HÀ NỘI - Sáng ngày 17/12/2009, nhóm sinh viên Công Giáo tổng giáo phận Hà Nội (CGTGPHN) đã tới thăm – tặng quà cho các bệnh nhân phong tại khu điều trị phong Ba Sao (Hà Nam) và Xuân Mai (Hà Nội) dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế (Chánh xứ Thạch Bích). Đồng hành cùng đoàn còn có các vị ân nhân, những người có lòng hảo tâm không “làm ngơ trước sự đau khổ của người khác”. Sự nhiệt tâm của đoàn đã mang lại niềm vui, niềm an ủi lớn cho các bệnh nhân trong mùa Giáng Sinh sắp tới.
Hình ảnh thăm bệnh nhân phong
Đôi nét về khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai
Ba Sao và Xuân Mai là những khu điều trị phong ra đời khá muộn (khoảng những năm 60 và 70 của thế kỉ XX) so với những khu điều trị khác ở miền Bắc như: Vân Môn – Thái Bình (1898); Quả Cảm - Bắc Ninh (1913) hay Phú Bình – Thái Nguyên (những năm 50 của thế kỉ XX)… Tuy là những cơ sở “sinh sau để muộn” nhưng khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Hiện nay, diện tích của khu điều trị phong Ba Sao đã lên tới 68.8ha (rộng hơn khu điều trị phong có tuổi thọ hơn 1 thế kỉ là Vân Môn, Thái Bình – 65ha) với 236 thành viên cùng chung sống (trong đó có 27 cán bộ và y bác sĩ). Khu điều trị phong Xuân Mai có diện tích hẹp hơn, với 115 bệnh nhân. Những năm gần đây được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt các hội từ thiện trong và ngoài nước, đời sống của các bệnh nhân phong ở hai khu điều trị được cải thiện rõ rệt cả về vật chất (mỗi tháng một bệnh nhân được 270.000 đồng) lẫn tinh thần (sự hiện diện của Cha Nguyễn Khắc Quế, của các bạn sinh viên CGTGPHN là một minh chứng). Trong khu điều trị phong Ba Sao tuy chỉ có hơn 20 người Công Giáo nhưng họ đã có một nhà nguyện nhỏ, ấm cúng để các anh chị em hợp nhau trong Chúa, để họ có thể chia sẻ, cảm thông với nhau. Số bệnh nhân là người Công Giáo ở Xuân Mai cũng gần bằng Ba Sao nhưng đời sống cầu nguyện của bà con Công Giáo nơi đây khó khăn hơn do nhà nguyện (đã từng có) bị đóng cửa gần một năm nay. Đó là thiệt thòi lớn về mặt tinh thần đối với các bệnh nhân, nhưng sự mất mát đó không làm những người con tin theo Chúa nản lòng mà họ vẫn ngày đêm cầu nguyện, hàng tối vẫn tập trung tại gia đình nào đó để đọc kinh, xin Chúa thương và nâng đỡ họ vượt qua những gian nan thử thách trong cuộc sống.
Tình người – làm vơi đi nỗi đau trong cuộc sống
Vào những năm đầu thế kỉ XX, bệnh phong là một trong những căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất của loài người, bị tách biệt hoàn toàn đối với những bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế mà những người mắc bệnh này bị đối xử tàn tệ, bị đày đến những nơi hoang vu, hẻo lánh, thậm chí họ còn bị tước mất quyền thiêng liêng của con người – quyền được sống.
Ngày nay, y học đã phát triển, người dân đã hiểu biết hơn về bệnh phong, vì thế những bệnh nhân phong không còn bị ghẻ lạnh như trước kia nhưng đời sống của các bệnh nhân nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Ông Phêrô Phạm Văn Tế, năm nay 74 tuổi, một bệnh nhân tại Ba Sao tâm sự: khi ông phát hiện ra căn bệnh quái ác này (28 tuổi) ông vô cùng buồn chán, lúc đó “cả đến những người thân trong gia đình cũng ruồng bỏ” ông, ông phải sống trong cảnh “cô đơn và sự ghẻ lạnh” của người thân suốt 7 năm trước khi ông tới khu điều trị. Cái ngày mà ông ra đi mới thật đớn đau, ông phải “đi bộ 2 ngày 2 đêm mới tới được khu điều trị” vì khi ông “lên tầu lại bị đuổi xuống”, còn gia đình vì sợ hãi nên cũng không ai dám đưa ông đi. Những ngày mới tới khu điều trị nơi đây là rừng rậm và có nhiều thú dữ nên cũng buồn và lạnh lẽo. Những năm gần đây được sự quan tâm của mọi người ông thấy đời sống thoải mái hơn nhưng “vẫn còn nhiều cơ cực lắm” vì “hiện giờ thuốc do khu điều trị cấp chưa đắp ứng nhu cầu, nếu muốn phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc ngoài rồi nhờ các bác sĩ điều trị…” và “mỗi ngày chưa được 10.000 đồng với giá cả sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay thì cũng chẳng thấm vào đâu.”
Đồng cảnh ngộ với cụ Tế, cụ Bùi Thị Quyệt, 70 tuổi, đến từ Ninh Bình cho biết thêm: “trước kia vì bị mọi người kì thị nên tôi phải dấu bệnh, vì thế mà giờ chân tay mới bị cụt rụt thế này, giá như mọi người lúc đó hiểu biết về bệnh phong như bây giờ thì khi phát hiện bệnh, chúng tôi đi chữa chạy kịp thời thì sẽ không bị mang thương tật. Bệnh này càng phát hiện sớm và chữa chạy kịp thời càng tốt. Giờ trong người chúng tôi không còn vi khuẩn phong nữa, chỉ bị tật thôi nên cũng khỏe mạnh lắm. Tuy vậy, nếu không được mọi người quan tâm, chu cấp vật chất và thuốc men đầy đủ thì chúng tôi vẫn phải làm thêm ruộng vườn, chân tay này mà lao động thì nó lại lở loét thêm. Vậy nên chúng tôi mong mọi người, đặc biệt là sinh viên như các cháu sau này có điều kiện giúp chúng tôi nhiều để chúng tôi có thể an tâm thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Mỗi lần có các đoàn từ thiện tới thăm, các bệnh nhân vui mừng như được sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá. Tại khu điều trị phong Xuân Mai, khi được các bạn sinh viên hỏi han, trò chuyện các bệnh nhân cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiều cụ già tuy “tai đã nặng, mắt đã mờ” nhưng vẫn nở nụ cười hồn hậu và vỗ tay theo nhịp bài hát mà các bạn sinh viên cất lên. Các cụ như được sống lại thời niên thiếu của mình, cái thời mà nhiều cụ chưa phát hiện bệnh nên vẫn tự tin và hi vọng vào tương lai. Bà cụ Thạo năm nay đã gần 90 tuổi khi được Cha trưởng đoàn và các anh chị em sinh viên quan tâm ân cần đã không kìm nổi giọt nước mắt sung sướng của mình. Cụ nói: “mong mọi người cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi, để chúng tôi sớm có nơi tập trung đọc kinh cầu nguyện. Được biết các Cha và mọi người thương chúng con thế này chúng con xúc động và hạnh phúc lắm.” Vậy là, chỉ có tình thương, tình người mới làm vơi đi những nỗi đau trong cuộc sống của những con người thiệt thòi bất hạnh trong xã hội nói chung và cách riêng là các bệnh nhân tại khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai.
Chuyến thăm hỏi và tặng quà của nhòm sinh viên CGTGPHN đã làm cho bầu khí của hai khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai ấm lên, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bệnh nhân để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Mong rằng sẽ có thật nhiều người có tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sẻ với những bệnh nhân để họ “có thể an tâm, thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Hình ảnh thăm bệnh nhân phong
Đôi nét về khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai
Ba Sao và Xuân Mai là những khu điều trị phong ra đời khá muộn (khoảng những năm 60 và 70 của thế kỉ XX) so với những khu điều trị khác ở miền Bắc như: Vân Môn – Thái Bình (1898); Quả Cảm - Bắc Ninh (1913) hay Phú Bình – Thái Nguyên (những năm 50 của thế kỉ XX)… Tuy là những cơ sở “sinh sau để muộn” nhưng khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Hiện nay, diện tích của khu điều trị phong Ba Sao đã lên tới 68.8ha (rộng hơn khu điều trị phong có tuổi thọ hơn 1 thế kỉ là Vân Môn, Thái Bình – 65ha) với 236 thành viên cùng chung sống (trong đó có 27 cán bộ và y bác sĩ). Khu điều trị phong Xuân Mai có diện tích hẹp hơn, với 115 bệnh nhân. Những năm gần đây được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt các hội từ thiện trong và ngoài nước, đời sống của các bệnh nhân phong ở hai khu điều trị được cải thiện rõ rệt cả về vật chất (mỗi tháng một bệnh nhân được 270.000 đồng) lẫn tinh thần (sự hiện diện của Cha Nguyễn Khắc Quế, của các bạn sinh viên CGTGPHN là một minh chứng). Trong khu điều trị phong Ba Sao tuy chỉ có hơn 20 người Công Giáo nhưng họ đã có một nhà nguyện nhỏ, ấm cúng để các anh chị em hợp nhau trong Chúa, để họ có thể chia sẻ, cảm thông với nhau. Số bệnh nhân là người Công Giáo ở Xuân Mai cũng gần bằng Ba Sao nhưng đời sống cầu nguyện của bà con Công Giáo nơi đây khó khăn hơn do nhà nguyện (đã từng có) bị đóng cửa gần một năm nay. Đó là thiệt thòi lớn về mặt tinh thần đối với các bệnh nhân, nhưng sự mất mát đó không làm những người con tin theo Chúa nản lòng mà họ vẫn ngày đêm cầu nguyện, hàng tối vẫn tập trung tại gia đình nào đó để đọc kinh, xin Chúa thương và nâng đỡ họ vượt qua những gian nan thử thách trong cuộc sống.
Tình người – làm vơi đi nỗi đau trong cuộc sống
Vào những năm đầu thế kỉ XX, bệnh phong là một trong những căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất của loài người, bị tách biệt hoàn toàn đối với những bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế mà những người mắc bệnh này bị đối xử tàn tệ, bị đày đến những nơi hoang vu, hẻo lánh, thậm chí họ còn bị tước mất quyền thiêng liêng của con người – quyền được sống.
Ngày nay, y học đã phát triển, người dân đã hiểu biết hơn về bệnh phong, vì thế những bệnh nhân phong không còn bị ghẻ lạnh như trước kia nhưng đời sống của các bệnh nhân nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Ông Phêrô Phạm Văn Tế, năm nay 74 tuổi, một bệnh nhân tại Ba Sao tâm sự: khi ông phát hiện ra căn bệnh quái ác này (28 tuổi) ông vô cùng buồn chán, lúc đó “cả đến những người thân trong gia đình cũng ruồng bỏ” ông, ông phải sống trong cảnh “cô đơn và sự ghẻ lạnh” của người thân suốt 7 năm trước khi ông tới khu điều trị. Cái ngày mà ông ra đi mới thật đớn đau, ông phải “đi bộ 2 ngày 2 đêm mới tới được khu điều trị” vì khi ông “lên tầu lại bị đuổi xuống”, còn gia đình vì sợ hãi nên cũng không ai dám đưa ông đi. Những ngày mới tới khu điều trị nơi đây là rừng rậm và có nhiều thú dữ nên cũng buồn và lạnh lẽo. Những năm gần đây được sự quan tâm của mọi người ông thấy đời sống thoải mái hơn nhưng “vẫn còn nhiều cơ cực lắm” vì “hiện giờ thuốc do khu điều trị cấp chưa đắp ứng nhu cầu, nếu muốn phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc ngoài rồi nhờ các bác sĩ điều trị…” và “mỗi ngày chưa được 10.000 đồng với giá cả sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay thì cũng chẳng thấm vào đâu.”
Đồng cảnh ngộ với cụ Tế, cụ Bùi Thị Quyệt, 70 tuổi, đến từ Ninh Bình cho biết thêm: “trước kia vì bị mọi người kì thị nên tôi phải dấu bệnh, vì thế mà giờ chân tay mới bị cụt rụt thế này, giá như mọi người lúc đó hiểu biết về bệnh phong như bây giờ thì khi phát hiện bệnh, chúng tôi đi chữa chạy kịp thời thì sẽ không bị mang thương tật. Bệnh này càng phát hiện sớm và chữa chạy kịp thời càng tốt. Giờ trong người chúng tôi không còn vi khuẩn phong nữa, chỉ bị tật thôi nên cũng khỏe mạnh lắm. Tuy vậy, nếu không được mọi người quan tâm, chu cấp vật chất và thuốc men đầy đủ thì chúng tôi vẫn phải làm thêm ruộng vườn, chân tay này mà lao động thì nó lại lở loét thêm. Vậy nên chúng tôi mong mọi người, đặc biệt là sinh viên như các cháu sau này có điều kiện giúp chúng tôi nhiều để chúng tôi có thể an tâm thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.
Mỗi lần có các đoàn từ thiện tới thăm, các bệnh nhân vui mừng như được sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá. Tại khu điều trị phong Xuân Mai, khi được các bạn sinh viên hỏi han, trò chuyện các bệnh nhân cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiều cụ già tuy “tai đã nặng, mắt đã mờ” nhưng vẫn nở nụ cười hồn hậu và vỗ tay theo nhịp bài hát mà các bạn sinh viên cất lên. Các cụ như được sống lại thời niên thiếu của mình, cái thời mà nhiều cụ chưa phát hiện bệnh nên vẫn tự tin và hi vọng vào tương lai. Bà cụ Thạo năm nay đã gần 90 tuổi khi được Cha trưởng đoàn và các anh chị em sinh viên quan tâm ân cần đã không kìm nổi giọt nước mắt sung sướng của mình. Cụ nói: “mong mọi người cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi, để chúng tôi sớm có nơi tập trung đọc kinh cầu nguyện. Được biết các Cha và mọi người thương chúng con thế này chúng con xúc động và hạnh phúc lắm.” Vậy là, chỉ có tình thương, tình người mới làm vơi đi những nỗi đau trong cuộc sống của những con người thiệt thòi bất hạnh trong xã hội nói chung và cách riêng là các bệnh nhân tại khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai.
Chuyến thăm hỏi và tặng quà của nhòm sinh viên CGTGPHN đã làm cho bầu khí của hai khu điều trị phong Ba Sao và Xuân Mai ấm lên, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bệnh nhân để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Mong rằng sẽ có thật nhiều người có tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sẻ với những bệnh nhân để họ “có thể an tâm, thanh thản trong tuổi già khi cả đời đã cực nhục vì phải đấu tranh với bệnh tật và sự kì thị của xã hội”.