Cơn bão Melor đổ bộ vào nước Nhật với cường độ gió còn lớn hơn cơn bão Kétsana nhiều, nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và họ không phải lắm vất vả chằng chống nhà cửa, và cũng không lo hụt hơi vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc. Cứ xem chất lượng các thiết bị hàng điện máy “Made in Japan” sẽ hình dung được chất lượng hạ tầng cơ sở của họ như thế nào.
Hoá ra cung cách phòng chống bão lụt thiên tai của họ khác xa với nước mình. Họ phòng chống bằng cách lo xa: xây dựng các cơ sở hạ tầng thật kiên cố và vững chãi. Và rồi chỉ khắc phục đôi chút khi bão tố đi qua. Còn mình phòng chống chủ yếu chỉ bằng cách thức “cổ truyền”: chằng chống, chống chằng. Chống bằng mấy bao cát trên mái tôn, mái ngói và chằng bằng mấy sợi dây không đủ trói bò. Báo hại một số người làm theo lời kêu gọi của chính quyền, leo lên chằng chống mái nhà ngay cả khi bão đang đến, nên bị bão hất văng xuống đất, chết oan uổng. Vả lại, đối với bão cấp 13, 14 thì phòng chống kiểu này chỉ là gãi ngứa.
Ấy vậy mà có cả một uỷ ban phòng chống bão cỡ bự: cấp trung ương. Rồi xuống cấp dưới thì tỉnh nào, huyện nào, xã nào, phường nào cũng có uỷ ban chỉ đạo phòng chống lụt bão. Nhưng sau cơn bão nào, hậu quả cũng để lại nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm hoạ. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém.
Nhà dân thì sơ sài tạm bợ, ngay cả ở những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước, thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua !?
Các bờ kè, con lươn chắn sóng, bảo vệ các cung đường thì được xây cẩu thả bằng gạch, không một cọng sắt; gạch lót lề, bên dưới chỉ có cát với cát; còn trụ điện thì chôn lấp qua loa đại khái không móng trụ, không bêtông. Nên chẳng lạ gì, chỉ 1 đợt gió giật của cơn bão thổi qua, toàn bộ con lươn bị hất tung nằm ngổn ngang như vừa bị kẻ đào người bới, gạch con sâu bị lột phanh lên từng mảng, còn trụ điện thì nằm vật vã ngả nghiêng như đám trẻ con nhảy híp-hốp. Còn nữa, cây xanh ven biển thì trồng quá cạn nên bão đi qua tất cả chổng vó khoe bộ rễ của mình. Xây với dựng kiểu như thế này, sau bão còn nguyên mới lạ! Kinh phí đầu tư thì “trên trời”; chất lượng công trình thì “dưới đất”.
Bão qua rồi, thử hỏi được mấy công trình dân sự ở các vùng ven biển nước ta có chất lượng đủ bảo đảm để chống chọi với các cơn bão dữ. Đối với người Nhật, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Các toà nhà của họ có khả năng đứng vững trước các trận động đất, nên có bão cấp mấy cũng không ăn thua. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy đất nước họ dường như vẫn bình an vô sự trước cơn cuồng phong Melor vừa qua. Có vẻ như phóng viên báo Thanhnien Online cố tìm cách ghi lại những hình ảnh mất mát (bên cạnh) nhưng không có. Chỉ vài ba người chết, dăm ba chục người bị thương, dăm ba chục ngôi nhà tốc mái, mấy trụ điện xiêu vẹo, mấy chiếc xe đạp…. bị ngã. Thế thôi !
Thiệt hại là rất thấp chỉ vì họ biết phòng chống thiên tai bằng chất lượng các công trình. Đất nước họ đã giàu, và thiên tai bão lụt cũng không làm cho họ bớt giàu đi chút nào. Sau bão, họ vẫn ung dung tự tại. Còn đồng bào Việt Nam chúng ta, thương quá đi thôi, vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn sau mỗi cơn bão đi qua !!!
Mong sao cung cách phòng chống bão và tư duy phòng chống bão được cải thiện đôi chút để hằng năm đồng bào ta bớt phải chứng kiến những hình ảnh tang thương vì bão lụt hay những mảnh đời bất hạnh vì thiên tai ! Mong lắm thay !
Ấy vậy mà có cả một uỷ ban phòng chống bão cỡ bự: cấp trung ương. Rồi xuống cấp dưới thì tỉnh nào, huyện nào, xã nào, phường nào cũng có uỷ ban chỉ đạo phòng chống lụt bão. Nhưng sau cơn bão nào, hậu quả cũng để lại nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm hoạ. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém.
Nhà dân thì sơ sài tạm bợ, ngay cả ở những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước, thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua !?
Các bờ kè, con lươn chắn sóng, bảo vệ các cung đường thì được xây cẩu thả bằng gạch, không một cọng sắt; gạch lót lề, bên dưới chỉ có cát với cát; còn trụ điện thì chôn lấp qua loa đại khái không móng trụ, không bêtông. Nên chẳng lạ gì, chỉ 1 đợt gió giật của cơn bão thổi qua, toàn bộ con lươn bị hất tung nằm ngổn ngang như vừa bị kẻ đào người bới, gạch con sâu bị lột phanh lên từng mảng, còn trụ điện thì nằm vật vã ngả nghiêng như đám trẻ con nhảy híp-hốp. Còn nữa, cây xanh ven biển thì trồng quá cạn nên bão đi qua tất cả chổng vó khoe bộ rễ của mình. Xây với dựng kiểu như thế này, sau bão còn nguyên mới lạ! Kinh phí đầu tư thì “trên trời”; chất lượng công trình thì “dưới đất”.
Bão qua rồi, thử hỏi được mấy công trình dân sự ở các vùng ven biển nước ta có chất lượng đủ bảo đảm để chống chọi với các cơn bão dữ. Đối với người Nhật, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Các toà nhà của họ có khả năng đứng vững trước các trận động đất, nên có bão cấp mấy cũng không ăn thua. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy đất nước họ dường như vẫn bình an vô sự trước cơn cuồng phong Melor vừa qua. Có vẻ như phóng viên báo Thanhnien Online cố tìm cách ghi lại những hình ảnh mất mát (bên cạnh) nhưng không có. Chỉ vài ba người chết, dăm ba chục người bị thương, dăm ba chục ngôi nhà tốc mái, mấy trụ điện xiêu vẹo, mấy chiếc xe đạp…. bị ngã. Thế thôi !
Thiệt hại là rất thấp chỉ vì họ biết phòng chống thiên tai bằng chất lượng các công trình. Đất nước họ đã giàu, và thiên tai bão lụt cũng không làm cho họ bớt giàu đi chút nào. Sau bão, họ vẫn ung dung tự tại. Còn đồng bào Việt Nam chúng ta, thương quá đi thôi, vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn sau mỗi cơn bão đi qua !!!
Mong sao cung cách phòng chống bão và tư duy phòng chống bão được cải thiện đôi chút để hằng năm đồng bào ta bớt phải chứng kiến những hình ảnh tang thương vì bão lụt hay những mảnh đời bất hạnh vì thiên tai ! Mong lắm thay !