Chặng Thứ Tám
Ông Simon xứ Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.
(Lc 23:26)
Suy Niệm:
Ông ta từ ngoài đồng trở về có lẽ sau một vài giờ làm việc đồng áng. Đợi chờ ông ở nhà là những công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ: thật vậy, chiều xuống sẽ đánh dấu sự khởi đầu của ngày Sabbath khi những ánh sao đầu tiên lấp lánh trên bầu trời hoàng hôn. Ông ta tên là Simon; một người Do Thái; gốc Kyrênê, một thành phố nằm trên bờ biển Libya nơi có một cộng đoàn đông đảo những người Do Thái Hải Ngoại [23]. Đội lính Rôma áp giải Chúa Giêsu chặn ông lại và một lệnh cộc lốc được ban ra buộc ông đổi lộ trình để vác đỡ thánh giá cho người tử tội dở sống dở chết.
Ông Simon là người bộ hành tình cờ; ông không hề biết cuộc gặp gỡ ngoại thường ấy là thế nào. Như một người đã từng viết [24], “có biết bao nhiêu người dọc dài các thế kỷ đã muốn có mặt tại đó, vào chỗ của ông, để tình cờ đi ngang qua đúng vào thời điểm ấy. Nhưng đã quá trễ, chính ông đã có mặt vào lúc đó và qua dòng thời gian đã không nhường chỗ cho ai khác”. Ở đây chúng ta thấy mầu nhiệm gặp gỡ tình cờ với Thiên Chúa đã xảy ra cho biết bao cuộc đời. Thánh Tông Đồ Phaolô, đã bị Chúa Kitô chặn lại, nắm bắt và “chinh phục” [25] trên con đường Đamátcô. Và điều này dẫn đưa ngài đến một suy tư mới mẻ về những lời đầy kinh ngạc này của Thiên Chúa: “Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy”[26]
Thiên Chúa rình chờ chúng ta trên các nẻo đường đời. Đôi khi Ngài gõ cửa nhà và đòi ngồi cùng bàn ăn với chúng ta[27]. Ngay cả một cuộc gặp gỡ tình cờ như cuộc gặp gỡ với ông Simon xứ Kyrênê cũng có thể dẫn đến hồng ân hoán cải. Quả thật, Thánh Sử Máccô đã nêu danh tính hai người con ông Simon là Alexander và Rufus, đã trở thành những Kitô hữu [28]. Như thế, ông Simon trở thành biểu tượng cho mầu nhiệm gặp gỡ giữa ơn thánh Chúa và nỗ lực của con người. Thật thế, cuối cùng Thánh Sử đã mô tả ông như người môn đệ “vác đỡ thánh giá theo sau Chúa Giêsu” và tiến bước theo chân Chúa [29].
Từ việc bị cưỡng bách, cử chỉ của ông Simon đã biến thành biểu tượng của mọi hành vi liên đới với những người đau khổ, những người bị áp bức, những người mệt nhọc. Như thế con người xứ Kyrênê này tiêu biểu cho đoàn lũ đông đảo những người quảng đại, những thừa sai, những người Samaritanô nhân lành “không tránh qua lối khác mà đi” [30] nhưng cúi mình xuống giúp những người đau khổ, vác họ lên, và nâng đỡ họ. Trên đầu và trên vai ông Simon, đang oằn xuống dưới sức nặng của thánh giá, vang vọng lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” [31].
[23] x, Cv 2:10; 6:9; 13:1.
[24] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[25] Philip 3:12.
[26] Rm 10:20.
[27] x. Kh 3:20.
[28] x. Mc 15:21.
[29] x. Lc 9:23.
[30] x. Lc 10:30-37.
[31] Gl 6:2.
Ông Simon xứ Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.
(Lc 23:26)
Suy Niệm:
Ông ta từ ngoài đồng trở về có lẽ sau một vài giờ làm việc đồng áng. Đợi chờ ông ở nhà là những công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ: thật vậy, chiều xuống sẽ đánh dấu sự khởi đầu của ngày Sabbath khi những ánh sao đầu tiên lấp lánh trên bầu trời hoàng hôn. Ông ta tên là Simon; một người Do Thái; gốc Kyrênê, một thành phố nằm trên bờ biển Libya nơi có một cộng đoàn đông đảo những người Do Thái Hải Ngoại [23]. Đội lính Rôma áp giải Chúa Giêsu chặn ông lại và một lệnh cộc lốc được ban ra buộc ông đổi lộ trình để vác đỡ thánh giá cho người tử tội dở sống dở chết.
Ông Simon là người bộ hành tình cờ; ông không hề biết cuộc gặp gỡ ngoại thường ấy là thế nào. Như một người đã từng viết [24], “có biết bao nhiêu người dọc dài các thế kỷ đã muốn có mặt tại đó, vào chỗ của ông, để tình cờ đi ngang qua đúng vào thời điểm ấy. Nhưng đã quá trễ, chính ông đã có mặt vào lúc đó và qua dòng thời gian đã không nhường chỗ cho ai khác”. Ở đây chúng ta thấy mầu nhiệm gặp gỡ tình cờ với Thiên Chúa đã xảy ra cho biết bao cuộc đời. Thánh Tông Đồ Phaolô, đã bị Chúa Kitô chặn lại, nắm bắt và “chinh phục” [25] trên con đường Đamátcô. Và điều này dẫn đưa ngài đến một suy tư mới mẻ về những lời đầy kinh ngạc này của Thiên Chúa: “Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy”[26]
Thiên Chúa rình chờ chúng ta trên các nẻo đường đời. Đôi khi Ngài gõ cửa nhà và đòi ngồi cùng bàn ăn với chúng ta[27]. Ngay cả một cuộc gặp gỡ tình cờ như cuộc gặp gỡ với ông Simon xứ Kyrênê cũng có thể dẫn đến hồng ân hoán cải. Quả thật, Thánh Sử Máccô đã nêu danh tính hai người con ông Simon là Alexander và Rufus, đã trở thành những Kitô hữu [28]. Như thế, ông Simon trở thành biểu tượng cho mầu nhiệm gặp gỡ giữa ơn thánh Chúa và nỗ lực của con người. Thật thế, cuối cùng Thánh Sử đã mô tả ông như người môn đệ “vác đỡ thánh giá theo sau Chúa Giêsu” và tiến bước theo chân Chúa [29].
Từ việc bị cưỡng bách, cử chỉ của ông Simon đã biến thành biểu tượng của mọi hành vi liên đới với những người đau khổ, những người bị áp bức, những người mệt nhọc. Như thế con người xứ Kyrênê này tiêu biểu cho đoàn lũ đông đảo những người quảng đại, những thừa sai, những người Samaritanô nhân lành “không tránh qua lối khác mà đi” [30] nhưng cúi mình xuống giúp những người đau khổ, vác họ lên, và nâng đỡ họ. Trên đầu và trên vai ông Simon, đang oằn xuống dưới sức nặng của thánh giá, vang vọng lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” [31].
[23] x, Cv 2:10; 6:9; 13:1.
[24] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[25] Philip 3:12.
[26] Rm 10:20.
[27] x. Kh 3:20.
[28] x. Mc 15:21.
[29] x. Lc 9:23.
[30] x. Lc 10:30-37.
[31] Gl 6:2.