Vấn đề nhà đất vẫn gây cản trở quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền Việt Nam
Đêm 13 rạng sáng 14/9 vừa qua, chính quyền Thừa Thiên Huế đã huy động nhiều phương tiện để chiếm một ngôi trường thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Loan Lý-Lăng Cô, một tài sản bị tịch thu sau năm 1975. Đến ngày 16/9, công an đã xây dựng một bức tường bao quanh ngôi trường, một bức tường mà giáo dân tại đây gọi là '' bức tường ô nhục ''.
Về phía báo chí chính thức thì loan tin là linh mục Nguyễn Thanh Sơn và ban hành giáo của giáo xứ Loan Lý đã kích động giáo dân Loan Lý ngăn cản việc nâng cấp trường học, đập phá tường rào, đe doạ giáo viên, tấn công công nhân, nên chính quyền phải dùng biện pháp mạnh.
Nhưng cuộc đàn áp giáo dân Loan Lý dữ dội đến mức Tòa Giám mục Huế buộc phải lên tiếng. Một mặt gởi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý để yểm trợ tinh thần giáo dân tại đây. Mặt khác, ngày 22/9 vừa qua, Đức Tổng giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã dẫn đầu một phái đoàn của Tòa Tổng giám mục đến gặp Ban Tôn giáo của tỉnh Thừa Thiên Huế để tỏ thái độ bất bình trước việc chính quyền tỉnh này dùng bạo lực quá đáng đối với giáo dân giáo xứ Loan Lý.
Theo bản tường trình của Tòa Tổng Giám mục Huế, Trưởng Ban Tôn giáo của tỉnh cũng ''tỏ ra rất tiếc vì sự việc diễn ra quá nhanh chóng" và hứa sẽ trình các vấn đề lên cấp trên.
Vụ Loan Lý giống như là một kịch bản tái diễn nhiều lần, vì nó xảy ra tiếp theo sau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ cũ và biết bao các vụ tranh chấp đất đai khác giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền.
Dư âm của vụ Loan Lý chưa lắng xuống thì tại Quảng Bình, có tin là ngày 23/9 vừa qua, chính quyền địa phương đưa công an, xe ủi, xe húc để phá tượng Đức Mẹ La Vang, ở nghĩa trang họ Bàu Sen, mà giáo dân vừa dựng lên vào tháng 3/2008.
Khi trả lời đài VOA trong chuyến viếng thăm Hungary vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thẳng thừng rằng: '' Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai''.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây nhiều tranh luận, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Vatican đang cố gắng cải thiện quan hệ.
Thái độ dứt khoát này càng khiến cho vấn đề đất đai giữa Giáo hội với chính quyền càng thêm bế tắc.
Đối với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ một khi sửa đổi luật đất đai của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng quyền tư hữu thì mới có thể giải quyết tận gốc những tranh chấp hiện nay. Đó là điều mà cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nhắc lại trong phần phỏng vấn với RFI ngày 25/9.
Đêm 13 rạng sáng 14/9 vừa qua, chính quyền Thừa Thiên Huế đã huy động nhiều phương tiện để chiếm một ngôi trường thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Loan Lý-Lăng Cô, một tài sản bị tịch thu sau năm 1975. Đến ngày 16/9, công an đã xây dựng một bức tường bao quanh ngôi trường, một bức tường mà giáo dân tại đây gọi là '' bức tường ô nhục ''.
Về phía báo chí chính thức thì loan tin là linh mục Nguyễn Thanh Sơn và ban hành giáo của giáo xứ Loan Lý đã kích động giáo dân Loan Lý ngăn cản việc nâng cấp trường học, đập phá tường rào, đe doạ giáo viên, tấn công công nhân, nên chính quyền phải dùng biện pháp mạnh.
Nhưng cuộc đàn áp giáo dân Loan Lý dữ dội đến mức Tòa Giám mục Huế buộc phải lên tiếng. Một mặt gởi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý để yểm trợ tinh thần giáo dân tại đây. Mặt khác, ngày 22/9 vừa qua, Đức Tổng giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã dẫn đầu một phái đoàn của Tòa Tổng giám mục đến gặp Ban Tôn giáo của tỉnh Thừa Thiên Huế để tỏ thái độ bất bình trước việc chính quyền tỉnh này dùng bạo lực quá đáng đối với giáo dân giáo xứ Loan Lý.
Theo bản tường trình của Tòa Tổng Giám mục Huế, Trưởng Ban Tôn giáo của tỉnh cũng ''tỏ ra rất tiếc vì sự việc diễn ra quá nhanh chóng" và hứa sẽ trình các vấn đề lên cấp trên.
Vụ Loan Lý giống như là một kịch bản tái diễn nhiều lần, vì nó xảy ra tiếp theo sau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ cũ và biết bao các vụ tranh chấp đất đai khác giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền.
Dư âm của vụ Loan Lý chưa lắng xuống thì tại Quảng Bình, có tin là ngày 23/9 vừa qua, chính quyền địa phương đưa công an, xe ủi, xe húc để phá tượng Đức Mẹ La Vang, ở nghĩa trang họ Bàu Sen, mà giáo dân vừa dựng lên vào tháng 3/2008.
Khi trả lời đài VOA trong chuyến viếng thăm Hungary vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thẳng thừng rằng: '' Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai''.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây nhiều tranh luận, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Vatican đang cố gắng cải thiện quan hệ.
Thái độ dứt khoát này càng khiến cho vấn đề đất đai giữa Giáo hội với chính quyền càng thêm bế tắc.
Đối với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ một khi sửa đổi luật đất đai của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng quyền tư hữu thì mới có thể giải quyết tận gốc những tranh chấp hiện nay. Đó là điều mà cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nhắc lại trong phần phỏng vấn với RFI ngày 25/9.