QỦA CẢM, BẮC NINH - Đây là lần thứ 5 trong thời gian 1 năm tôi có cơ hội đến làm công tác uỷ lạo các bệnh nhân Phong tại Quả Cảm - Bắc Ninh, vẫn như những lần trước tôi làm công tác giao liên chuyển đổi tiền của quý vị hảo tâm từ Cộng Đoàn vùng Bắc Đức đóng góp qua Cha Paul Phạm Văn Tuấn chuyển về. Chuyến đi lần này thật cảm động vì những đóng góp của quý vị hảo tâm tăng lên đáng kể, những lần trước mỗi bệnh nhân phong được 30 gói mì thì lần này mỗi người được 45 gói và 1kg đường. Cha Tuấn cũng không quên nhớ tới việc học tập của 14 em là các con em bệnh nhân và đã dặn tôi mua cho mỗi em 10 quyển vở chuẩn bị cho niên học mới.
Một điều cũng hết sức đặc biệt là chuyến đi này có một gia đình trẻ, anh Tuấn và chị Nhung đi cùng. Gia đình anh chị là những giáo dân vùng Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, đã xa quê hương 20 năm, về lại VN thăm gia đình lần thứ 2 sau 7 năm. Đợt về thăm gia đình lần này của anh chị cũng vất vả trong việc di chuyển vì Nội Ngoại ở hai miền Nam Bắc cách xa nhưng anh chị đã dành ra 1 buổi chiều để đến Quả Cảm thăm hỏi, động viên tinh thần và chia sẻ vật chất với bệnh nhân Phong. Cảm tạ Thiên Chúa với những tấm lòng bác ái yêu thương người nghèo của quý vị hảo tâm cách xa từ nửa vòng trái đất và của anh chị Tuấn.
Cơn mưa chiều 16.7.2009, một cơn mưa như thác nước đổ xuống thủ đô Hà Nội, chỉ trong vài giây phút dòng nước đã nhấn chìm một vài con phố mà xe chúng tôi định đi qua. Hệ lụy của lụt làm người dân lóp ngóp trong nước và kéo đến tình trạng tắc đường, giao thông trở nên hỗn loạn ngay tại các ngã tư, thế là xe chúng tôi phải chạy vòng vòng để tránh ngập nước nhưng lại không tránh được cảnh ùn tắc vì ai cũng vội vàng tránh nước như chúng tôi cả.
Chúng tôi đến trại phong Quả Cảm đã trễ hơn so với dự kiến 90 phút, tội nghiệp một số cụ già chờ lâu quá đã đi ngủ mặc dù lúc đó mới là 18 giờ chiều. Vừa bước xuống xe tôi đã thấy mắt chị Nhung hoe đỏ còn anh Tuấn thì đứng lặng người nhìn các bệnh nhân đang vui mừng chào đón chúng tôi. Tôi hiểu những người khách từ xa đến thăm muốn cất tiếng chào mọi người nhưng lúc này thì không thể nói ra lời vì chị Nhung đã khóc. Có lẽ những ai lần đầu đặt chân tới đây cũng đều có tâm trạng bùi ngùi xúc động như thế cả. Bởi có tới đây thì mới thấy tận mắt sự cơ cực của 153 bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh phong cùi hiểm nghèo. Vi trùng đang ăn dần ăn mòn trên thân thể của họ, chưa kể thêm một căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn đó là sự kỳ thị và làm ngơ của xã hội bên ngoài, đôi khi của cả người thân ruột thịt.
Trong phần nói lời cám ơn của một bệnh nhân đại diện, chúng tôi thật là xúc động khi biết rằng nếu như không có chúng tôi đến thì ở đây các bệnh nhân đã đi ngủ từ 16h rồi, nếu không mưa thì 17h là mọi người cũng đi ngủ hết. Đó là một kinh nghiệm của các bệnh nhân sống trong trại nên đi ngủ sớm vì nghỉ ngơi như thế sẽ tránh được cái đói, có lẽ phần ăn nhận được hàng ngày phải dè sẻn chia cho 3 bữa mới cân bằng được cho cái dạ dầy. Một nhà báo đã thuật lại bữa ăn quá đạm bạc trong ngày của bệnh nhân Phong như sau: “Nhìn những bữa cơm đơn sơ của các cụ bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm ngày nay, không ít người phải chạnh lòng: Chỉ là món cơm với chút canh, gần như có rất ít thịt với khẩu phần ăn mỗi tháng chỉ là 200.000 đồng một bệnh nhân. Trại thu của mỗi bệnh nhân 150.000 đồng, để lại 50.000 cho các cụ ăn sáng, tính ra mỗi ngày, chỉ có 5.000 đồng chia làm ba bữa”.
Trước khi chia tay phát quà anh Tuấn đã đứng lên xúc động thay mặt Cộng Đoàn Bắc Đức nói lời chia sẻ thăm hỏi tới các bệnh nhân và hứa nếu có dịp về VN lần tới sẽ quay lại nơi đây để thăm viếng.
Rời trại Phong chúng tôi ghé vào thăm Toà Giám Mục Bắc Ninh và cũng để chuyển một số hiện kim của qúy vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức gửi giúp đỡ một số Cha còn khó khăn nơi vùng xa và giúp đỡ quỹ ơn gọi của giáo phận Bắc Ninh, tiếp đón chúng tôi là Cha Fx. Bùi Quang Thuận - phụ trách quỹ ơn gọi. Cha Thuận cho chúng tôi biết hiện Giáo phận Bắc Ninh có 43 linh mục chăm sóc 80 giáo xứ với 125.000 giáo dân trải dài trên diện tích 24.600km2. Các Cha đã thay phiên nhau chia ra đến các giáo xứ dâng thánh lễ và đều đặn ban phát các bí tích cho giáo dân bất kể thời tiết mưa bão hay nắng nóng. Những bệnh nhân phong cũng được giáo phận quan tâm đặc biệt vì hàng tuần các cha vẫn vào các trại phong dâng thánh lễ cho các bệnh nhân công giáo. Trong giáo phận Bắc Ninh có tất cả 4 trại phong. Chính Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cũng thường xuyên vào các trại phong an ủi và cử hành thánh lễ.
Chúng tôi thầm cảm phục tinh thần dấn thân phục vụ của các Cha nơi đây vì phương tiện đi lại của các Cha chỉ là xe Honda mà đường xá rất xấu và thời tiết của miền Bắc thay đổi khắc nghiệt hơn miền Nam rất nhiều. Hơn nữa cuộc sống của người dân còn nghèo cho nên ít nhận được sự ủng hộ vật chất cho việc đi lại của các Cha. Nhìn thấy các Cha vào trại phong phục vụ thì riêng tôi cho đó là một việc làm can đảm rất đáng ngợi khen. Vào đây hoàn toàn không chờ đợi được tư lợi gì ngoài sự yêu thương và niềm vui của bệnh nhân.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa vì dẫu biết rằng trong chúng ta mỗi người một thánh giá nhưng riêng tôi đã được Thiên Chúa trao cho thánh giá nhẹ hơn nhiều so với những thánh giá mà các bệnh nhân phong đang vác trên đôi vai thay cho tôi và cũng có thể thay cho các bạn.
Sơ Xuân, Sơ Liên cũng như các bệnh nhân phong trại Quả Cảm Bắc Ninh đã nhờ tôi chuyển lời cám ơn tới Cha Paul Phạm Văn Tuấn, tới các quý vị hảo tâm vùng Bắc Đức đã luôn yêu thương và nhớ tời các bệnh nhân trại Quả Cảm, mọi người nói luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện.
Tiện đây, tôi được phép nhắc đến Sơ Xuân, một phụ nữ mới 52 tuổi đang hy sinh cống hiến trọn 20 năm tuổi xuân trong Làng Phong Quả Cảm. Tất cả bệnh nhân sống trong trại đều quý mến và xem Sơ Xuân như một người Chị Cả luôn yêu thương chăm sóc đàn em của mình. Một nhà báo đã viết về cuộc đời của người Chị Cả diệu kỳ này: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về Chị. Chị cống hiến cả tuổi xuân cho cái nơi người ta vốn coi là ốc đảo của xã hội, nơi mà bấy giờ người ta kỳ thị, khinh miệt và hắt hủi. Rồi chính ở cái nơi tưởng như cùng cực tuyệt vọng và cô đơn ấy, người Chị Cả này đã nhóm lên trong họ cả tình yêu, cả niềm hy vọng và vui sống… Căn phòng của sơ Xuân ở trại phong hiện giờ chỉ đơn sơ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường đơn đã cũ. Mỗi bữa cơm sơ cũng chỉ có sấu ngâm và muối vừng để đưa cơm…”
Cộng Đoàn Bắc Đức – một tên gọi đã trở nên thân thương và gần gũi với chúng tôi và với tất cả các bệnh nhân trong Làng Phong Quả Cảm - Bắc Ninh.
Một điều cũng hết sức đặc biệt là chuyến đi này có một gia đình trẻ, anh Tuấn và chị Nhung đi cùng. Gia đình anh chị là những giáo dân vùng Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, đã xa quê hương 20 năm, về lại VN thăm gia đình lần thứ 2 sau 7 năm. Đợt về thăm gia đình lần này của anh chị cũng vất vả trong việc di chuyển vì Nội Ngoại ở hai miền Nam Bắc cách xa nhưng anh chị đã dành ra 1 buổi chiều để đến Quả Cảm thăm hỏi, động viên tinh thần và chia sẻ vật chất với bệnh nhân Phong. Cảm tạ Thiên Chúa với những tấm lòng bác ái yêu thương người nghèo của quý vị hảo tâm cách xa từ nửa vòng trái đất và của anh chị Tuấn.
Cơn mưa chiều 16.7.2009, một cơn mưa như thác nước đổ xuống thủ đô Hà Nội, chỉ trong vài giây phút dòng nước đã nhấn chìm một vài con phố mà xe chúng tôi định đi qua. Hệ lụy của lụt làm người dân lóp ngóp trong nước và kéo đến tình trạng tắc đường, giao thông trở nên hỗn loạn ngay tại các ngã tư, thế là xe chúng tôi phải chạy vòng vòng để tránh ngập nước nhưng lại không tránh được cảnh ùn tắc vì ai cũng vội vàng tránh nước như chúng tôi cả.
Chúng tôi đến trại phong Quả Cảm đã trễ hơn so với dự kiến 90 phút, tội nghiệp một số cụ già chờ lâu quá đã đi ngủ mặc dù lúc đó mới là 18 giờ chiều. Vừa bước xuống xe tôi đã thấy mắt chị Nhung hoe đỏ còn anh Tuấn thì đứng lặng người nhìn các bệnh nhân đang vui mừng chào đón chúng tôi. Tôi hiểu những người khách từ xa đến thăm muốn cất tiếng chào mọi người nhưng lúc này thì không thể nói ra lời vì chị Nhung đã khóc. Có lẽ những ai lần đầu đặt chân tới đây cũng đều có tâm trạng bùi ngùi xúc động như thế cả. Bởi có tới đây thì mới thấy tận mắt sự cơ cực của 153 bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh phong cùi hiểm nghèo. Vi trùng đang ăn dần ăn mòn trên thân thể của họ, chưa kể thêm một căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn đó là sự kỳ thị và làm ngơ của xã hội bên ngoài, đôi khi của cả người thân ruột thịt.
Trong phần nói lời cám ơn của một bệnh nhân đại diện, chúng tôi thật là xúc động khi biết rằng nếu như không có chúng tôi đến thì ở đây các bệnh nhân đã đi ngủ từ 16h rồi, nếu không mưa thì 17h là mọi người cũng đi ngủ hết. Đó là một kinh nghiệm của các bệnh nhân sống trong trại nên đi ngủ sớm vì nghỉ ngơi như thế sẽ tránh được cái đói, có lẽ phần ăn nhận được hàng ngày phải dè sẻn chia cho 3 bữa mới cân bằng được cho cái dạ dầy. Một nhà báo đã thuật lại bữa ăn quá đạm bạc trong ngày của bệnh nhân Phong như sau: “Nhìn những bữa cơm đơn sơ của các cụ bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm ngày nay, không ít người phải chạnh lòng: Chỉ là món cơm với chút canh, gần như có rất ít thịt với khẩu phần ăn mỗi tháng chỉ là 200.000 đồng một bệnh nhân. Trại thu của mỗi bệnh nhân 150.000 đồng, để lại 50.000 cho các cụ ăn sáng, tính ra mỗi ngày, chỉ có 5.000 đồng chia làm ba bữa”.
Trước khi chia tay phát quà anh Tuấn đã đứng lên xúc động thay mặt Cộng Đoàn Bắc Đức nói lời chia sẻ thăm hỏi tới các bệnh nhân và hứa nếu có dịp về VN lần tới sẽ quay lại nơi đây để thăm viếng.
Rời trại Phong chúng tôi ghé vào thăm Toà Giám Mục Bắc Ninh và cũng để chuyển một số hiện kim của qúy vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức gửi giúp đỡ một số Cha còn khó khăn nơi vùng xa và giúp đỡ quỹ ơn gọi của giáo phận Bắc Ninh, tiếp đón chúng tôi là Cha Fx. Bùi Quang Thuận - phụ trách quỹ ơn gọi. Cha Thuận cho chúng tôi biết hiện Giáo phận Bắc Ninh có 43 linh mục chăm sóc 80 giáo xứ với 125.000 giáo dân trải dài trên diện tích 24.600km2. Các Cha đã thay phiên nhau chia ra đến các giáo xứ dâng thánh lễ và đều đặn ban phát các bí tích cho giáo dân bất kể thời tiết mưa bão hay nắng nóng. Những bệnh nhân phong cũng được giáo phận quan tâm đặc biệt vì hàng tuần các cha vẫn vào các trại phong dâng thánh lễ cho các bệnh nhân công giáo. Trong giáo phận Bắc Ninh có tất cả 4 trại phong. Chính Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cũng thường xuyên vào các trại phong an ủi và cử hành thánh lễ.
Chúng tôi thầm cảm phục tinh thần dấn thân phục vụ của các Cha nơi đây vì phương tiện đi lại của các Cha chỉ là xe Honda mà đường xá rất xấu và thời tiết của miền Bắc thay đổi khắc nghiệt hơn miền Nam rất nhiều. Hơn nữa cuộc sống của người dân còn nghèo cho nên ít nhận được sự ủng hộ vật chất cho việc đi lại của các Cha. Nhìn thấy các Cha vào trại phong phục vụ thì riêng tôi cho đó là một việc làm can đảm rất đáng ngợi khen. Vào đây hoàn toàn không chờ đợi được tư lợi gì ngoài sự yêu thương và niềm vui của bệnh nhân.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa vì dẫu biết rằng trong chúng ta mỗi người một thánh giá nhưng riêng tôi đã được Thiên Chúa trao cho thánh giá nhẹ hơn nhiều so với những thánh giá mà các bệnh nhân phong đang vác trên đôi vai thay cho tôi và cũng có thể thay cho các bạn.
Sơ Xuân, Sơ Liên cũng như các bệnh nhân phong trại Quả Cảm Bắc Ninh đã nhờ tôi chuyển lời cám ơn tới Cha Paul Phạm Văn Tuấn, tới các quý vị hảo tâm vùng Bắc Đức đã luôn yêu thương và nhớ tời các bệnh nhân trại Quả Cảm, mọi người nói luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện.
Tiện đây, tôi được phép nhắc đến Sơ Xuân, một phụ nữ mới 52 tuổi đang hy sinh cống hiến trọn 20 năm tuổi xuân trong Làng Phong Quả Cảm. Tất cả bệnh nhân sống trong trại đều quý mến và xem Sơ Xuân như một người Chị Cả luôn yêu thương chăm sóc đàn em của mình. Một nhà báo đã viết về cuộc đời của người Chị Cả diệu kỳ này: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về Chị. Chị cống hiến cả tuổi xuân cho cái nơi người ta vốn coi là ốc đảo của xã hội, nơi mà bấy giờ người ta kỳ thị, khinh miệt và hắt hủi. Rồi chính ở cái nơi tưởng như cùng cực tuyệt vọng và cô đơn ấy, người Chị Cả này đã nhóm lên trong họ cả tình yêu, cả niềm hy vọng và vui sống… Căn phòng của sơ Xuân ở trại phong hiện giờ chỉ đơn sơ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường đơn đã cũ. Mỗi bữa cơm sơ cũng chỉ có sấu ngâm và muối vừng để đưa cơm…”
Cộng Đoàn Bắc Đức – một tên gọi đã trở nên thân thương và gần gũi với chúng tôi và với tất cả các bệnh nhân trong Làng Phong Quả Cảm - Bắc Ninh.