Tài liệu cho thấy ĐTC Piô XII đã cứu hơn 11.000 người Do thái ở Roma
Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way) công bố các phát hiện
ROME - Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do Thái tại Roma trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo tài liệu mới được các nhà sử học phát hiện.
Đại diện nước Đức của Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way), sử gia và nhà nghiên cứu điều tra Michael Hesemann, đã phát hiện một số tài liệu gốc rất quan trọng trong khi ông nghiên cứu văn khố mở của Nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nay là Nhà thờ nhà nước Đức ở Rome.
Quĩ “Hãy dọn đường” có trụ sở tại Mỹ, do công dân Do thái Gary Krupp thành lập, đã công bố các phát hiện này trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Zenit.
Ông Krupp nói: “Nhiều người đã chỉ trích ĐTC Piô XII giữ im lặng trong quá trình bắt giữ người Do thái, và khi đoàn xe lửa rời Roma chở 1.007 người Do Thái hướng về trại tập trung Auschwitz. Các nhà chỉ trích cũng không biết sự can thiệp trực tiếp của ĐTC Piô XII nhằm chấm dứt việc bắt giữ người Do thái ngày 16-10-1943”.
Ông nói thêm: “Các khám phá mới chứng minh rằng ĐTC Piô XII đã hành động trực tiếp sau hậu trường để chấm dứt các vụ bắt giữ lúc 14g, ngay khi các vụ này bắt đầu, nhưng Ngài không thể ngăn chặn đoàn tàu lửa xấu số ấy”.
Theo một nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu Phó tế Dominiek Oversteyns, đã có 12.428 người Do Thái tại Roma ngày 16-10-1943.
Ông Krupp giải thích: “Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.400 người Do Thái. Sáng ngày 16-10-1943, khi ĐTC Piô XII biết sẽ có các cuộc bắt bớ người Do thái, Ngài lập tức ra lệnh gửi một thư phản kháng chính thức của Vatican tới Đại sứ Đức, nhưng Ngài biết chắc là không có kết quả”.
" ĐTC Piô XII liền sai cháu trai của mình, Hoàng thân Carlo Pacelli, đến gặp Đức Giám Mục người Áo Alois Hudal. Theo một số tài liệu, Giám mục Hudal, người trông coi nhà thờ nhà nước Đức ở Roma, có thiện cảm với Đức Quốc xã và có quan hệ tốt với họ. Hoàng thân Carlo Pacelli nói với Giám mục Hudal rằng ông được ĐTC Piô XII sai đến, và xin Giám mục Hudal viết một bức thư gửi cho Thống đốc Roma là một người Đức, Tướng Rainier Stahel, để yêu cầu thống đốc ngưng các cuộc bắt bớ người Do thái”.
Đức Giám mục Hudal viết thư cho tướng Stahel như sau: “Một nguồn tin cấp cao Vatican [...] mới cho tôi biết rằng sáng nay việc bắt giữ người Do Thái có quốc tịch Ý đã bắt đầu. Trong lợi ích của cuộc đối thoại hòa bình giữa Vatican và bộ chỉ huy quân đội Đức, tôi yêu cầu Ngài hãy khẩn trương ra lệnh để ngưng ngay các cuộc bắt bớ ấy tại Roma và vùng phụ cận. Danh tiếng của nước Đức ở các nước ngoài đòi hỏi một biện pháp như vậy, và cũng sẽ là mối nguy hiểm nếu ĐTC Piô XII sẽ công khai phản kháng việc này”.
Lá thư được đưa đến Tướng Stahel bởi một cộng sự thân tín với ĐTC Piô XII, là linh mục người Đức Pancratius Pfeiffer, tổng quyền của Dòng Chúa Cứu Chuộc (SDS), và là người quen biết Tướng Stahel nhiều.
Sáng hôm sau, Tướng Stahel trả lời qua điện thoại: "Tôi chuyển vụ việc ngay lập tức cho Cơ quan Mật vụ địa phương và cho Bộ trưởng Himmler. Bộ trưởng Himmler đã ra lệnh rằng, do qui chế đặc biệt của Roma, các vụ bắt giữ người Do thái phải ngưng ngay lập tức".
Các sự việc này đã được khẳng định bởi chứng từ thu được trong cuộc điều tra, của vị Thẩm phán lo việc phong Chân phước của ĐTC Piô XII, linh mục Dòng Tên Peter Gumpel.
Cha Gumpel nói rằng cha đã đích thân nói chuyện với Tướng Dietrich Beelitz, người thời ấy là sĩ quan liên lạc giữa văn phòng của Thống chế Kesselring và Bộ tư lệnh của Hitler. Tướng Beelitz đã nghe cuộc điện đàm giữa tướng Stahel và Bộ trưởng Himmler, và xác nhận rằng Tướng Stahel đe dọa là sẽ có một sự thất bại quân sự cho ông Himmler, nếu các vụ bắt giữ tiếp tục.
Miễn kiểm tra
Một tài liệu bổ sung có tiêu đề "Các hành động trực tiếp để cứu vô số người dân tộc Do thái" cho biết Đức Giám mục Hudal đã dàn xếp - thông qua việc tiếp xúc của ngài với tướng Stahel và Đại Tá Baron von Veltheim - để có được một tuyên bố nói rằng "550 trường cao đẳng và cơ sở tôn giáo được miễn kiểm tra và viếng thăm bởi quân cảnh Đức".
Chỉ tại một trong các nơi này, Học Viện Thánh Giuse, 80 người Do Thái đã ẩn náu.
Tài liệu trên cũng đề cập đến sự đóng góp "một phần lớn" của Hoàng thân Carlo Pacelli, cháu trai của ĐTC Piô XII. "Các binh sĩ Đức rất kỷ luật và tôn trọng chữ ký của một quan chức cao cấp Đức ... Hàng ngàn người Do Thái địa phương ở Roma, Assisi, Loreto, Padua… đã được cứu mạng nhờ tuyên bố này".
Ông Michael Hesemann nói rằng rõ ràng là bất kỳ sự phản đối công khai nào của ĐTC Piô XII, khi đoàn tàu khởi hành, có thể kích hoạt việc bắt bớ lại.
Ngoài ra, ông Hesemann giải thích rằng Quĩ “Hãy dọn đường” đưa lên trang web của mình một lệnh gốc của mật vụ Đức để bắt giữ 8.000 người Do Thái ở Roma, và họ sẽ được gửi đến trại lao động Mauthausen – bị giữ như các con tin – chứ không đến trại tập trung Auschwitz. Người ta có thể suy đoán rằng Vatican cảm thấy có thể thương lượng việc trả tự do cho họ.
Chúng ta biết rằng, chính Đức Giám mục Hudal đã được Vatican biết đến là người tích cực giúp đỡ một số tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã, tránh khỏi bị bắt giữ sau chiến tranh.
Do vị thế chính trị của mình, Đức Giám mục Hudal là một nhân vật không được chấp thuận (persona non grata) tại Vatican và trên thực tế, đã bị trừng phạt bởi văn bản của Quốc vụ khanh tòa thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini (sau này là ĐTC Phaolô VI), vì đã gợi ý rằng Tòa thánh nên giúp đỡ mọi thành viên Đức Quốc xã khỏi bị bắt giữ.
Ông Gary Krupp, Chủ tịch Quĩ “Hãy dọn đường”, tiếp tục nhận xét rằng "Quĩ Hãy dọn đường đã cống hiến nguồn tài liệu lớn lao, để phát hiện và đăng công khai mọi thông tin này cho các sử gia và học giả. Thật kỳ lạ, không ai trong số các nhà phê bình thẳng thắn nhất về ĐTC Piô XII, đã bị làm phiền khi đến Văn khố mở của Vatican (được mở đầy đủ từ năm 2006 lên đến năm 1939) để nghiên cứu chuyên sâu, hoặc thậm chí tiếp cận trang web miễn phí hạn chế, theo dấu hiệu trong hồ sơ ở Roma và hồ sơ đăng ký của chúng tôi".
Ông Krupp bình luận thêm rằng ông hy vọng thành thật rằng, các đại diện học giả của cộng đồng người Do Thái Roma có thể nghiên cứu tài liệu gốc từng bước một, từ nhà của họ.
Ông Krupp nói: "Tôi tin rằng họ sẽ thấy rằng sự hiện diện ngày nay của cái mà ĐTC Piô XII gọi là "cộng đồng sinh động này" là nhờ các nỗ lực bí mật của ĐTC Piô XII để cứu mạng sống nhiều người. ĐTC Piô XII đã làm những gì Ngài có thể làm, bất chấp sự đe dọa cuộc xâm lược, cái chết,bị vây quanh bởi các thế lực thù địch và sự thâm nhập của gián điệp".
Elliot Hershberg, Chủ tịch của Quĩ “Hãy dọn đường”, nói thêm: "Trong việc phục vụ của chúng tôi, chúng tôi cam kết cố gắng để mang lại một giải pháp cho cuộc tranh luận này, vốn ảnh hưởng đến hơn một tỉ người”.
"Chúng tôi đã sử dụng các kết nối quốc tế và sự tin tưởng vào chúng tôi, để phát hiện và đăng bài trên trang web miễn phí hạn chế của chúng tôi hơn 46.000 trang tài liệu gốc, các bài báo gốc, nhân chứng video, và các cuộc phỏng vấn các học giả, để có thể cung cấp tài liệu này cho các sử gia và học giả”.
"Việc công khai phổ biến quốc tế từ dự án này đã mang lại các tài liệu mới gần như hàng tuần, vốn cho thấy chúng tôi đã tìm cách loại bỏ sự bế tắc học thuật tồn tại từ năm 1963 như thế nào”. (Zenit 22-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way) công bố các phát hiện
ROME - Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do Thái tại Roma trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo tài liệu mới được các nhà sử học phát hiện.
Đại diện nước Đức của Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way), sử gia và nhà nghiên cứu điều tra Michael Hesemann, đã phát hiện một số tài liệu gốc rất quan trọng trong khi ông nghiên cứu văn khố mở của Nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nay là Nhà thờ nhà nước Đức ở Rome.
Quĩ “Hãy dọn đường” có trụ sở tại Mỹ, do công dân Do thái Gary Krupp thành lập, đã công bố các phát hiện này trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Zenit.
Ông Krupp nói: “Nhiều người đã chỉ trích ĐTC Piô XII giữ im lặng trong quá trình bắt giữ người Do thái, và khi đoàn xe lửa rời Roma chở 1.007 người Do Thái hướng về trại tập trung Auschwitz. Các nhà chỉ trích cũng không biết sự can thiệp trực tiếp của ĐTC Piô XII nhằm chấm dứt việc bắt giữ người Do thái ngày 16-10-1943”.
Ông nói thêm: “Các khám phá mới chứng minh rằng ĐTC Piô XII đã hành động trực tiếp sau hậu trường để chấm dứt các vụ bắt giữ lúc 14g, ngay khi các vụ này bắt đầu, nhưng Ngài không thể ngăn chặn đoàn tàu lửa xấu số ấy”.
Theo một nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu Phó tế Dominiek Oversteyns, đã có 12.428 người Do Thái tại Roma ngày 16-10-1943.
Ông Krupp giải thích: “Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.400 người Do Thái. Sáng ngày 16-10-1943, khi ĐTC Piô XII biết sẽ có các cuộc bắt bớ người Do thái, Ngài lập tức ra lệnh gửi một thư phản kháng chính thức của Vatican tới Đại sứ Đức, nhưng Ngài biết chắc là không có kết quả”.
