CN 30C TN : SỰ TƯỞNG LẦM
(dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Trong đời thường, con người vẫn dễ tưởng lầm. Có những cái lầm bé, nhưng cũng có những “bé cái lầm,” tức là những cái lầm lớn, lầm không ngờ. Nên ngạn ngữ La-tinh mới có câu “errare est humanum”: lầm lẫn là bản tính của con người. Nếu trong cuộc sống đời tạm ta hay lầm lẫn thì với cuộc sống đời đời, tức cuộc sống trong tương giao với Chúa, chúng ta vẫn có thể không thoát khỏi tưởng lầm. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện : một người biệt phái, một người sở thuế, ta đã nghe nhiều. Và ta cũng đã được rút ra nhiều bài học từ dụ ngôn này, như bài học về cầu nguyện, khiêm nhường, tư thế cầu nguyện. Hôm nay tôi xin rút ra một bài học khác: bài học “tưởng lầm”.
Người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về mình trong tương giao với Chúa ? Và người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về người khác cũng trong tương giao người đó với Chúa ?
1. Tưởng lầm về mình.
Đây là tưởng lầm về mình trong tương giao với Chúa tức là tưởng lầm về cuộc sống đời đời. Nghĩa là mình tưởng cứ xử sự như vậy với Chúa là mình sẽ được công chính hoá, được Nước Trời. Ta hãy nghe lời cầu nguyện 4 không 2 có của người biệt phái. 4 không : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, và không như tên thu thuế kia (cái không cuối cùng này là cái không tai hại, mà ta sẽ nói sau). Và 2 cái có: có ăn chay và có nộp huê lợi một phần mười (1/10).
Hai cái có này đều vượt điều mà luật Môsê đòi hỏi: Luật buộc mỗi năm ăn chay một lần trong ngày xá tội Kippur, thì ông biệt phái ăn chay gấp 100 lần: mỗi tuần 2 (x 52) lần. Luật buộc nộp 1/10 hoa lợi, tức là những gì mình làm ra như rau cỏ, lúa má, bạc hà, vân hương (x. Mt 23,23; Lc 11,42) thì ông biệt phái này chứng tỏ mình không trùm sò với Chúa, mình nộp 1/10 cả những gì mình sắm được. Thay vì chỉ nộp thuế sản xuất thì nộp cho đền thờ cả thuế tiêu thụ luôn. Cái tưởng lầm của người biệt phái nằm ở chỗ tưởng Chúa thích lễ vật, quà cáp hay nói theo kiểu thời sự có thể hối lộ cho Thiên Chúa. Hối lộ là làm hơn điều cần làm. Thủ tục thì đòi như vậy, ta làm hơn thủ tục yêu cầu (tức là có cả thủ tục “đầu tiên”). Vậy là tưởng rằng thế nào cũng được nhận lời, thế nào cũng được việc. Và cái tưởng lầm của người biệt phái còn nằm ở chỗ tưởng rằng chỉ cần chu toàn bổn phận với Chúa là đủ, mà không cần biết gì đến người khác. Hay nếu biết đến, chỉ là biết để khinh chê. “Con tạ ơn Chúa vì con không như bao người khác” – nhất là không như tên thu thuế kia. 3 cái không còn lại: không tham lam, không bất chính, không ngoại tình… là khá tốt, nhưng chỉ mới dừng ở phạm vi tiêu cực, phạm vi “không” : không đụng tới ai, không làm hại ai, không phiền ai kể cả không cần tới ai nữa.
Hai cái có : không nhắc gì tới việc bác ái. Ăn chay hai lần mỗi tuần. Nếu ăn chay để có ý dành tiền làm việc bác ái, góp quỹ truyền giáo hay cứu lũ lụt.. thì hay biết mấy, còn ở đây ăn chay nhiều lần để thêm con số vào thành tích, cũng như nộp thuế cả những cái không phải nộp là nhằm có tên có tuổi trong danh sách những ân nhân của đền thờ.
2. Tưởng lầm về người khác :
Đây cũng là tưởng lầm về người khác trong tương giao người đó với Chúa. Người biệt phái tưởng lầm rằng chỉ có mình được công chính, còn người thu thuế tội lỗi kia thì không thể nào xớ rớ tới được ngưỡng cửa công chính, ngạch cổng Nước Trời. Và Chúa Giêsu đã nói cho ông biệt phái biết ông đã lầm : “Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế đi về nhà đã được công chính, còn người kia (biệt phái) thì không.”
Người ta kể có một người sau thời gian dài ở luyện ngục mà vẫn chưa thanh luyện đủ, nhưng ngày kia được phép đi tham quan thiên đàng. Cảnh đẹp lạ lùng khiến ông ngất ngây. Nhưng trong khi đi ông chợt thấy một người quen quen (tức là người này đang ở trên thiên đàng). Lục lọi trí nhớ mãi, ông mới nghĩ ra đó là kẻ làm công cho ông ngày xưa mà có lần đã can phạm tội giết người. Sao anh ta lại được ở đây ? Ông vội đi tìm thánh Phêrô để phân bua : “Xin ngài hãy nhìn đến con, suốt đời con sống thật ngay thẳng, con không dám nói con thánh thiện, nhưng ít nhất con đã chẳng bao giờ nhờ vả ai, con luôn như vậy. Con chỉ đòi sự công bằng. Nếu con muốn có tiền, con đi làm. Con nhờ ai, con trả công. Con chỉ đòi quyền lợi phần con. Con chẳng thương ai mà cũng chẳng cần ai thương xót.”
Nghe thế, Phê-rô liền chặn lời: Vậy thì bây giờ là lúc con hiểu: “Có lúc con cần sự thương xót của Chúa !”
Người biệt phái tưởng lầm về Chúa, nên cũng lầm luôn về lòng thương xót của Ngài. Năm nay là Năm Lòng Thương Xót. Đối với những kẻ nài đến lòng thương xót của Chúa thì Chúa sẽ luôn xót thương. Lời cầu nguyện của người biệt phái không nài van gì đến lòng thương xót của Chúa, nên không được nhận lời. Còn lời cầu nguyện của người thu thuế thì “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con tội lỗi”. Tức khắc được công chính.
Khi cuộc đời đã về chiều, sau bao bôn ba phục vụ Tin Mừng, thánh Phaolô càng nghiệm thấy rõ hơn: Được nên công chính, không phải do giữ luật, do công lao sự nghiệp, mà là do lòng thương xót của Chúa. Chị thánh Têrêxa Hài đồng thì dùng hình ảnh mà ta có thể coi như một cung âm của Tin Mừng. Chị thấy đường lên tới Chúa cao xa, nhiều bậc, chị nhắm đi không nổi, nên chị xin Chúa đưa chị lên bằng thang máy, nghĩa là Chúa cúi xuống bồng ngay chị vào lòng thương xót của Người.
Có một lời dạy của một vị thầy (Đạo sĩ) làm người nghe vừa bối rối vừa thích thú : “Thiên Chúa ở gần kẻ tội lỗi hơn là ở gần người thánh thiện.” Và thầy giải thích : “Thiên Chúa ở trên trời giữ mỗi người chúng ta bằng một sợi dây. Khi phạm tội, ta cắt đứt sợi dây ấy. Ta hối lỗi, Thiên Chúa nối lại làm thành một cái gút, như thế sợi dây ngắn hơn và ta gần Thiên Chúa hơn.”. Cứ thế, bao lần phạm tội là bấy lần cắt dây, ta hối hận, Thiên Chúa nối lại thành nút, sợi dây càng ngắn thêm và người tội lỗi hối cải lại gần Thiên Chúa hơn.
Xin Chúa cho chúng ta đừng tưởng lầm rằng mình thánh thiện, tưởng lầm rằng công lao mình lập được có thể hối lộ được Chúa, và cũng đừng tưởng lầm rằng kẻ tội lỗi làm sao mà hưởng được lòng xót thương của Chúa !
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Trong đời thường, con người vẫn dễ tưởng lầm. Có những cái lầm bé, nhưng cũng có những “bé cái lầm,” tức là những cái lầm lớn, lầm không ngờ. Nên ngạn ngữ La-tinh mới có câu “errare est humanum”: lầm lẫn là bản tính của con người. Nếu trong cuộc sống đời tạm ta hay lầm lẫn thì với cuộc sống đời đời, tức cuộc sống trong tương giao với Chúa, chúng ta vẫn có thể không thoát khỏi tưởng lầm. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện : một người biệt phái, một người sở thuế, ta đã nghe nhiều. Và ta cũng đã được rút ra nhiều bài học từ dụ ngôn này, như bài học về cầu nguyện, khiêm nhường, tư thế cầu nguyện. Hôm nay tôi xin rút ra một bài học khác: bài học “tưởng lầm”.
Người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về mình trong tương giao với Chúa ? Và người biệt phái đã tưởng lầm thế nào về người khác cũng trong tương giao người đó với Chúa ?
1. Tưởng lầm về mình.
Đây là tưởng lầm về mình trong tương giao với Chúa tức là tưởng lầm về cuộc sống đời đời. Nghĩa là mình tưởng cứ xử sự như vậy với Chúa là mình sẽ được công chính hoá, được Nước Trời. Ta hãy nghe lời cầu nguyện 4 không 2 có của người biệt phái. 4 không : không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, và không như tên thu thuế kia (cái không cuối cùng này là cái không tai hại, mà ta sẽ nói sau). Và 2 cái có: có ăn chay và có nộp huê lợi một phần mười (1/10).
Hai cái có này đều vượt điều mà luật Môsê đòi hỏi: Luật buộc mỗi năm ăn chay một lần trong ngày xá tội Kippur, thì ông biệt phái ăn chay gấp 100 lần: mỗi tuần 2 (x 52) lần. Luật buộc nộp 1/10 hoa lợi, tức là những gì mình làm ra như rau cỏ, lúa má, bạc hà, vân hương (x. Mt 23,23; Lc 11,42) thì ông biệt phái này chứng tỏ mình không trùm sò với Chúa, mình nộp 1/10 cả những gì mình sắm được. Thay vì chỉ nộp thuế sản xuất thì nộp cho đền thờ cả thuế tiêu thụ luôn. Cái tưởng lầm của người biệt phái nằm ở chỗ tưởng Chúa thích lễ vật, quà cáp hay nói theo kiểu thời sự có thể hối lộ cho Thiên Chúa. Hối lộ là làm hơn điều cần làm. Thủ tục thì đòi như vậy, ta làm hơn thủ tục yêu cầu (tức là có cả thủ tục “đầu tiên”). Vậy là tưởng rằng thế nào cũng được nhận lời, thế nào cũng được việc. Và cái tưởng lầm của người biệt phái còn nằm ở chỗ tưởng rằng chỉ cần chu toàn bổn phận với Chúa là đủ, mà không cần biết gì đến người khác. Hay nếu biết đến, chỉ là biết để khinh chê. “Con tạ ơn Chúa vì con không như bao người khác” – nhất là không như tên thu thuế kia. 3 cái không còn lại: không tham lam, không bất chính, không ngoại tình… là khá tốt, nhưng chỉ mới dừng ở phạm vi tiêu cực, phạm vi “không” : không đụng tới ai, không làm hại ai, không phiền ai kể cả không cần tới ai nữa.
Hai cái có : không nhắc gì tới việc bác ái. Ăn chay hai lần mỗi tuần. Nếu ăn chay để có ý dành tiền làm việc bác ái, góp quỹ truyền giáo hay cứu lũ lụt.. thì hay biết mấy, còn ở đây ăn chay nhiều lần để thêm con số vào thành tích, cũng như nộp thuế cả những cái không phải nộp là nhằm có tên có tuổi trong danh sách những ân nhân của đền thờ.
