Không quá lời để nói rằng các bà mẹ đều thương con. Thỉnh thoảng báo chí có đăng tin bà này sinh xong bỏ con ngay bãi rác, khiến kiến cắn cháu bé gần chết; bà khác mê nhẩy đầm với bạn trai mới đến độ để con ở nhà qua đêm lạnh cóng, hàng xóm trông thấy nhẫn tâm không đành, gọi cảnh sát, nhưng những trường hợp đó chỉ là họa hoằn. Tuyệt đại đa số các bà mẹ đều thương con và thương con tuyệt đối.
Mẹ mong con hạnh phúc. Như một hồng ân tự nhiên, các bà mong con hạnh phúc. Nếu chẳng hơn thì ít ra cũng bằng mình. Không cần đi tìm đâu xa. Bà mẹ Việt Nam chúng ta đó. Nhịn ăn, nhịn mặc, tần tảo sớm hôm, miễn sao con khi còn bé mạnh khỏe, học hành tiến bộ là vui lắm rồi. Dưới tiểu học, con lãnh bằng ban khen từ nhà trường gửi về thì trân trọng lắm, dán ngay vào nơi “nhĩ mục quan chiêm,” mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nếu chẳng may con bị nóng đầu, sổ mũi, thì lo lắng, tìm cách cho con đi bác sĩ ngay. Con thích ăn món gì, cố gắng tìm ra cho bằng được. Nhìn con ăn ngon còn thấy hơn chính mình ăn. Con muốn uống nước ư? Chỉ cần nói “Mẹ ơi, con khát” là đang lái xe cũng cố gắng tìm chỗ mua nước ngọt, chọn đúng hiệu, đúng sở thích của con. Còn mình ư? Đi đường xa có khát khô cổ, ráng chờ thêm chút nữa, về nhà uống loong nước lấy từ chai lớn, chỉ để tiết kiệm vài mươi xu.
Lên trung học, mong sao con đừng bị bắt nạt và thua chị, kém anh. Người bản xứ sao họ lớn thế. Con mình cùng tuổi mà đứng cạnh bé tí. Không biết con mình có bị “đứa” khác “lấy thịt, đè người không?” Rồi còn tiếng Anh, tiếng u nữa. Mình dù sinh ra ở đây vẫn là ngoại quốc, cách diễn đạt sao bằng dân bản xứ. Con mình có được đối xử công bằng và đồng đều như người khác không? Thầy cô giáo có kỳ thị? Báo chí hằng ngày đăng đầy tin tức kỳ thị đấy. Bị kỳ thị như vậy, học hành cuối năm ra sao? Có ra trường xứng đáng với sự cố gắng hay không? Đấy là chưa kể các cơn cám dỗ từ bạn bè. Cứ nghe hai chữ băng đảng, cần sa, ma túy, chích choác là mẹ cứ thấy nhức cả đầu, và mong ước con ơi, đừng bao giờ, đừng bao giờ vướng vào chúng, con ơi.
Dù con có lớn khôn chừng nào, có khi hơn cả mẹ, thì trong đôi mắt mẹ, con luôn luôn là đứa con nhỏ của mẹ!
Mẹ không chỉ mong con hạnh phúc, mà còn cùng đồng hành với con trên đường đi tìm hạnh phúc. Cho nên không lấy làm lạ khi mẹ ước ao các con, đứa làm bác sĩ, đứa làm luật sư, nghĩa là những nghề nghiệp mà mẹ nghĩ con sẽ vừa được kính trọng, vừa “ăn trên, ngồi trốc,” và hạnh phúc. Trong các “nghề,” mà theo kinh nghiệm đường đời, mẹ thấy chức linh mục có giá trị hơn cả: không phải lo lắng của cải, vật chất, nhận “mọi sự” kính trọng đời này, cứu nhân độ thế. Đã vậy, đời sau lại hưởng phúc lộc cao cả trên thiên đàng. Cho nên không ngạc nhiên gì khi mẹ khuyên nhủ:
- “Đi tu đi, con ơi, ở ngoài đời khổ lắm con ạ. Nào là phải bon chen mới có miếng ăn, nào phải tranh dành mới sống.” Sau đó là một vài thí dụ cụ thể “Đấy con xem, bố sáng sớm đã phải dậy đi làm, tối mịt mới về nhà. May mà có mẹ lo lắng cho, chứ không thì giống như bác A, bác B, bác C; bác gái mới mất đấy. Cả cha lẫn con trông thật nhếch nhác. Ngoài đời khổ lắm con ơi!” Hoặc:
- “Con xem, bao nhiêu người kính trọng cha xứ. Ai cũng gọi ngài bằng cha. Của ngon vật lạ đem vào biếu cha. Tuy chỉ hy sinh không có gia đình, nhưng bù vào đấy, khối người kính trọng, yêu mến. Đi tu sướng lắm con ơi!
Con cái không dám “thắc mắc” vì thắc mắc đồng nghĩa với cãi, và thế nào cũng thành lớn chuyện: “Nhà rõ vô phúc, không có “máu” đi tu. “Nhà” đây nghĩa là đứa con không chịu đi tu, nhưng mà mẹ lại không tính mẹ vào chung với nhà. Hoặc “lười biếng, không chịu đi tu..” Đứa con “vô phúc”nào mà dám cả gan trêu ngươi “thế bố mẹ không đi tu, vậy thì có vừa lười, vừa vô phúc không?” thì chắc chắn đại chiến thế nào cũng bùng nổ. Từ chuyện đi tu sẽ chuyển sang chuyện lười biếng không đi làm; nếu đi làm thì sẽ bị coi là dốt nát vì lâu không lên lương như người khác; nếu vừa lên lương thì sẽ bị hạch hỏi là tiêu pha như phá, không biết hiếu thảo là gì. Còn nếu con không nói gì mà đánh bài “dĩ đào vi thượng sách” thì ít nhất thế nào cũng có màn thở vắn, than dài, làm mọi người trong “nhà” mất vui. Không dám hỏi, nhưng con cứ thắc mắc, tại sao bác A, bác B, bác C không có vợ thì trông nhếch nhác, còn cha không có vợ, thì không nhếch nhác và mọi người kính trọng!
Để yên lòng, mẹ muốn con đi tu ngay. Đi ngay thì hài lòng; không đi thì buồn phiền, cho rằng đó là lỗi của riêng mẹ hoặc tại nhà mình không có phúc. Đấy là chưa kể mẹ muốn con đi tu ngay vì:
- “Con ạ! Thôi đi tu đi con ơi. Khờ khạo như mày ở nhà chỉ tổ cho vợ con nó bắt nạt.” Và lại điệp khúc “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi”
Con phân vân: “Không biết các cha đi tu, có vì sợ bà vợ và mấy đứa con tương lai bắt nạt không nhỉ?” Lại thắc mắc! Cứ thắc mắc mà chẳng bao giờ dám nói. Đấy là chưa kể đến câu “Thế bố có bị mẹ bắt nạt không?” thì chắc chắn chỉ dám tự hỏi, rồi cười thầm.
Mẹ và có khi cả bố, mong muốn như vậy, cho nên ngày xưa nghe kể rằng, có người trốn nhà đi tu, bây giờ thì có người trốn nhà để khỏi đi tu, hoặc đi tu rồi không dám về, sợ bị mẹ hay bố đánh; đành đi tỵ nạn họ hàng, chờ bao giờ “tình hình chiến sự” yên ổn mới dám quay về. Đấy, chuyện tỵ nạn “chiến tranh” đã xẩy ra từ lâu chứ có phải mới đâu.
Đã thế, nhiều gia đình tưởng con tu xuất là cả một bầu trời tương lai cho con và cho gia đình xụp đổ. Mang tiếng tu xuất, ăn hại cơm nhà Đức Chúa Giời. Lậy Chúa tôi! Mai mốt có lấy vợ, lấy chồng cũng khó khăn. Ai mà chịu lấy mấy người tu xuất? Gàn dở lại ương ương. Hỡi ơi, câu truyện ông bà cố của thánh nữ Catarina đều thuộc hội “ta ru,” nghĩa là tu ra, sinh hạ 24 người con, trong đó có nữ thánh tiến sĩ, thì hình như không mấy ai nhắc nhở và ca tụng. Có lẽ sợ theo gương chăng? Nhưng không tu thì vẫn còn bao nhiêu cơ hội phục vụ Chúa và tha nhân cơ mà.
Theo thời gian, xem ra những lời khuyên như “Đi tu sướng lắm con ơi!” và “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi” không còn hiệu nghiệm. Bên Mỹ cũng như Việt Nam bây giờ đều thấy.. khác. Mẹ cũng thấy khác, cho nên lại đi vào một cực đoan: “Thôi, nó muốn làm gì thì làm.” Vào thời điểm mà “tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái lọng che thân, là cán cân công lý” và cũng vào lúc một vài nghiên cứu cho biết, sống độc thân rất dễ bị bệnh mất thăng bằng thần kinh!!! thì từ đó, mẹ đâm ra sợ, không nhắc nhở đến truyện tu trì nữa. Cho nên, chẳng ai lấy làm lạ khi các cuộc thăm dò cho biết, chỉ có khoảng 14% tân linh mục tại Hoa kỳ nói, các ngài đi tu nhờ gia đình khuyến khích. Chẳng bù cho 60 năm về trước, con số lên đến 52%. Thực ra, không có gì sai lầm với cuộc thăm dò. Đây là chuyện trà dư tửu hậu và loại “xưa rồi, Diễm ơi,” mà ai cũng đã biết; nhưng vào thời điểm này, đôi khi trở nên nóng bỏng. Thăm dò thì đúng, nhưng áp dụng cho đối tượng thì sai. Cuộc nghiên cứu dựa trên các ông bà độc thân, mà đa số đều là độc thân tại chỗ, bất đắc dĩ; còn mấy người đi tu là vì lý tưởng, thì làm sao giống nhau? Chẳng khác gì đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Vấn đề nên lưu ý là nếu đi tu mà chỉ còn 14% do gia đình khuyến khích, thì còn nên nói gia đình là vườn ươm trồng ơn gọi nữa chăng? Hay gia đình vô tình trở thành đất có nhiều gai mà cây lúa không mọc lên trong dụ ngôn người gieo giống?
Đọc lại Thánh-Kinh, câu truyện Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu trong hội đường, nhiều khi được nhắc nhở như câu truyện đẹp cha mẹ dành cho con, nhưng nhiều người quên rằng để có câu truyện ấy, Đức Mẹ và thánh Giuse trong vai trò cha mẹ phải chuẩn bị thế nào. Chuyện gì xẩy ra nếu hai vị trở lại thành Giêrusalem và không tìm ra trẻ Giêsu nữa? Hoặc may mắn hơn nếu thấy Chúa Giêsu đang bắn chim hoặc đang bắn bi với các bé khác? Chuyện này có thể xẩy ra lắm chứ? Ai cấm một em nhỏ 12 tuổi tham gia các trò chơi lành mạnh với bạn bè đồng lứa tuổi? Cũng dễ hiểu và chấp nhận được, nếu Phúc âm thuật lại Đức Mẹ tìm thấy trẻ Giêsu đang vừa đi vừa khóc ngoài chợ, vì thất lạc cha mẹ, vì đói khát, vì lo lắng. Dù 12 tuổi, bé Giêsu vẫn là trẻ nhỏ giữa chốn thị thành đông đúc của thủ đô một nước. Nhưng các ngài đã thấy Chúa trong đền thờ đang thảo luận với các thầy luật sĩ. Điều này nghĩa là gì? Khi giải thích đoạn văn trên, các nhà thần học gia thường chú trọng đến sự thông thái của Chúa, đến việc Chúa tranh luận, có lẽ dậy dỗ, các vị lãnh đạo dân Do thái thời đó. Nhưng trên khía cạnh giáo dục gia đình, có thể khẳng định cách chắn chắn rằng trẻ con hay lai vãng những nơi nào các em quen thuộc và thoải mái nhất. Do dó, không ai ngạc nhiên khi ngày nay, đi vào siêu thị, các em thích nhất là gian hàng đồ chơi; vào tiệm ăn, chọn món ăn thích nhất. Vậy, việc Chúa ở lại trong đền thờ chính là vì Ngài thấy quen thuộc với không khí đền thờ. Nhờ đâu Ngài quen thuộc với không khí đền thờ? Câu trả lời thật dễ dàng và rõ ràng và dễ dàng: Vì cha mẹ Ngài, thánh Giuse và thánh Maria thường xuyên đến đền thờ và đưa Ngài đến đền thờ. Mẹ Maria đã ươm trẻ Giêsu quen thuộc với khung cảnh đền thờ địa phương ngay từ thuở thơ ấu. Mẹ đã giáo dục con tuân theo luật khi cùng con lên đền thờ cả tại Gierusalem. Chính đời sống đạo đức của Mẹ làm tươi tốt và dưỡng nuôi tâm tư con. Mẹ cũng biết vậy, nên khi trở lại thủ đô, Mẹ và thánh Giuse đến thẳng đền thờ. Mẹ biết sẽ gặp con mình ở đó. Chúa Giêsu cũng không đi đâu xa. Ngài biết cha mẹ sẽ đi tìm và sẽ gặp mình tại đền thờ.
Bây giờ, các bậc cha mẹ muốn ươm và trồng cây cách nào đây? Trước hết, nên ôn lại chuyện cũ. Thuở xưa, có lẽ mẹ và gia đình, bên cạnh vai trò ươm và trồng, đã quá vội vã bắt cây phải mọc lên ngay chăng? Khoa tâm lý học cho biết, mọi người đều ẩn dấu giấc mộng trường sinh. Tần Thủy Hoàng sai các đạo sĩ đi tìm thuốc trường sinh. Cụ Nguyễn Du mong muốn mình sống mãi với thế hệ mai sau qua các tác phẩm, nên đã thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Ba trăm năm nữa, còn có ai khóc mình chăng? Đạo Hiếu của người Việt Nam chúng ta cũng mong muốn con cháu sẽ tiếp tục nhớ mà cầu nguyện cho ông bà, cho mình, chứ không phải chết là hết. Muốn sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng cũng là giấc mộng trường sinh. Giấc mộng trường sinh thực tế nhất kéo dài qua con cái, cháu chắt. Nói cho dễ hiểu, ai nấy đều muốn thấy “gien” của mình tồn tại.
Vậy, bây giờ nếu con cái có người làm bác sĩ, kỹ sư -là những ngành nghề “ngồi mát ăn bát vàng,” “có kẻ hầu người hạ”- thì điều này chứng tỏ con mình có gien tốt. Gien tốt bởi đâu là ra? Bởi bố, bởi mẹ mà ra. Con giỏi thì mẹ thơm lây. Ngày xưa mình không làm ông nọ bà kia, là vì không có cơ hội, chứ thực ra gien mình là loại thông minh, quý tộc, cao cấp. Khổ nỗi, khi cha và mẹ mong con như vậy, thực ra là ước mơ cho mình và mong thỏa mãn tự ái, chứ chưa chắc đã làm cho con hạnh phúc. Nhiều ông bà bác sĩ, luật sư, kỹ sư mặt mũi lúc nào cũng như bị táo bón, trầm cảm, vì “nạn nhân” có thấy thư giãn và an vui với nghề đã chọn đâu? Có điều đổi nghề cũng khó, không lẽ đang làm bác sĩ trở thành người bán hàng rong “dưới trời quên lãng”, cho tự do hơn? Rồi còn gia đình, còn con cái. Biết tính sao khi đổi nghề?
Vì thế, cách hay nhất và tốt nhất là giúp con tìm ra hướng đi, vừa hợp khả năng, vừa thấy bình an, hạnh phúc. Nhưng cách nào đây? Hay nhất là dựa vào các bảng thăm dò thống kê về đi tu. Khi hỏi tại sao làm linh mục, chỉ có 12% muốn tìm bình an trong tâm hồn và đời sống; 78% trả lời: “phục vụ tha nhân và Chúa.” Câu trả lời này đúng không chỉ với nam mà còn nữ tu nữa. Thật tuyệt vời. Phục vụ là mấu chốt, như lời Chúa nói: “Con người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ.”
Hình như Chúa đã tiềm ẩn trong lòng nhiều người tâm tình phục vụ. Trong cuộc thăm dò nơi các em học sinh lớp 4 tại Hoa kỳ, tức là lớp tuổi còn nhỏ, nhưng sắp bước lên trung học, và bắt đầu biết suy tư; thì rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi tương lai lớn lên, các em thích làm nghề gì? 67% làm lính cứu hỏa và nhân viên cứu thương, 21% làm bác sĩ. A! Đó là mấu chốt. Trên màn ảnh vô tuyến, các em thấy những tấm gương tốt đẹp của lính cứu hỏa, nhân viên cứu thương và bác sĩ, lo lắng cứu giúp nạn nhân. Rõ ràng, ngay tại quốc gia giầu có nhất thế giới, nơi tiền bạc và hưởng thụ được đề cao như hạnh phúc, các em muốn phục vụ.
Gia đình là vườn ươm cây qua bậc cha mẹ sống đời đạo đức. Việt Nam có câu “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” thật đúng. Bậc cha mẹ sống đời đạo đức, chịu khó đi nhà thờ, sinh hoạt Công giáo tiến hành, đọc kinh cầu nguyện tại gia, là những phương cách khiến vườn ươm trồng ơn gọi dễ nẩy nở và phát triển. Hạt giống truyền giáo, hạt giống ơn gọi, sau khi gieo nơi đất tốt, sẽ dần dần nẩy mầm qua tấm gương phục vụ. Phục vụ mang lại hạnh phúc và bình an cho cả người thi hành cũng như người nhận.
Tang ma, cưới hỏi, an ủi bệnh nhân, thăm viếng người ốm trong nhà thương là những tấm gương rõ nét và dễ dàng nhất, giúp các em nhận ra tầm quan trọng của phục vụ. Bậc làm cha mẹ qua những biến cố đó gieo hạt trong tâm hồn các em. Thay vì câu hỏi hướng về lợi nhuận là những câu hướng về phục vụ: “Con thấy cha xức dầu cho cụ A, B, C, đó; con có muốn mai mốt giống cha không?” hoặc “Cha đến thăm ông, bà đấy, con có thấy ông, bà vui hơn không? Mai mốt con mà làm cha, đến thăm ông, bà, thì ông, bà còn vui hơn nữa.” Có rất nhiều dịp phục vụ và đương nhiên, có rất nhiều dịp mời gọi con cháu mình phục vụ trong thiên chức linh mục.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng qua tiến trình gieo hạt giống và ươm trồng ơn gọi. Chúng ta giải thích, trình bầy, nâng đỡ nhưng không đề cao quá mức thực tế khiến người nghe đâm ra sợ và thấy thiếu thực tế. Hãy để con cháu quyết định, hãy để Chúa cùng tham gia vào tiến trình phát triển hạt giống ơn gọi với chúng ta. Đừng đóng vai trò thay Chúa, bắt ơn gọi phải mọc ngay và mọc nhanh theo ý mình. Gieo hạt, ươm trồng, tạo ra đất tốt là bổn phận của gia đình, còn để hạt lớn lên và trưởng thành là của Chúa.
Như ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang và ươm vị linh mục đời đời là Đức Giêsu trong cung lòng của mình, thì ngày nay, gia đình cũng sẽ là vườn cây tốt mà nơi đó có các bậc phụ huynh, nhất là bà mẹ là người làm vườn.
Mẹ ươm linh mục.
Mẹ mong con hạnh phúc. Như một hồng ân tự nhiên, các bà mong con hạnh phúc. Nếu chẳng hơn thì ít ra cũng bằng mình. Không cần đi tìm đâu xa. Bà mẹ Việt Nam chúng ta đó. Nhịn ăn, nhịn mặc, tần tảo sớm hôm, miễn sao con khi còn bé mạnh khỏe, học hành tiến bộ là vui lắm rồi. Dưới tiểu học, con lãnh bằng ban khen từ nhà trường gửi về thì trân trọng lắm, dán ngay vào nơi “nhĩ mục quan chiêm,” mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nếu chẳng may con bị nóng đầu, sổ mũi, thì lo lắng, tìm cách cho con đi bác sĩ ngay. Con thích ăn món gì, cố gắng tìm ra cho bằng được. Nhìn con ăn ngon còn thấy hơn chính mình ăn. Con muốn uống nước ư? Chỉ cần nói “Mẹ ơi, con khát” là đang lái xe cũng cố gắng tìm chỗ mua nước ngọt, chọn đúng hiệu, đúng sở thích của con. Còn mình ư? Đi đường xa có khát khô cổ, ráng chờ thêm chút nữa, về nhà uống loong nước lấy từ chai lớn, chỉ để tiết kiệm vài mươi xu.
Lên trung học, mong sao con đừng bị bắt nạt và thua chị, kém anh. Người bản xứ sao họ lớn thế. Con mình cùng tuổi mà đứng cạnh bé tí. Không biết con mình có bị “đứa” khác “lấy thịt, đè người không?” Rồi còn tiếng Anh, tiếng u nữa. Mình dù sinh ra ở đây vẫn là ngoại quốc, cách diễn đạt sao bằng dân bản xứ. Con mình có được đối xử công bằng và đồng đều như người khác không? Thầy cô giáo có kỳ thị? Báo chí hằng ngày đăng đầy tin tức kỳ thị đấy. Bị kỳ thị như vậy, học hành cuối năm ra sao? Có ra trường xứng đáng với sự cố gắng hay không? Đấy là chưa kể các cơn cám dỗ từ bạn bè. Cứ nghe hai chữ băng đảng, cần sa, ma túy, chích choác là mẹ cứ thấy nhức cả đầu, và mong ước con ơi, đừng bao giờ, đừng bao giờ vướng vào chúng, con ơi.
Dù con có lớn khôn chừng nào, có khi hơn cả mẹ, thì trong đôi mắt mẹ, con luôn luôn là đứa con nhỏ của mẹ!
Mẹ không chỉ mong con hạnh phúc, mà còn cùng đồng hành với con trên đường đi tìm hạnh phúc. Cho nên không lấy làm lạ khi mẹ ước ao các con, đứa làm bác sĩ, đứa làm luật sư, nghĩa là những nghề nghiệp mà mẹ nghĩ con sẽ vừa được kính trọng, vừa “ăn trên, ngồi trốc,” và hạnh phúc. Trong các “nghề,” mà theo kinh nghiệm đường đời, mẹ thấy chức linh mục có giá trị hơn cả: không phải lo lắng của cải, vật chất, nhận “mọi sự” kính trọng đời này, cứu nhân độ thế. Đã vậy, đời sau lại hưởng phúc lộc cao cả trên thiên đàng. Cho nên không ngạc nhiên gì khi mẹ khuyên nhủ:
- “Đi tu đi, con ơi, ở ngoài đời khổ lắm con ạ. Nào là phải bon chen mới có miếng ăn, nào phải tranh dành mới sống.” Sau đó là một vài thí dụ cụ thể “Đấy con xem, bố sáng sớm đã phải dậy đi làm, tối mịt mới về nhà. May mà có mẹ lo lắng cho, chứ không thì giống như bác A, bác B, bác C; bác gái mới mất đấy. Cả cha lẫn con trông thật nhếch nhác. Ngoài đời khổ lắm con ơi!” Hoặc:
- “Con xem, bao nhiêu người kính trọng cha xứ. Ai cũng gọi ngài bằng cha. Của ngon vật lạ đem vào biếu cha. Tuy chỉ hy sinh không có gia đình, nhưng bù vào đấy, khối người kính trọng, yêu mến. Đi tu sướng lắm con ơi!
Con cái không dám “thắc mắc” vì thắc mắc đồng nghĩa với cãi, và thế nào cũng thành lớn chuyện: “Nhà rõ vô phúc, không có “máu” đi tu. “Nhà” đây nghĩa là đứa con không chịu đi tu, nhưng mà mẹ lại không tính mẹ vào chung với nhà. Hoặc “lười biếng, không chịu đi tu..” Đứa con “vô phúc”nào mà dám cả gan trêu ngươi “thế bố mẹ không đi tu, vậy thì có vừa lười, vừa vô phúc không?” thì chắc chắn đại chiến thế nào cũng bùng nổ. Từ chuyện đi tu sẽ chuyển sang chuyện lười biếng không đi làm; nếu đi làm thì sẽ bị coi là dốt nát vì lâu không lên lương như người khác; nếu vừa lên lương thì sẽ bị hạch hỏi là tiêu pha như phá, không biết hiếu thảo là gì. Còn nếu con không nói gì mà đánh bài “dĩ đào vi thượng sách” thì ít nhất thế nào cũng có màn thở vắn, than dài, làm mọi người trong “nhà” mất vui. Không dám hỏi, nhưng con cứ thắc mắc, tại sao bác A, bác B, bác C không có vợ thì trông nhếch nhác, còn cha không có vợ, thì không nhếch nhác và mọi người kính trọng!
Để yên lòng, mẹ muốn con đi tu ngay. Đi ngay thì hài lòng; không đi thì buồn phiền, cho rằng đó là lỗi của riêng mẹ hoặc tại nhà mình không có phúc. Đấy là chưa kể mẹ muốn con đi tu ngay vì:
- “Con ạ! Thôi đi tu đi con ơi. Khờ khạo như mày ở nhà chỉ tổ cho vợ con nó bắt nạt.” Và lại điệp khúc “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi”
Con phân vân: “Không biết các cha đi tu, có vì sợ bà vợ và mấy đứa con tương lai bắt nạt không nhỉ?” Lại thắc mắc! Cứ thắc mắc mà chẳng bao giờ dám nói. Đấy là chưa kể đến câu “Thế bố có bị mẹ bắt nạt không?” thì chắc chắn chỉ dám tự hỏi, rồi cười thầm.
Mẹ và có khi cả bố, mong muốn như vậy, cho nên ngày xưa nghe kể rằng, có người trốn nhà đi tu, bây giờ thì có người trốn nhà để khỏi đi tu, hoặc đi tu rồi không dám về, sợ bị mẹ hay bố đánh; đành đi tỵ nạn họ hàng, chờ bao giờ “tình hình chiến sự” yên ổn mới dám quay về. Đấy, chuyện tỵ nạn “chiến tranh” đã xẩy ra từ lâu chứ có phải mới đâu.
Đã thế, nhiều gia đình tưởng con tu xuất là cả một bầu trời tương lai cho con và cho gia đình xụp đổ. Mang tiếng tu xuất, ăn hại cơm nhà Đức Chúa Giời. Lậy Chúa tôi! Mai mốt có lấy vợ, lấy chồng cũng khó khăn. Ai mà chịu lấy mấy người tu xuất? Gàn dở lại ương ương. Hỡi ơi, câu truyện ông bà cố của thánh nữ Catarina đều thuộc hội “ta ru,” nghĩa là tu ra, sinh hạ 24 người con, trong đó có nữ thánh tiến sĩ, thì hình như không mấy ai nhắc nhở và ca tụng. Có lẽ sợ theo gương chăng? Nhưng không tu thì vẫn còn bao nhiêu cơ hội phục vụ Chúa và tha nhân cơ mà.
Theo thời gian, xem ra những lời khuyên như “Đi tu sướng lắm con ơi!” và “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi” không còn hiệu nghiệm. Bên Mỹ cũng như Việt Nam bây giờ đều thấy.. khác. Mẹ cũng thấy khác, cho nên lại đi vào một cực đoan: “Thôi, nó muốn làm gì thì làm.” Vào thời điểm mà “tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái lọng che thân, là cán cân công lý” và cũng vào lúc một vài nghiên cứu cho biết, sống độc thân rất dễ bị bệnh mất thăng bằng thần kinh!!! thì từ đó, mẹ đâm ra sợ, không nhắc nhở đến truyện tu trì nữa. Cho nên, chẳng ai lấy làm lạ khi các cuộc thăm dò cho biết, chỉ có khoảng 14% tân linh mục tại Hoa kỳ nói, các ngài đi tu nhờ gia đình khuyến khích. Chẳng bù cho 60 năm về trước, con số lên đến 52%. Thực ra, không có gì sai lầm với cuộc thăm dò. Đây là chuyện trà dư tửu hậu và loại “xưa rồi, Diễm ơi,” mà ai cũng đã biết; nhưng vào thời điểm này, đôi khi trở nên nóng bỏng. Thăm dò thì đúng, nhưng áp dụng cho đối tượng thì sai. Cuộc nghiên cứu dựa trên các ông bà độc thân, mà đa số đều là độc thân tại chỗ, bất đắc dĩ; còn mấy người đi tu là vì lý tưởng, thì làm sao giống nhau? Chẳng khác gì đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Vấn đề nên lưu ý là nếu đi tu mà chỉ còn 14% do gia đình khuyến khích, thì còn nên nói gia đình là vườn ươm trồng ơn gọi nữa chăng? Hay gia đình vô tình trở thành đất có nhiều gai mà cây lúa không mọc lên trong dụ ngôn người gieo giống?
Đọc lại Thánh-Kinh, câu truyện Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu trong hội đường, nhiều khi được nhắc nhở như câu truyện đẹp cha mẹ dành cho con, nhưng nhiều người quên rằng để có câu truyện ấy, Đức Mẹ và thánh Giuse trong vai trò cha mẹ phải chuẩn bị thế nào. Chuyện gì xẩy ra nếu hai vị trở lại thành Giêrusalem và không tìm ra trẻ Giêsu nữa? Hoặc may mắn hơn nếu thấy Chúa Giêsu đang bắn chim hoặc đang bắn bi với các bé khác? Chuyện này có thể xẩy ra lắm chứ? Ai cấm một em nhỏ 12 tuổi tham gia các trò chơi lành mạnh với bạn bè đồng lứa tuổi? Cũng dễ hiểu và chấp nhận được, nếu Phúc âm thuật lại Đức Mẹ tìm thấy trẻ Giêsu đang vừa đi vừa khóc ngoài chợ, vì thất lạc cha mẹ, vì đói khát, vì lo lắng. Dù 12 tuổi, bé Giêsu vẫn là trẻ nhỏ giữa chốn thị thành đông đúc của thủ đô một nước. Nhưng các ngài đã thấy Chúa trong đền thờ đang thảo luận với các thầy luật sĩ. Điều này nghĩa là gì? Khi giải thích đoạn văn trên, các nhà thần học gia thường chú trọng đến sự thông thái của Chúa, đến việc Chúa tranh luận, có lẽ dậy dỗ, các vị lãnh đạo dân Do thái thời đó. Nhưng trên khía cạnh giáo dục gia đình, có thể khẳng định cách chắn chắn rằng trẻ con hay lai vãng những nơi nào các em quen thuộc và thoải mái nhất. Do dó, không ai ngạc nhiên khi ngày nay, đi vào siêu thị, các em thích nhất là gian hàng đồ chơi; vào tiệm ăn, chọn món ăn thích nhất. Vậy, việc Chúa ở lại trong đền thờ chính là vì Ngài thấy quen thuộc với không khí đền thờ. Nhờ đâu Ngài quen thuộc với không khí đền thờ? Câu trả lời thật dễ dàng và rõ ràng và dễ dàng: Vì cha mẹ Ngài, thánh Giuse và thánh Maria thường xuyên đến đền thờ và đưa Ngài đến đền thờ. Mẹ Maria đã ươm trẻ Giêsu quen thuộc với khung cảnh đền thờ địa phương ngay từ thuở thơ ấu. Mẹ đã giáo dục con tuân theo luật khi cùng con lên đền thờ cả tại Gierusalem. Chính đời sống đạo đức của Mẹ làm tươi tốt và dưỡng nuôi tâm tư con. Mẹ cũng biết vậy, nên khi trở lại thủ đô, Mẹ và thánh Giuse đến thẳng đền thờ. Mẹ biết sẽ gặp con mình ở đó. Chúa Giêsu cũng không đi đâu xa. Ngài biết cha mẹ sẽ đi tìm và sẽ gặp mình tại đền thờ.
Bây giờ, các bậc cha mẹ muốn ươm và trồng cây cách nào đây? Trước hết, nên ôn lại chuyện cũ. Thuở xưa, có lẽ mẹ và gia đình, bên cạnh vai trò ươm và trồng, đã quá vội vã bắt cây phải mọc lên ngay chăng? Khoa tâm lý học cho biết, mọi người đều ẩn dấu giấc mộng trường sinh. Tần Thủy Hoàng sai các đạo sĩ đi tìm thuốc trường sinh. Cụ Nguyễn Du mong muốn mình sống mãi với thế hệ mai sau qua các tác phẩm, nên đã thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Ba trăm năm nữa, còn có ai khóc mình chăng? Đạo Hiếu của người Việt Nam chúng ta cũng mong muốn con cháu sẽ tiếp tục nhớ mà cầu nguyện cho ông bà, cho mình, chứ không phải chết là hết. Muốn sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng cũng là giấc mộng trường sinh. Giấc mộng trường sinh thực tế nhất kéo dài qua con cái, cháu chắt. Nói cho dễ hiểu, ai nấy đều muốn thấy “gien” của mình tồn tại.
Vậy, bây giờ nếu con cái có người làm bác sĩ, kỹ sư -là những ngành nghề “ngồi mát ăn bát vàng,” “có kẻ hầu người hạ”- thì điều này chứng tỏ con mình có gien tốt. Gien tốt bởi đâu là ra? Bởi bố, bởi mẹ mà ra. Con giỏi thì mẹ thơm lây. Ngày xưa mình không làm ông nọ bà kia, là vì không có cơ hội, chứ thực ra gien mình là loại thông minh, quý tộc, cao cấp. Khổ nỗi, khi cha và mẹ mong con như vậy, thực ra là ước mơ cho mình và mong thỏa mãn tự ái, chứ chưa chắc đã làm cho con hạnh phúc. Nhiều ông bà bác sĩ, luật sư, kỹ sư mặt mũi lúc nào cũng như bị táo bón, trầm cảm, vì “nạn nhân” có thấy thư giãn và an vui với nghề đã chọn đâu? Có điều đổi nghề cũng khó, không lẽ đang làm bác sĩ trở thành người bán hàng rong “dưới trời quên lãng”, cho tự do hơn? Rồi còn gia đình, còn con cái. Biết tính sao khi đổi nghề?
Vì thế, cách hay nhất và tốt nhất là giúp con tìm ra hướng đi, vừa hợp khả năng, vừa thấy bình an, hạnh phúc. Nhưng cách nào đây? Hay nhất là dựa vào các bảng thăm dò thống kê về đi tu. Khi hỏi tại sao làm linh mục, chỉ có 12% muốn tìm bình an trong tâm hồn và đời sống; 78% trả lời: “phục vụ tha nhân và Chúa.” Câu trả lời này đúng không chỉ với nam mà còn nữ tu nữa. Thật tuyệt vời. Phục vụ là mấu chốt, như lời Chúa nói: “Con người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ.”
Hình như Chúa đã tiềm ẩn trong lòng nhiều người tâm tình phục vụ. Trong cuộc thăm dò nơi các em học sinh lớp 4 tại Hoa kỳ, tức là lớp tuổi còn nhỏ, nhưng sắp bước lên trung học, và bắt đầu biết suy tư; thì rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi tương lai lớn lên, các em thích làm nghề gì? 67% làm lính cứu hỏa và nhân viên cứu thương, 21% làm bác sĩ. A! Đó là mấu chốt. Trên màn ảnh vô tuyến, các em thấy những tấm gương tốt đẹp của lính cứu hỏa, nhân viên cứu thương và bác sĩ, lo lắng cứu giúp nạn nhân. Rõ ràng, ngay tại quốc gia giầu có nhất thế giới, nơi tiền bạc và hưởng thụ được đề cao như hạnh phúc, các em muốn phục vụ.
Gia đình là vườn ươm cây qua bậc cha mẹ sống đời đạo đức. Việt Nam có câu “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” thật đúng. Bậc cha mẹ sống đời đạo đức, chịu khó đi nhà thờ, sinh hoạt Công giáo tiến hành, đọc kinh cầu nguyện tại gia, là những phương cách khiến vườn ươm trồng ơn gọi dễ nẩy nở và phát triển. Hạt giống truyền giáo, hạt giống ơn gọi, sau khi gieo nơi đất tốt, sẽ dần dần nẩy mầm qua tấm gương phục vụ. Phục vụ mang lại hạnh phúc và bình an cho cả người thi hành cũng như người nhận.
Tang ma, cưới hỏi, an ủi bệnh nhân, thăm viếng người ốm trong nhà thương là những tấm gương rõ nét và dễ dàng nhất, giúp các em nhận ra tầm quan trọng của phục vụ. Bậc làm cha mẹ qua những biến cố đó gieo hạt trong tâm hồn các em. Thay vì câu hỏi hướng về lợi nhuận là những câu hướng về phục vụ: “Con thấy cha xức dầu cho cụ A, B, C, đó; con có muốn mai mốt giống cha không?” hoặc “Cha đến thăm ông, bà đấy, con có thấy ông, bà vui hơn không? Mai mốt con mà làm cha, đến thăm ông, bà, thì ông, bà còn vui hơn nữa.” Có rất nhiều dịp phục vụ và đương nhiên, có rất nhiều dịp mời gọi con cháu mình phục vụ trong thiên chức linh mục.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng qua tiến trình gieo hạt giống và ươm trồng ơn gọi. Chúng ta giải thích, trình bầy, nâng đỡ nhưng không đề cao quá mức thực tế khiến người nghe đâm ra sợ và thấy thiếu thực tế. Hãy để con cháu quyết định, hãy để Chúa cùng tham gia vào tiến trình phát triển hạt giống ơn gọi với chúng ta. Đừng đóng vai trò thay Chúa, bắt ơn gọi phải mọc ngay và mọc nhanh theo ý mình. Gieo hạt, ươm trồng, tạo ra đất tốt là bổn phận của gia đình, còn để hạt lớn lên và trưởng thành là của Chúa.
Như ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang và ươm vị linh mục đời đời là Đức Giêsu trong cung lòng của mình, thì ngày nay, gia đình cũng sẽ là vườn cây tốt mà nơi đó có các bậc phụ huynh, nhất là bà mẹ là người làm vườn.
Mẹ ươm linh mục.