Chúa nhật 2 Mùa Vọng năm C (Br 5, 1-9; Pl 1,4-6.8; Lc 3, 1-6)
Hơn bao giờ hết, người Việt Nam đang phải đối diện với “văn hoá giao thông” vì lẽ mở mắt bước chân ra đường lúc nào thì đều ngán ngẫm với cảnh kẹt xe. Nguyên nhân kẹt xe do lòng đường thu hẹp bởi các công trình đang thi công. Thế nhưng, nguyên nhân chính vẫn không phải là nguyên nhân ấy nhưng lại là nguyên nhân do lòng con người bị thu hẹp lại. Khi ra đường, ai cũng giành đi trước thì ai sẽ nhường cho ai để rồi kẹt xe là chuyện dĩ nhiên. Người ta càng gào càng thét nhưng lòng người ta không lay chuyển, không biến đổi thì muôn đời vẫn bị kẹt xe.
Để đi đến một nơi nào đó thì cần lắm một cái lòng đường thông thoáng cộng với lòng người vui tươi hớn hở. Đối diện với cái cảnh kẹt xe thì chẳng tìm thấy một nụ cười trên môi được. Có chăng là những tiếng xì xầm khó chịu. Lòng đường và lòng người có cái gì đó đi đôi với nhau thì phải. Lòng người đủ lớn thì lòng đường mới lớn lên được. Lòng đường lớn lên thì người đi trên đường cảm thấy thoải mái và vui tươi.
Để đón một ai nào đó đến chơi nhà, điều hết sức tự nhiên là ta phải dọn con đường dẫn vào nhà ta được thông thoáng cũng như lòng ta phải rộng mở. Đơn giản thế thôi.
Để đón Chúa vào nha thì ta cũng cần có một lòng đường đủ lớn và lòng ta cũng đủ rộng.
Thánh Luca có nét đặc biệt hơn các thánh sử khác đó chính là khai mở sứ vụ rao giảng của Gioan. Sứ vụ rao giảng ấy được Luca mô tả trong một bối cảnh lịch sử khá chi tiết của thế giới ngoại giáo và của thế giới dân thánh. Mục đích của thánh sử nhằm đánh dấu thời gian bắt đầu sứ mệnh của Chúa Giêsu mà Gioan chỉ là kẻ dọn đường.
+ Hoàng đế Cêsarê Tibêriô kế nghiệp Augustô lên ngôi trị vì ngày 19 tháng 8 năm 14 sau Công nguyên. Như vậy năm thứ 15 của vua này là khoảng tháng 8 năm 28 hay năm 29. Nhưng hầu chắc Thánh Luca sử dụng niên lịch của người Syriên: theo lịch Syriên, năm mới bắt đầu ở đầu tháng 10. Vì thế từ tháng 9 trở về trước, được kể như là thuộc năm trước. Như vậy năm thứ 15 ở vào khoảng ngày 1 tháng 10 năm 27 hay 30 tháng 9 năm 28: lời rao giảng của Gioan cũng như khởi đầu sứ mệnh của Chúa Giêsu xảy ra khoảng năm 27 hay 28 (sau Công nguyên).
+ Philatô cai quản xứ Giuđêa với tước hiệu tổng trấn (thái thú), vào năm 26 đến 36 (sau Công nguyên). Ông thuộc quyền quan toàn quyền xứ Syria. Lãnh thổ của ông còn bao gồm cả Samaria và Idumêa.
+ Hêrôđê Antipa con của Hêrôđê Đại đế và của Malthakê. Đây là kẻ mà sau này Chúa Giêsu gọi là "con cáo già" (Lc 13,32). Arkêlaô cũng là con của Hêrôđê Đại đế và Malthakê song bị truất phế vào năm 6 (trước Công nguyên). Hêrôđê Antipa làm quận vương xứ Galilêa và Pêrêô vào năm thứ 4 (trước Công nguyên). Ông cai trị cho đến năm 39 (sau Công nguyên). Tước hiệu quận vương chỉ một thứ phó vua cai quản một phần lãnh thổ của Hoàng đế Thánh sử Maccô (6,14) gọi Hêrôđê là Vua theo cách xưng hô bình dân.
+ Philip cũng là con của Hêrôđê Đại đế và Clêopâtre (không phải hoàng hậu Ai Cập), tức là anh em cùng cha khác mẹ với Hêrôđê Antipas. Làm quận vương xứ Iturê và Trakhônitô, cũng như gồm cả Auranitô, Batanêa, Gaulinitô. Philip cai quản năm 4 trước Công nguyên cho đến chết vào năm 34 sau Công nguyên. Vì không có con nối ngôi, vua Tibêriô sáp nhập phần đất này vào miền Syria.
+ Lysania, không thuộc về gia đình Hêrôđê. Làm quận vương xứ Abilênê. Vùng này Chúa Giêsu ít qua lại.
+ Anna và Caipha: vị thượng tế chính thức là Giuse tên gọi Caipha. Ông làm thượng tế từ năm 18 đến năm 36 (sau Công nguyên). Anna là cha vợ của Caipha, làm thượng tế trước đó, từ năm 6 (trước Công nguyên) đến năm 15 thì bị hoàng đế Gratô bãi chức. Tuy thế, uy tín của ông vẫn còn lớn đối với dân Do Thái.
Các ngôn sứ trước hoạt động trong khung lịch sử của Guđêa hay Israel (x. Is 1,1; Gr 1,2; Ed 1,2; Hs 1,1; Am 1,1 v.v…). Chắc hẳn Thánh Luca có dụng ý khi nới rộng khung cảnh lịch sử trong toàn đế quốc Rôma nhắm đến sự phổ quát của ơn cứu độ. Đấng Cứu thế sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi dân không trừ ai, trong mọi lãnh thổ và dưới mọi sinh hoạt xã hội khác nhau.
Để được cứu độ thì con người phải thay đổi con người cũ của mình, phải ăn năn thống hối như Gioan mời gọi.
Gioan, con của Giacaria (câu 2b): Thánh Luca quy chiếu vào Gr 1,1: "Xảy đến lời của Thiên Chúa cho Giêrêmia, con của kelkiel…". Thánh sử đặc biệt lưu ý tới sứ mệnh của Gioan tiếp tục vai trò ngôn sứ của Giêrêmia. Được thánh hiến từ trong dạ mẹ (Gr 1,1; Lc 1,13) vị ngôn sứ loan báo cuộc phán xét cánh chung (Gr 1,10; Lc 3,9t) công bố vinh quang Đấng Thiên Sai (Gr 31; Lc 1,14; 3,15t) và giao ước mới của Thiên Chúa ký kết với mọi người dù họ là kẻ thấp hèn nhất (Gr 31,31-34; Lc 7,18-23).
Mọi xác phàm sẽ thấy sự cứu thoát của Thiên Chúa (câu 6): Đối với Thánh Luca, điều quan hệ không phải là những niên biểu chi tiết của lịch sử trần tục mà Thánh sử nêu ra. Ngài sử dụng khung cảnh đó để trình bày lịch sử cứu độ.
Khi trích dẫn lời ngôn sứ Isaia 40,3-5 Thánh Luca minh chứng rằng nơi những sự việc này đã hoàn tất lời tiên báo của Cựu ước. Thánh sử cho thấy tầm vóc chính xác: sứ mệnh của Gioan chính là loan báo lần cuối về ơn cứu rỗi của Thiên Chúa. Và sứ mệnh của Chúa Giêsu: Người là "Con Thiên Chúa đến ban ơn cứu rỗi cho mọi xác phàm".
Qua những lời tiên báo trên của Isaia, độc giả Tin mừng, nhờ ánh sáng phục sinh chiếu dọi, có thể nhận ra thiên tính của Chúa Giêsu cũng như ơn cứu rỗi Người mang đến cho mọi người.
Bởi vì ơn cứu rỗi được mời gọi đón nhận một cách phổ quát, nên Thánh Luca đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử dân Chúa (ở Giuđêa, Galilê khắp vùng quanh sông Gardan dưới thời thượng tế Caipha v.v…) cũng như trong lịch sử dân ngoại (ở Iturê, Abilênê, dưới thời hoàng đế Tibêriô Gêdarê v.v…)
Tất cả những ai nghe lời hối cải, "hạ thấp đồi cao, lấp hố sâu", thì sẽ nhìn thấy Đấng Thiên Sai. Hay nói cách khác, điều kiện ắt có của ơn cứu độ là phải thay đổi tâm hồn. Gioan Tẩy giả cũng như các ngôn sứ Cựu ước đều rao giảng sứ điệp đó.
