Khi chúng ta dồn tâm gắng sức cho một công việc gì đó, như mua đất, xây nhà, lấy vợ, gả chồng…, ta mô tả : Tôi đã dành cho công việc đó biết bao thời gian, biết bao công sức, biết bao suy tư, biết bao tiền của… . Tức là nhiều lắm !
Rồi khi mô tả một người mệt quá sức, ta không chỉ nói mệt lắm. Nhưng có thể thêm : Ông ấy mệt thở chẳng ra hơi, nói không thành lời, tay giơ không nổi, chân động chẳng lay. Những kiểu mô tả đó nhằm nói lên một phó từ (trạng từ) : lắm, rất, nhiều : rất mệt, gắng nhiều …
Khi Chúa Giêsu tóm tắt lề luật bằng một giới răn mà một trong hai, đó là “yêu Chúa thật nhiều” thì Kinh Thánh cũng dùng kiểu nói : “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi.” Nhưng ba cái “hết” đó có phải chỉ là nhiều lắm, hay còn có ý nghĩa gì thêm ? Chắc hẳn là có nhiều ý nghĩa hơn, nhất là khi được gắn với động từ “yêu.” Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của ba cái “hết” đó.
Tôi tò mò mở lại vừa học vừa xem nguyên bản Kinh Thánh Do thái (Hipri) dùng 3 cái “hết” đó là những cái “hết” nào, còn Kinh Thánh Hi lạp thì dùng 3 cái “hết” nào.
Do Thái là Đông phương, thì : “hết trái tim, hết linh hồn, hết sức lực” (bơkôl lơbavơka, ubơkol nápơka, ubơkol mơôdeka).
Hy Lạp là Tây phương, viết : “hết lòng (kardia), hết linh hồn (shukhe), hết trí khôn (dianoia).
Người Tây phương nặng óc phân tích, nhất là người Hi Lạp. Thời kỳ khai nguyên Triết học Tây phương là thời đại của Hi lạp. Nói cách khác, Hi lạp là quê hương của các tổ sư Triết Tây, như Socrates, Platon, Aristote, Zénon, Héraclite…, cho nên thay vì như kiểu nói Do Thái: “hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực,” thì Hi Lạp đã chữa “hết sức lực” thành “hết trí khôn”. Tại sao ?
Trong chương trình Triết lớp 12 trước đây, người ta chia sinh hoạt con người làm 3 lãnh vực: đời sống tình cảm, đời sống hoạt động và đời sống tri thức (lý trí).
Vì thế : hết lòng, hết trái tim : đời sống tình cảm
Hết linh hồn #: tức hết ý chí : đời sống hoạt động
#Và thay vì hết sức như Do Thái, Hilạp đổi thành hết trí khôn : tức là đời sống tri thức, lý trí.
Mỗi đời sống có thể lệ thuộc nhau, nhưng cũng có thể độc lập.
Kinh nghiệm hoặc những cảnh diễn ra trước mắt cho ta thấy :
Một người chồng có thể yêu một người khác (đ/s tình cảm). Người chồng này có thể nhớ nghĩ một người khác (đ/s tri thức), và hành động theo ý người vợ trước mặt (đ/s hoạt động). Nói đại như sau: Anh Khanh có thể yêu cô Thương, nhớ cô Tưởng, nhưng lại tuân lệnh bà Xã là vợ của anh đang ở trước mặt.
Có thể ba đối tượng của yêu, của nhớ, của hành động cũng là một, mà cũng có thể là ba đối tượng khác nhau, hoặc hai đối tượng khác nhau : yêu và nhớ một người, và hành động theo lệnh một người khác. Trong một tiểu thuyết của Quỳnh Dao tôi không nhớ rõ, có mô tả chàng kia hỏi nàng nọ “tim em đập làm sao, óc em nghĩ cái gì và hồn em thuộc về ai,” thì nàng đã trả lời “tim em đập hai tiếng Tâm Đan, óc em nghĩ tới hai chữ Tâm Đan và hồn em thuộc về chàng trai mang tên Tâm Đan.” Tâm Đan chính là tên của chàng kia hỏi nàng nọ. Thiên Chúa đòi chúng ta ba đối tượng đó phải là một : một Chúa.
