Sáu dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý và giữ lời cam kết tôn trọng nhân quyền của nhân dân Việt Nam.
Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Thư đề ngày 19 tháng 11 năm 2009 viết rằng 6 vị dân cử Mỹ rất quan tâm đến trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý bị tai biến mạch máu não lần thứ nhi hôm thứ bảy vừa qua, có được chữa trị, và thân nhân được phép thăm viếng có hạn chế.
Do biến cố đó, sáu dân biểu Hoa Kỳ thỉnh cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho người tù của lương tâm, linh mục Nguyễn Văn Lý, vì lòng nhân đạo, đồng thời tạo điều kiện cho ông được chữa trị khẩn cấp và lâu dài, gia đình của vị linh mục không bị cản trở khi giúp ông về tinh thần, thể chất và tâm linh trong thời gian ngặt nghèo này.
Cam kết Nhân quyềnThư nhắc lại cuộc hội họp giữa đại diện chính quyền Việt Nam với viên chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm mùng 10 tháng 11, tiếp tục cuộc đối thoại về nhân quyền giữa hai nước.
Trường hợp bị giam cầm của linh mục Lý đã được nêu lên trong buổi họp như tình trạng của một trong nhiều công dân Việt Nam bị sách nhiễu vì lý do tôn giáo và dân chủ, bị xử án không có người biện hộ, và bị cầm tù nhiều lần.
“Chính phủ Việt Nam cần thực hiện lời cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, tôn trọng quyền công dân và quyền được hưởng tự do của nhân dân Việt Nam.
Trích Thư 6 Dân biểu Mỹ gửi TT Việt Nam
Đó cũng là mối quan tâm lớn của các vị dân cử tại lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ cùng nhiều viên chức khác trong chính phủ.
Cùng với yêu cầu trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, thư của sáu dân biểu Mỹ cũng đề cập đến hiện trạng tại Việt Nam vói vô số những người vẫn tiếp tục phải chịu đả kích thậm tệ, bị hành hạ, bị án tù nặng, mà không rõ rệt vì lý do tôn giáo, chính trị hay vì bị kết tội một cách cá biệt.
Thư yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện lời cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, tôn trọng quyền công dân và quyền được hưởng tự do của nhân dân Việt Nam.
Bức thư ký tên các dân biểu Chris Smith, Loretta Sanchez, Anh “Joseph” Cao, Zoe Lofgren, Frank Wolf và Edward Royce.
Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Thư đề ngày 19 tháng 11 năm 2009 viết rằng 6 vị dân cử Mỹ rất quan tâm đến trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý bị tai biến mạch máu não lần thứ nhi hôm thứ bảy vừa qua, có được chữa trị, và thân nhân được phép thăm viếng có hạn chế.
Do biến cố đó, sáu dân biểu Hoa Kỳ thỉnh cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho người tù của lương tâm, linh mục Nguyễn Văn Lý, vì lòng nhân đạo, đồng thời tạo điều kiện cho ông được chữa trị khẩn cấp và lâu dài, gia đình của vị linh mục không bị cản trở khi giúp ông về tinh thần, thể chất và tâm linh trong thời gian ngặt nghèo này.
Cam kết Nhân quyềnThư nhắc lại cuộc hội họp giữa đại diện chính quyền Việt Nam với viên chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm mùng 10 tháng 11, tiếp tục cuộc đối thoại về nhân quyền giữa hai nước.
Trường hợp bị giam cầm của linh mục Lý đã được nêu lên trong buổi họp như tình trạng của một trong nhiều công dân Việt Nam bị sách nhiễu vì lý do tôn giáo và dân chủ, bị xử án không có người biện hộ, và bị cầm tù nhiều lần.
“Chính phủ Việt Nam cần thực hiện lời cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, tôn trọng quyền công dân và quyền được hưởng tự do của nhân dân Việt Nam.
Trích Thư 6 Dân biểu Mỹ gửi TT Việt Nam
Đó cũng là mối quan tâm lớn của các vị dân cử tại lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ cùng nhiều viên chức khác trong chính phủ.
Cùng với yêu cầu trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, thư của sáu dân biểu Mỹ cũng đề cập đến hiện trạng tại Việt Nam vói vô số những người vẫn tiếp tục phải chịu đả kích thậm tệ, bị hành hạ, bị án tù nặng, mà không rõ rệt vì lý do tôn giáo, chính trị hay vì bị kết tội một cách cá biệt.
Thư yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện lời cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, tôn trọng quyền công dân và quyền được hưởng tự do của nhân dân Việt Nam.
Bức thư ký tên các dân biểu Chris Smith, Loretta Sanchez, Anh “Joseph” Cao, Zoe Lofgren, Frank Wolf và Edward Royce.