Ngôn sứ Baruc trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe cũng thấp thoáng tâm tình hạ đồi lấp hố hay đơn giản là dọn đường và dọn lòng để Chúa đến:
Vì Thiên Chúa đã ra lệnh phải bạt thấp núi cao
và gò nổng có tự lâu đời,
phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu,
để Ít-ra-en tiến bước an toàn
dưới ánh vinh quang của Thiên Chúa.
Theo lệnh của Thiên Chúa, rừng xanh và đủ loại quế trầm
sẽ toả bóng che rợp Ít-ra-en,
vì Thiên Chúa sẽ dẫn Ít-ra-en đi trong hoan lạc,
dưới ánh sáng vinh quang của Chúa,
cùng với lòng từ bi và sự công chính của Người. (Br 5, 7-9)
Sứ điệp, tâm tình của Baruc và của Gioan Tẩy giả gửi đến chúng ta hết sức rõ ràng. Chúa thật sự đã đến trong cuộc đời này rồi, Chúa đã vào nhà của Người nhưng hình như người nhà không đón tiếp.
Dừng lại một chặng đường để nhìn lại cuộc đời, đôi lần đôi lúc chúng ta đã để những hố thật sâu, những núi thật cao của tiền tài và danh vọng trong cuộc đời của ta che lấp lối đi cũng như chỗ của Chúa trong lòng chúng ta. Chúa thì đã sẵn, phần còn lại lại của chúng ta. Nguyện xin Chúa cho chúng ta biết thay đổi lòng dạ chúng ta, biến dọn đường trong cuộc đời chúng ta để Chúa đến và ở lại trong cuộ đời chúng ta. Chỉ có Chúa mới là nguồn bình an đích thực và là Chúa của cuộc đời chúng ta mà thôi.
Hơn bao giờ hết, người Việt Nam đang phải đối diện với “văn hoá giao thông” vì lẽ mở mắt bước chân ra đường lúc nào thì đều ngán ngẫm với cảnh kẹt xe. Nguyên nhân kẹt xe do lòng đường thu hẹp bởi các công trình đang thi công. Thế nhưng, nguyên nhân chính vẫn không phải là nguyên nhân ấy nhưng lại là nguyên nhân do lòng con người bị thu hẹp lại. Khi ra đường, ai cũng giành đi trước thì ai sẽ nhường cho ai để rồi kẹt xe là chuyện dĩ nhiên. Người ta càng gào càng thét nhưng lòng người ta không lay chuyển, không biến đổi thì muôn đời vẫn bị kẹt xe.
Để đi đến một nơi nào đó thì cần lắm một cái lòng đường thông thoáng cộng với lòng người vui tươi hớn hở. Đối diện với cái cảnh kẹt xe thì chẳng tìm thấy một nụ cười trên môi được. Có chăng là những tiếng xì xầm khó chịu. Lòng đường và lòng người có cái gì đó đi đôi với nhau thì phải. Lòng người đủ lớn thì lòng đường mới lớn lên được. Lòng đường lớn lên thì người đi trên đường cảm thấy thoải mái và vui tươi.
Để đón một ai nào đó đến chơi nhà, điều hết sức tự nhiên là ta phải dọn con đường dẫn vào nhà ta được thông thoáng cũng như lòng ta phải rộng mở. Đơn giản thế thôi.
Để đón Chúa vào nha thì ta cũng cần có một lòng đường đủ lớn và lòng ta cũng đủ rộng.
Thánh Luca có nét đặc biệt hơn các thánh sử khác đó chính là khai mở sứ vụ rao giảng của Gioan. Sứ vụ rao giảng ấy được Luca mô tả trong một bối cảnh lịch sử khá chi tiết của thế giới ngoại giáo và của thế giới dân thánh. Mục đích của thánh sử nhằm đánh dấu thời gian bắt đầu sứ mệnh của Chúa Giêsu mà Gioan chỉ là kẻ dọn đường.
+ Hoàng đế Cêsarê Tibêriô kế nghiệp Augustô lên ngôi trị vì ngày 19 tháng 8 năm 14 sau Công nguyên. Như vậy năm thứ 15 của vua này là khoảng tháng 8 năm 28 hay năm 29. Nhưng hầu chắc Thánh Luca sử dụng niên lịch của người Syriên: theo lịch Syriên, năm mới bắt đầu ở đầu tháng 10. Vì thế từ tháng 9 trở về trước, được kể như là thuộc năm trước. Như vậy năm thứ 15 ở vào khoảng ngày 1 tháng 10 năm 27 hay 30 tháng 9 năm 28: lời rao giảng của Gioan cũng như khởi đầu sứ mệnh của Chúa Giêsu xảy ra khoảng năm 27 hay 28 (sau Công nguyên).
+ Philatô cai quản xứ Giuđêa với tước hiệu tổng trấn (thái thú), vào năm 26 đến 36 (sau Công nguyên). Ông thuộc quyền quan toàn quyền xứ Syria. Lãnh thổ của ông còn bao gồm cả Samaria và Idumêa.
+ Hêrôđê Antipa con của Hêrôđê Đại đế và của Malthakê. Đây là kẻ mà sau này Chúa Giêsu gọi là "con cáo già" (Lc 13,32). Arkêlaô cũng là con của Hêrôđê Đại đế và Malthakê song bị truất phế vào năm 6 (trước Công nguyên). Hêrôđê Antipa làm quận vương xứ Galilêa và Pêrêô vào năm thứ 4 (trước Công nguyên). Ông cai trị cho đến năm 39 (sau Công nguyên). Tước hiệu quận vương chỉ một thứ phó vua cai quản một phần lãnh thổ của Hoàng đế Thánh sử Maccô (6,14) gọi Hêrôđê là Vua theo cách xưng hô bình dân.
+ Philip cũng là con của Hêrôđê Đại đế và Clêopâtre (không phải hoàng hậu Ai Cập), tức là anh em cùng cha khác mẹ với Hêrôđê Antipas. Làm quận vương xứ Iturê và Trakhônitô, cũng như gồm cả Auranitô, Batanêa, Gaulinitô. Philip cai quản năm 4 trước Công nguyên cho đến chết vào năm 34 sau Công nguyên. Vì không có con nối ngôi, vua Tibêriô sáp nhập phần đất này vào miền Syria.
+ Lysania, không thuộc về gia đình Hêrôđê. Làm quận vương xứ Abilênê. Vùng này Chúa Giêsu ít qua lại.
+ Anna và Caipha: vị thượng tế chính thức là Giuse tên gọi Caipha. Ông làm thượng tế từ năm 18 đến năm 36 (sau Công nguyên). Anna là cha vợ của Caipha, làm thượng tế trước đó, từ năm 6 (trước Công nguyên) đến năm 15 thì bị hoàng đế Gratô bãi chức. Tuy thế, uy tín của ông vẫn còn lớn đối với dân Do Thái.
Các ngôn sứ trước hoạt động trong khung lịch sử của Guđêa hay Israel (x. Is 1,1; Gr 1,2; Ed 1,2; Hs 1,1; Am 1,1 v.v…). Chắc hẳn Thánh Luca có dụng ý khi nới rộng khung cảnh lịch sử trong toàn đế quốc Rôma nhắm đến sự phổ quát của ơn cứu độ. Đấng Cứu thế sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi dân không trừ ai, trong mọi lãnh thổ và dưới mọi sinh hoạt xã hội khác nhau.
Để được cứu độ thì con người phải thay đổi con người cũ của mình, phải ăn năn thống hối như Gioan mời gọi.
Gioan, con của Giacaria (câu 2b): Thánh Luca quy chiếu vào Gr 1,1: "Xảy đến lời của Thiên Chúa cho Giêrêmia, con của kelkiel…". Thánh sử đặc biệt lưu ý tới sứ mệnh của Gioan tiếp tục vai trò ngôn sứ của Giêrêmia. Được thánh hiến từ trong dạ mẹ (Gr 1,1; Lc 1,13) vị ngôn sứ loan báo cuộc phán xét cánh chung (Gr 1,10; Lc 3,9t) công bố vinh quang Đấng Thiên Sai (Gr 31; Lc 1,14; 3,15t) và giao ước mới của Thiên Chúa ký kết với mọi người dù họ là kẻ thấp hèn nhất (Gr 31,31-34; Lc 7,18-23).
Mọi xác phàm sẽ thấy sự cứu thoát của Thiên Chúa (câu 6): Đối với Thánh Luca, điều quan hệ không phải là những niên biểu chi tiết của lịch sử trần tục mà Thánh sử nêu ra. Ngài sử dụng khung cảnh đó để trình bày lịch sử cứu độ.
Khi trích dẫn lời ngôn sứ Isaia 40,3-5 Thánh Luca minh chứng rằng nơi những sự việc này đã hoàn tất lời tiên báo của Cựu ước. Thánh sử cho thấy tầm vóc chính xác: sứ mệnh của Gioan chính là loan báo lần cuối về ơn cứu rỗi của Thiên Chúa. Và sứ mệnh của Chúa Giêsu: Người là "Con Thiên Chúa đến ban ơn cứu rỗi cho mọi xác phàm".
Qua những lời tiên báo trên của Isaia, độc giả Tin mừng, nhờ ánh sáng phục sinh chiếu dọi, có thể nhận ra thiên tính của Chúa Giêsu cũng như ơn cứu rỗi Người mang đến cho mọi người.
Bởi vì ơn cứu rỗi được mời gọi đón nhận một cách phổ quát, nên Thánh Luca đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử dân Chúa (ở Giuđêa, Galilê khắp vùng quanh sông Gardan dưới thời thượng tế Caipha v.v…) cũng như trong lịch sử dân ngoại (ở Iturê, Abilênê, dưới thời hoàng đế Tibêriô Gêdarê v.v…)
Tất cả những ai nghe lời hối cải, "hạ thấp đồi cao, lấp hố sâu", thì sẽ nhìn thấy Đấng Thiên Sai. Hay nói cách khác, điều kiện ắt có của ơn cứu độ là phải thay đổi tâm hồn. Gioan Tẩy giả cũng như các ngôn sứ Cựu ước đều rao giảng sứ điệp đó.
Ngôn sứ Baruc trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe cũng thấp thoáng tâm tình hạ đồi lấp hố hay đơn giản là dọn đường và dọn lòng để Chúa đến:
Vì Thiên Chúa đã ra lệnh phải bạt thấp núi cao
và gò nổng có tự lâu đời,
phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu,
để Ít-ra-en tiến bước an toàn
dưới ánh vinh quang của Thiên Chúa.
Theo lệnh của Thiên Chúa, rừng xanh và đủ loại quế trầm
sẽ toả bóng che rợp Ít-ra-en,
vì Thiên Chúa sẽ dẫn Ít-ra-en đi trong hoan lạc,
dưới ánh sáng vinh quang của Chúa,
cùng với lòng từ bi và sự công chính của Người. (Br 5, 7-9)
Sứ điệp, tâm tình của Baruc và của Gioan Tẩy giả gửi đến chúng ta hết sức rõ ràng. Chúa thật sự đã đến trong cuộc đời này rồi, Chúa đã vào nhà của Người nhưng hình như người nhà không đón tiếp.
Dừng lại một chặng đường để nhìn lại cuộc đời, đôi lần đôi lúc chúng ta đã để những hố thật sâu, những núi thật cao của tiền tài và danh vọng trong cuộc đời của ta che lấp lối đi cũng như chỗ của Chúa trong lòng chúng ta. Chúa thì đã sẵn, phần còn lại lại của chúng ta. Nguyện xin Chúa cho chúng ta biết thay đổi lòng dạ chúng ta, biến dọn đường trong cuộc đời chúng ta để Chúa đến và ở lại trong cuộ đời chúng ta. Chỉ có Chúa mới là nguồn bình an đích thực và là Chúa của cuộc đời chúng ta mà thôi.