Yêu Chúa hết lòng (đời sống tình cảm), nhớ Chúa không nguôi (đời sống tri thức) và làm theo ý Chúa mãi (đời sống hoạt động). Đó là ý nghĩa mệnh lệnh Chúa theo bản Kinh Thánh Hy Lạp : “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi.” Các thánh giáo phụ, đặc biệt Augustinô giải thích thêm cho ta :
Yêu Chúa hết lòng tức không yêu ai, yêu gì bằng Chúa. Có một trái tim thì Chúa ngự trị trọn vẹn trong đó.
Yêu Chúa hết linh hồn tức là yêu hết ý chí mình, sẵn sàng vâng theo ý Ngài, dù có phải chết. Chúng ta nghe nói đến thôi miên. Người bị thôi miên là mất hồn, không còn ý chí nữa, mà hành động theo lệnh của người thôi miên mình. Yêu Chúa hết linh hồn là như vậy : bị Ngài thôi miên để lúc nào cũng làm theo ý của Ngài sai khiến.
Yêu Chúa hết trí khôn nghĩa là luôn nhớ tới Chúa, không lúc nào ngơi. Nói theo kiểu nói của ngôn ngữ computer, thì yêu Chúa hết bộ nhớ luôn. Yêu Ngài, là out of memory. Tràn bộ nhớ. Không có cái nào khác lọt vào nữa.
Dân Israel ngày xưa và ngay cả ngày nay khắc ghi mệnh lệnh này của Đức Chúa một cách tuyệt đối. Đây là kinh Sơ ma, “Kinh Hãy Nghe” của họ. Chúng ta nghe trọn vẹn lời kinh “Hãy Nghe” theo bản dịch Hi Lạp:
“Hãy nghe, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Thiên Chúa hết trái tim ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi, những lời ta truyền cho ngươi hôm nay, ngươi phải ghi lòng tạc dạ và thuật lại cho con cháu. Ngươi hãy lập lại các lời ấy lúc ngồi ở nhà, lúc đi ngoài đường, khi nằm ngủ cũng như khi thức dậy. Ngươi phải buộc những lời ấy vào tay để làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. Phải viết lên khung cửa nhà và khung cửa thành của ngươi” (Đnl 6, 4-8).
Là người Do thái, Đức Giêsu ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng Kinh Hãy Nghe này rồi. Vì thế mệnh lệnh “hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn” phải là mệnh lệnh đệ nhất. Người Do Thái thời đó ai cũng biết, nên khi hỏi Đức Giêsu : Trong lề luật, điều nào trọng nhất ? Ngài trả lời dễ dàng.
Nhưng cái hay, cái cả gan của Đức Giêsu là dám nói câu này : Còn một điều nữa cũng giống như vậy : Hãy yêu anh em. Đức Giêsu cả dám đặt “hãy yêu anh em” bằng, như “hãy yêu Chúa.” Đây là mảng đề tài lớn và phong phú mà chúng ta đã được giải thích và ngẫm nghĩ nhiều lần, nhiều cách. Hôm nay chúng ta không đả động gì tới điểm này. Chỉ xin nói một câu : Nếu Chúa Giêsu đã nói “toàn thể lề luật tóm lại trong hai giới răn đó” (mến Chúa, yêu người), thì chúng ta xin tóm tắt hai luật đó thành một : yêu người vì Chúa : ngươi hãy yêu mến anh em hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn vì Ta là Chúa. Bài đọc I rất thấm thía để minh hoạ thêm cho điều này. Chỉ trích tóm một câu : “Nếu các ngươi ức hiếp mẹ goá con côi, thì cơn giận Ta sẽ bốc lên chống lại các ngươi” (x. Xh 22, 21-23).
Để kết luận : Tại sao phải yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Thưa bởi vì Ngài yêu ta trước.
Trong cuốn “tự thuật”, một người cha ghi lại câu chuyện và ý nghĩ sau : một đêm kia trong lúc tôi đang đọc báo, tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi bảo : “Bố ơi, để con đếm xem trên trời có mấy ngôi sao ?” Rồi tôi nghe nó đếm (1,2,3,…) trong khi tôi vẫn chăm chú đọc báo. Đến khi đọc xong bài báo tôi chú ý lắng nghe và tiếng đứa con gái vẫn tiếp tục 300, 301, 302…. Chợt nó dừng lại quay sang nói với tôi : Bố ơi con không dè trên trời lại có nhiều sao đến thế ! Nghe con gái bình luận vậy, tôi chợt nhớ là thỉnh thoảng tôi cũng nói với Chúa “Chúa ơi để con thử đoán xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành của Chúa ? Và càng đếm trái tim tôi hình như càng cảm thấy thổn thức không phải vì âu sầu mà vì bị quá nhiều hồng ân Chúa đè nặng. Rồi tôi cũng thấy phải thốt lên như con gái của tôi : Lạy Chúa, con không dè đời con lại có quá nhiều hồng ân của Chúa đến thế !”
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cứ thử đếm mà xem, tưởng ít mà hoá ra vô số các ân huệ của Chúa. Tôi có thể kể cả giờ những ý tứ của lời Kinh Cám Ơn “Tôi cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành… ,” lời kinh cho ta được một số ý niệm về ân huệ của Chúa.
“Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn” vì Ngài yêu ta trước.
Mỗi thánh lễ là một lễ tế tạ ơn. Con người chúng ta tạ ơn không xứng. Ta phải hợp với Đức Chúa Con mà tạ ơn Đức Chúa Cha. Trước khi bước vào phần lễ tế tạ ơn, ta hãy tuyên xưng lòng tin của ta vào Đức Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Rồi khi mô tả một người mệt quá sức, ta không chỉ nói mệt lắm. Nhưng có thể thêm : Ông ấy mệt thở chẳng ra hơi, nói không thành lời, tay giơ không nổi, chân động chẳng lay. Những kiểu mô tả đó nhằm nói lên một phó từ (trạng từ) : lắm, rất, nhiều : rất mệt, gắng nhiều …
Khi Chúa Giêsu tóm tắt lề luật bằng một giới răn mà một trong hai, đó là “yêu Chúa thật nhiều” thì Kinh Thánh cũng dùng kiểu nói : “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi.” Nhưng ba cái “hết” đó có phải chỉ là nhiều lắm, hay còn có ý nghĩa gì thêm ? Chắc hẳn là có nhiều ý nghĩa hơn, nhất là khi được gắn với động từ “yêu.” Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của ba cái “hết” đó.
Tôi tò mò mở lại vừa học vừa xem nguyên bản Kinh Thánh Do thái (Hipri) dùng 3 cái “hết” đó là những cái “hết” nào, còn Kinh Thánh Hi lạp thì dùng 3 cái “hết” nào.
Do Thái là Đông phương, thì : “hết trái tim, hết linh hồn, hết sức lực” (bơkôl lơbavơka, ubơkol nápơka, ubơkol mơôdeka).
Hy Lạp là Tây phương, viết : “hết lòng (kardia), hết linh hồn (shukhe), hết trí khôn (dianoia).
Người Tây phương nặng óc phân tích, nhất là người Hi Lạp. Thời kỳ khai nguyên Triết học Tây phương là thời đại của Hi lạp. Nói cách khác, Hi lạp là quê hương của các tổ sư Triết Tây, như Socrates, Platon, Aristote, Zénon, Héraclite…, cho nên thay vì như kiểu nói Do Thái: “hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực,” thì Hi Lạp đã chữa “hết sức lực” thành “hết trí khôn”. Tại sao ?
Trong chương trình Triết lớp 12 trước đây, người ta chia sinh hoạt con người làm 3 lãnh vực: đời sống tình cảm, đời sống hoạt động và đời sống tri thức (lý trí).
Vì thế : hết lòng, hết trái tim : đời sống tình cảm
Hết linh hồn #: tức hết ý chí : đời sống hoạt động
#Và thay vì hết sức như Do Thái, Hilạp đổi thành hết trí khôn : tức là đời sống tri thức, lý trí.
Mỗi đời sống có thể lệ thuộc nhau, nhưng cũng có thể độc lập.
Kinh nghiệm hoặc những cảnh diễn ra trước mắt cho ta thấy :
Một người chồng có thể yêu một người khác (đ/s tình cảm). Người chồng này có thể nhớ nghĩ một người khác (đ/s tri thức), và hành động theo ý người vợ trước mặt (đ/s hoạt động). Nói đại như sau: Anh Khanh có thể yêu cô Thương, nhớ cô Tưởng, nhưng lại tuân lệnh bà Xã là vợ của anh đang ở trước mặt.
Có thể ba đối tượng của yêu, của nhớ, của hành động cũng là một, mà cũng có thể là ba đối tượng khác nhau, hoặc hai đối tượng khác nhau : yêu và nhớ một người, và hành động theo lệnh một người khác. Trong một tiểu thuyết của Quỳnh Dao tôi không nhớ rõ, có mô tả chàng kia hỏi nàng nọ “tim em đập làm sao, óc em nghĩ cái gì và hồn em thuộc về ai,” thì nàng đã trả lời “tim em đập hai tiếng Tâm Đan, óc em nghĩ tới hai chữ Tâm Đan và hồn em thuộc về chàng trai mang tên Tâm Đan.” Tâm Đan chính là tên của chàng kia hỏi nàng nọ. Thiên Chúa đòi chúng ta ba đối tượng đó phải là một : một Chúa.
Yêu Chúa hết lòng (đời sống tình cảm), nhớ Chúa không nguôi (đời sống tri thức) và làm theo ý Chúa mãi (đời sống hoạt động). Đó là ý nghĩa mệnh lệnh Chúa theo bản Kinh Thánh Hy Lạp : “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi.” Các thánh giáo phụ, đặc biệt Augustinô giải thích thêm cho ta :
Yêu Chúa hết lòng tức không yêu ai, yêu gì bằng Chúa. Có một trái tim thì Chúa ngự trị trọn vẹn trong đó.
Yêu Chúa hết linh hồn tức là yêu hết ý chí mình, sẵn sàng vâng theo ý Ngài, dù có phải chết. Chúng ta nghe nói đến thôi miên. Người bị thôi miên là mất hồn, không còn ý chí nữa, mà hành động theo lệnh của người thôi miên mình. Yêu Chúa hết linh hồn là như vậy : bị Ngài thôi miên để lúc nào cũng làm theo ý của Ngài sai khiến.
Yêu Chúa hết trí khôn nghĩa là luôn nhớ tới Chúa, không lúc nào ngơi. Nói theo kiểu nói của ngôn ngữ computer, thì yêu Chúa hết bộ nhớ luôn. Yêu Ngài, là out of memory. Tràn bộ nhớ. Không có cái nào khác lọt vào nữa.
Dân Israel ngày xưa và ngay cả ngày nay khắc ghi mệnh lệnh này của Đức Chúa một cách tuyệt đối. Đây là kinh Sơ ma, “Kinh Hãy Nghe” của họ. Chúng ta nghe trọn vẹn lời kinh “Hãy Nghe” theo bản dịch Hi Lạp:
“Hãy nghe, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Thiên Chúa hết trái tim ngươi, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi, những lời ta truyền cho ngươi hôm nay, ngươi phải ghi lòng tạc dạ và thuật lại cho con cháu. Ngươi hãy lập lại các lời ấy lúc ngồi ở nhà, lúc đi ngoài đường, khi nằm ngủ cũng như khi thức dậy. Ngươi phải buộc những lời ấy vào tay để làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. Phải viết lên khung cửa nhà và khung cửa thành của ngươi” (Đnl 6, 4-8).
Là người Do thái, Đức Giêsu ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng Kinh Hãy Nghe này rồi. Vì thế mệnh lệnh “hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn” phải là mệnh lệnh đệ nhất. Người Do Thái thời đó ai cũng biết, nên khi hỏi Đức Giêsu : Trong lề luật, điều nào trọng nhất ? Ngài trả lời dễ dàng.
Nhưng cái hay, cái cả gan của Đức Giêsu là dám nói câu này : Còn một điều nữa cũng giống như vậy : Hãy yêu anh em. Đức Giêsu cả dám đặt “hãy yêu anh em” bằng, như “hãy yêu Chúa.” Đây là mảng đề tài lớn và phong phú mà chúng ta đã được giải thích và ngẫm nghĩ nhiều lần, nhiều cách. Hôm nay chúng ta không đả động gì tới điểm này. Chỉ xin nói một câu : Nếu Chúa Giêsu đã nói “toàn thể lề luật tóm lại trong hai giới răn đó” (mến Chúa, yêu người), thì chúng ta xin tóm tắt hai luật đó thành một : yêu người vì Chúa : ngươi hãy yêu mến anh em hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn vì Ta là Chúa. Bài đọc I rất thấm thía để minh hoạ thêm cho điều này. Chỉ trích tóm một câu : “Nếu các ngươi ức hiếp mẹ goá con côi, thì cơn giận Ta sẽ bốc lên chống lại các ngươi” (x. Xh 22, 21-23).
Để kết luận : Tại sao phải yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Thưa bởi vì Ngài yêu ta trước.
Trong cuốn “tự thuật”, một người cha ghi lại câu chuyện và ý nghĩ sau : một đêm kia trong lúc tôi đang đọc báo, tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi bảo : “Bố ơi, để con đếm xem trên trời có mấy ngôi sao ?” Rồi tôi nghe nó đếm (1,2,3,…) trong khi tôi vẫn chăm chú đọc báo. Đến khi đọc xong bài báo tôi chú ý lắng nghe và tiếng đứa con gái vẫn tiếp tục 300, 301, 302…. Chợt nó dừng lại quay sang nói với tôi : Bố ơi con không dè trên trời lại có nhiều sao đến thế ! Nghe con gái bình luận vậy, tôi chợt nhớ là thỉnh thoảng tôi cũng nói với Chúa “Chúa ơi để con thử đoán xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành của Chúa ? Và càng đếm trái tim tôi hình như càng cảm thấy thổn thức không phải vì âu sầu mà vì bị quá nhiều hồng ân Chúa đè nặng. Rồi tôi cũng thấy phải thốt lên như con gái của tôi : Lạy Chúa, con không dè đời con lại có quá nhiều hồng ân của Chúa đến thế !”
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cứ thử đếm mà xem, tưởng ít mà hoá ra vô số các ân huệ của Chúa. Tôi có thể kể cả giờ những ý tứ của lời Kinh Cám Ơn “Tôi cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành… ,” lời kinh cho ta được một số ý niệm về ân huệ của Chúa.
“Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn” vì Ngài yêu ta trước.
Mỗi thánh lễ là một lễ tế tạ ơn. Con người chúng ta tạ ơn không xứng. Ta phải hợp với Đức Chúa Con mà tạ ơn Đức Chúa Cha. Trước khi bước vào phần lễ tế tạ ơn, ta hãy tuyên xưng lòng tin của ta vào Đức Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm