Trung Cộng vẫn chưa thắng được lòng trung thành của dân Tây Tạng dù đã bỏ ra hàng tỷ tiền viện trợ, và rốt cuộc Bắc Kinh nhận ra là họ đã quản trị mọi sự một cách vụng về.
Sau những bạo động lan rộng vào tháng 3 năm 2008, một lần nữa, Tây Tạng lại đắm chìm vào bóng tối tương đối của miền đất dành cho những chuyên gia ngoại giao, du khách thích thám hiểm, và một số tổ chức chặt chẽ chống đối Trung Cộng cai trị. Nhưng trong lúc đó, Bắc Kinh từ từ nhận ra hai điều đau đớn. Điều thứ nhất, cái cao nguyên êm ả mà họ đối xử như thuộc địa trong bao thập niên trở nên quan trọng cho hoạch định quốc gia của Trung Cộng. Theo như Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố với Trung Ương Đảng, sự phát triển và ổn định của miền này là “điều tối cần cho đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội, và an ninh quốc gia.” Kết quả của nhận xét này đưa đến nhận thức thứ nhì: nhà cầm quyền Trung Cộng sai lầm về quản trị vấn đề Tây Tạng từ bấy lâu nay.
Quả thật là nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra khó chịu, bực bội đối với bất cứ gì có dính đến chủ nghĩa ly khai. Trong tuần lễ thứ nhì của tháng trước, Chủ Tịch Hồ tiếp tục tấn công một cách công khai “những thế lực muốn tách rời được điều khiển bởi nhóm Đạt lai.” Giới lãnh đạo Trung Cộng chống mọi “quyền tự chủ đúng nghĩa” đòi hỏi bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người không ngớt bị miêu tả là “nhà ly khai” chuyên môn khuấy động đòi tách Tây Tạng khỏi Trung Cộng.
Mặc dù nghe thì tệ khi được đăng trên mặt báo chí, nhưng những cuộc nổi loạn địa phương thật sự ra chưa bao giờ đe dọa sự kiểm soát của Trung Cộng trên Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn giữ lập trường là Ngài không muốn tách Tây Tạng ra khỏi Trung Cộng. Những nguyên thủ trên thế giới từng gặp Ngài đều tin vào sự thành thật và cách tiếp xúc bất bạo động của Ngài để tìm giải pháp cho Tây Tạng.
Rồi khi những quan tâm và lo ngại về thật sự chia cắt thuyên giảm, giới lãnh đạo Trung Cộng nhận thức rằng họ cần phải có một chương trình cai trị miền đất này. Số tiền họ bỏ ra (45.6 tỷ đô la từ năm 2001 để xây đường sá, xe lửa, và chung cư tập thể) để mua chuộc lòng trung thành của dân Tây Tạng hầu như không có kết quả gì. Một chuyên gia về Tây Tạng, ông Parvez Dewan nói “Ngay cả những món kích cầu vĩ đại nhất cũng đã không thể mua được tình cảm của dân chúng. Họ không thể dùng phát triển để loại trừ lòng căm thù của một dân tộc.” Ông Dewan vừa hoàn tất quyển Tây Tạng Sau 50 Năm cùng với tác giả Siddharth Srivastava. Ngay cả ở những tỉnh Trung Cộng lân cận ít độc tài hơn như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, và Thanh Hải, nơi đa số trong 6.5 triệu dân Tây Tạng sinh sống, sự bất mãn của dân chúng gốc Tây Tạng rất phổ thông. Gần 1,500 sư từ tu viện nổi tiếng Labrang ở tỉnh Gansu xuống đường trong vụ nổi loạn năm 2008 sau đó lây sang Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Đó chính là lý do tại sao, sau gần 15 tháng trao đổi tiếng chì tiếng bấc và cắt đứt mọi quan hệ sau khi đuốc Thế Vận Hội tắt ngúm, nhà cầm quyền Trung Cộng mời chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma (đóng đô tại thành phố Dharamsala ở phía bắc Ấn Độ) trở lại bàn hội nghị để bàn về tương lai của Tây Tạng. Chẳng mấy chốc sau đó, hai ông Lodi Gyari và Kelsang Gyaltsen đại diện Ngài cùng với ba người phụ tá đến Trung Cộng.
Các buổi đàm phán sẽ không giải quyết vấn đề 50 năm tuổi mà nó bắt đầu bằng cuộc tị nạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau một nổi loạn thất bại chống quân Trung Cộng xâm lược vào năm 1959. Nhưng nhà cầm quyền của Chủ Tịch Hồ, chính là người từng chịu trách nhiệm về Tây Tạng trong cuối thập niên 1980, tỏ vẻ tha thiết muốn giúp phát triển miền này.
Quyển Tây Tạng Sau 50 Năm chứa đầy những ngạc nhiên về Lhasa, một thành phố trở nên sang trọng, được thiết kế một cách ngoạn mục với những con đường sáu lanes xe chạy và các cửa hàng bán sản phẩm có nhãn hiệu quốc tế. Nhưng ông Dewan viết “Chúng tôi không thấy một ai tỏ vẻ trung thành với người Trung Cộng.” Hai tác giả cũng nhận xét rằng người Tây Tạng vẫn còn bị loại ra ngoài những chức vụ quan trọng. Thí dụ, trong chín người giữ vị trí hàng đầu của Công Ty Phát Triển Khoáng Sản Tây Tạng, bảy người thuộc về Hán tộc, nhóm chủng tộc đông người nhất trong Trung Cộng. Trên giấy tờ, đứng đầu tỉnh Tây Tạng là một thống đốc gốc người Tây Tạng, ông Pema Thinley, nhưng quyền thế thật sự nằm trong tay Bí Thư Trương Thanh Lý, gốc Hán tộc. Hai tác giả cũng cho biết rằng nội trong gần 13 ngàn cửa tiệm, hàng quán ở Lhasa, chưa đến 300 thuộc về người Tây Tạng. Ông Dewan nói “Dù cho bị đe dọa hình phạt, người Tây Tạng tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Mặc dù dữ kiện về dân số của nhà cầm quyền Trung Cộng chối bỏ, những người lưu vong Tây Tạng cho biết gần 60 phần trăm của trên nửa triệu cư dân ở Lhasa là di dân Trung Cộng gốc Hán. Nhưng hai ông Dewan và Srivastava cho thấy đa số các quân nhân và công chức, và dân buôn bán người Trung Cộng không được tính trong kiểm tra dân số của Tây Tạng. Ông Dewan nói “Ai cũng thấy tài tử giai nhân Trung Cộng với quần là áo lượt ở khắp Lhasa.”
Rồi bỗng nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là vấn đề nhưng lại là một phần then chốt của giải pháp. Như chuyên gia về Tây Tạng và nhà văn Robert Thurman viết, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chìa khóa cho chủ quyền hợp pháp của Trung Cộng trên Tây Tạng như là một vùng tự trị của Trung Cộng bởi vì Ngài sẽ khuyến khích dân Tây Tạng ở lại trong trường hợp có trưng cầu ý kiến về độc lập. Sự lôi cuốn gia tăng của Ngài trong Trung Cộng cũng có thể giúp làm dịu cái bất mãn âm ỉ trong lòng dân Trung Cộng, những người chưa được diễm phúc đụng tay đến những phúc lợi đem đến bởi tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, và chính nó cũng tạo ra sự khao khát về tăng trưởng tinh thần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước vào tuổi 75 vào tháng 7. Ngài được dân Tây Tạng tôn thờ và khắp thế giới ngưỡng mộ. Bất cứ một thỏa thuận nào với Ngài cũng sẽ đem đến sự hợp pháp và ủng hộ chắc chắn và tối cần cho sự mong muốn của Trung Cộng. Và sự vắng mặt của Ngài sẽ báo hiệu cho cái thẩm quyền bất trắc và thiếu đạo đức đặt để trên dân Tây Tạng - điều này có thể ngăn trở mục tiêu của Trung Cộng để trở thành một siêu cường quốc tế.
Thật là ngây thơ nếu mong mỏi Chủ Tịch Hồ một sớm một chiều thu hồi chính sách Tây Tạng mà chính ông là cha đẻ và người thi hành trong bao nhiêu năm. Nhưng cũng không đến nỗi hoang tưởng cho lắm nếu thấy ông ta nhích từng tí một về hướng đó trong những năm sau cùng với cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, hoặc ngay cả xem ông tổ chức một buổi họp giáp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi mãn nhiệm. Điều đó không những làm ông trở nên một ứng viên nặng ký cho giải Nobel Hoà bình mà còn đem đến cho Trung Cộng sự tôn trọng và thán phục mà họ vô cùng thiếu thốn.
(Source: Sudip Mazumdar, Newsweek, http://www.newsweek.com/id/232606, Cymbidium, X-cafe lược dịch)
Quả thật là nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra khó chịu, bực bội đối với bất cứ gì có dính đến chủ nghĩa ly khai. Trong tuần lễ thứ nhì của tháng trước, Chủ Tịch Hồ tiếp tục tấn công một cách công khai “những thế lực muốn tách rời được điều khiển bởi nhóm Đạt lai.” Giới lãnh đạo Trung Cộng chống mọi “quyền tự chủ đúng nghĩa” đòi hỏi bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người không ngớt bị miêu tả là “nhà ly khai” chuyên môn khuấy động đòi tách Tây Tạng khỏi Trung Cộng.
Mặc dù nghe thì tệ khi được đăng trên mặt báo chí, nhưng những cuộc nổi loạn địa phương thật sự ra chưa bao giờ đe dọa sự kiểm soát của Trung Cộng trên Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn giữ lập trường là Ngài không muốn tách Tây Tạng ra khỏi Trung Cộng. Những nguyên thủ trên thế giới từng gặp Ngài đều tin vào sự thành thật và cách tiếp xúc bất bạo động của Ngài để tìm giải pháp cho Tây Tạng.
Rồi khi những quan tâm và lo ngại về thật sự chia cắt thuyên giảm, giới lãnh đạo Trung Cộng nhận thức rằng họ cần phải có một chương trình cai trị miền đất này. Số tiền họ bỏ ra (45.6 tỷ đô la từ năm 2001 để xây đường sá, xe lửa, và chung cư tập thể) để mua chuộc lòng trung thành của dân Tây Tạng hầu như không có kết quả gì. Một chuyên gia về Tây Tạng, ông Parvez Dewan nói “Ngay cả những món kích cầu vĩ đại nhất cũng đã không thể mua được tình cảm của dân chúng. Họ không thể dùng phát triển để loại trừ lòng căm thù của một dân tộc.” Ông Dewan vừa hoàn tất quyển Tây Tạng Sau 50 Năm cùng với tác giả Siddharth Srivastava. Ngay cả ở những tỉnh Trung Cộng lân cận ít độc tài hơn như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, và Thanh Hải, nơi đa số trong 6.5 triệu dân Tây Tạng sinh sống, sự bất mãn của dân chúng gốc Tây Tạng rất phổ thông. Gần 1,500 sư từ tu viện nổi tiếng Labrang ở tỉnh Gansu xuống đường trong vụ nổi loạn năm 2008 sau đó lây sang Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Đó chính là lý do tại sao, sau gần 15 tháng trao đổi tiếng chì tiếng bấc và cắt đứt mọi quan hệ sau khi đuốc Thế Vận Hội tắt ngúm, nhà cầm quyền Trung Cộng mời chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma (đóng đô tại thành phố Dharamsala ở phía bắc Ấn Độ) trở lại bàn hội nghị để bàn về tương lai của Tây Tạng. Chẳng mấy chốc sau đó, hai ông Lodi Gyari và Kelsang Gyaltsen đại diện Ngài cùng với ba người phụ tá đến Trung Cộng.
Các buổi đàm phán sẽ không giải quyết vấn đề 50 năm tuổi mà nó bắt đầu bằng cuộc tị nạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau một nổi loạn thất bại chống quân Trung Cộng xâm lược vào năm 1959. Nhưng nhà cầm quyền của Chủ Tịch Hồ, chính là người từng chịu trách nhiệm về Tây Tạng trong cuối thập niên 1980, tỏ vẻ tha thiết muốn giúp phát triển miền này.
Quyển Tây Tạng Sau 50 Năm chứa đầy những ngạc nhiên về Lhasa, một thành phố trở nên sang trọng, được thiết kế một cách ngoạn mục với những con đường sáu lanes xe chạy và các cửa hàng bán sản phẩm có nhãn hiệu quốc tế. Nhưng ông Dewan viết “Chúng tôi không thấy một ai tỏ vẻ trung thành với người Trung Cộng.” Hai tác giả cũng nhận xét rằng người Tây Tạng vẫn còn bị loại ra ngoài những chức vụ quan trọng. Thí dụ, trong chín người giữ vị trí hàng đầu của Công Ty Phát Triển Khoáng Sản Tây Tạng, bảy người thuộc về Hán tộc, nhóm chủng tộc đông người nhất trong Trung Cộng. Trên giấy tờ, đứng đầu tỉnh Tây Tạng là một thống đốc gốc người Tây Tạng, ông Pema Thinley, nhưng quyền thế thật sự nằm trong tay Bí Thư Trương Thanh Lý, gốc Hán tộc. Hai tác giả cũng cho biết rằng nội trong gần 13 ngàn cửa tiệm, hàng quán ở Lhasa, chưa đến 300 thuộc về người Tây Tạng. Ông Dewan nói “Dù cho bị đe dọa hình phạt, người Tây Tạng tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Mặc dù dữ kiện về dân số của nhà cầm quyền Trung Cộng chối bỏ, những người lưu vong Tây Tạng cho biết gần 60 phần trăm của trên nửa triệu cư dân ở Lhasa là di dân Trung Cộng gốc Hán. Nhưng hai ông Dewan và Srivastava cho thấy đa số các quân nhân và công chức, và dân buôn bán người Trung Cộng không được tính trong kiểm tra dân số của Tây Tạng. Ông Dewan nói “Ai cũng thấy tài tử giai nhân Trung Cộng với quần là áo lượt ở khắp Lhasa.”
Rồi bỗng nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là vấn đề nhưng lại là một phần then chốt của giải pháp. Như chuyên gia về Tây Tạng và nhà văn Robert Thurman viết, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chìa khóa cho chủ quyền hợp pháp của Trung Cộng trên Tây Tạng như là một vùng tự trị của Trung Cộng bởi vì Ngài sẽ khuyến khích dân Tây Tạng ở lại trong trường hợp có trưng cầu ý kiến về độc lập. Sự lôi cuốn gia tăng của Ngài trong Trung Cộng cũng có thể giúp làm dịu cái bất mãn âm ỉ trong lòng dân Trung Cộng, những người chưa được diễm phúc đụng tay đến những phúc lợi đem đến bởi tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, và chính nó cũng tạo ra sự khao khát về tăng trưởng tinh thần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước vào tuổi 75 vào tháng 7. Ngài được dân Tây Tạng tôn thờ và khắp thế giới ngưỡng mộ. Bất cứ một thỏa thuận nào với Ngài cũng sẽ đem đến sự hợp pháp và ủng hộ chắc chắn và tối cần cho sự mong muốn của Trung Cộng. Và sự vắng mặt của Ngài sẽ báo hiệu cho cái thẩm quyền bất trắc và thiếu đạo đức đặt để trên dân Tây Tạng - điều này có thể ngăn trở mục tiêu của Trung Cộng để trở thành một siêu cường quốc tế.
Thật là ngây thơ nếu mong mỏi Chủ Tịch Hồ một sớm một chiều thu hồi chính sách Tây Tạng mà chính ông là cha đẻ và người thi hành trong bao nhiêu năm. Nhưng cũng không đến nỗi hoang tưởng cho lắm nếu thấy ông ta nhích từng tí một về hướng đó trong những năm sau cùng với cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, hoặc ngay cả xem ông tổ chức một buổi họp giáp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi mãn nhiệm. Điều đó không những làm ông trở nên một ứng viên nặng ký cho giải Nobel Hoà bình mà còn đem đến cho Trung Cộng sự tôn trọng và thán phục mà họ vô cùng thiếu thốn.
(Source: Sudip Mazumdar, Newsweek, http://www.newsweek.com/id/232606, Cymbidium, X-cafe lược dịch)