" ĐTC Piô XII liền sai cháu trai của mình, Hoàng thân Carlo Pacelli, đến gặp Đức Giám Mục người Áo Alois Hudal. Theo một số tài liệu, Giám mục Hudal, người trông coi nhà thờ nhà nước Đức ở Roma, có thiện cảm với Đức Quốc xã và có quan hệ tốt với họ. Hoàng thân Carlo Pacelli nói với Giám mục Hudal rằng ông được ĐTC Piô XII sai đến, và xin Giám mục Hudal viết một bức thư gửi cho Thống đốc Roma là một người Đức, Tướng Rainier Stahel, để yêu cầu thống đốc ngưng các cuộc bắt bớ người Do thái”.
Đức Giám mục Hudal viết thư cho tướng Stahel như sau: “Một nguồn tin cấp cao Vatican [...] mới cho tôi biết rằng sáng nay việc bắt giữ người Do Thái có quốc tịch Ý đã bắt đầu. Trong lợi ích của cuộc đối thoại hòa bình giữa Vatican và bộ chỉ huy quân đội Đức, tôi yêu cầu Ngài hãy khẩn trương ra lệnh để ngưng ngay các cuộc bắt bớ ấy tại Roma và vùng phụ cận. Danh tiếng của nước Đức ở các nước ngoài đòi hỏi một biện pháp như vậy, và cũng sẽ là mối nguy hiểm nếu ĐTC Piô XII sẽ công khai phản kháng việc này”.
Lá thư được đưa đến Tướng Stahel bởi một cộng sự thân tín với ĐTC Piô XII, là linh mục người Đức Pancratius Pfeiffer, tổng quyền của Dòng Chúa Cứu Chuộc (SDS), và là người quen biết Tướng Stahel nhiều.
Sáng hôm sau, Tướng Stahel trả lời qua điện thoại: "Tôi chuyển vụ việc ngay lập tức cho Cơ quan Mật vụ địa phương và cho Bộ trưởng Himmler. Bộ trưởng Himmler đã ra lệnh rằng, do qui chế đặc biệt của Roma, các vụ bắt giữ người Do thái phải ngưng ngay lập tức".
Các sự việc này đã được khẳng định bởi chứng từ thu được trong cuộc điều tra, của vị Thẩm phán lo việc phong Chân phước của ĐTC Piô XII, linh mục Dòng Tên Peter Gumpel.
Cha Gumpel nói rằng cha đã đích thân nói chuyện với Tướng Dietrich Beelitz, người thời ấy là sĩ quan liên lạc giữa văn phòng của Thống chế Kesselring và Bộ tư lệnh của Hitler. Tướng Beelitz đã nghe cuộc điện đàm giữa tướng Stahel và Bộ trưởng Himmler, và xác nhận rằng Tướng Stahel đe dọa là sẽ có một sự thất bại quân sự cho ông Himmler, nếu các vụ bắt giữ tiếp tục.
Miễn kiểm tra
Một tài liệu bổ sung có tiêu đề "Các hành động trực tiếp để cứu vô số người dân tộc Do thái" cho biết Đức Giám mục Hudal đã dàn xếp - thông qua việc tiếp xúc của ngài với tướng Stahel và Đại Tá Baron von Veltheim - để có được một tuyên bố nói rằng "550 trường cao đẳng và cơ sở tôn giáo được miễn kiểm tra và viếng thăm bởi quân cảnh Đức".
Chỉ tại một trong các nơi này, Học Viện Thánh Giuse, 80 người Do Thái đã ẩn náu.
Tài liệu trên cũng đề cập đến sự đóng góp "một phần lớn" của Hoàng thân Carlo Pacelli, cháu trai của ĐTC Piô XII. "Các binh sĩ Đức rất kỷ luật và tôn trọng chữ ký của một quan chức cao cấp Đức ... Hàng ngàn người Do Thái địa phương ở Roma, Assisi, Loreto, Padua… đã được cứu mạng nhờ tuyên bố này".
Ông Michael Hesemann nói rằng rõ ràng là bất kỳ sự phản đối công khai nào của ĐTC Piô XII, khi đoàn tàu khởi hành, có thể kích hoạt việc bắt bớ lại.
Ngoài ra, ông Hesemann giải thích rằng Quĩ “Hãy dọn đường” đưa lên trang web của mình một lệnh gốc của mật vụ Đức để bắt giữ 8.000 người Do Thái ở Roma, và họ sẽ được gửi đến trại lao động Mauthausen – bị giữ như các con tin – chứ không đến trại tập trung Auschwitz. Người ta có thể suy đoán rằng Vatican cảm thấy có thể thương lượng việc trả tự do cho họ.
Chúng ta biết rằng, chính Đức Giám mục Hudal đã được Vatican biết đến là người tích cực giúp đỡ một số tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã, tránh khỏi bị bắt giữ sau chiến tranh.
Do vị thế chính trị của mình, Đức Giám mục Hudal là một nhân vật không được chấp thuận (persona non grata) tại Vatican và trên thực tế, đã bị trừng phạt bởi văn bản của Quốc vụ khanh tòa thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini (sau này là ĐTC Phaolô VI), vì đã gợi ý rằng Tòa thánh nên giúp đỡ mọi thành viên Đức Quốc xã khỏi bị bắt giữ.
Ông Gary Krupp, Chủ tịch Quĩ “Hãy dọn đường”, tiếp tục nhận xét rằng "Quĩ Hãy dọn đường đã cống hiến nguồn tài liệu lớn lao, để phát hiện và đăng công khai mọi thông tin này cho các sử gia và học giả. Thật kỳ lạ, không ai trong số các nhà phê bình thẳng thắn nhất về ĐTC Piô XII, đã bị làm phiền khi đến Văn khố mở của Vatican (được mở đầy đủ từ năm 2006 lên đến năm 1939) để nghiên cứu chuyên sâu, hoặc thậm chí tiếp cận trang web miễn phí hạn chế, theo dấu hiệu trong hồ sơ ở Roma và hồ sơ đăng ký của chúng tôi".
Ông Krupp bình luận thêm rằng ông hy vọng thành thật rằng, các đại diện học giả của cộng đồng người Do Thái Roma có thể nghiên cứu tài liệu gốc từng bước một, từ nhà của họ.
Ông Krupp nói: "Tôi tin rằng họ sẽ thấy rằng sự hiện diện ngày nay của cái mà ĐTC Piô XII gọi là "cộng đồng sinh động này" là nhờ các nỗ lực bí mật của ĐTC Piô XII để cứu mạng sống nhiều người. ĐTC Piô XII đã làm những gì Ngài có thể làm, bất chấp sự đe dọa cuộc xâm lược, cái chết,bị vây quanh bởi các thế lực thù địch và sự thâm nhập của gián điệp".
Elliot Hershberg, Chủ tịch của Quĩ “Hãy dọn đường”, nói thêm: "Trong việc phục vụ của chúng tôi, chúng tôi cam kết cố gắng để mang lại một giải pháp cho cuộc tranh luận này, vốn ảnh hưởng đến hơn một tỉ người”.
"Chúng tôi đã sử dụng các kết nối quốc tế và sự tin tưởng vào chúng tôi, để phát hiện và đăng bài trên trang web miễn phí hạn chế của chúng tôi hơn 46.000 trang tài liệu gốc, các bài báo gốc, nhân chứng video, và các cuộc phỏng vấn các học giả, để có thể cung cấp tài liệu này cho các sử gia và học giả”.
"Việc công khai phổ biến quốc tế từ dự án này đã mang lại các tài liệu mới gần như hàng tuần, vốn cho thấy chúng tôi đã tìm cách loại bỏ sự bế tắc học thuật tồn tại từ năm 1963 như thế nào”. (Zenit 22-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa