Nhìn mấy đứa con nheo nhóc mà gạo đã hết. Của không ngon nhà đông con cũng hết! Cũng chẳng có gì là cao lương mỹ vị: mì gói, cá kho, rau muống xào … vậy mà sao chúng nó ăn mau quá! Hai Tôm thất nghiệp cả tháng nay nên cũng chẳng còn gì ăn. Chẳng lẽ nhìn mấy đứa nó đói mãi, Hai Tôm bèn Mới về Sài Thành mượn tạm mấy người quen ít tiền về đắp đổi qua ngày trong những ngày “cháy túi”.
Mượn tiền xong, hí ha hí hửng chạy về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Tưởng chừng sẽ về nhà mau cho sắp nhỏ nó mừng nhưng chẳng hiểu vì sao mà hôm nay lại chờ phà lâu quá! Trời thì nóng mà dòng người chờ phà thì đông. Tâm trạng chờ phà như thế này thì chắc ai qua phà đã hiểu.
Thời gian rảnh rỗi chờ phà không làm gì thì thiên hạ bắt đầu “tám”.
Cơn bão số 9 vừa đi qua, nỗi đau còn nằm đó nên nhiều người vẫn chú tâm đến tổn hại của cơn bão. Chắc có lẽ vì có tính thời sự như vậy nên mấy người đứng cạnh Hai Tôm bàn tán chuyện bão.
Ông kia, dáng có vẻ xe ôm chợt lên tiếng:
- Mấy bữa nay trời u ám hoài, chắc là ảnh hưởng cơn bão số 10 đang dzô đây! Bão ơi là bão! Bão làm khổ biết bao nhiêu người! Mấy hôm nay thời tiết như dzậy chẳng mần ăn gì được. Mưa như dzậy ít khách wá!
Bà bán vé số đứng cạnh chen vô:
- Chời ơi! mấy bữa nai bão wá tui cũng ế luôn! Mấy bữa nai mấy đứa nhỏ ở nhà hổng có gì ăn hết!
Chàng thanh niên nọ, người dính đầy xi măng, chắc có lẽ là thợ hồ mới lên tiếng:
- Mấy nai mưa wá! Có xây được gì đâu! Ông chủ cho dzìa sớm, hưởng nửa ngài lương!
Ngừng một lát anh nói tiếp:
- Bão dzậy chứ có người mừng dzà cũng có người dzui à nhen!
Mấy người dựng xe gần anh này ngạc nhiên với câu nói vừa rồi nên nhiều người tỏ vẻ thắc mắc. Chưa kịp hỏi thì anh nói luôn:
- Cuộc đời wái wăm lắm! Nhiều người sợ bão thấy mồ tổ, còn có người mong có bão. Chuyện là tui đi mần mướn ở cái trường Tiểu Học ở dưới xã dưới. Trường xây hơn năm nay mà chưa nghiệm thu. Vì là mấy ông thầu cũng như giám sát công trình rút ruột chia nhau. Trường gì mà mới xây mà vết nứt thấy mà gớm! Có chỗ nứt hơn tấc luôn. Như con cái tui đâu dám cho học ở đó dù là gần nhà, thà học xa xa chút mà an tâm. Cho nó học ở đó bữa nào nó sập chết con tui sao!
Nghỉ một lát đỡ mệt anh ta tiếp tục:
- Mấy ổng mần ăn gì mà thấy gớm! Sắt hả! Khi có giám sát thì sắt đúng chuẩn, đến chiều giám sát dzìa mấy ổng đổi sắt khác nhỏ xíu à! Xây dzậy lấy gì mà hổng sập! Còn nền nhà hả ? Đổ hồ khô lên, lấy nước tưới xong ịn gạch dzô. Hỏi sao mần dzậy mấy ổng bỉu đỡ tốn nước! Sợ mấy chả luôn. Đó! Xây hơn năm nay có ai nghiệm thu đâu. Mấy ổng giờ đang chờ bão tới giật cho nó sập cho khoẻ! Khỏi nghiệm thu, đổ thừa trách nhiệm cho bão. Năm ngoái bão tới mấy ổng tưởng sập mấy ổng mừng, năm nay cũng tưởng bão số 9 dzô nó làm cái trường sập nhưng năm nay bão cũng chưa dzô tới. Mấy ổng đang mong có bão lớn xuống Cần Giờ để xử cái trường luôn.
