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân dẫn lên cầu Thanh Trì (Hà Nội). Đây là cầu cạn đầu tiên của Hà Nội muốn chạy đua gấp rút với thời gian để cho kịp mừng 1000 năm Thăng Long.
Phước đức quá lớn cho những công nhân đang thi công và những người dân vì lúc đó như có một phép lạ là không có ai lảng vảng gần đấy, nếu không thì lại có một biến cố „Cầu Cần Thơ“ tang thương xảy ra tại miền Bắc.
Vài hàng miêu tả về cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3) nối từ nút cầu Đại Từ qua khu đô thị Linh Đàm và nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân. Cầu Thanh Trì dài hơn 12 km, là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn đoạn vành đai 3 từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đang bị chậm thi công. Tổng số tiền đầu tư cho chiếc cầu này là 5.700 tỉ đồng và nhà nước sử dụng vốn vay ODA.
Theo báo điện tử Tiền Phong, một cán bộ kỹ thuật (yêu cầu được giấu tên) lý giải sau sự cố sập cầu cạn Pháp Vân: “Nhịp cầu được thiết kế để chịu lực theo chiều thẳng đứng, nếu để nằm ngang sẽ rất dễ gãy. Tôi đoán rằng nhịp cầu vì lý do nào đó bị lật ngang, sau đó gãy đoạn giữa, kéo theo hai đầu nhịp nối với chân cầu trượt xuống đất, tạo nên sự cố như chúng ta đã thấy”.
Thế là hết chỗ để bàn về độ an toàn! Cứ theo sự thể này „cầu còn bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu cái sập“ nữa trong tương lai. Nhìn những bức hình chụp được cho người dân thấy các cột gỗ bé tí khẳng khiu dùng để gờ cứng cho các khối bê tông dài 33 mét vì thế sau sự cố các công nhân ở hiện trường vội vàng thay thế bằng nhưng cây sắt thép.
Sau sự cố nhà thi công cho bảo vệ ngăn cản phóng viên báo chí đến chụp hình và tiệp cận hiện trường đồng thời họ ra lệnh cho bọc kín lại các đoạn dầm gẫy. Chủ thầu muốn che đậy chất lượng hoặc đã có chủ trương rút ruột sắt thép nơi thi công?
Cầu Thanh Trì tự hào với độ dài dài hơn 12.000 mét với hàng trăm nhịp cầu và hàng ngàn dầm cầu, như thế Bộ GTVT có đảm bảo cho người dân không hoặc sẽ có đoạn phải hưởng chung số phận của nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân sau này?
Những công trình hiện đại tân tiến lại được làm qua quýt như lợp nhà mái tranh
- Mặt cầu Thăng Long vừa tân trang và thông xe trở lại trong một tháng đã xuất hiện 2 vết nứt và sau đó có nhiều chỗ nứt toác và vá víu. Kết quả được kết luận hùng hồn rằng nứt cầu do thử nghiệm kiểu đường và vì hậu quả “thời tiết thất thường”!
- Đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam (Sài Gòn – Trung Lương) mặt đường vẫn còn thơm mùi xi măng mới và nhựa đường thế mà vừa đủ hai tháng tuổi đã có 4 chỗ lún. Các chuyên gia tìm ra nguyên nhân chính cho sự cố là “hoàn toàn bình thường”!
- Sập cầu Chợ Đệm vào lúc 15 giờ ngày 10/3/2009. Cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm cho 2 công nhân bị thương. Lỗi kỹ thuật khi di chuyển cần cẩu va chạm vào dầm.
- Cầu Văn Thánh 2 bị lún. Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 3,5km hoàn thành và được đưa vào sử dụng vào năm 2002 có tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng. Sau khi được đưa vào sử dụng, đường Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra một số sự cố, trong đó sự cố lún đường đắp dẫn lên cầu, hư hỏng tường chắn dọc theo đường dẫn, một số kết cấu cầu Văn Thánh 2 và gây lún nứt nhà dân ở khu vực cầu này. Đến tháng 7/2007 cầu Văn Thánh 2 lại phải được sửa chữa với mức đầu tư hơn 141 tỉ đồng để bù lún. Đây là một „ung nhọt đau nhức“ của Sàigòn. Để chạy tội một quan lớn tên Nguyễn Ngọc Long thản nhiên lập luận vô trách nhiệm: "Đây là một công trình có những vấn đề kỹ thuật phức tạp, các giải pháp đề xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội".
- Sau Văn Thánh 2 lại nổi thêm một ung nhọt to tướng về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm vào tháng 5/2008 làm cho dân Sàigòn lo ngại và báo chí phản ánh mạnh mẽ về sự cố này. Lúc ấy ông ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á với đường dài 1.490m. Sáng 08/4/2010 phóng viên báo LĐ theo chân phái đoàn lãn đạo TP tham quan bên trong đường hầm và tường thuật như sau: „… Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi vẫn còn lo ngại là dọc theo hai thành bêtông cũng như mặt đáy và trần các đốt hầm xuất hiện những vết keo chạy dài (màu đen và xám) như vừa được trám trét lại những vết nứt “tiền sử” trước đây. Đặc biệt, trên trần nóc hầm còn xuất hiện chi chít những vết mực vẽ lại như những vết chân chim.“ Các vị chuyên môn kỹ thuật cho rằng các vết nứt vẫn đang trong tầm kiểm soát.
- Trở về lại thủ đô, người dân Hà Thành lại không thể tin nổi những gì mình nhìn thấy về nút hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt khi vừa được thông xe chưa đầy 2 tiếng đã biến thành „hồ bơi“ vào sáng 16/6/2009. Nhìn những dòng người dắt xe lội bộ giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội không ai thoát khỏi cảnh sững sờ cho dự án khoa học hiện đại này. Sau đấy 1 tháng đưa vào hoạt động hầm Kim Liên lại trở thành sông lần thứ hai sau một trận mưa lớn trong 3 giờ đồng hồ. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết "Với lượng mưa này, ngập lụt là điều khó tránh". Tiếp theo vài ngày tại điểm giữa của trụ cột 8-9 hầm Kim Liên xuất hiện một vệt nước đen dài khoảng 2m rộng 10cm. Tại điểm mố giữa trụ 8-9 nước rỏ liên tục vào người đi đường. Ban quản lý nói hiện tượng rò nước bên trong hầm là bình thường.
- Cây cầu nguy hiểm “sém” sập và đang chờ sập: Cầu Đuống tại thủ đô Hà Nội. Trước đây, cầu Đuống được coi là cây cầu huyết mạch trên tuyến quốc lộ 1A (cũ) đi Bắc Ninh - Lạng Sơn và nối với quốc lộ 3. Hằng ngày các làn xe tải chở hàng nặng nề trườn mình qua khu vực dầm cầu số 4 thì nguyên chiếc cầu run lên bần bật. Tính đến tháng 8/2008, cầu Đuống đã có 21 điểm tấm đan rạn nứt, trong đó có 6 điểm bị sụt nguy hiểm. Một trách nhiệm vô bổ khi Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải, cho biết đơn vị này đã biết chuyện cầu xuống cấp từ rất lâu, có thể sập nhưng “lực bất tòng tâm”.
- Đấy là chưa kể đến sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ giết người nghiêm trọng nhất vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã làm cho 59 người tử nạn, 97 người bị thương và 70 người bị kẹt dưới đống bê tông cốt sắt đổ nát. Các quan lớn chính phủ cho là lún lệch đài móng trụ tạm.
Kinh khiếp về những con số cầu sập như thế mà người dân vẫn thấy chiếc ghế của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vững như bàn thạch, cho dù một lần ông Dũng đã phát biểu về sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành GTVT ở cầu Cần Thơ: "Tôi sẽ xem xét việc từ chức hay không".
Đã 3 năm rồi những cây cầu hiện đại vẫn sập và sẽ sập tiếp tục nhưng chiếc ghế ngồi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng luôn vững như kiềng 3 chân.
Nếu theo luật chơi của nền kinh tế thị trường tự do thì chiếc ghế của ông Dũng đã bị sập theo từ lâu rồi!
Cuối cùng, tin nóng hổi nhất vào ngày 18/4/2010 khi ông Dũng có một ước mơ Đường Sắt cao tốc Bắc Nam, có nghĩa là chỉ cần hơn 5 tiếng đồng hồ tuyến đường sắt sẽ chạy từ Hà Nội đến Sàigòn. Ai trong ủy viên Thường vụ Quốc hội đều phấn khởi lắm nhưng còn dập dằng nơi 55 tỷ USD. Hình như món tiền đầu tư này hơi nhỏ nhoi đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng và rất dễ dàng như thò tay lấy ra một vật từ trong túi áo.
Theo báo điện tử Dân Trí, chủ nhiệm UB pháp luật Nguyễn Văn Thuận ví von trào phúng “dù rất muốn làm, nhưng tình cảnh của ta lúc này giống như ông bố muốn xây cho con cả nhà lầu, mua cho con thứ 2 xe “xịn” nhưng sờ đến tiền thì không có”.
Cũng do nguồn tin trên, ông Dũng mơ tưởng „12 năm“ có thể thu hồi vốn đầu tư được. Chúng ta được phép chờ xem cái nhìn vạn năng của ông Dũng, nhưng trước tiên ông phải chứng minh tài năng để đảm bảo cho những chiếc cầu tại Việt Nam, nghĩa là người dân đi trên đấy có được cảm giác an toàn không sợ sập, lún hoặc bị ngập nước.
Hà Nội – Chính quyền Hà Nội đã làm một chuyện rất hoàn hảo và ngoạn mục giữa thủ đô là chỉ qua một đêm người dân Hà Thành được hưởng hai công viên đẹp đẽ, tuy là cứ phải bóc gạch lên lại lót gạch xuống vì lún, lồi rồi cuối cùng mới được hoàn chỉnh như hiện nay. Hoài của, lúc ấy chủ tịch Nguyễn Thế thảo không nghĩ đến được việc mừng 1000 năm Thăng Long nên hai công trình ngoạn mục này không được ghi vào danh sách lập công của ông ta. Bây giờ mọi công trình từ bé đến to tại Hà Thành đều nằm trong quỹ đạo 1000 năm Thăng Long của ông Thảo bao gồm mọi bộ môn ca múa nhạc kịch, cộng thêm các trọng điểm xây cất, quy hoạch nhằm mục đích vượt thời gian đạt chỉ tiêu, đạt thành tích (với mọi mạnh khóe) để mừng sinh nhật nghìn năm. Quả thực dịp may hiếm có nghìn đời cho các nhân tài thi thố tài năng hoặc cho những người sống theo cơ hội chủ nghĩa biết nhảy lên địa vị cao hoặc mau chóng làm giàu vì danh từ nghìn năm.
Phước đức quá lớn cho những công nhân đang thi công và những người dân vì lúc đó như có một phép lạ là không có ai lảng vảng gần đấy, nếu không thì lại có một biến cố „Cầu Cần Thơ“ tang thương xảy ra tại miền Bắc.
Vài hàng miêu tả về cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3) nối từ nút cầu Đại Từ qua khu đô thị Linh Đàm và nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân. Cầu Thanh Trì dài hơn 12 km, là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn đoạn vành đai 3 từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đang bị chậm thi công. Tổng số tiền đầu tư cho chiếc cầu này là 5.700 tỉ đồng và nhà nước sử dụng vốn vay ODA.
Theo báo điện tử Tiền Phong, một cán bộ kỹ thuật (yêu cầu được giấu tên) lý giải sau sự cố sập cầu cạn Pháp Vân: “Nhịp cầu được thiết kế để chịu lực theo chiều thẳng đứng, nếu để nằm ngang sẽ rất dễ gãy. Tôi đoán rằng nhịp cầu vì lý do nào đó bị lật ngang, sau đó gãy đoạn giữa, kéo theo hai đầu nhịp nối với chân cầu trượt xuống đất, tạo nên sự cố như chúng ta đã thấy”.
Thế là hết chỗ để bàn về độ an toàn! Cứ theo sự thể này „cầu còn bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu cái sập“ nữa trong tương lai. Nhìn những bức hình chụp được cho người dân thấy các cột gỗ bé tí khẳng khiu dùng để gờ cứng cho các khối bê tông dài 33 mét vì thế sau sự cố các công nhân ở hiện trường vội vàng thay thế bằng nhưng cây sắt thép.
Sau sự cố nhà thi công cho bảo vệ ngăn cản phóng viên báo chí đến chụp hình và tiệp cận hiện trường đồng thời họ ra lệnh cho bọc kín lại các đoạn dầm gẫy. Chủ thầu muốn che đậy chất lượng hoặc đã có chủ trương rút ruột sắt thép nơi thi công?
Cầu Thanh Trì tự hào với độ dài dài hơn 12.000 mét với hàng trăm nhịp cầu và hàng ngàn dầm cầu, như thế Bộ GTVT có đảm bảo cho người dân không hoặc sẽ có đoạn phải hưởng chung số phận của nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân sau này?
Những công trình hiện đại tân tiến lại được làm qua quýt như lợp nhà mái tranh
- Mặt cầu Thăng Long vừa tân trang và thông xe trở lại trong một tháng đã xuất hiện 2 vết nứt và sau đó có nhiều chỗ nứt toác và vá víu. Kết quả được kết luận hùng hồn rằng nứt cầu do thử nghiệm kiểu đường và vì hậu quả “thời tiết thất thường”!
- Đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam (Sài Gòn – Trung Lương) mặt đường vẫn còn thơm mùi xi măng mới và nhựa đường thế mà vừa đủ hai tháng tuổi đã có 4 chỗ lún. Các chuyên gia tìm ra nguyên nhân chính cho sự cố là “hoàn toàn bình thường”!
- Sập cầu Chợ Đệm vào lúc 15 giờ ngày 10/3/2009. Cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm cho 2 công nhân bị thương. Lỗi kỹ thuật khi di chuyển cần cẩu va chạm vào dầm.
- Cầu Văn Thánh 2 bị lún. Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 3,5km hoàn thành và được đưa vào sử dụng vào năm 2002 có tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng. Sau khi được đưa vào sử dụng, đường Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra một số sự cố, trong đó sự cố lún đường đắp dẫn lên cầu, hư hỏng tường chắn dọc theo đường dẫn, một số kết cấu cầu Văn Thánh 2 và gây lún nứt nhà dân ở khu vực cầu này. Đến tháng 7/2007 cầu Văn Thánh 2 lại phải được sửa chữa với mức đầu tư hơn 141 tỉ đồng để bù lún. Đây là một „ung nhọt đau nhức“ của Sàigòn. Để chạy tội một quan lớn tên Nguyễn Ngọc Long thản nhiên lập luận vô trách nhiệm: "Đây là một công trình có những vấn đề kỹ thuật phức tạp, các giải pháp đề xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội".
- Sau Văn Thánh 2 lại nổi thêm một ung nhọt to tướng về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm vào tháng 5/2008 làm cho dân Sàigòn lo ngại và báo chí phản ánh mạnh mẽ về sự cố này. Lúc ấy ông ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á với đường dài 1.490m. Sáng 08/4/2010 phóng viên báo LĐ theo chân phái đoàn lãn đạo TP tham quan bên trong đường hầm và tường thuật như sau: „… Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi vẫn còn lo ngại là dọc theo hai thành bêtông cũng như mặt đáy và trần các đốt hầm xuất hiện những vết keo chạy dài (màu đen và xám) như vừa được trám trét lại những vết nứt “tiền sử” trước đây. Đặc biệt, trên trần nóc hầm còn xuất hiện chi chít những vết mực vẽ lại như những vết chân chim.“ Các vị chuyên môn kỹ thuật cho rằng các vết nứt vẫn đang trong tầm kiểm soát.
- Trở về lại thủ đô, người dân Hà Thành lại không thể tin nổi những gì mình nhìn thấy về nút hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt khi vừa được thông xe chưa đầy 2 tiếng đã biến thành „hồ bơi“ vào sáng 16/6/2009. Nhìn những dòng người dắt xe lội bộ giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội không ai thoát khỏi cảnh sững sờ cho dự án khoa học hiện đại này. Sau đấy 1 tháng đưa vào hoạt động hầm Kim Liên lại trở thành sông lần thứ hai sau một trận mưa lớn trong 3 giờ đồng hồ. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết "Với lượng mưa này, ngập lụt là điều khó tránh". Tiếp theo vài ngày tại điểm giữa của trụ cột 8-9 hầm Kim Liên xuất hiện một vệt nước đen dài khoảng 2m rộng 10cm. Tại điểm mố giữa trụ 8-9 nước rỏ liên tục vào người đi đường. Ban quản lý nói hiện tượng rò nước bên trong hầm là bình thường.
- Cây cầu nguy hiểm “sém” sập và đang chờ sập: Cầu Đuống tại thủ đô Hà Nội. Trước đây, cầu Đuống được coi là cây cầu huyết mạch trên tuyến quốc lộ 1A (cũ) đi Bắc Ninh - Lạng Sơn và nối với quốc lộ 3. Hằng ngày các làn xe tải chở hàng nặng nề trườn mình qua khu vực dầm cầu số 4 thì nguyên chiếc cầu run lên bần bật. Tính đến tháng 8/2008, cầu Đuống đã có 21 điểm tấm đan rạn nứt, trong đó có 6 điểm bị sụt nguy hiểm. Một trách nhiệm vô bổ khi Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải, cho biết đơn vị này đã biết chuyện cầu xuống cấp từ rất lâu, có thể sập nhưng “lực bất tòng tâm”.
- Đấy là chưa kể đến sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ giết người nghiêm trọng nhất vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã làm cho 59 người tử nạn, 97 người bị thương và 70 người bị kẹt dưới đống bê tông cốt sắt đổ nát. Các quan lớn chính phủ cho là lún lệch đài móng trụ tạm.
Kinh khiếp về những con số cầu sập như thế mà người dân vẫn thấy chiếc ghế của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vững như bàn thạch, cho dù một lần ông Dũng đã phát biểu về sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành GTVT ở cầu Cần Thơ: "Tôi sẽ xem xét việc từ chức hay không".
Đã 3 năm rồi những cây cầu hiện đại vẫn sập và sẽ sập tiếp tục nhưng chiếc ghế ngồi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng luôn vững như kiềng 3 chân.
Cuối cùng, tin nóng hổi nhất vào ngày 18/4/2010 khi ông Dũng có một ước mơ Đường Sắt cao tốc Bắc Nam, có nghĩa là chỉ cần hơn 5 tiếng đồng hồ tuyến đường sắt sẽ chạy từ Hà Nội đến Sàigòn. Ai trong ủy viên Thường vụ Quốc hội đều phấn khởi lắm nhưng còn dập dằng nơi 55 tỷ USD. Hình như món tiền đầu tư này hơi nhỏ nhoi đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng và rất dễ dàng như thò tay lấy ra một vật từ trong túi áo.
Theo báo điện tử Dân Trí, chủ nhiệm UB pháp luật Nguyễn Văn Thuận ví von trào phúng “dù rất muốn làm, nhưng tình cảnh của ta lúc này giống như ông bố muốn xây cho con cả nhà lầu, mua cho con thứ 2 xe “xịn” nhưng sờ đến tiền thì không có”.
Cũng do nguồn tin trên, ông Dũng mơ tưởng „12 năm“ có thể thu hồi vốn đầu tư được. Chúng ta được phép chờ xem cái nhìn vạn năng của ông Dũng, nhưng trước tiên ông phải chứng minh tài năng để đảm bảo cho những chiếc cầu tại Việt Nam, nghĩa là người dân đi trên đấy có được cảm giác an toàn không sợ sập, lún hoặc bị ngập nước.