2. Tưởng lầm về người khác :
Đây cũng là tưởng lầm về người khác trong tương giao người đó với Chúa. Người biệt phái tưởng lầm rằng chỉ có mình được công chính, còn người thu thuế tội lỗi kia thì không thể nào xớ rớ tới được ngưỡng cửa công chính, ngạch cổng Nước Trời. Và Chúa Giêsu đã nói cho ông biệt phái biết ông đã lầm : “Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế đi về nhà đã được công chính, còn người kia (biệt phái) thì không.”
Người ta kể có một người sau thời gian dài ở luyện ngục mà vẫn chưa thanh luyện đủ, nhưng ngày kia được phép đi tham quan thiên đàng. Cảnh đẹp lạ lùng khiến ông ngất ngây. Nhưng trong khi đi ông chợt thấy một người quen quen (tức là người này đang ở trên thiên đàng). Lục lọi trí nhớ mãi, ông mới nghĩ ra đó là kẻ làm công cho ông ngày xưa mà có lần đã can phạm tội giết người. Sao anh ta lại được ở đây ? Ông vội đi tìm thánh Phêrô để phân bua : “Xin ngài hãy nhìn đến con, suốt đời con sống thật ngay thẳng, con không dám nói con thánh thiện, nhưng ít nhất con đã chẳng bao giờ nhờ vả ai, con luôn như vậy. Con chỉ đòi sự công bằng. Nếu con muốn có tiền, con đi làm. Con nhờ ai, con trả công. Con chỉ đòi quyền lợi phần con. Con chẳng thương ai mà cũng chẳng cần ai thương xót.”
Nghe thế, Phê-rô liền chặn lời: Vậy thì bây giờ là lúc con hiểu: “Có lúc con cần sự thương xót của Chúa !”
Người biệt phái tưởng lầm về Chúa, nên cũng lầm luôn về lòng thương xót của Ngài. Năm nay là Năm Lòng Thương Xót. Đối với những kẻ nài đến lòng thương xót của Chúa thì Chúa sẽ luôn xót thương. Lời cầu nguyện của người biệt phái không nài van gì đến lòng thương xót của Chúa, nên không được nhận lời. Còn lời cầu nguyện của người thu thuế thì “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con tội lỗi”. Tức khắc được công chính.
Khi cuộc đời đã về chiều, sau bao bôn ba phục vụ Tin Mừng, thánh Phaolô càng nghiệm thấy rõ hơn: Được nên công chính, không phải do giữ luật, do công lao sự nghiệp, mà là do lòng thương xót của Chúa. Chị thánh Têrêxa Hài đồng thì dùng hình ảnh mà ta có thể coi như một cung âm của Tin Mừng. Chị thấy đường lên tới Chúa cao xa, nhiều bậc, chị nhắm đi không nổi, nên chị xin Chúa đưa chị lên bằng thang máy, nghĩa là Chúa cúi xuống bồng ngay chị vào lòng thương xót của Người.
Có một lời dạy của một vị thầy (Đạo sĩ) làm người nghe vừa bối rối vừa thích thú : “Thiên Chúa ở gần kẻ tội lỗi hơn là ở gần người thánh thiện.” Và thầy giải thích : “Thiên Chúa ở trên trời giữ mỗi người chúng ta bằng một sợi dây. Khi phạm tội, ta cắt đứt sợi dây ấy. Ta hối lỗi, Thiên Chúa nối lại làm thành một cái gút, như thế sợi dây ngắn hơn và ta gần Thiên Chúa hơn.”. Cứ thế, bao lần phạm tội là bấy lần cắt dây, ta hối hận, Thiên Chúa nối lại thành nút, sợi dây càng ngắn thêm và người tội lỗi hối cải lại gần Thiên Chúa hơn.
Xin Chúa cho chúng ta đừng tưởng lầm rằng mình thánh thiện, tưởng lầm rằng công lao mình lập được có thể hối lộ được Chúa, và cũng đừng tưởng lầm rằng kẻ tội lỗi làm sao mà hưởng được lòng xót thương của Chúa !
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm