Vào ngày 19 tháng 12, Nhóm Làm Việc Chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ có cuộc họp lần thứ bẩy nhằm củng cố và phát triển quan hệ song phương. Trong khi chờ đợi sự quan hệ ngoai giao với một đại diện “không thườn trực”, những vấn đề liên quan đến tài sản của giáo hội và tự do tôn giáo cũng là hết sức tế nhị.

Tin Vatican: Những cuộc họp của Nhóm Làm Việc Chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam vẫn tiếp tục và cuộc họp lần thứ bẩy này sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 12 tại Hà Nội.

Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, Greg Burke, hôm nay cho biết “cuộc họp này nhằm đào sâu và phát triển những mối quan hệ song phương, theo sau những thỏa thuận đã đạt được vào cuộc họp thứ sáu của Nhóm Làm Việc tại Tòa Thánh vào tháng 10, 2016. Tiếp theo là cuộc thăm Tòa Thánh của Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc vào tháng 6, 2017 và cuộc thăm Hà Nội của đức ông Camilleri vào tháng 1, 2018. Mới đây Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình đã đến thăm Tòa Thánh vào cuối tháng 10 và đã được ĐGH Phanxicô tiếp kiến.

“Trong thời gian lưu lại Việt Nam từ 18 đến 20 tháng 12, phái đoàn Tòa Thánh sẽ gặp các giám mục Việt Nam tại Hà Nội để cùng tham dự lễ nhậm chức của Tân Tổng Giám Mục Hà Nội là Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên.”

Tòa thánh không cho biết những vấn đề nào sẽ thực sự được bàn thảo. Một thỏa thuận không chính thức đã tồn tại qua nhiều năm giữa Tòa Thánh và Việt Nam về việc bổ nhiệm các giám mục: Tòa thánh chỉ định các ứng viên và chính quyền chỉ định những người mà họ thích. Trong quá khứ, phái đoàn Tòa Thánh được dẫn đầu bởi HY Pietro Parolin, hiện là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Điều này đang chờ những quan hệ ngoại giao, hiện nay giải pháp là một đại diện tòa thánh “không thường trực”. Nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến tài sản của giáo hội mà chính quyền không công nhận, vì theo luật của Việt Nam thì mọi đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vấn đề nhạy cảm khác nữa là tự do tôn giáo.

Những người Công Giáo Việt Nam có những quan ngại vào năm mới khi mà luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực. Thực ra với chiêu bài này, có những luật lệ đòi hỏi những nhà cung cấp mạng như là Google và Facebook phải nhượng lại dữ kiện của người dùng cho máy chủ của chính quyền Việt Nam. Hơn nữa, người xử dụng mạng internet bị cấm cái gọi là “chống nhà nước”, xử dụng ngôn ngữ “bóp méo lịch sử “ hay“chối bỏ những mục đích cách mạng của nhà nước.” Trong viễn cảnh như thế, có một sự quan ngại mạnh mẽ về những nội dung Công Giáo có nguy cơ bị cấm vì chúng không ca ngợi “cái thành quả chinh phục” của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cha Paul Van Chi, phát ngôn viên của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam truyền thông đại chúng nói với tờ AsiaNews rằng “người xử dụng phải giảm bớt các hoạt động của họ trên mạng vì sợ bị kết án”. Khoản luật An Ninh Mạng thực ra chỉ tao dễ dàng cho nhà cầm quyền nhận diện và truy tố người dân vì những hoạt động hòa bình trên mạng của họ.”

Tại cuộc thăm viếng Việt Nam vào đầu năm nay của một đại diện Tòa Thánh là Đức ông Camilleri, Phụ Trách Quan Hệ với các Quốc Gia, đã đến chào Thủ Tướng Việt Nam và mang những lời chúc tốt đẹp nhất của ĐGH Phanxicô đến với đất nước và nhân dân Việt Nam, chia sẻ ấn tượng tốt đẹp của ĐGH về cuộc đối thoại giữa đức tin và văn hóa Việt Nam.

“Tòa Thánh cam kết tăng cường mối quan hệ với chính quyền Việt Nam để đóng góp hơn nữa cho đời sống xã hội của đất nước, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, sức khỏe và bác ái. Tôi khẳng định rằng Đức Thánh Cha luôn quan tâm đặc biệt tới Việt Nam. ĐGH Phanxicô cũng muốn Giáo hội Việt Nam luôn đồng hành và đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước. Tòa Thánh bày tỏ lòng biết ơn chính quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho đại diện không thường trú của giáo hoàng được làm việc ở Việt Nam.”

Vào tháng Ba vừa qua, 32 vị giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (CBCV) đã có chuyến viếng thăm (ad limina) tại Tòa Thánh.

.
Source: Asianews 'Vatican-Vietnam: Holy See delegation meetings in Hanoi'