Nghe chàng thanh niên kể về cái trường Tiểu Học bị ăn sắt, ăn xi một cách hào hứng, ông già đứng kế bên chen dzô:
- Trời ơi! Gì mà ghê dzậy! Cái trường Tiểu Học đúc tấm đàng wàng mà còn sập huống hồ gì nhà tui vách lá cột siêu! Thôi đi mấy cha! Sập cái trường mấy cha khoẻ chứ nhà của tui hổng biết ở đâu ? Mấy ổng đâu có biết là bão đến bao nhiêu người phải khổ còn mấy ổng thì sướng. Mấy ổng ở trong biệt thự, vi-la lấy gì mà bão wánh tới!
Nghỉ một lát ông nói tiếp:
- Khổ ghê luôn, báo chí mới đưa tin kìa! Bão hả ? Cứu trợ cho người ta toàn là sách báo, tạp chí cũ không à! Năm nào cũng dzậy! Thêm nữa, bão là mì đắt như tôm tươi!
Ý kiến của ông già vừa dứt thì tiếng còi hụ báo hiệu phà cập bến Bình Khánh vừa vang lên. Theo thứ tự, đến phiên Hai Tôm cũng lên phà để dzề dzới wê hương Cần Giờ thân yêu.
Trên con đường lầy lộn sình lầy dơ dáy, muốn chạy nhanh cũng chẳng có cách nào chạy nhanh được vì ổ trâu nhiều hơn ổ gà. Trước mặt thấy mấy chiếc xe hơi du lịch Cần Giờ bị mấy anh cảnh sát thổi vào xử phạt. Thấy thương tài xế quá! Ở cái con đường Duyên Hải - Cần Giờ này có cái tội gì đâu ngoài cái tội quên thắt dây an toàn! Xe nào bị gọi lại cũng đều mang cái lỗi quên thắt dây an toàn!
Con đường đầy gian khổ để trở về với quê hương Cần Giờ càng gợi lên hình ảnh của những con người nghèo vùng bão. Chẳng ai mong bão đến đâu! Khi bão đi rồi thì lại để lại biết bao nhiêu đau thương. Kẻ mất người còn, kẻ được người lại thiếu.
Với những ai làm ăn gian dối như những người xây cái trường Tiểu Học ở xã nghèo nọ thì lại chờ bão đến để mà giật sập đi cái trường xây gian xảo để đổ thừa trách nhiệm cho bão.
Với những ai cắt đầu cắt đuôi thì mong bão đến để có thể cho vô túi mình chút này chút nọ như đã từng xảy ra ở nơi nọ nơi kia.
Còn với những con người lao động chân chính, với những con người nghèo thì chẳng hề chờ bão đến. Bão đến coi như là cả năm trời cũng như dã tràng se cát biển đông.
Cuộc đời này vẫn còn nhiều điều nghịch lý và có bao nhiêu cái lý bị nghịch.
Thôi thì cứ an phận kiếm bữa rau bữa cháo nuôi đàn con thơ dại tật nguyền.
Với Hai Tôm thì Hai Tôm chẳng hề mong có bão vì bão đến thì dân nghèo của mình lại nghèo hơn cũng như phần chia sẻ cho mấy đứa nhỏ tật nguyền của Hai Tôm lại bị vơi đi. Dẫu sao đi chăng nữa thì vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo.
Nhìn những đứa nhỏ tật nguyền trong nhà sao mà thấy thương quá! Chỉ mong sao có những tấm lòng thơm thảo chia sẻ cho chúng bữa rau bữa cháo cũng đành. Cũng chỉ mong sao bão đừng chạm đến với cái xã nghèo này vì bão đến cái xã nghèo này thì cái trường Tiểu Học xây gian dối bị sập nhưng cũng sập theo bao mái nhà vách lá cột siêu.
Mượn tiền xong, hí ha hí hửng chạy về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Tưởng chừng sẽ về nhà mau cho sắp nhỏ nó mừng nhưng chẳng hiểu vì sao mà hôm nay lại chờ phà lâu quá! Trời thì nóng mà dòng người chờ phà thì đông. Tâm trạng chờ phà như thế này thì chắc ai qua phà đã hiểu.
Thời gian rảnh rỗi chờ phà không làm gì thì thiên hạ bắt đầu “tám”.
Cơn bão số 9 vừa đi qua, nỗi đau còn nằm đó nên nhiều người vẫn chú tâm đến tổn hại của cơn bão. Chắc có lẽ vì có tính thời sự như vậy nên mấy người đứng cạnh Hai Tôm bàn tán chuyện bão.
Ông kia, dáng có vẻ xe ôm chợt lên tiếng:
- Mấy bữa nay trời u ám hoài, chắc là ảnh hưởng cơn bão số 10 đang dzô đây! Bão ơi là bão! Bão làm khổ biết bao nhiêu người! Mấy hôm nay thời tiết như dzậy chẳng mần ăn gì được. Mưa như dzậy ít khách wá!
Bà bán vé số đứng cạnh chen vô:
- Chời ơi! mấy bữa nai bão wá tui cũng ế luôn! Mấy bữa nai mấy đứa nhỏ ở nhà hổng có gì ăn hết!
Chàng thanh niên nọ, người dính đầy xi măng, chắc có lẽ là thợ hồ mới lên tiếng:
- Mấy nai mưa wá! Có xây được gì đâu! Ông chủ cho dzìa sớm, hưởng nửa ngài lương!
Ngừng một lát anh nói tiếp:
- Bão dzậy chứ có người mừng dzà cũng có người dzui à nhen!
Mấy người dựng xe gần anh này ngạc nhiên với câu nói vừa rồi nên nhiều người tỏ vẻ thắc mắc. Chưa kịp hỏi thì anh nói luôn:
- Cuộc đời wái wăm lắm! Nhiều người sợ bão thấy mồ tổ, còn có người mong có bão. Chuyện là tui đi mần mướn ở cái trường Tiểu Học ở dưới xã dưới. Trường xây hơn năm nay mà chưa nghiệm thu. Vì là mấy ông thầu cũng như giám sát công trình rút ruột chia nhau. Trường gì mà mới xây mà vết nứt thấy mà gớm! Có chỗ nứt hơn tấc luôn. Như con cái tui đâu dám cho học ở đó dù là gần nhà, thà học xa xa chút mà an tâm. Cho nó học ở đó bữa nào nó sập chết con tui sao!
Nghỉ một lát đỡ mệt anh ta tiếp tục:
- Mấy ổng mần ăn gì mà thấy gớm! Sắt hả! Khi có giám sát thì sắt đúng chuẩn, đến chiều giám sát dzìa mấy ổng đổi sắt khác nhỏ xíu à! Xây dzậy lấy gì mà hổng sập! Còn nền nhà hả ? Đổ hồ khô lên, lấy nước tưới xong ịn gạch dzô. Hỏi sao mần dzậy mấy ổng bỉu đỡ tốn nước! Sợ mấy chả luôn. Đó! Xây hơn năm nay có ai nghiệm thu đâu. Mấy ổng giờ đang chờ bão tới giật cho nó sập cho khoẻ! Khỏi nghiệm thu, đổ thừa trách nhiệm cho bão. Năm ngoái bão tới mấy ổng tưởng sập mấy ổng mừng, năm nay cũng tưởng bão số 9 dzô nó làm cái trường sập nhưng năm nay bão cũng chưa dzô tới. Mấy ổng đang mong có bão lớn xuống Cần Giờ để xử cái trường luôn.
