TÌNH YÊU HÔN NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN NHÂN HỌC KITÔ GIÁO
Ngày 19/12/2009 buổi học tuần thứ sáu, các học viên được cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về đề tài:
Bài 6) HÔN NHÂN – BÍ TÍCH ƠN CỨU ĐỘ.
A) TÍNH BÍ TÍCH VÀ BÍ TÍCH.
Bí tích là dấu chỉ khả giác để diễn tả một thực tại vô hình ngang qua dấu chỉ hữu hình mà ta có thể chạm tới được. Bí tích còn là một dấu chỉ hữu hiệu, một dấu chỉ có hiệu năng, hiệu quả mời gọi con người tham dự vào sự sống thần linh, sự sống đời đời của Thiên Chúa, sự sống đó không tách lìa sự sống trần gian.
Hôn nhân là một cuộc hành trình dài đối với từng đôi vợ chồng để thể hiện tính bí tích của họ. Hôn nhân Kitô giáo là một bí tích vì tuy lưu ý tới thế tục nhưng trong đó có sự ẩn hiện của thần linh, là dấu chỉ của ơn cứu độ, là phản ánh chính tình yêu và bản thân của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đức Giêsu Kitô là bí tích đầu tiên, Ngài là bí tích của Thiên Chúa Cha “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14, 9), vì thế chạm tới được Đức Kitô là chạm tới Chúa Cha, chạm tới ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tin vào Đức Kitô là tin Ngài là trung gian giữa thế giới vô hình và hữu hình, và niềm hạnh phúc của ta những kẻ tin Ngài là có Đấng Emmanuel đang ở giữa chúng ta, ở ngay trong chúng ta. Khi người Kitô hữu tham dự vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh thể là tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Phục Sinh “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Thiên Chúa luôn hiện diện và ở giữa những cộng đoàn nhân danh Ngài mà quy tụ lại, đó chính là Hội Thánh, là những chi thể được hội tụ lại trong cùng một thân thể, mà Hội Thánh là nhiệm thể, là bí tích của Đức Kitô. Bí tích nối kết giữa thiêng và tục, giữa phàm nhân và Thiên Chúa, là dấu chỉ hữu hình mầu nhiệm về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Niềm vui của chúng ta là Chúa Kitô phục sinh luôn hiện diện và cùng đồng hành với chúng ta.
Như thế, mỗi đôi vợ chồng, xét như đích thực là lứa đôi, là dấu chỉ, là bí tích của tình yêu Thiên Chúa. Mỗi đôi bạn có khả năng luôn tiến bước trên con đường hướng tới tình yêu hoàn hảo, là hình ảnh năng động và sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp thông trong tình yêu.
Bí tích hôn nhân Kitô giáo chỉ có nghĩa trong Đức Kitô và trong Giáo hội, vốn được thực hiện ra trong một thực tại lịch sử cụ thể rõ ràng. Công đồng Vatican II (Hiến chế Gaudium et Spes, s. 48) có nói: “Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, được nâng đỡ và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu độ của giáo hội”. Và trong tông huấn Familiaris Consortio, 18, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đề cập đến: “Sự hiệp thông vợ chồng là hoa trái và là dấu chỉ của một đòi hỏi có tính nhân bản sâu sa. Nhưng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đòi hỏi lấy nhân bản này. Ngài củng cố, thanh luyện và nâng cao đòi hỏi đó bằng cách đưa nó đến kiện toàn với bí tích hôn phối”.
Như thế, hôn nhân Kitô giáo là hôn nhân của những người tin làm nên bí tích.
B) HÔN NHÂN QUA DÒNG LỊCH SỬ
Đức Giêsu đã khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly” (Mt 19, 6) khi có vài người Pharisiêu đến hỏi thử Người về việc bất khả phân ly của hôn nhân. Nhưng ngày nay, trong cái nhìn tiêu cực về pháp lý, người ta đã coi hôn nhân là sợi dây ràng buộc, sợi dây oan nghiệt và đã làm nhạt nhòa đi dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa và lên án giáo hội là khắt khe, không cho phép ly dị khi mà hai người không thể sống chung. Nếu ta chỉ tìm những lý lẽ của thế giới phàm tục thì không bao giờ ta hiểu được câu nói của Đức Giêsu trong Mt 19, 6.
Đức Giêsu đã đưa ra lập trường của Thiên Chúa từ thưở ban đầu khi tạo dựng nên con người có nam, có nữ và tình yêu nam nữ là dấu chỉ hữu hình về một tình yêu hiệp thông của cộng đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa.
Dẫu biết rằng khoảng cách tình yêu vợ chồng và Tình yêu Thiên Chúa là một khoảng cách xa diệu vợi, là một hố sâu. Ấy thế mà Thiên Chúa đã quyết định và đã chọn tình yêu nam nữ trong hôn nhân phản chiếu Tình yêu Thiên Chúa.
Trong các thế kỷ đầu tiên các Kitô hữu kết hôn với nhau giống như những người khác trong xã hội của họ, mà không đi đến nhà thờ. Từ thế kỷ thứ IV – V trở đi, ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo bắt đầu một quá trình thay đổi, chậm rãi mà phức tạp, trên bình diện văn hóa, thần học, nghi lễ, pháp lý, làm thay đổi cái nhìn lúc ban đầu và đạt tới đỉnh điểm ở công đồng Trentô ( 1545 – 1563), sắc lệnh Tamétsi tuyên bố: “Từ nay mọi Kitô hữu kết hôn với nhau phải được cử hành trước mặt người đại diện giáo hội, kèm theo những quy định và ràng buộc, không bị cản trở theo luật hôn nhân. Và những cuộc hôn nhân trước đây của các Kitô hữu, mọi sự trao đổi ưng thuận vợ chồng của những người đã chịu phép rửa đều được thực hiện trong Đức Kitô, vẫn thành sự”.
Công đông Trentô hệ thống hóa các giáo thuyết đã triển khai ở các thế kỷ trước đó nhưng xác nhận sự đồng nhất giữa bí tích và khế ước. Với sắc lệnh Tamétsi công đồng qui định hình thức giáo luật bắt buộc phải có để cử hành thành sự một cuộc hôn nhân giữa những người tín hữu và đã khẳng định thẩm quyền duy nhất của Giáo hội trên thể chất hôn nhân.
Một vấn nạn được đặt ra. Vậy khi nào thì hôn nhân trở thành bí tích? Bí tích có ý nghĩa gì? Khi công đồng Trentô xác định những cuộc hôn nhân trước đây vẫn là bí tích và từ nay thì lại buộc các Kitô hữu kết hôn phải cử hành trong Chúa, trong luật giáo hội thì mới thành sự. Giáo hội có quyền hay không khi xác định như thế?
Thế là, bắt đầu nảy sinh một vấn đề mới cho thời gian sau đó làm cho tương quan giữa giáo luật và các hệ thống dân luật trở nên khó khăn hơn.
Suy tư thần học, giáo thuyết và mục vụ một cách vô tình khép chân trời của hôn nhân vào những góc nhìn hạn hẹp. Người ta chỉ chú ý đến các mặt xã hội, thể chế, pháp lý của hôn nhân Kitô giáo, và coi chúng là thực tại quan trọng nhất, coi hôn nhân có thể giản lược vào sự cử hành trước mặt vị cha xứ, như thể bậc sống hôn nhân gia đình có thể rút gọn lại chỉ còn như thực thi một hợp đồng. Bí tích thành sự đâu phải chỉ là lúc hai người công bố trong nhà thờ, lúc đó mới chỉ là bắt đầu, còn cả một quá trình dài trong suốt cuộc đời, khi họ nỗ lực yêu thương nhau, hiệp thông với nhau trong đời sống hằng ngày.
Như thế, chúng ta phải đối mặt với một nền thần học về hôn nhân chỉ dừng lại ở triển khai ưu tiên các phạm trù pháp lý và luân lý (tính khế ước, bất khả phân ly, quyền và nghĩa vụ...v..v...) hơn là thánh kinh (giao ước, tình yêu, dâng hiến, mầu nhiệm Vượt Qua, niềm vui). Chúng ta đang đứng trước một Giáo hội chỉ chú ý đến kiểm soát định chế hôn nhân hơn là sự sống động của hôn nhân trong đức tin, chú ý đến tương quan giữa bí tích và xã hội dân sự hơn là tương quan giữa bí tích và cộng đoàn giáo hội.
Công đồng Vatican II (1962 – số 48 – 52) đã phục hồi lại toàn bộ sự phong phú của bí tích, làm tái sinh lại hôn nhân Kitô giáo về mặt thần học, có một sự thay đổi rất lớn trong viễn tượng về lãnh vực hôn nhân. Bí tích được gỡ thoát khỏi vũng lầy do một não trạng nào đó khinh thị đời sống hôn nhân chỉ quá chú tâm đến nghi lễ. Công đồng đã dựa trên thánh truyền và mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, nhận thấy quan hệ vợ chồng cốt lõi chính là tình yêu, chính yếu tố tình yêu nâng đỡ đôi bạn trong quá trình sống chung một cách thân mật, cộng đoàn hôn nhân là cộng đoàn sự sống và tình yêu và công đồng lưu tâm tới tình yêu vợ chồng là bí tích hiệp thông của đời sống hơn là thứ bí tích khế ước và nghi thức.
Trong chiều kích dấu chỉ, bí tích hôn phối là sự hiệp thông tình yêu giữa hai người phối ngẫu, dấu chỉ và những hành động của bí tích hôn phối không gì khác hơn là tình yêu nối kết đôi bạn lại với nhau, dấu chỉ đó chính là sự hiệp thông tình yêu và sự sống của đôi vợ chồng vốn là một thực tại nhân loại, nơi đó Đấng Tạo Hóa luôn hiện diện và hành động cách mầu nhiệm để đưa tình yêu vợ chồng đến mức viên mãn của nó.
Trong chiều kích mầu nhiệm, bí tích hôn phối là sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô, Người bước vào lịch sử của đôi bạn để biến đổi tình yêu của họ nên giống tình yêu của Người. Qua Đức Kitô và nhờ Đức Kitô tình yêu vợ chồng phản ánh Tình yêu Thiên Chúa.
C) BÍ TÍCH HÔN NHÂN – KINH NGHIỆM GẶP GỠ CHÚA.
Ta không thể cảm nghiệm được Tình yêu Thiên Chúa nếu Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu của Ngài ra cho ta. Nếu Thiên Chúa không nhập thể, không từ bỏ địa vị để xuống thế làm người thì ta đâu có thể chạm được đến Người. Thiên Chúa làm người, đây là một sáng kiến tuyệt diệu của Thiên Chúa, Người còn cho ta thấy được những thực tại mà ta cảm nghiệm được qua các bí tích. Bí tích phải hiểu theo nghĩa mầu nhiệm chứ không hiểu theo nghĩa pháp lý. Thiên Chúa tiếp tục hiện diện nơi đời sống của đôi bạn, ta cảm nghiệm được Tình Yêu Thiên Chúa qua tình yêu nhân loại, nơi tình cha, tình mẹ, tình yêu vợ chồng.
Qua tình yêu cha mẹ, đứa trẻ nhận ra tình yêu Thiên Chúa, con người trở thành tạo hóa qua việc cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục. Sự sống được triển nở mãi mãi trong thời gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên ta không có quyền tước bỏ quyền được sống, quyền được yêu thương của đứa trẻ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, ta càng chạm sâu vào cái Vô thường là ta được chạm đến Đấng Thường Hằng, đến cái vô biên nơi Thiên Chúa, ta đừng tránh né những thực tại thường ngày, những đau khổ xảy đến trong đời, ta càng phải chạm thật sâu vào chính cái đau khổ đó để nhận ra Tình yêu và Thánh ý của Thiên Chúa.
Vì Thiên Chúa yêu ta, quyết định yêu thương ta đến cùng và mời gọi ta diễn tả tình yêu của Người trong thực tại. Ta phải lo liệu sao vẫn luôn ở lại trong tình yêu cho dù những bất ổn vẫn tồn tại, ngay giữa chính những thực tại đang thay đổi ta nhận ra Thiên Chúa. Đặc biệt trong tình yêu vợ chồng chính những đau khổ là cơ hội để ta chạm được Tình yêu Thiên Chúa, phản ánh tình yêu phong nhiêu của Thiên Chúa. Như thế, sự phong phú của tình yêu vẫn tuôn chảy như một dòng chảy không ngơi.
Như thế, toàn thể đời sống vợ chồng có thể trở thành một “cảnh vực thần học”, nghĩa là một nơi đặc biệt cho sự biểu lộ và gặp gỡ Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa đồng hành với chúng ta, cả khi ta kinh nghiệm những tiêu cực trong cuộc sống như khi gặp đau khổ, bất lực, giới hạn và tội lỗi
Nếu ta còn chạy đua để tìm các giá trị mau qua như tiền tài, sắc dục, quyền thế, nếu ta còn tục hóa hành vi vợ chồng, biến bạn đời thành một nhu cầu thỏa mãn nhục dục thì ta không thể nào nhận ra trong đời sống vợ chồng có sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong đời sống của kiếp người ai cũng có kinh nghiệm về thập giá. Thập giá còn là phương thế cho sự trưởng thành, là một cuộc vượt qua bắt buộc đối với mọi đôi bạn nếu muốn sống sự hiệp thông vợ chồng cách nghiêm túc. Trong quan hệ hôn nhân mọi đôi bạn đều không ngừng trải nghiệm sự chết đi và sống lại. Đau khổ có ý nghĩa của nó, nhưng người ta chỉ khám phá ra sau đó mà thôi.
Để khám phá ra ý nghĩa của đau khổ, ta cần phải có những giờ khắc chiêm niệm, cầu nguyện với Thiên Chúa. Cầu nguyện và chiêm niệm để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, đang đồng hành với ta trong hành trình của hai vợ chồng qua những công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Dù đời sống hôn nhân còn nhiều sóng gió, những mối bất ổn vẫn còn tồn tại, làm sao mỗi cá nhân cần phải trở thành một “đan sĩ” ngay trong đời sống vợ chồng, ngay trên giường hợp cẩn. Như Bà Madeleine Delbrêl, một nữ giáo dân Pháp đã nói: "Chúng tôi cũng là những người chiêm niệm, những người chiêm niệm bên vệ đường (au bord de la route). " (http://nguoitinhuu.com/chiase/HongGiao/ngonluadschiemniem.html)
Làm sao ta có thể nhận ra được Thiên Chúa, làm sao ta có thể chạm được Người nếu ta không đi vào đời sống chiêm niệm giữa đời thường. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử, đã đi vào đời sống con người, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh luôn ở cùng chúng ta, không những trong sự cứu độ, trong sự phục sinh, trong niềm vui, trong ánh sáng mà còn trong nỗi nhọc nhằn hằng ngày, cả ở trong hoàn cảnh tối tăm ảm đạm và đau khổ.
Ta không đề cao đau khổ, không đi tìm đau khổ, nhưng chính trong đau khổ ta có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa, chạm được Thiên Chúa. Ta có chấp nhận chạm sâu vào nỗi đau, ta mới nhận ra Thiên Chúa cũng đang đau khổ trong các cuộc hôn nhân xộc xệch, méo mó và dị dạng.
Cho dẫu ta không tốt lành, không xứng đáng để làm biểu tượng cho Tình yêu Thiên Chúa, nhưng Người đã chọn ta đi vào Tình yêu của Người. Mỗi đôi vợ chồng hãy biết tìm kiếm Thiên Chúa trong thực tại trần thế này vì đó là nơi Thiên Chúa đã chọn để cứu độ thế giới.
Thông điệp đích thực mà các đôi bạn Kitô hữu đem lại cho thế giới chính là niềm hy vọng ơn cứu độ, cho dẫu không thấy bằng chứng hiển nhiên.
Các đôi bạn Kitô hữu hãy luôn ý thức rằng: Hôn nhân là Hội Thánh tại gia.
Ngày 19/12/2009 buổi học tuần thứ sáu, các học viên được cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về đề tài:
Bài 6) HÔN NHÂN – BÍ TÍCH ƠN CỨU ĐỘ.
A) TÍNH BÍ TÍCH VÀ BÍ TÍCH.
Hôn nhân là một cuộc hành trình dài đối với từng đôi vợ chồng để thể hiện tính bí tích của họ. Hôn nhân Kitô giáo là một bí tích vì tuy lưu ý tới thế tục nhưng trong đó có sự ẩn hiện của thần linh, là dấu chỉ của ơn cứu độ, là phản ánh chính tình yêu và bản thân của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đức Giêsu Kitô là bí tích đầu tiên, Ngài là bí tích của Thiên Chúa Cha “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14, 9), vì thế chạm tới được Đức Kitô là chạm tới Chúa Cha, chạm tới ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tin vào Đức Kitô là tin Ngài là trung gian giữa thế giới vô hình và hữu hình, và niềm hạnh phúc của ta những kẻ tin Ngài là có Đấng Emmanuel đang ở giữa chúng ta, ở ngay trong chúng ta. Khi người Kitô hữu tham dự vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh thể là tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Phục Sinh “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Thiên Chúa luôn hiện diện và ở giữa những cộng đoàn nhân danh Ngài mà quy tụ lại, đó chính là Hội Thánh, là những chi thể được hội tụ lại trong cùng một thân thể, mà Hội Thánh là nhiệm thể, là bí tích của Đức Kitô. Bí tích nối kết giữa thiêng và tục, giữa phàm nhân và Thiên Chúa, là dấu chỉ hữu hình mầu nhiệm về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Niềm vui của chúng ta là Chúa Kitô phục sinh luôn hiện diện và cùng đồng hành với chúng ta.
Như thế, mỗi đôi vợ chồng, xét như đích thực là lứa đôi, là dấu chỉ, là bí tích của tình yêu Thiên Chúa. Mỗi đôi bạn có khả năng luôn tiến bước trên con đường hướng tới tình yêu hoàn hảo, là hình ảnh năng động và sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp thông trong tình yêu.
Bí tích hôn nhân Kitô giáo chỉ có nghĩa trong Đức Kitô và trong Giáo hội, vốn được thực hiện ra trong một thực tại lịch sử cụ thể rõ ràng. Công đồng Vatican II (Hiến chế Gaudium et Spes, s. 48) có nói: “Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, được nâng đỡ và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu độ của giáo hội”. Và trong tông huấn Familiaris Consortio, 18, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đề cập đến: “Sự hiệp thông vợ chồng là hoa trái và là dấu chỉ của một đòi hỏi có tính nhân bản sâu sa. Nhưng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đòi hỏi lấy nhân bản này. Ngài củng cố, thanh luyện và nâng cao đòi hỏi đó bằng cách đưa nó đến kiện toàn với bí tích hôn phối”.
Như thế, hôn nhân Kitô giáo là hôn nhân của những người tin làm nên bí tích.
B) HÔN NHÂN QUA DÒNG LỊCH SỬ
Đức Giêsu đã khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly” (Mt 19, 6) khi có vài người Pharisiêu đến hỏi thử Người về việc bất khả phân ly của hôn nhân. Nhưng ngày nay, trong cái nhìn tiêu cực về pháp lý, người ta đã coi hôn nhân là sợi dây ràng buộc, sợi dây oan nghiệt và đã làm nhạt nhòa đi dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa và lên án giáo hội là khắt khe, không cho phép ly dị khi mà hai người không thể sống chung. Nếu ta chỉ tìm những lý lẽ của thế giới phàm tục thì không bao giờ ta hiểu được câu nói của Đức Giêsu trong Mt 19, 6.
Đức Giêsu đã đưa ra lập trường của Thiên Chúa từ thưở ban đầu khi tạo dựng nên con người có nam, có nữ và tình yêu nam nữ là dấu chỉ hữu hình về một tình yêu hiệp thông của cộng đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa.
Dẫu biết rằng khoảng cách tình yêu vợ chồng và Tình yêu Thiên Chúa là một khoảng cách xa diệu vợi, là một hố sâu. Ấy thế mà Thiên Chúa đã quyết định và đã chọn tình yêu nam nữ trong hôn nhân phản chiếu Tình yêu Thiên Chúa.
Trong các thế kỷ đầu tiên các Kitô hữu kết hôn với nhau giống như những người khác trong xã hội của họ, mà không đi đến nhà thờ. Từ thế kỷ thứ IV – V trở đi, ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo bắt đầu một quá trình thay đổi, chậm rãi mà phức tạp, trên bình diện văn hóa, thần học, nghi lễ, pháp lý, làm thay đổi cái nhìn lúc ban đầu và đạt tới đỉnh điểm ở công đồng Trentô ( 1545 – 1563), sắc lệnh Tamétsi tuyên bố: “Từ nay mọi Kitô hữu kết hôn với nhau phải được cử hành trước mặt người đại diện giáo hội, kèm theo những quy định và ràng buộc, không bị cản trở theo luật hôn nhân. Và những cuộc hôn nhân trước đây của các Kitô hữu, mọi sự trao đổi ưng thuận vợ chồng của những người đã chịu phép rửa đều được thực hiện trong Đức Kitô, vẫn thành sự”.
Công đông Trentô hệ thống hóa các giáo thuyết đã triển khai ở các thế kỷ trước đó nhưng xác nhận sự đồng nhất giữa bí tích và khế ước. Với sắc lệnh Tamétsi công đồng qui định hình thức giáo luật bắt buộc phải có để cử hành thành sự một cuộc hôn nhân giữa những người tín hữu và đã khẳng định thẩm quyền duy nhất của Giáo hội trên thể chất hôn nhân.
Một vấn nạn được đặt ra. Vậy khi nào thì hôn nhân trở thành bí tích? Bí tích có ý nghĩa gì? Khi công đồng Trentô xác định những cuộc hôn nhân trước đây vẫn là bí tích và từ nay thì lại buộc các Kitô hữu kết hôn phải cử hành trong Chúa, trong luật giáo hội thì mới thành sự. Giáo hội có quyền hay không khi xác định như thế?
Thế là, bắt đầu nảy sinh một vấn đề mới cho thời gian sau đó làm cho tương quan giữa giáo luật và các hệ thống dân luật trở nên khó khăn hơn.
Suy tư thần học, giáo thuyết và mục vụ một cách vô tình khép chân trời của hôn nhân vào những góc nhìn hạn hẹp. Người ta chỉ chú ý đến các mặt xã hội, thể chế, pháp lý của hôn nhân Kitô giáo, và coi chúng là thực tại quan trọng nhất, coi hôn nhân có thể giản lược vào sự cử hành trước mặt vị cha xứ, như thể bậc sống hôn nhân gia đình có thể rút gọn lại chỉ còn như thực thi một hợp đồng. Bí tích thành sự đâu phải chỉ là lúc hai người công bố trong nhà thờ, lúc đó mới chỉ là bắt đầu, còn cả một quá trình dài trong suốt cuộc đời, khi họ nỗ lực yêu thương nhau, hiệp thông với nhau trong đời sống hằng ngày.
Như thế, chúng ta phải đối mặt với một nền thần học về hôn nhân chỉ dừng lại ở triển khai ưu tiên các phạm trù pháp lý và luân lý (tính khế ước, bất khả phân ly, quyền và nghĩa vụ...v..v...) hơn là thánh kinh (giao ước, tình yêu, dâng hiến, mầu nhiệm Vượt Qua, niềm vui). Chúng ta đang đứng trước một Giáo hội chỉ chú ý đến kiểm soát định chế hôn nhân hơn là sự sống động của hôn nhân trong đức tin, chú ý đến tương quan giữa bí tích và xã hội dân sự hơn là tương quan giữa bí tích và cộng đoàn giáo hội.
Công đồng Vatican II (1962 – số 48 – 52) đã phục hồi lại toàn bộ sự phong phú của bí tích, làm tái sinh lại hôn nhân Kitô giáo về mặt thần học, có một sự thay đổi rất lớn trong viễn tượng về lãnh vực hôn nhân. Bí tích được gỡ thoát khỏi vũng lầy do một não trạng nào đó khinh thị đời sống hôn nhân chỉ quá chú tâm đến nghi lễ. Công đồng đã dựa trên thánh truyền và mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, nhận thấy quan hệ vợ chồng cốt lõi chính là tình yêu, chính yếu tố tình yêu nâng đỡ đôi bạn trong quá trình sống chung một cách thân mật, cộng đoàn hôn nhân là cộng đoàn sự sống và tình yêu và công đồng lưu tâm tới tình yêu vợ chồng là bí tích hiệp thông của đời sống hơn là thứ bí tích khế ước và nghi thức.
Trong chiều kích dấu chỉ, bí tích hôn phối là sự hiệp thông tình yêu giữa hai người phối ngẫu, dấu chỉ và những hành động của bí tích hôn phối không gì khác hơn là tình yêu nối kết đôi bạn lại với nhau, dấu chỉ đó chính là sự hiệp thông tình yêu và sự sống của đôi vợ chồng vốn là một thực tại nhân loại, nơi đó Đấng Tạo Hóa luôn hiện diện và hành động cách mầu nhiệm để đưa tình yêu vợ chồng đến mức viên mãn của nó.
Trong chiều kích mầu nhiệm, bí tích hôn phối là sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô, Người bước vào lịch sử của đôi bạn để biến đổi tình yêu của họ nên giống tình yêu của Người. Qua Đức Kitô và nhờ Đức Kitô tình yêu vợ chồng phản ánh Tình yêu Thiên Chúa.
C) BÍ TÍCH HÔN NHÂN – KINH NGHIỆM GẶP GỠ CHÚA.
Ta không thể cảm nghiệm được Tình yêu Thiên Chúa nếu Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu của Ngài ra cho ta. Nếu Thiên Chúa không nhập thể, không từ bỏ địa vị để xuống thế làm người thì ta đâu có thể chạm được đến Người. Thiên Chúa làm người, đây là một sáng kiến tuyệt diệu của Thiên Chúa, Người còn cho ta thấy được những thực tại mà ta cảm nghiệm được qua các bí tích. Bí tích phải hiểu theo nghĩa mầu nhiệm chứ không hiểu theo nghĩa pháp lý. Thiên Chúa tiếp tục hiện diện nơi đời sống của đôi bạn, ta cảm nghiệm được Tình Yêu Thiên Chúa qua tình yêu nhân loại, nơi tình cha, tình mẹ, tình yêu vợ chồng.
Qua tình yêu cha mẹ, đứa trẻ nhận ra tình yêu Thiên Chúa, con người trở thành tạo hóa qua việc cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục. Sự sống được triển nở mãi mãi trong thời gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên ta không có quyền tước bỏ quyền được sống, quyền được yêu thương của đứa trẻ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, ta càng chạm sâu vào cái Vô thường là ta được chạm đến Đấng Thường Hằng, đến cái vô biên nơi Thiên Chúa, ta đừng tránh né những thực tại thường ngày, những đau khổ xảy đến trong đời, ta càng phải chạm thật sâu vào chính cái đau khổ đó để nhận ra Tình yêu và Thánh ý của Thiên Chúa.
Vì Thiên Chúa yêu ta, quyết định yêu thương ta đến cùng và mời gọi ta diễn tả tình yêu của Người trong thực tại. Ta phải lo liệu sao vẫn luôn ở lại trong tình yêu cho dù những bất ổn vẫn tồn tại, ngay giữa chính những thực tại đang thay đổi ta nhận ra Thiên Chúa. Đặc biệt trong tình yêu vợ chồng chính những đau khổ là cơ hội để ta chạm được Tình yêu Thiên Chúa, phản ánh tình yêu phong nhiêu của Thiên Chúa. Như thế, sự phong phú của tình yêu vẫn tuôn chảy như một dòng chảy không ngơi.
Như thế, toàn thể đời sống vợ chồng có thể trở thành một “cảnh vực thần học”, nghĩa là một nơi đặc biệt cho sự biểu lộ và gặp gỡ Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa đồng hành với chúng ta, cả khi ta kinh nghiệm những tiêu cực trong cuộc sống như khi gặp đau khổ, bất lực, giới hạn và tội lỗi
Nếu ta còn chạy đua để tìm các giá trị mau qua như tiền tài, sắc dục, quyền thế, nếu ta còn tục hóa hành vi vợ chồng, biến bạn đời thành một nhu cầu thỏa mãn nhục dục thì ta không thể nào nhận ra trong đời sống vợ chồng có sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong đời sống của kiếp người ai cũng có kinh nghiệm về thập giá. Thập giá còn là phương thế cho sự trưởng thành, là một cuộc vượt qua bắt buộc đối với mọi đôi bạn nếu muốn sống sự hiệp thông vợ chồng cách nghiêm túc. Trong quan hệ hôn nhân mọi đôi bạn đều không ngừng trải nghiệm sự chết đi và sống lại. Đau khổ có ý nghĩa của nó, nhưng người ta chỉ khám phá ra sau đó mà thôi.
Để khám phá ra ý nghĩa của đau khổ, ta cần phải có những giờ khắc chiêm niệm, cầu nguyện với Thiên Chúa. Cầu nguyện và chiêm niệm để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, đang đồng hành với ta trong hành trình của hai vợ chồng qua những công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Dù đời sống hôn nhân còn nhiều sóng gió, những mối bất ổn vẫn còn tồn tại, làm sao mỗi cá nhân cần phải trở thành một “đan sĩ” ngay trong đời sống vợ chồng, ngay trên giường hợp cẩn. Như Bà Madeleine Delbrêl, một nữ giáo dân Pháp đã nói: "Chúng tôi cũng là những người chiêm niệm, những người chiêm niệm bên vệ đường (au bord de la route). " (http://nguoitinhuu.com/chiase/HongGiao/ngonluadschiemniem.html)
Làm sao ta có thể nhận ra được Thiên Chúa, làm sao ta có thể chạm được Người nếu ta không đi vào đời sống chiêm niệm giữa đời thường. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử, đã đi vào đời sống con người, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh luôn ở cùng chúng ta, không những trong sự cứu độ, trong sự phục sinh, trong niềm vui, trong ánh sáng mà còn trong nỗi nhọc nhằn hằng ngày, cả ở trong hoàn cảnh tối tăm ảm đạm và đau khổ.
Ta không đề cao đau khổ, không đi tìm đau khổ, nhưng chính trong đau khổ ta có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa, chạm được Thiên Chúa. Ta có chấp nhận chạm sâu vào nỗi đau, ta mới nhận ra Thiên Chúa cũng đang đau khổ trong các cuộc hôn nhân xộc xệch, méo mó và dị dạng.
Cho dẫu ta không tốt lành, không xứng đáng để làm biểu tượng cho Tình yêu Thiên Chúa, nhưng Người đã chọn ta đi vào Tình yêu của Người. Mỗi đôi vợ chồng hãy biết tìm kiếm Thiên Chúa trong thực tại trần thế này vì đó là nơi Thiên Chúa đã chọn để cứu độ thế giới.
Thông điệp đích thực mà các đôi bạn Kitô hữu đem lại cho thế giới chính là niềm hy vọng ơn cứu độ, cho dẫu không thấy bằng chứng hiển nhiên.
Các đôi bạn Kitô hữu hãy luôn ý thức rằng: Hôn nhân là Hội Thánh tại gia.