HÀ NỘI - Trong thời gian từ ngày 3/7 đến 5/7/2009, kỳ thi tuyển sinh Đại học dành cho thí sinh dự thi vào khối A (Toán- Lý – Hoá) sẽ được tiến hành. Tại Hà Nội, Sinh viên Công giáo Tổng Giáo phận đã tích cực chuẩn bị cho hoạt động tiếp sức mùa thi. Ban Truyền thông chúng tôi xin trân trọng gửi đến độc giả cái nhìn toàn cảnh về không khí thi cử diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong mùa thi 2009 này.
Theo chân sỹ tử vào trường thi
Sáng ngày 5/7/2009, đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học (ĐH) dành cho thí sinh dự thi khối A và V đã kết thúc.
Vì quy chế đã được hoàn thiện, phổ biến chu đáo từ trước nên thí sinh đều nhanh chóng nắm bắt và không gặp trục trặc gì trong quá trình dự thi. Cũng như mọi năm, các qui định về thi cử đều được siết chặt. Các thí sinh đều thực hiện tốt những qui định này. Trao đổi nhanh với Yến – quê Bắc Giang, em cho biết: “Chúng em đều được biết các quy định và quy chế dự thi rất rõ ràng nên đều không bỡ ngỡ lắm đối với các thủ tục dự thi”.
Tại một điểm thi của Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, các em cho biết giám thị coi thi khá thân thiện, giúp các em có tâm lý thoải mái khi làm bài.
Về đề thi, theo khảo sát của chúng tôi tại nhóm Công nghiệp, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề thi Đại học khối A năm nay đòi hỏi kiến thức tương đối cơ bản, đề cũng không quá dài. “Điều quan trọng là biết cách phân bố thời gian sao cho hợp lý” – em Giuse Điệp (Hà Nam) cho biết. Nhiều thí sinh cho rằng đề thi môn Hoá và trước đó là môn Toán khó hơn môn Lý.
Tùng - một thí sinh đến từ Quảng Ninh tham gia dự thi trường ĐH Bách Khoa cho biết: “Đề Toán năm nay có tới 7 điểm là phần cơ bản, còn 3 điểm là phần khó. Nhưng chính ngay phần cơ bản mà em vẫn chưa làm tốt, vì em chỉ tập trung ôn những phần nâng cao mà không chú trọng lắm đến những dạng cơ bản, nên chắc điểm môn toán của em không cao. Còn với hai môn Lý và Hóa thì nhanh thôi, trắc nghiệm mà, câu nào không biết làm thì e chọn may rủi thôi”.
Bước ra khỏi phòng thi trở về điểm tập kết của nhóm, mỗi thí sinh mang nhiều cảm xúc khác nhau nhưng nhìn chung các em đều có tâm trạng thoải mái. Điều đó thể hiện bằng những nụ cười tươi và những câu pha trò hài hước: “Năm sau em hứa sẽ lại lên trên này với anh chị để…thi lại, chắc chắn em sẽ làm tốt hơn” (Thí sinh Giuse Giang – Phú Thọ). Một thí sinh ở trọ tại Đại Chủng Viện Cổ Nhuế tự tin nói: “Em chắc chắn mình làm đúng tới 8 điểm”.
Thí sinh Trần Thùy Anh đến từ Thái Bình rất vui khi đã hoàn thiện phần thi của mình: “Em hoàn toàn yên tâm với bài làm của mình, em đã làm tương đối tốt ở cả ba môn, riêng môn Lý, em cảm thấy yên tâm nhất. Hy vọng là em sẽ đỗ”.
Nhưng bên cạnh thành công bao giờ cũng có thất bại. Một số thí sinh khác không có được cảm giác này mà là bồn chồn, lo lắng, thậm chí có một số thí sinh không dám rời phòng thi để ra gặp bố mẹ. Gặp chúng tôi tại Cổ Nhuế, em Lan quê GP Phát Diệm dự thi vào ĐH Mỏ - Địa chất; với vẻ mặt buồn rầu, em tâm sự: “Em buồn lắm vì không làm được bài, mọi người ở nhà đang mong em trở về với kết quả cao nhưng em e rằng tỷ lệ trượt sẽ lớn hơn. Nhưng em sẽ không bỏ cuộc đâu, em tin rằng mình sẽ tiếp cận được giảng đường ĐH bởi vì Chúa luôn ở cùng em. Em chỉ biết phó thác vào Chúa mà thôi”.
Một thí sinh ở trọ tại nhóm Phú Mỹ tiếc nuối: “Đề thi không khó, nhưng em làm vội quá, lại bị lúng túng mất nhiều thời gian để nhớ công thức tính toán khoảng cách”.
Đáng tiếc hơn, có những thí sinh chưa kịp dự thi môn nào vì lỗi đi muộn. Thí sinh Nguyễn Văn An (Thái Bình) đăng kí nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ là một trong số những thí sinh không may ấy. Vào môn thi đầu tiên, An đến muộn 25 phút nên không được vào dự thi. Lí do đi muộn là em trọ ở nhà người quen tại quận Cầu Giấy, cách địa điểm thi 8-9 km, phải đến trường bằng xe đạp. Do không nhớ đường và kẹt xe nên em đã đến muộn và không được dự thi. An rưng rưng nước mắt rời khỏi trường thi trong cơn mưa tầm tã. Các phụ huynh và tình nguyện viên bên ngoài cũng không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh ngộ này.
Trải qua kỳ thi này, thí sinh đã rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Em Mai (Hải Dương) – một thí sinh ngoài Công giáo dự thi tại trường ĐH Thương Mại cho biết: “Trước lúc đi thi em rất hồi hộp, lo lắng và bỡ ngỡ khi đặt chân lên tới chốn Hà Thành này mà lại chẳng quen biết ai, nhưng qua kì thi ĐH này em lại rút ra được kinh nghiệm đó là phải bình tĩnh, tập trung và phải để cho tinh thần của mình luôn luôn thoải mái”
Thí sinh Vinh Sơn Nguyễn Văn Kỷ (Hải Hậu) chia sẻ: “Em đọc lướt qua đề một lượt, câu nào dễ làm trước, câu nào khó để lại làm sau, nhất là với đề thi trắc nghiệm”.
Với một số em khác thì việc chuẩn bị sức khoẻ thật tốt là một điều quan trọng: “Nên ngủ sớm vào trước hôm thi, hôm trước em ngủ muộn nên vào phòng thi rất… buồn ngủ” – Em Đaminh Điệp – Hà Nam nói.
Từ Giáo Phận Vinh, một thí sinh chia sẽ kinh nghiệm rất độc đáo, đậm nét đức tin Công giáo: “Chính lời cầu nguyện giúp em tự tin hơn. Khi đi thi, mẹ em đã chuẩn bị cho em một bộ tràng hạt Mân Côi. Em luôn mang theo bên mình, trước khi bắt đầu làm bài, em có đọc một kinh kính Đức Chúa Thánh Thần, một kinh Kính Mừng để xin ơn soi sáng làm bài cho tốt. Quả thật, em đã làm bài tốt hơn nhiều”.
Kết thúc đợt 1 kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH với những niềm vui, nỗi buồn xen lẫn sự nuối tiếc. Dù sao các em cũng đã hiểu mình cần phải làm những gì sau kì thi này. Thành công bao giờ cũng phải trải qua những gian khổ với những phút giây luyện rèn. Chúc các em thí sinh, nhất là thí sinh Công giáo thi tuyển đợt tiếp theo có thái độ học tập thật tốt, bình tĩnh tự tin để có thể tự mở đường đến với ngôi trường mơ ước của mình.
Theo chân sỹ tử vào trường thi
Sáng ngày 5/7/2009, đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học (ĐH) dành cho thí sinh dự thi khối A và V đã kết thúc.
Vì quy chế đã được hoàn thiện, phổ biến chu đáo từ trước nên thí sinh đều nhanh chóng nắm bắt và không gặp trục trặc gì trong quá trình dự thi. Cũng như mọi năm, các qui định về thi cử đều được siết chặt. Các thí sinh đều thực hiện tốt những qui định này. Trao đổi nhanh với Yến – quê Bắc Giang, em cho biết: “Chúng em đều được biết các quy định và quy chế dự thi rất rõ ràng nên đều không bỡ ngỡ lắm đối với các thủ tục dự thi”.
Tại một điểm thi của Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, các em cho biết giám thị coi thi khá thân thiện, giúp các em có tâm lý thoải mái khi làm bài.
Về đề thi, theo khảo sát của chúng tôi tại nhóm Công nghiệp, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề thi Đại học khối A năm nay đòi hỏi kiến thức tương đối cơ bản, đề cũng không quá dài. “Điều quan trọng là biết cách phân bố thời gian sao cho hợp lý” – em Giuse Điệp (Hà Nam) cho biết. Nhiều thí sinh cho rằng đề thi môn Hoá và trước đó là môn Toán khó hơn môn Lý.
Tùng - một thí sinh đến từ Quảng Ninh tham gia dự thi trường ĐH Bách Khoa cho biết: “Đề Toán năm nay có tới 7 điểm là phần cơ bản, còn 3 điểm là phần khó. Nhưng chính ngay phần cơ bản mà em vẫn chưa làm tốt, vì em chỉ tập trung ôn những phần nâng cao mà không chú trọng lắm đến những dạng cơ bản, nên chắc điểm môn toán của em không cao. Còn với hai môn Lý và Hóa thì nhanh thôi, trắc nghiệm mà, câu nào không biết làm thì e chọn may rủi thôi”.
Bước ra khỏi phòng thi trở về điểm tập kết của nhóm, mỗi thí sinh mang nhiều cảm xúc khác nhau nhưng nhìn chung các em đều có tâm trạng thoải mái. Điều đó thể hiện bằng những nụ cười tươi và những câu pha trò hài hước: “Năm sau em hứa sẽ lại lên trên này với anh chị để…thi lại, chắc chắn em sẽ làm tốt hơn” (Thí sinh Giuse Giang – Phú Thọ). Một thí sinh ở trọ tại Đại Chủng Viện Cổ Nhuế tự tin nói: “Em chắc chắn mình làm đúng tới 8 điểm”.
Thí sinh Trần Thùy Anh đến từ Thái Bình rất vui khi đã hoàn thiện phần thi của mình: “Em hoàn toàn yên tâm với bài làm của mình, em đã làm tương đối tốt ở cả ba môn, riêng môn Lý, em cảm thấy yên tâm nhất. Hy vọng là em sẽ đỗ”.
Nhưng bên cạnh thành công bao giờ cũng có thất bại. Một số thí sinh khác không có được cảm giác này mà là bồn chồn, lo lắng, thậm chí có một số thí sinh không dám rời phòng thi để ra gặp bố mẹ. Gặp chúng tôi tại Cổ Nhuế, em Lan quê GP Phát Diệm dự thi vào ĐH Mỏ - Địa chất; với vẻ mặt buồn rầu, em tâm sự: “Em buồn lắm vì không làm được bài, mọi người ở nhà đang mong em trở về với kết quả cao nhưng em e rằng tỷ lệ trượt sẽ lớn hơn. Nhưng em sẽ không bỏ cuộc đâu, em tin rằng mình sẽ tiếp cận được giảng đường ĐH bởi vì Chúa luôn ở cùng em. Em chỉ biết phó thác vào Chúa mà thôi”.
Một thí sinh ở trọ tại nhóm Phú Mỹ tiếc nuối: “Đề thi không khó, nhưng em làm vội quá, lại bị lúng túng mất nhiều thời gian để nhớ công thức tính toán khoảng cách”.
Đáng tiếc hơn, có những thí sinh chưa kịp dự thi môn nào vì lỗi đi muộn. Thí sinh Nguyễn Văn An (Thái Bình) đăng kí nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ là một trong số những thí sinh không may ấy. Vào môn thi đầu tiên, An đến muộn 25 phút nên không được vào dự thi. Lí do đi muộn là em trọ ở nhà người quen tại quận Cầu Giấy, cách địa điểm thi 8-9 km, phải đến trường bằng xe đạp. Do không nhớ đường và kẹt xe nên em đã đến muộn và không được dự thi. An rưng rưng nước mắt rời khỏi trường thi trong cơn mưa tầm tã. Các phụ huynh và tình nguyện viên bên ngoài cũng không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh ngộ này.
Trải qua kỳ thi này, thí sinh đã rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Em Mai (Hải Dương) – một thí sinh ngoài Công giáo dự thi tại trường ĐH Thương Mại cho biết: “Trước lúc đi thi em rất hồi hộp, lo lắng và bỡ ngỡ khi đặt chân lên tới chốn Hà Thành này mà lại chẳng quen biết ai, nhưng qua kì thi ĐH này em lại rút ra được kinh nghiệm đó là phải bình tĩnh, tập trung và phải để cho tinh thần của mình luôn luôn thoải mái”
Thí sinh Vinh Sơn Nguyễn Văn Kỷ (Hải Hậu) chia sẻ: “Em đọc lướt qua đề một lượt, câu nào dễ làm trước, câu nào khó để lại làm sau, nhất là với đề thi trắc nghiệm”.
Với một số em khác thì việc chuẩn bị sức khoẻ thật tốt là một điều quan trọng: “Nên ngủ sớm vào trước hôm thi, hôm trước em ngủ muộn nên vào phòng thi rất… buồn ngủ” – Em Đaminh Điệp – Hà Nam nói.
Từ Giáo Phận Vinh, một thí sinh chia sẽ kinh nghiệm rất độc đáo, đậm nét đức tin Công giáo: “Chính lời cầu nguyện giúp em tự tin hơn. Khi đi thi, mẹ em đã chuẩn bị cho em một bộ tràng hạt Mân Côi. Em luôn mang theo bên mình, trước khi bắt đầu làm bài, em có đọc một kinh kính Đức Chúa Thánh Thần, một kinh Kính Mừng để xin ơn soi sáng làm bài cho tốt. Quả thật, em đã làm bài tốt hơn nhiều”.
Kết thúc đợt 1 kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH với những niềm vui, nỗi buồn xen lẫn sự nuối tiếc. Dù sao các em cũng đã hiểu mình cần phải làm những gì sau kì thi này. Thành công bao giờ cũng phải trải qua những gian khổ với những phút giây luyện rèn. Chúc các em thí sinh, nhất là thí sinh Công giáo thi tuyển đợt tiếp theo có thái độ học tập thật tốt, bình tĩnh tự tin để có thể tự mở đường đến với ngôi trường mơ ước của mình.