SAIGÒN - Nhân dịp mừng Ngân Khánh Linh Mục (1985-2010), Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đã gởi 450 thiệp mời đến các linh mục học trò từ khóa I đến khóa 8.
Xem hình ảnh
Ngày 12.3.2010, với lòng yêu mến Chủng viện, và muốn chung lời tạ ơn với Cha Giám Đốc nên gần 400 linh mục, phó tế, chủng sinh từ 7 Giáo phận (Sài gòn, Mỹ Tho, Phú Cường, Đà Lạt, Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Rịa) đã về lại mái trường chủng viện thân yêu trong niềm vui hân hoan.
Đây là lần đầu tiên các anh em 9 khóa gặp gỡ nhau. Tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẽ, rạng rỡ niềm vui. Gặp lại các cha giáo sư rộn ràng chuyện trò. Đặc biệt là được gặp cha cựu Giám đốc Phaolô, bước qua tuổi 84, ngài vẫn một phong thái uyên bác, khỏe mạnh, vui vẻ, cởi mở, nhớ từng anh em, nhắc lại nhiều kỷ niệm. Chủng viện có nhiều thay đổi, mới hơn đẹp hơn và thoáng rộng hơn.
Ban tổ chức sắp xếp phòng hội để từng khóa trao đổi với nhau theo những câu hỏi gợi ý: có nên tổ chức ngày truyền thống của ĐCV Sài gòn không? Quy tụ từ khóa I hay mở rộng hơn? Nếu có thỉ tổ chức mỗi năm hay bao nhiêu năm một lần? Sinh hoạt từ tối hôm trước, giao lưu vời các thầy ban tối, đấu thể thao ban sáng? Thời điểm nào thuận lợi hơn? Có nên làm tập san liên lạc trong đó ghi địa chỉ trong đó ghi địa chỉ của anh em với các thông tin như: nhiệm sở, linh mục đau yếu, chia sẽ tài liệu bài giảng, giáo lý…
Anh em cùng lớp thảo luận và chia sẽ kinh nghiệm mục vụ, những thông tin cho nhau. Sau đó cha Giám đốc gặp gỡ tất cả anh em trong phòng họp đa năng. Đại diện các khóa đúc kết thảo luận. Tất cả anh em đều nhất trí “ngày truyền thống của Chủng viện”, thiết lập trang web, tập san thông tin làm nhịp cầu liên lạc gặp gỡ trao đổi và học hỏi.
10g sáng, thánh lễ tạ ơn. Trong đoàn đồng tế một màu áo lễ trắng tinh tuyền, đặc biệt có sự hiện diện của cha TĐD GB Huỳnh Công Minh, cha cựu Giám đốc Phaolô Lê Tấn Thành, quý cha giáo sư.
Trong bài giảng lễ, Cha Giám đốc Esnert đã chia sẽ những tâm tình rất xúc động.
Kính thưa cộng đoàn, Nếu có dịp xem lại cuốn sổ tay năm 2010 của giáo phận Sài Gòn thì chúng ta thấy ghi là: năm 1979 phong chức linh mục cho Cha Giuse Maria Đoàn Văn thịnh; năm 1980 phong chức cho Cha Phêrô Nguyễn Văn khảm. Tới tháng 1 năm 1985, phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hưởng. Tháng 10 năm 1985 phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hiền, Cha Nguyễn Đức Quang, Cha Trần Văn Kiên(đã qua đời), Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống. Lễ phong chức của tôi tại Chủng Viện còn cho bốn Cha sau thì tại nhà thờ Chính Toà.
Bối cảnh thời đó rất là khắt khe. Chúng ta thấy từ năm 80 cho đến 85, cách nhau 5 năm mới có lễ phong chức linh mục. Con số đó cho thấy tình hình khó khăn của thời cuộc. Thời đó, Cha Bề trên là Cha Đaminh Hiệp thường huấn đức: “Học thì cứ học, xong thì cứ xong, nhưng mà chịu chức thì phó thác, không biết lúc nào”, cho nên anh em luôn sống trong sự phó thác đó.
Học xong năm 1981, tôi đi nông trường gần 1 năm, sau đó trong 4 năm dài quên đi chuyện chịu chức. Cho đến một hôm đang ngồi se sợi lõi để dệt chiếu cói thì một em học trò giúp lễ của xứ được Cha sở kêu lên báo cho biết: Đức Cha gọi! Khi lên gặp Đức Cha Phaolô Bình thì ngài nói, nhà nước đã chấp nhận cho thầy được chịu chức linh mục nên tôi gọi thầy lên chức Linh mục. Ngài cũng nói luôn với tôi rằng, ngài xin nhiều người mà nhà nước cho có một, nên ngài bảo tôi cứ chịu chức trong Nhà Nguyện của Đại Chủng Viên (bây giờ là nhà ăn).
Sau đó tôi chịu chức Phó tế ngày 1/1/1985 và chịu chức Linh mục ngày 14/1/1985, cách nhau có mấy ngày, bởi vì thời đó phải lo chịu chức cho lẹ vì sợ người ta đổi ý kiến.
Nhìn lại quãng đời như thế tôi tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa. Có khi Chúa dùng hoàn cảnh đó để hướng dẫn cho mình sống phó thác, sống kiên nhẫn, khiêm tốn. Hằng ngày ngồi bên cái máy se cói, tôi thì se, má tôi thì làm công cho nên cứ thế mà làm 4 năm trời vất vả hết ngày này qua ngày khác. Mỗi khi máy hư thì xách xe đạp đi tìm phụ tùng ở chợ trời để thay thế. Và cứ thế mà hết ngày này qua ngày khác. Thật ra, những ngày ấy đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu khi tiếp xúc với giới lao độn. Ngày chịu chức tôi thấy cũng cần phát huy tiếp kinh nghiệm đó cho nên tôi cũng tiếp tục sửa chữa máy móc cho khoảng trên 100 máy cho hợp tác xã cho tới khi tôi vào Đại Chủng Viện năm 1990 thì tôi ngưng. Thời đó, có người nói tôi là Linh mục quốc doanh. Tôi trả lời: “quốc doanh thì chưa tới, mới có Linh mục hợp tác xã!”. Lên tới quốc doanh còn xa lắm, từ tổ hợp hay hợp tác xã lên quốc doanh còn xa lắm. Có lẽ họ nói rằng tôi quốc doanh bởi vì có mỗi một mình mình chịu chức sau 5 năm không ai chịu chức cả thì chắc là linh mục quốc doanh chứ sao nữa.
Nhìn lại quãng đời như thế tôi thấy, Chúa đến với chúng ta, Ơn Chúa đến với chúng ta qua nhiều cách khác nhau. Mỗi người chúng ta nhiều khi không thấy rõ hết bàn tay của Chúa trong cuộc đời của mình. Nhiều khi chúng ta tưởng như bị Chúa bỏ rơi, nhưng biết đâu đó chính là lúc mà Chúa tạo điều kiện để hướng dẫn cuộc đời theo Chúa của chúng ta, cuộc đời đó được gắn bó hơn với Chúa. Thiếu những hoàn cảnh đó chúng ta khó tập được những đức tính nào đó mà Chúa thấy cần cho cuộc đời của chúng ta.
Điều cần cho đời sống linh mục của chúng ta phải là lòng mến. Phúc âm trong thánh lễ hôm nay do Cha Giáo Thủ công bố đã cho ta thấy điều đó. Sau khi hiện ra cho các môn đệ, cùng ăn uống với các môn đệ, Chúa Giêsu quay qua hỏi Phêrô 3 lần: “Con có mến Thầy không?”. Sau mỗi câu đáp của thánh Phêrô thì Chúa Giêsu mời gọi thánh nhân chăn dắt đàn chiên của Chúa. Như thế ý định của Chúa Giêsu về thánh Phêrô đã rõ. Phêrô được Chúa đổi tên và đặt làm đá tảng cho Giáo hội. Phêrô được Chúa trao nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Chúa. Và cách khác khi Phêrô chăn dắt đàn chiên của Chúa, khi Phêrô bảo vệ đàn chiên khỏi những sai lầm, khi Phêrô cố gắng cho đàn chiên được sống sung mãn trong ơn của Chúa, lúc đó Phêrô mới thật sự là mục tử, là đá tảng của Giáo hội Chúa Kitô. Phêrô được đặt làm đầu của Giáo hội nhưng hành trình theo Chúa của Phêrô là những bước đường nhiều gai góc, nhiều lần bị Chúa trách mắng, nhưng chúng ta cũng đừng quên con người bị rầy la trách cứ đó hôm nay trong bài Phúc âm tuyên bố với Đức Giêsu rằng: “Con mến Thầy”. Chính lòng mến đã làm cho Phêrô gắn bó với Chúa Giêsu. Chính lòng mến giúp Phêrô vượt qua được đau khổ trong tương lai như Chúa Giêsu đã nói: “Khi về già con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn”. Tóm lại, chính lòng mến làm cho Phêrô đảm nhận sứ vụ cao cả mà Chúa trao phó.
