CHÚA NHẬT 30 TN B (Gr 31, 7-9; Dt 5,1-6; Mc 10, 46-52)
Ngày còn bé, thi thoảng Mẹ và Dì dẫn lên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cũng thi thoảng được nghe những sáng tác của Cha Thành Tâm. Một bài hát đã đi vào lòng của mình tự bao giờ chẳng hiểu. Chắc có lẽ nhịp điệu bài hát ấy nó hơi sôi động và dễ hát nên dễ nhập tâm:
“Lạy Chúa xin mở mắt tôi biết nhìn kỳ công của Ngài
Trời xanh tinh tú long lanh, mây ngàn cùng muôn muôn thú
Đồi kia ! Ai đắp nên cao, sóng trào đại dương mênh mông.
Biết rằng: Ngài đã thương tôi thế mà tôi đâu có hay.
Ephata hãy mở ! Mở ra ! Ephata ! Hãy mở ra ! Ephata”.
Giờ lớn lên một chút, thi thoảng nghe lại bài hát này thấy vẫn còn hay vì lẽ lời cầu nguyện của bài hát này hết sức mộc mạc và cũng hết sức dễ thương: Lạy Chúa xin mở mắt con !
Vâng ! Nhiều lúc mình có mắt nhưng mắt có chịu thấy đâu để rồi cũng phải xin Chúa mở ra để nhìn thấy kỳ công của Chúa đang thực hiện trên cuộc đời này. Cứ chịu khó xin đi, Chúa sẽ nhận lời nguyện xin của mỗi người chúng ta như Chúa chữa anh chàng mù thành Giêricô hôm nay trong tin mừng Máccô vậy.
Trang tin mừng về việc Chúa Giêsu chữa anh chàng mù thành Giêricô được phác hoạ như là một tiền dẫn để chuẩn bị cuộc tiến vào Giêrusalem chịu khổ hình thập giá của Chúa Giêsu.
Thánh Maccô đã khéo lép sắp xếp cách hành văn để tạo nên một sự song chiếu với trình thuật chữa người mù Betsaiđa (Mc 8, 22-26). Vì chưng câu chuyện chữa người mù thành Betsaiđa cũng đã là một thứ tiền khúc cho cuộc tuyên xưng đức tin của Phêrô (Mc 8, 27-33)
Nói cách khác, phép lạ chữa người mù Betsaiđa cũng như phép lạ chữa người mù Giêricô được Thánh Maccô trình bày như những trình thuật chuyển mạch đưa dẫn tới sự tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ.
Và họ đến Giêricô. Lúc Người ra khỏi Giêricô cùng với môn đệ và dân chúng đông lắm, thì có con của Timê là Bartimê, một người ngồi ăn xin dọc đường. Nghe nói là Chúa Giêsu Nadarét đó, thì hắn lên tiếng kêu rằng: Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi. Nhiều người quát bảo hắn im, nhưng hắn càng kêu hơn nữa: Lạy con Đavit xin thương xót tôi (c. 46-48).
Giêricô vốn là một thành cổ xưa nhất của Palestina, nằm cách Biển Chết khoảng 10 km về phía Bắc, cách Giêrusalem chừng 30 km về phía Đông Bắc. Trong Tin Mừng Maccô, đây là nơi dừng chân sau cùng của Chúa Giêsu trước khi tiến vào Giêrusalem. Cũng chính ở đây, Chúa Giêsu chữa lành cho Bartimê, một kẻ ăn xin mù lòa.
Một người mù ăn xin: Trong bối cảnh thời đại ở Đông Phương lúc ấy, bệnh mù mắt được coi như thứ bệnh vô phương cứu chữa và số phận của nạn nhân thường rất bi đát. Đa phần trong họ không có cách kiếm sống nào khác ngoài việc đi ăn xin (x. Ga 9,8). Bởi thế, một cách nào đó, bệnh tật này gợi nhớ nỗi khốn cùng tuyệt vọng của kiếp người.
Trở lại câu chuyện Tin Mừng, người mù này là con của Timê. Tên gọi Bartimê là một ngữ vựng Aram ngữ có ý nghĩa y hệt (Bar = con; Bartimê = con của Timê). Thánh Maccô vẫn có thói quen lấy lại nguyên ngữ Aram. Chi tiết này cũng là bằng chứng cho thấy thánh ký có lấy nguồn tài liệu từ một truyền thống Aram ngữ.
Người mù đó ngồi ăn xin ở vệ đường và khi nghe biết Chúa Giêsu Nadarét đi qua, anh đã lớn tiếng khẩn cầu sự trợ giúp của Người: “Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi”. Và khi mọi người quát bảo anh ta im, anh ta lại càng kêu xin lớn nữa: Lạy Con Đavit, xin thương xót tôi (x. c. 47.48).
Trong truyền thống Do Thái, tên gọi Con Đavit là một tước hiệu bình dân gán cho Đấng Thiên sai.
Người mù ăn xin đó đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, vốn được dân Do Thái chờ mong. Anh ta đã khẳng khái tỏ bày sự tin tưởng vào Người, bất chấp sự cản trở của dân chúng.
Cách miêu tả của thánh ký gợi lên sự kiện này: dân chúng háo hức tháp tùng Chúa Giêsu, song họ không có một đức tin chân thực, họ mù quáng về sứ mệnh Thiên sai của Người. Đang khi đó, một kẻ mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường lại đặt tin thác vào Người con Đavit, tức là Đấng Thiên sai được đợi trông. Chắc hẳn lòng tin tưởng đó của anh còn cần phải được soi sáng hơn, y như trường hợp người phụ nữ băng huyết đã được chữa lành và tin tưởng vào Người. Tuy nhiên, có điều chác chắn là người mù đã tin vào sự vĩ đại cũng như quyền lực của nhân vật mà anh ta van xin. Anh ta biết rằng, ít ra chính Thiên Chúa đã ban cho anh cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu. Bởi thế, anh đã không nản lòng van xin sự trợ giúp. Dù biết rằng Chúa Giêsu là người quê ở Nadaret (x. c 47a Giêsu Nadaret), anh ta đã không dừng lại ở gốc gác lý lịch, nhưng đã tỏ bày sự tín nhiệm không do dự: Giêsu con Đavit xin thương xót tôi.
Trong nhãn quan thần học Maccô, người mù ăn xin này nói lên mẫu gương tuyệt vời của một môn đệ dứt khoát chọn theo Chúa Giêsu trên con đường tiến về Giêrusalem, tức con đường khổ nạn.
Đứng dậy, Chúa Giêsu nói: gọi người ấy … Hắn vứt áo choàng một bên, nhảy chồm dậy và đến cùng Chúa Giêsu. Người lên tiếng nói vói hắn: Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi ? Người mù đáp lại: Rabbuni, xin cho tôi được thấy. Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy đi, lòng tin của ngươi đã cứu ngươi. Và lập tức hắn đã thấy được mà theo Người lên đường (c. 49-52).
Khác với nhiều lần trước, lần này Chúa Giêsu không khước từ danh xưng Thiên sai gán cho Người. Người để cho kẻ mù ăn xin lớn tiếng tuyên xưng Người là Con Đavit. Thêm một lần nữa chúng ta phải bắt nhận ra được ý nhắm thần học ở đây trong liên hệ với thần học về Bí mật Thiên sai của thánh ký Maccô. Tại sao Chúa Giêsu không còn căn dặn im lặng hay bó buộc im tiếng ? Độc giả Maccô sẽ không quên rằng Chúa Giêsu đang đi trên đường tiến về Giêrusalem mà Giêricô là trạm chót sắp vượt qua. Người đang trên đường gần kề cuộc khổ nạn thập giá: ý định của Thiên Chúa về công cuộc cứu độ sắp hoàn thành. Bởi vậy không còn lý do gì để giữ mãi những màn che Bí mật Thiên sai: tất cả sắp được tỏ lộ một cách thanh thiên bạch nhật. Đành rằng khó lòng mà tránh được mọi hiểu lầm về một Đấng Thiên Sai chính trị và và trần tục như sau này Người sẽ bị kết án như thế. Song le, không có cản trở nào làm đổ vỡ được hoạch định của Thiên Chúa. Theo ý định của Thiên Chúa cái chết của Người sẽ là con đường dẫn tới ơn cứu độ cho nhân loại. Người thực sự là Đấng Thiên Sai cứu độ, dù rằng khác với cách mơ ước trần tục ích kỷ của người Do Thái.
Người đến đem ơn cứu độ cho tất cả ai đón nhận, mà việc chữa lành người mù ăn xin là một dấu chỉ: dấu chỉ của đức tin cứu độ.
Chính vì thế, Người đã nói với nạn nhân: Đức tin của ngươi đã cứu người. Gợi nhắc sự việc y hệt Người đã chữa cho phụ nữ băng huyết khi bà bị bệnh (Mc 5,34) Và kẻ được chữa lành đã lên đường theo Người (c. 52b). Đó cũng là sứ điệp ngõ cho những ai chọn theo Người. Như đức tin vào Chúa Giêsu đã chữa lành người mù, cũng thế đức tin đưa dẫn kẻ tin Người biết chọn theo Người trên con đường khổ nạn để có được ơn cứu rỗi đích thực nơi mầu nhiệm phục sinh này.
Vấn đề ở chỗ mù là mù đức tin. Cuộc đời của khá nhiều người, mắt vẫn sáng ấy nhưng không nhìn thấy được đức tin và đức tin cũng chẳng thể nhìn bằng con mắt thường nhưng nhìn bởi con mắt của lòng tin, của sự tín thác vào Thiên Chúa. Anh chàng mù hôm nay dù đã bị ngăn cản nhưng anh đã vượt qua cái ngăn cản của con người để đến với Chúa và anh ta đã được toại nguyện.
Chúng ta, có thể được sáng mắt, không cần Chúa chữa cho mình được sáng về thể xác như anh mù nhưng có thể chúng ta bị khuyết tật, bị khiếm khuyết chút gì đó trong con mắt tâm hồn, con mắt đức tin. Và vì vậy, chúng ta nên chăng cũng bắt chước anh chàng mù để xin Chúa chữa con mắt tật bệnh của chúng ta. Lời nguyện trong Thánh Thi kinh sách thứ Năm tuần II thật hay:
Ôi lạy Chúa, xin mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù loà bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để con nhìn thấy mặt Ngài.
Lạy Chúa Giêsu - con vua Đavít, xin chữa cho con để con nhận thấy tình yêu của Chúa thật kỳ diệu xiết bao và đặc biệt là kỳ diệu với riêng mảng đời của con. Chúa đã thương ban cho con qúa nhiều ơn lành nhưng hình như con cứ như mù loà để không nhận ra những ơn ấy. Lạy Chúa, xin mở mắt con.
Ngày còn bé, thi thoảng Mẹ và Dì dẫn lên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cũng thi thoảng được nghe những sáng tác của Cha Thành Tâm. Một bài hát đã đi vào lòng của mình tự bao giờ chẳng hiểu. Chắc có lẽ nhịp điệu bài hát ấy nó hơi sôi động và dễ hát nên dễ nhập tâm:
“Lạy Chúa xin mở mắt tôi biết nhìn kỳ công của Ngài
Trời xanh tinh tú long lanh, mây ngàn cùng muôn muôn thú
Đồi kia ! Ai đắp nên cao, sóng trào đại dương mênh mông.
Biết rằng: Ngài đã thương tôi thế mà tôi đâu có hay.
Ephata hãy mở ! Mở ra ! Ephata ! Hãy mở ra ! Ephata”.
Giờ lớn lên một chút, thi thoảng nghe lại bài hát này thấy vẫn còn hay vì lẽ lời cầu nguyện của bài hát này hết sức mộc mạc và cũng hết sức dễ thương: Lạy Chúa xin mở mắt con !
Vâng ! Nhiều lúc mình có mắt nhưng mắt có chịu thấy đâu để rồi cũng phải xin Chúa mở ra để nhìn thấy kỳ công của Chúa đang thực hiện trên cuộc đời này. Cứ chịu khó xin đi, Chúa sẽ nhận lời nguyện xin của mỗi người chúng ta như Chúa chữa anh chàng mù thành Giêricô hôm nay trong tin mừng Máccô vậy.
Trang tin mừng về việc Chúa Giêsu chữa anh chàng mù thành Giêricô được phác hoạ như là một tiền dẫn để chuẩn bị cuộc tiến vào Giêrusalem chịu khổ hình thập giá của Chúa Giêsu.
Thánh Maccô đã khéo lép sắp xếp cách hành văn để tạo nên một sự song chiếu với trình thuật chữa người mù Betsaiđa (Mc 8, 22-26). Vì chưng câu chuyện chữa người mù thành Betsaiđa cũng đã là một thứ tiền khúc cho cuộc tuyên xưng đức tin của Phêrô (Mc 8, 27-33)
Nói cách khác, phép lạ chữa người mù Betsaiđa cũng như phép lạ chữa người mù Giêricô được Thánh Maccô trình bày như những trình thuật chuyển mạch đưa dẫn tới sự tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ.
Và họ đến Giêricô. Lúc Người ra khỏi Giêricô cùng với môn đệ và dân chúng đông lắm, thì có con của Timê là Bartimê, một người ngồi ăn xin dọc đường. Nghe nói là Chúa Giêsu Nadarét đó, thì hắn lên tiếng kêu rằng: Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi. Nhiều người quát bảo hắn im, nhưng hắn càng kêu hơn nữa: Lạy con Đavit xin thương xót tôi (c. 46-48).
Giêricô vốn là một thành cổ xưa nhất của Palestina, nằm cách Biển Chết khoảng 10 km về phía Bắc, cách Giêrusalem chừng 30 km về phía Đông Bắc. Trong Tin Mừng Maccô, đây là nơi dừng chân sau cùng của Chúa Giêsu trước khi tiến vào Giêrusalem. Cũng chính ở đây, Chúa Giêsu chữa lành cho Bartimê, một kẻ ăn xin mù lòa.
Một người mù ăn xin: Trong bối cảnh thời đại ở Đông Phương lúc ấy, bệnh mù mắt được coi như thứ bệnh vô phương cứu chữa và số phận của nạn nhân thường rất bi đát. Đa phần trong họ không có cách kiếm sống nào khác ngoài việc đi ăn xin (x. Ga 9,8). Bởi thế, một cách nào đó, bệnh tật này gợi nhớ nỗi khốn cùng tuyệt vọng của kiếp người.
Trở lại câu chuyện Tin Mừng, người mù này là con của Timê. Tên gọi Bartimê là một ngữ vựng Aram ngữ có ý nghĩa y hệt (Bar = con; Bartimê = con của Timê). Thánh Maccô vẫn có thói quen lấy lại nguyên ngữ Aram. Chi tiết này cũng là bằng chứng cho thấy thánh ký có lấy nguồn tài liệu từ một truyền thống Aram ngữ.
Người mù đó ngồi ăn xin ở vệ đường và khi nghe biết Chúa Giêsu Nadarét đi qua, anh đã lớn tiếng khẩn cầu sự trợ giúp của Người: “Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi”. Và khi mọi người quát bảo anh ta im, anh ta lại càng kêu xin lớn nữa: Lạy Con Đavit, xin thương xót tôi (x. c. 47.48).
Trong truyền thống Do Thái, tên gọi Con Đavit là một tước hiệu bình dân gán cho Đấng Thiên sai.
Người mù ăn xin đó đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, vốn được dân Do Thái chờ mong. Anh ta đã khẳng khái tỏ bày sự tin tưởng vào Người, bất chấp sự cản trở của dân chúng.
Cách miêu tả của thánh ký gợi lên sự kiện này: dân chúng háo hức tháp tùng Chúa Giêsu, song họ không có một đức tin chân thực, họ mù quáng về sứ mệnh Thiên sai của Người. Đang khi đó, một kẻ mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường lại đặt tin thác vào Người con Đavit, tức là Đấng Thiên sai được đợi trông. Chắc hẳn lòng tin tưởng đó của anh còn cần phải được soi sáng hơn, y như trường hợp người phụ nữ băng huyết đã được chữa lành và tin tưởng vào Người. Tuy nhiên, có điều chác chắn là người mù đã tin vào sự vĩ đại cũng như quyền lực của nhân vật mà anh ta van xin. Anh ta biết rằng, ít ra chính Thiên Chúa đã ban cho anh cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu. Bởi thế, anh đã không nản lòng van xin sự trợ giúp. Dù biết rằng Chúa Giêsu là người quê ở Nadaret (x. c 47a Giêsu Nadaret), anh ta đã không dừng lại ở gốc gác lý lịch, nhưng đã tỏ bày sự tín nhiệm không do dự: Giêsu con Đavit xin thương xót tôi.
Trong nhãn quan thần học Maccô, người mù ăn xin này nói lên mẫu gương tuyệt vời của một môn đệ dứt khoát chọn theo Chúa Giêsu trên con đường tiến về Giêrusalem, tức con đường khổ nạn.
Đứng dậy, Chúa Giêsu nói: gọi người ấy … Hắn vứt áo choàng một bên, nhảy chồm dậy và đến cùng Chúa Giêsu. Người lên tiếng nói vói hắn: Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi ? Người mù đáp lại: Rabbuni, xin cho tôi được thấy. Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy đi, lòng tin của ngươi đã cứu ngươi. Và lập tức hắn đã thấy được mà theo Người lên đường (c. 49-52).
Khác với nhiều lần trước, lần này Chúa Giêsu không khước từ danh xưng Thiên sai gán cho Người. Người để cho kẻ mù ăn xin lớn tiếng tuyên xưng Người là Con Đavit. Thêm một lần nữa chúng ta phải bắt nhận ra được ý nhắm thần học ở đây trong liên hệ với thần học về Bí mật Thiên sai của thánh ký Maccô. Tại sao Chúa Giêsu không còn căn dặn im lặng hay bó buộc im tiếng ? Độc giả Maccô sẽ không quên rằng Chúa Giêsu đang đi trên đường tiến về Giêrusalem mà Giêricô là trạm chót sắp vượt qua. Người đang trên đường gần kề cuộc khổ nạn thập giá: ý định của Thiên Chúa về công cuộc cứu độ sắp hoàn thành. Bởi vậy không còn lý do gì để giữ mãi những màn che Bí mật Thiên sai: tất cả sắp được tỏ lộ một cách thanh thiên bạch nhật. Đành rằng khó lòng mà tránh được mọi hiểu lầm về một Đấng Thiên Sai chính trị và và trần tục như sau này Người sẽ bị kết án như thế. Song le, không có cản trở nào làm đổ vỡ được hoạch định của Thiên Chúa. Theo ý định của Thiên Chúa cái chết của Người sẽ là con đường dẫn tới ơn cứu độ cho nhân loại. Người thực sự là Đấng Thiên Sai cứu độ, dù rằng khác với cách mơ ước trần tục ích kỷ của người Do Thái.
Người đến đem ơn cứu độ cho tất cả ai đón nhận, mà việc chữa lành người mù ăn xin là một dấu chỉ: dấu chỉ của đức tin cứu độ.
Chính vì thế, Người đã nói với nạn nhân: Đức tin của ngươi đã cứu người. Gợi nhắc sự việc y hệt Người đã chữa cho phụ nữ băng huyết khi bà bị bệnh (Mc 5,34) Và kẻ được chữa lành đã lên đường theo Người (c. 52b). Đó cũng là sứ điệp ngõ cho những ai chọn theo Người. Như đức tin vào Chúa Giêsu đã chữa lành người mù, cũng thế đức tin đưa dẫn kẻ tin Người biết chọn theo Người trên con đường khổ nạn để có được ơn cứu rỗi đích thực nơi mầu nhiệm phục sinh này.
Vấn đề ở chỗ mù là mù đức tin. Cuộc đời của khá nhiều người, mắt vẫn sáng ấy nhưng không nhìn thấy được đức tin và đức tin cũng chẳng thể nhìn bằng con mắt thường nhưng nhìn bởi con mắt của lòng tin, của sự tín thác vào Thiên Chúa. Anh chàng mù hôm nay dù đã bị ngăn cản nhưng anh đã vượt qua cái ngăn cản của con người để đến với Chúa và anh ta đã được toại nguyện.
Chúng ta, có thể được sáng mắt, không cần Chúa chữa cho mình được sáng về thể xác như anh mù nhưng có thể chúng ta bị khuyết tật, bị khiếm khuyết chút gì đó trong con mắt tâm hồn, con mắt đức tin. Và vì vậy, chúng ta nên chăng cũng bắt chước anh chàng mù để xin Chúa chữa con mắt tật bệnh của chúng ta. Lời nguyện trong Thánh Thi kinh sách thứ Năm tuần II thật hay:
Ôi lạy Chúa, xin mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù loà bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để con nhìn thấy mặt Ngài.
Lạy Chúa Giêsu - con vua Đavít, xin chữa cho con để con nhận thấy tình yêu của Chúa thật kỳ diệu xiết bao và đặc biệt là kỳ diệu với riêng mảng đời của con. Chúa đã thương ban cho con qúa nhiều ơn lành nhưng hình như con cứ như mù loà để không nhận ra những ơn ấy. Lạy Chúa, xin mở mắt con.