Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm B (Proverbs 9: 1-6; Psalm 34; Ephesians 5: 15-20; John 6: 51-58)Của Ăn Thân Xác
Không có một thứ cơm bánh nào nuôi đủ thân xác con người, khi con người không chỉ sống bằng cơm bánh (Mt 4, 4).
Của nuôi thân xác.
Miếng ăn miếng nhục: Con người khi chỉ mưu tìm cơm bánh cho mình là con người đau khổ nhất bởi vì cơm bánh kết từ lao khổ của con người. Con người gây đau khổ cho nhau vì cơm bánh, tranh chấp, hận thù cũng vì cơm bánh. Cơm bánh vừa là điều cần thiết để sống nhưng đồng thời cũng là “miếng nhục” ở giữa cõi đời. Trong đời sống vẫn có những con người chấp nhận miếng nhục để “vinh thân phì gia”, chấp nhận miếng nhục để tô son trét phấn lên khuôn mặt lọ lem của mình bằng những tiện nghi xa hoa và kể cả những con người “vì miếng ăn” trở thành kẻ hầu cận. “Miếng ăn giữa làng” ngày xưa các cụ bảo “hơn một sàng xó bếp” là miếng ăn của những kẻ giành giựt lấy, miếng ăn của những kẻ luồn cúi, miếng ăn chẳng để nuôi sống ra người mà ra ngợm. Cái miếng ăn được thêm vào nhiều nghĩa: ăn trộm, ăn cướp, ăn chặn, ăn hối lộ, ăn hiếp, ăn gian, ăn hôi, ăn lạm, ăn tham, ăn giựt, ăn …thôi thì đủ thứ ăn. Ăn làm sao, sống làm sao cho ra người mới là ăn.
Ăn tục nói phét: Miếng ăn hại đến xác phàm, không làm cho con người sống xứng đáng mà làm cho con người đánh mất đi danh dự của mình. Khốn nỗi kẻ ăn tục nói phét lại là những kẻ ăn trên ngồi trốc, vậy mới khốn cho nhiều người trong thiên hạ. Những kẻ ăn tục, người xưa diễn tả: ăn như rồng cuốn, cuốn vào mình bao nhiêu thứ mà chưa thấy đủ, lấy bao nhiêu của thu về cho cá nhân mình cũng vẫn thiếu. Vậy mới biết là “ăn như rồng cuốn”. “Nói như rồng leo”, cái ăn làm sao cái nói làm vậy. Rồng leo bao nhiêu hứa hẹn nhưng cũng chỉ là những tấm bánh vẽ cho những người đã bị tước đoạt. Dòng họ nhà hứa xem ra khá phát triển, rồng leo xem ra khá phong phú trong từ ngữ. “Làm như mèo mửa”, bao nhiêu thứ lộn xộn, mất vệ sinh, môi trường ô nhiễm, ngập úng, hôi thối,… đủ biết những thứ mèo mửa. Ca dao tục ngữ chẳng sai: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, cứ nhìn cái thực trạng ấy, kiếm ra tấm bánh đích thực cho thân xác còn rất khó.
Tấm bánh bẻ ra.
Tấm bánh cho thân xác: Khi nào con người biết bẻ tấm bánh của mình ra cho người khác lúc ấy mới là lúc con người biết sống. Con người được tạo dựng nên cho nhau và vì nhau, đấy là gốc rễ của tấm bánh bẻ ra cho người. Con người không thể sống một mình, con người cũng không thể chỉ sống cho mình. Con người được sinh ra luôn nhờ đến người khác, từ thưở thai nhi cho đến lúc trưởng thành, chính ví thế con người sống cần có trách nhiệm với nhau. Khi con người sống biết bẻ tấm bánh của mình chia cho người khác, con người sẽ sống sự sống của muôn người. Con người trong nét đặc trưng cơ bản này làm nên tính người trong con người. Thế nên, sống điều bình thường nhất cần là cách sống bẻ ra cho nhiều người được sống.
Tấm bánh thần linh: Tấm bánh Chúa Giêsu giới thiệu là “tấm bánh bởi trời”. Tấm bánh của thần linh trong con người cần thiết ngay từ khởi thủy tạo dựng nên con người: “Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi con người bụi đất” (St 1, 7). Thần tính của con người đã nhận lãnh từ nguyên thủy, nhưng con người phạm tội làm cho con người suy nhược. Con người lại được phục hồi, không chỉ bằng “thổi hơi” mà bằng “Chính Con Một của Thiên Chúa”. Tấm bánh bởi trời là Chúa Giêsu mang trọn vẹn thần linh đến cho con người nên: “Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6, 54). Bánh bởi trời ban xuống để cho “con người được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Con người thuộc trần gian nên nỗ lực của con người làm ra cũng chỉ là bánh trần gian. Thứ bánh trần gian chỉ toàn mang lại đau khổ, nên con người cần nhận lấy “bánh bởi trời”, tấm bánh do Thiên Chúa tặng ban thì mới sống sự sống dồi dào của Thiên Chúa. Con người cần đến bánh thần linh này để tái hồi sự sống đã chết của trần gian này.
Tấm bánh Phục Sinh: Ăn thịt và uống máu, dĩ nhiên là thân mình Chúa Kitô Phục Sinh chứ không phải là thân xác khí huyết này. Chúa Giêsu đã mang lấy thân xác hay chết của con người, không phải là chết luôn, “Ngài đã phục sinh và về với Thiên Chúa”. Trong thân xác phục sinh về trời của Chúa Giêsu, nhà thần học Guardini đã thấy và vui sướng reo lên: “Trong Thiên Chúa có một con người”. Con người dưới thế này, từ nay đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày là mỗi ngày lao công, khốn khó trong thân xác trần gian này mang một cách thế mới, cách thế phục sinh mọi sự trong lao công, khó nhọc. Lao công không chỉ vì cơm bánh mà còn làm cho thực tại trần gian này đi vào sự vững bền của Thiên Chúa, con người lao động này không chỉ vì miếng ăn hư nát mà còn vì của ăn trường tồn, sống sự sống của Thiên Chúa. Con người đi vào bất tử ngay khi còn đang sống khi rước lấy Mình Máu Thánh Chúa và thực tại trần gian được biến đổi khỏi cảnh hư mất.
Con người được diễm phúc được nuối bằng “Bánh Bởi Trời”, ước chi ai cũng thấy cần thiết dùng Bánh này để trần thế này được sống trong hòa bình, yêu thương, đáng sống và đang được sống trong lời kinh cám ơn: “Đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người”. Con người hạnh phúc vì Bánh Trường Sinh chính là Chúa Giêsu Kitô đã được ban cho.
Không có một thứ cơm bánh nào nuôi đủ thân xác con người, khi con người không chỉ sống bằng cơm bánh (Mt 4, 4).
Của nuôi thân xác.
Miếng ăn miếng nhục: Con người khi chỉ mưu tìm cơm bánh cho mình là con người đau khổ nhất bởi vì cơm bánh kết từ lao khổ của con người. Con người gây đau khổ cho nhau vì cơm bánh, tranh chấp, hận thù cũng vì cơm bánh. Cơm bánh vừa là điều cần thiết để sống nhưng đồng thời cũng là “miếng nhục” ở giữa cõi đời. Trong đời sống vẫn có những con người chấp nhận miếng nhục để “vinh thân phì gia”, chấp nhận miếng nhục để tô son trét phấn lên khuôn mặt lọ lem của mình bằng những tiện nghi xa hoa và kể cả những con người “vì miếng ăn” trở thành kẻ hầu cận. “Miếng ăn giữa làng” ngày xưa các cụ bảo “hơn một sàng xó bếp” là miếng ăn của những kẻ giành giựt lấy, miếng ăn của những kẻ luồn cúi, miếng ăn chẳng để nuôi sống ra người mà ra ngợm. Cái miếng ăn được thêm vào nhiều nghĩa: ăn trộm, ăn cướp, ăn chặn, ăn hối lộ, ăn hiếp, ăn gian, ăn hôi, ăn lạm, ăn tham, ăn giựt, ăn …thôi thì đủ thứ ăn. Ăn làm sao, sống làm sao cho ra người mới là ăn.
Ăn tục nói phét: Miếng ăn hại đến xác phàm, không làm cho con người sống xứng đáng mà làm cho con người đánh mất đi danh dự của mình. Khốn nỗi kẻ ăn tục nói phét lại là những kẻ ăn trên ngồi trốc, vậy mới khốn cho nhiều người trong thiên hạ. Những kẻ ăn tục, người xưa diễn tả: ăn như rồng cuốn, cuốn vào mình bao nhiêu thứ mà chưa thấy đủ, lấy bao nhiêu của thu về cho cá nhân mình cũng vẫn thiếu. Vậy mới biết là “ăn như rồng cuốn”. “Nói như rồng leo”, cái ăn làm sao cái nói làm vậy. Rồng leo bao nhiêu hứa hẹn nhưng cũng chỉ là những tấm bánh vẽ cho những người đã bị tước đoạt. Dòng họ nhà hứa xem ra khá phát triển, rồng leo xem ra khá phong phú trong từ ngữ. “Làm như mèo mửa”, bao nhiêu thứ lộn xộn, mất vệ sinh, môi trường ô nhiễm, ngập úng, hôi thối,… đủ biết những thứ mèo mửa. Ca dao tục ngữ chẳng sai: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, cứ nhìn cái thực trạng ấy, kiếm ra tấm bánh đích thực cho thân xác còn rất khó.
Tấm bánh bẻ ra.
Tấm bánh cho thân xác: Khi nào con người biết bẻ tấm bánh của mình ra cho người khác lúc ấy mới là lúc con người biết sống. Con người được tạo dựng nên cho nhau và vì nhau, đấy là gốc rễ của tấm bánh bẻ ra cho người. Con người không thể sống một mình, con người cũng không thể chỉ sống cho mình. Con người được sinh ra luôn nhờ đến người khác, từ thưở thai nhi cho đến lúc trưởng thành, chính ví thế con người sống cần có trách nhiệm với nhau. Khi con người sống biết bẻ tấm bánh của mình chia cho người khác, con người sẽ sống sự sống của muôn người. Con người trong nét đặc trưng cơ bản này làm nên tính người trong con người. Thế nên, sống điều bình thường nhất cần là cách sống bẻ ra cho nhiều người được sống.
Tấm bánh thần linh: Tấm bánh Chúa Giêsu giới thiệu là “tấm bánh bởi trời”. Tấm bánh của thần linh trong con người cần thiết ngay từ khởi thủy tạo dựng nên con người: “Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi con người bụi đất” (St 1, 7). Thần tính của con người đã nhận lãnh từ nguyên thủy, nhưng con người phạm tội làm cho con người suy nhược. Con người lại được phục hồi, không chỉ bằng “thổi hơi” mà bằng “Chính Con Một của Thiên Chúa”. Tấm bánh bởi trời là Chúa Giêsu mang trọn vẹn thần linh đến cho con người nên: “Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6, 54). Bánh bởi trời ban xuống để cho “con người được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Con người thuộc trần gian nên nỗ lực của con người làm ra cũng chỉ là bánh trần gian. Thứ bánh trần gian chỉ toàn mang lại đau khổ, nên con người cần nhận lấy “bánh bởi trời”, tấm bánh do Thiên Chúa tặng ban thì mới sống sự sống dồi dào của Thiên Chúa. Con người cần đến bánh thần linh này để tái hồi sự sống đã chết của trần gian này.
Tấm bánh Phục Sinh: Ăn thịt và uống máu, dĩ nhiên là thân mình Chúa Kitô Phục Sinh chứ không phải là thân xác khí huyết này. Chúa Giêsu đã mang lấy thân xác hay chết của con người, không phải là chết luôn, “Ngài đã phục sinh và về với Thiên Chúa”. Trong thân xác phục sinh về trời của Chúa Giêsu, nhà thần học Guardini đã thấy và vui sướng reo lên: “Trong Thiên Chúa có một con người”. Con người dưới thế này, từ nay đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày là mỗi ngày lao công, khốn khó trong thân xác trần gian này mang một cách thế mới, cách thế phục sinh mọi sự trong lao công, khó nhọc. Lao công không chỉ vì cơm bánh mà còn làm cho thực tại trần gian này đi vào sự vững bền của Thiên Chúa, con người lao động này không chỉ vì miếng ăn hư nát mà còn vì của ăn trường tồn, sống sự sống của Thiên Chúa. Con người đi vào bất tử ngay khi còn đang sống khi rước lấy Mình Máu Thánh Chúa và thực tại trần gian được biến đổi khỏi cảnh hư mất.
Con người được diễm phúc được nuối bằng “Bánh Bởi Trời”, ước chi ai cũng thấy cần thiết dùng Bánh này để trần thế này được sống trong hòa bình, yêu thương, đáng sống và đang được sống trong lời kinh cám ơn: “Đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người”. Con người hạnh phúc vì Bánh Trường Sinh chính là Chúa Giêsu Kitô đã được ban cho.