Ở vào năm tuổi 60 của tôi, tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần, và cũng nhận thấy rằng mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, thế lực tiền bạc rồi cũng sẽ qua đi. Câu hỏi đặt ra cho tôi đó là: “Phải chăng 25 năm qua tôi làm việc vì lòng mến Chúa? Phải chăng lòng mến Chúa là động lực duy nhất thúc đẩy tôi làm việc cho Chúa hay là còn động lực nào khác nữa?”. Thú thật, tôi chẳng dám trả lời câu hỏi đó trước mặt các Cha hôm nay. Việc làm của chúng ta còn biết bao động lực khác mà nhiều khi chúng ta không chú ý tới, không biết tới. Có khi để công việc được tốt đẹp, được thành công chúng ta sẵn sàng gạt người khác ra hay đè người khác xuống, để chúng ta bước lên rồi từ đó mình mới làm việc được. Cách làm như vậy khiến công việc của chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo Hội chút nào cả, mà còn tạo cớ đánh mất sự hiệp thông ở trong Giáo Hội.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, hay đúng hơn, Chúa Giêsu chất vấn chúng ta về lòng mến, và Người chỉ chất vấn chúng ta về lòng mến trước khi trao nhiệm vụ làm việc cho Chúa. Lòng yêu mến Chúa mời gọi chúng ta đối xử tốt với người khác, những người mà Thiên Chúa yêu thương. Chính vì thế mà anh em tụ họp nơi đây cũng chỉ vì lòng yêu thương nhau và chúng ta hy vọng rằng, nhờ tụ họp như thế này mà chúng ta gia tăng lòng yêu thương, sự hiệp thông với nhau và với người khác, với giáo dân, linh mục, tu sĩ trong công việc mục vụ, trong việc phục vụ Nước Chúa. Xin Chúa gia tăng lòng mến nơi mỗi người chúng ta.
Cuối Thánh Lễ, Cha Giám Đốc ban ơn toàn xá cho anh em.
Sau thánh lễ, mỗi khóa chụp hình lưu niệm với Cha Giám Đốc và quý Cha Giáo Sư.
Bữa tiệc liên hoan trong bầu khí rộn ràng thân mật. Chia tay Chủng viện, anh em trở về nhiệm sở với đầy ắp niềm vui.
Ngân Khánh linh mục là cơ hội để dâng lời tạ ơn và nhìn tới tương lai với chứa chan hy vọng. Ngày làm linh mục là ngày dâng lễ thứ nhất. Như thế, 25 năm linh mục đã có hàng ngàn thánh lễ được cử hành theo dòng thời gian.Thánh lễ nào cũng linh thiêng mầu nhiệm. Trên thập giá, tay Đức Kitô lúc nào cũng giang rộng. Mở tay để nắm lấy tay người, và để người nắm tay mình. Chức vụ tư tế chỉ ai được chọn mới được lãnh nhận (1Sam 16,1-13, Ga 15,16). “Không ai được tự hãnh huống về vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron thưở xưa” (Dt 5,4). Chẳng có ý muốn trần thế nào ban tặng được thiên chức linh mục. Chỉ có Thiên Chúa giàu lòng xót thương kêu gọi tuyển chọn và ban tặng.
Cha Giám đốc Esnert đã sống quãng đời linh mục dài trong Đại Chủng Viện. Là Giáo sư Thần Học Luân Lý, là Phó giám đốc rồi Giám đốc, cha Esnert đã luôn luôn thể hiện lòng yêu mến Chúa và yêu thương học trò. Anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho Cha trong thánh lễ mỗi ngày, kính chúc Cha sức khỏe và được Chúa Giêsu yêu nhiều hơn nữa.
Trong Năm Linh Mục, ngày hội ngộ các linh mục học trò về Chủng viện, nôi đào tạo, mỗi anh em đều bồi hồi lâng lâng niềm tri ân cảm tạ.
Về lại mái trường Chủng viện thân yêu, nhìn hàng trăm linh mục trẻ trung, tôi nhớ đến lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói trong diễn văn mở đầu triều đại của ngài: Giáo Hội đang sống, trẻ trung, năng động và đầy sinh lực.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
Xem hình ảnh
Ngày 12.3.2010, với lòng yêu mến Chủng viện, và muốn chung lời tạ ơn với Cha Giám Đốc nên gần 400 linh mục, phó tế, chủng sinh từ 7 Giáo phận (Sài gòn, Mỹ Tho, Phú Cường, Đà Lạt, Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Rịa) đã về lại mái trường chủng viện thân yêu trong niềm vui hân hoan.
Đây là lần đầu tiên các anh em 9 khóa gặp gỡ nhau. Tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẽ, rạng rỡ niềm vui. Gặp lại các cha giáo sư rộn ràng chuyện trò. Đặc biệt là được gặp cha cựu Giám đốc Phaolô, bước qua tuổi 84, ngài vẫn một phong thái uyên bác, khỏe mạnh, vui vẻ, cởi mở, nhớ từng anh em, nhắc lại nhiều kỷ niệm. Chủng viện có nhiều thay đổi, mới hơn đẹp hơn và thoáng rộng hơn.
Ban tổ chức sắp xếp phòng hội để từng khóa trao đổi với nhau theo những câu hỏi gợi ý: có nên tổ chức ngày truyền thống của ĐCV Sài gòn không? Quy tụ từ khóa I hay mở rộng hơn? Nếu có thỉ tổ chức mỗi năm hay bao nhiêu năm một lần? Sinh hoạt từ tối hôm trước, giao lưu vời các thầy ban tối, đấu thể thao ban sáng? Thời điểm nào thuận lợi hơn? Có nên làm tập san liên lạc trong đó ghi địa chỉ trong đó ghi địa chỉ của anh em với các thông tin như: nhiệm sở, linh mục đau yếu, chia sẽ tài liệu bài giảng, giáo lý…
Anh em cùng lớp thảo luận và chia sẽ kinh nghiệm mục vụ, những thông tin cho nhau. Sau đó cha Giám đốc gặp gỡ tất cả anh em trong phòng họp đa năng. Đại diện các khóa đúc kết thảo luận. Tất cả anh em đều nhất trí “ngày truyền thống của Chủng viện”, thiết lập trang web, tập san thông tin làm nhịp cầu liên lạc gặp gỡ trao đổi và học hỏi.
10g sáng, thánh lễ tạ ơn. Trong đoàn đồng tế một màu áo lễ trắng tinh tuyền, đặc biệt có sự hiện diện của cha TĐD GB Huỳnh Công Minh, cha cựu Giám đốc Phaolô Lê Tấn Thành, quý cha giáo sư.
Trong bài giảng lễ, Cha Giám đốc Esnert đã chia sẽ những tâm tình rất xúc động.
Kính thưa cộng đoàn, Nếu có dịp xem lại cuốn sổ tay năm 2010 của giáo phận Sài Gòn thì chúng ta thấy ghi là: năm 1979 phong chức linh mục cho Cha Giuse Maria Đoàn Văn thịnh; năm 1980 phong chức cho Cha Phêrô Nguyễn Văn khảm. Tới tháng 1 năm 1985, phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hưởng. Tháng 10 năm 1985 phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hiền, Cha Nguyễn Đức Quang, Cha Trần Văn Kiên(đã qua đời), Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống. Lễ phong chức của tôi tại Chủng Viện còn cho bốn Cha sau thì tại nhà thờ Chính Toà.
Bối cảnh thời đó rất là khắt khe. Chúng ta thấy từ năm 80 cho đến 85, cách nhau 5 năm mới có lễ phong chức linh mục. Con số đó cho thấy tình hình khó khăn của thời cuộc. Thời đó, Cha Bề trên là Cha Đaminh Hiệp thường huấn đức: “Học thì cứ học, xong thì cứ xong, nhưng mà chịu chức thì phó thác, không biết lúc nào”, cho nên anh em luôn sống trong sự phó thác đó.
Học xong năm 1981, tôi đi nông trường gần 1 năm, sau đó trong 4 năm dài quên đi chuyện chịu chức. Cho đến một hôm đang ngồi se sợi lõi để dệt chiếu cói thì một em học trò giúp lễ của xứ được Cha sở kêu lên báo cho biết: Đức Cha gọi! Khi lên gặp Đức Cha Phaolô Bình thì ngài nói, nhà nước đã chấp nhận cho thầy được chịu chức linh mục nên tôi gọi thầy lên chức Linh mục. Ngài cũng nói luôn với tôi rằng, ngài xin nhiều người mà nhà nước cho có một, nên ngài bảo tôi cứ chịu chức trong Nhà Nguyện của Đại Chủng Viên (bây giờ là nhà ăn).
Sau đó tôi chịu chức Phó tế ngày 1/1/1985 và chịu chức Linh mục ngày 14/1/1985, cách nhau có mấy ngày, bởi vì thời đó phải lo chịu chức cho lẹ vì sợ người ta đổi ý kiến.
Nhìn lại quãng đời như thế tôi tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa. Có khi Chúa dùng hoàn cảnh đó để hướng dẫn cho mình sống phó thác, sống kiên nhẫn, khiêm tốn. Hằng ngày ngồi bên cái máy se cói, tôi thì se, má tôi thì làm công cho nên cứ thế mà làm 4 năm trời vất vả hết ngày này qua ngày khác. Mỗi khi máy hư thì xách xe đạp đi tìm phụ tùng ở chợ trời để thay thế. Và cứ thế mà hết ngày này qua ngày khác. Thật ra, những ngày ấy đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu khi tiếp xúc với giới lao độn. Ngày chịu chức tôi thấy cũng cần phát huy tiếp kinh nghiệm đó cho nên tôi cũng tiếp tục sửa chữa máy móc cho khoảng trên 100 máy cho hợp tác xã cho tới khi tôi vào Đại Chủng Viện năm 1990 thì tôi ngưng. Thời đó, có người nói tôi là Linh mục quốc doanh. Tôi trả lời: “quốc doanh thì chưa tới, mới có Linh mục hợp tác xã!”. Lên tới quốc doanh còn xa lắm, từ tổ hợp hay hợp tác xã lên quốc doanh còn xa lắm. Có lẽ họ nói rằng tôi quốc doanh bởi vì có mỗi một mình mình chịu chức sau 5 năm không ai chịu chức cả thì chắc là linh mục quốc doanh chứ sao nữa.
Nhìn lại quãng đời như thế tôi thấy, Chúa đến với chúng ta, Ơn Chúa đến với chúng ta qua nhiều cách khác nhau. Mỗi người chúng ta nhiều khi không thấy rõ hết bàn tay của Chúa trong cuộc đời của mình. Nhiều khi chúng ta tưởng như bị Chúa bỏ rơi, nhưng biết đâu đó chính là lúc mà Chúa tạo điều kiện để hướng dẫn cuộc đời theo Chúa của chúng ta, cuộc đời đó được gắn bó hơn với Chúa. Thiếu những hoàn cảnh đó chúng ta khó tập được những đức tính nào đó mà Chúa thấy cần cho cuộc đời của chúng ta.
Điều cần cho đời sống linh mục của chúng ta phải là lòng mến. Phúc âm trong thánh lễ hôm nay do Cha Giáo Thủ công bố đã cho ta thấy điều đó. Sau khi hiện ra cho các môn đệ, cùng ăn uống với các môn đệ, Chúa Giêsu quay qua hỏi Phêrô 3 lần: “Con có mến Thầy không?”. Sau mỗi câu đáp của thánh Phêrô thì Chúa Giêsu mời gọi thánh nhân chăn dắt đàn chiên của Chúa. Như thế ý định của Chúa Giêsu về thánh Phêrô đã rõ. Phêrô được Chúa đổi tên và đặt làm đá tảng cho Giáo hội. Phêrô được Chúa trao nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Chúa. Và cách khác khi Phêrô chăn dắt đàn chiên của Chúa, khi Phêrô bảo vệ đàn chiên khỏi những sai lầm, khi Phêrô cố gắng cho đàn chiên được sống sung mãn trong ơn của Chúa, lúc đó Phêrô mới thật sự là mục tử, là đá tảng của Giáo hội Chúa Kitô. Phêrô được đặt làm đầu của Giáo hội nhưng hành trình theo Chúa của Phêrô là những bước đường nhiều gai góc, nhiều lần bị Chúa trách mắng, nhưng chúng ta cũng đừng quên con người bị rầy la trách cứ đó hôm nay trong bài Phúc âm tuyên bố với Đức Giêsu rằng: “Con mến Thầy”. Chính lòng mến đã làm cho Phêrô gắn bó với Chúa Giêsu. Chính lòng mến giúp Phêrô vượt qua được đau khổ trong tương lai như Chúa Giêsu đã nói: “Khi về già con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn”. Tóm lại, chính lòng mến làm cho Phêrô đảm nhận sứ vụ cao cả mà Chúa trao phó.
Ở vào năm tuổi 60 của tôi, tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần, và cũng nhận thấy rằng mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, thế lực tiền bạc rồi cũng sẽ qua đi. Câu hỏi đặt ra cho tôi đó là: “Phải chăng 25 năm qua tôi làm việc vì lòng mến Chúa? Phải chăng lòng mến Chúa là động lực duy nhất thúc đẩy tôi làm việc cho Chúa hay là còn động lực nào khác nữa?”. Thú thật, tôi chẳng dám trả lời câu hỏi đó trước mặt các Cha hôm nay. Việc làm của chúng ta còn biết bao động lực khác mà nhiều khi chúng ta không chú ý tới, không biết tới. Có khi để công việc được tốt đẹp, được thành công chúng ta sẵn sàng gạt người khác ra hay đè người khác xuống, để chúng ta bước lên rồi từ đó mình mới làm việc được. Cách làm như vậy khiến công việc của chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo Hội chút nào cả, mà còn tạo cớ đánh mất sự hiệp thông ở trong Giáo Hội.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, hay đúng hơn, Chúa Giêsu chất vấn chúng ta về lòng mến, và Người chỉ chất vấn chúng ta về lòng mến trước khi trao nhiệm vụ làm việc cho Chúa. Lòng yêu mến Chúa mời gọi chúng ta đối xử tốt với người khác, những người mà Thiên Chúa yêu thương. Chính vì thế mà anh em tụ họp nơi đây cũng chỉ vì lòng yêu thương nhau và chúng ta hy vọng rằng, nhờ tụ họp như thế này mà chúng ta gia tăng lòng yêu thương, sự hiệp thông với nhau và với người khác, với giáo dân, linh mục, tu sĩ trong công việc mục vụ, trong việc phục vụ Nước Chúa. Xin Chúa gia tăng lòng mến nơi mỗi người chúng ta.
Cuối Thánh Lễ, Cha Giám Đốc ban ơn toàn xá cho anh em.
Sau thánh lễ, mỗi khóa chụp hình lưu niệm với Cha Giám Đốc và quý Cha Giáo Sư.
Bữa tiệc liên hoan trong bầu khí rộn ràng thân mật. Chia tay Chủng viện, anh em trở về nhiệm sở với đầy ắp niềm vui.
Ngân Khánh linh mục là cơ hội để dâng lời tạ ơn và nhìn tới tương lai với chứa chan hy vọng. Ngày làm linh mục là ngày dâng lễ thứ nhất. Như thế, 25 năm linh mục đã có hàng ngàn thánh lễ được cử hành theo dòng thời gian.Thánh lễ nào cũng linh thiêng mầu nhiệm. Trên thập giá, tay Đức Kitô lúc nào cũng giang rộng. Mở tay để nắm lấy tay người, và để người nắm tay mình. Chức vụ tư tế chỉ ai được chọn mới được lãnh nhận (1Sam 16,1-13, Ga 15,16). “Không ai được tự hãnh huống về vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron thưở xưa” (Dt 5,4). Chẳng có ý muốn trần thế nào ban tặng được thiên chức linh mục. Chỉ có Thiên Chúa giàu lòng xót thương kêu gọi tuyển chọn và ban tặng.
Cha Giám đốc Esnert đã sống quãng đời linh mục dài trong Đại Chủng Viện. Là Giáo sư Thần Học Luân Lý, là Phó giám đốc rồi Giám đốc, cha Esnert đã luôn luôn thể hiện lòng yêu mến Chúa và yêu thương học trò. Anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho Cha trong thánh lễ mỗi ngày, kính chúc Cha sức khỏe và được Chúa Giêsu yêu nhiều hơn nữa.
Trong Năm Linh Mục, ngày hội ngộ các linh mục học trò về Chủng viện, nôi đào tạo, mỗi anh em đều bồi hồi lâng lâng niềm tri ân cảm tạ.
Về lại mái trường Chủng viện thân yêu, nhìn hàng trăm linh mục trẻ trung, tôi nhớ đến lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói trong diễn văn mở đầu triều đại của ngài: Giáo Hội đang sống, trẻ trung, năng động và đầy sinh lực.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen