Chú Nhật XIX Thường Niên – Năm B (1 Kings 19: 4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5: 2; John 6: 41-51)

Một thiểu số nào đó đã đưa ra lý lẽ rằng cuộc sống dễ dàng và thoải mái. Mỗi cuộc sống đều đem đến phần nào những khó khăn gian khổ, đau đớn và thất vọng, cũng như những vui tươi và hạnh phúc. Ngay cả những cuộc sống của ai đó “phủ phê” cũng bị những đau đớn và phiền muộn ghé thăm.

Và điều đó cũng tương tự như bất kỳ một cộng đồng, quốc gia và giáo hội nào. Có những lúc khi điều đó tất cả tưởng như dồn dập. Sự thử thách gay go ấy là để noi gương Elijah – ngồi xuống bên đường và nài xin để được kết thúc cuộc đời tất cả chỉ vì vấn đề đó. Sự suy vi và khánh kiệt có thể đặt trong một lúc nào đó khó khăn về tài chính chẳng hạn như hiện giờ chúng ta đang gặp phải. Những trở ngại về hôn nhân, những cạnh tranh nơi làm việc, trầm cảm hoặc đam mê nghiện ngập, những bi kịch cá nhân có thể nhận chìm chúng ta. Sự đáp trả này được biểu hiện rõ ràng hơn nếu chúng ta đơn độc lẻ loi và áp lực phụ thuộc duy nhất vào những nguồn lực của bản thân. Nhưng trong thực tế chúng ta không cô độc. Nếu chúng ta sẵn sàng và rộng mở, chúng ta luôn được dẫn dắt và nuôi dưỡng bởi một sức mạnh. Thiên chúa sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần vào mọi lúc, không nhất thiết phải là những gì chúng ta muốn. Đường bay của Elejah từ Jezebel hầu như là sự gãy cánh của ông. Ông không thể tiếp tục – những năng lực bản thân ông đã kiệt quệ hoàn toàn. Đó là lúc sa sút cực độ - đó là nơi sự hiện diện thiêng liêng mạnh mẽ nhất – đó là lúc thiên sứ xuất hiện ban cho ông thực phẩm để tiếp tục cuộc hành trình và những lời khích lệ. Năng lực dưỡng nuôi của Thiên Chúa sẽ đến với chúng ta bằng nhiều cách: sức mạnh tiềm ẩn vượt khỏi sự bình thường, “những trùng khớp ngẫu nhiên” thiêng liêng và sự âm thầm, không danh tính đôi lúc giúp chúng ta thoát khỏi sự bao vây. Chúng ta luôn luôn có sự trợ giúp trong cuộc hành trình của mình.

Người ta nói rằng Thiên Chúa không cảm nhận hoặc khổ đau nhưng nhiều đoạn trích của Kinh Thánh không đồng ý. Tác giả của thư gửi tín hữu Ê-phê-sô biết rằng có những điều mà “gây đau buồn Chúa Thánh Thần.” Trái tim thiêng liêng thánh thiện ấy bị đau đớn bởi đắng cay và giận dữ; vu khống, tàn nhẫn và phủ nhận tất cả những phẩm chất – trong bất chợt, sự thiếu thốn tình yêu của chúng ta. Tất cả mọi tôn giáo và những hệ tư tưởng đòi hỏi chân lý thuần túy, nhưng tình yêu thương và lòng trắc ẩn trong sự phô diễn khác nhau của nó hình thành chân lý thuần túy ấy bằng cách mà chúng ta ai nấy nên sống.

Đám đông không bằng lòng với sự khẳng định của Chúa Giê-su là bánh từ trời đã rơi xuống. Ẩn dụ bánh ít gây khó chịu với họ hơn lời tuyên bố của Người đã xuống từ trời. Người nghĩ Người là ai? Sau hết, chúng ta biết người đó chính là cha mẹ của Người. Giống như nhiều người, họ sống trong những thành phần vật chất và hiểu biết tầm thường, thiển cận về những sự việc tinh thần và siêu nghiệm. Sự giải thích theo nghĩa đen có thể là nguyên nhân về sự thất bại trong cuộc sống của việc dẫn đến một khả năng nhận thức tiềm ẩn tâm hồn sâu sắc hơn. Và trên bề mặt ngôn từ của Người tất nhiên là xa lạ. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta sẽ đáp từ bằng một cách khác chăng?

Lời đối đáp của Người không nhượng bộ: nếu bất kỳ người nào trong số họ được hòa hợp thực sự trước Thiên Chúa họ sẽ nhận biết cá tính đích thực của Người thậm chí dưới lớp màn che của một thể chất. Bằng việc tin rằng Chúa Giê-su là người được gửi từ trời xuống nhiều người chứng tỏ rằng họ đang lắng nghe Thiên Chúa và bước đi trong những đường lối của Người. Đời sống vĩnh cửu gặt hái được từ sự cởi mở này đối với Thiên Chúa. Chúng ta phải giữ trong tâm trí rằng người đang nói trước cử tọa trực tiếp của Người. Có nhiều lý do khả tín đối với sự bất tín của những ai rời xa bởi thời đại, khoảng cách, văn hóa, tôn giáo và sự nuôi dưỡng.

Trở về với ẩn dụ của Người, Chúa Giê-su lặp lại vai trò của Người như bánh của sự sống. Manna mà những người Do Thái đã nhận trong sa mạc chỉ là vật chất hoặc sự chu cấp nhu cầu sinh sống. Cũng giống như cơ thể của chúng ta, đó chỉ là nhất thời và qua đi. Chúa Giê-su từ trời xuống để mang lại cho chúng ta một loại hình mới của sự hiện diện thiêng liêng và trợ giúp. Điều này sẽ cung cấp sự sống cho những ai ăn nó – và người đó sẽ không chết. Đây là điều căn bản của tự nhiên. Chúa Giê-su không nói về cái chết thể xác nhưng là cái chết tâm hồn đó là sự phân chia từ mạch nguồn thiêng liêng – Thiên Chúa. Để sống đời đời theo thần học của Thánh Gio-an có nghĩa là luôn sống trong Thiên Chúa và nhận thức được đời sống thiêng liêng này. Sự sống vĩnh cửu này được tràn đầy với sự hiện diện của Thiên Chúa – chúng ta có thể bắt đầu để kinh nghiệm trong cuộc sống này. Nhựng Chúa Giê-su có thể chấp nhận rằng nó sẽ liên quan trước nhất đến cái chết – của chính Người – xác thịt Người hiến dâng cho sự sống thế gian.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)