Nghe chàng thanh niên kể về cái trường Tiểu Học bị ăn sắt, ăn xi một cách hào hứng, ông già đứng kế bên chen dzô:
- Trời ơi! Gì mà ghê dzậy! Cái trường Tiểu Học đúc tấm đàng wàng mà còn sập huống hồ gì nhà tui vách lá cột siêu! Thôi đi mấy cha! Sập cái trường mấy cha khoẻ chứ nhà của tui hổng biết ở đâu ? Mấy ổng đâu có biết là bão đến bao nhiêu người phải khổ còn mấy ổng thì sướng. Mấy ổng ở trong biệt thự, vi-la lấy gì mà bão wánh tới!
Nghỉ một lát ông nói tiếp:
- Khổ ghê luôn, báo chí mới đưa tin kìa! Bão hả ? Cứu trợ cho người ta toàn là sách báo, tạp chí cũ không à! Năm nào cũng dzậy! Thêm nữa, bão là mì đắt như tôm tươi!
Ý kiến của ông già vừa dứt thì tiếng còi hụ báo hiệu phà cập bến Bình Khánh vừa vang lên. Theo thứ tự, đến phiên Hai Tôm cũng lên phà để dzề dzới wê hương Cần Giờ thân yêu.
Trên con đường lầy lộn sình lầy dơ dáy, muốn chạy nhanh cũng chẳng có cách nào chạy nhanh được vì ổ trâu nhiều hơn ổ gà. Trước mặt thấy mấy chiếc xe hơi du lịch Cần Giờ bị mấy anh cảnh sát thổi vào xử phạt. Thấy thương tài xế quá! Ở cái con đường Duyên Hải - Cần Giờ này có cái tội gì đâu ngoài cái tội quên thắt dây an toàn! Xe nào bị gọi lại cũng đều mang cái lỗi quên thắt dây an toàn!
Con đường đầy gian khổ để trở về với quê hương Cần Giờ càng gợi lên hình ảnh của những con người nghèo vùng bão. Chẳng ai mong bão đến đâu! Khi bão đi rồi thì lại để lại biết bao nhiêu đau thương. Kẻ mất người còn, kẻ được người lại thiếu.
Với những ai làm ăn gian dối như những người xây cái trường Tiểu Học ở xã nghèo nọ thì lại chờ bão đến để mà giật sập đi cái trường xây gian xảo để đổ thừa trách nhiệm cho bão.
Với những ai cắt đầu cắt đuôi thì mong bão đến để có thể cho vô túi mình chút này chút nọ như đã từng xảy ra ở nơi nọ nơi kia.
Còn với những con người lao động chân chính, với những con người nghèo thì chẳng hề chờ bão đến. Bão đến coi như là cả năm trời cũng như dã tràng se cát biển đông.
Cuộc đời này vẫn còn nhiều điều nghịch lý và có bao nhiêu cái lý bị nghịch.
Thôi thì cứ an phận kiếm bữa rau bữa cháo nuôi đàn con thơ dại tật nguyền.
Với Hai Tôm thì Hai Tôm chẳng hề mong có bão vì bão đến thì dân nghèo của mình lại nghèo hơn cũng như phần chia sẻ cho mấy đứa nhỏ tật nguyền của Hai Tôm lại bị vơi đi. Dẫu sao đi chăng nữa thì vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo.
Nhìn những đứa nhỏ tật nguyền trong nhà sao mà thấy thương quá! Chỉ mong sao có những tấm lòng thơm thảo chia sẻ cho chúng bữa rau bữa cháo cũng đành. Cũng chỉ mong sao bão đừng chạm đến với cái xã nghèo này vì bão đến cái xã nghèo này thì cái trường Tiểu Học xây gian dối bị sập nhưng cũng sập theo bao mái nhà vách lá cột siêu.