Lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki tô đã được thiết định vào thế kỷ thứ mười ba. Lễ nầy phát xuất từ giáo phận Liège, vào năm 1246. Vào năm 1264, được Đức Thánh Cha Urbano IV phổ biến cho toàn thể Giáo Hội, và vào năm 1312 được Đức Thánh Cha Clément V khẳng định.
Kinh nguyện, các bài đọc cũng như phụng tự được gán cho Thánh Tô-ma A-qui-nô. Những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các ngã đường xưa kia đem lại cho ngày lễ nầy một sự rực rỡ lớn lao.
Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay nêu bật giá trị của giao ước được đóng ấn bởi máu của tế vật.
Xh 24: 3-8: Sách Xuất Hành giới thiệu nghi thức Giao Ước được ký kết giữa Đức Chúa và dân Do thái. Giao Ước được đóng ấn bởi máu của tế vật, máu nầy được rảy trên hai phía ký kết: Đức Chúa, được biểu tượng bởi bàn thờ, và mười hai bộ tộc quy tụ ở chân núi Xi-nai, đối diện với bàn thờ.
Dt 9: 11-15: Thư gởi tín hữu Do thái cho thấy sự cao vời của hy tế Đức Ki tô trên các hy tế Cựu Ước, vì Đức Ki tô đã hiến dâng máu của chính mình.
Mc 14: 12-16, 22-26: Đoạn Tin Mừng Mác-cô tường thuật việc Đức Giê-su thiết lập bí tích Thánh Thể, hy tế Giao Ước mới.
BÀI ĐỌC I (Xh 24: 3-8)
Sách Xuất Hành tường thuật không chỉ cuộc “xuất hành ra khỏi” đất Ai-cập, nhưng còn kinh nghiệm tôn giáo mà dân Do thái đã kinh qua trong sa mạc. Kinh nghiệm không thể chối cãi nầy xác minh kinh nghiệm mà các tổ phụ xưa kia của họ đã được hưởng.
Chính khởi đi từ giây phút nầy mà dân Do thái đã không còn cảm thấy mình là một dân mất gốc, nhưng ý thức mình là dân được Thiên Chúa đích thân che chỡ phù trợ. Tất cả những ai, sau khi có một mặc khải huyền nhiệm, sống mặc khải nầy trọn cuộc đời của mình như thế nào, dân Ít-ra-en đã luôn luôn quy chiếu đến những biến cố Xuất Hành để hiểu lịch sử của mình và những mối liên hệ ưu tiên của mình với Thiên Chúa như vậy.
Họ đã ghi lại những mối liên hệ nầy bằng những thuật ngữ giao ước, theo cách thức mà nhân loại ký kết ở giữa họ: Thiên Chúa đề nghị che chỡ bảo vệ họ và đòi hỏi họ vài điều kiện của Ngài (những đòi hỏi của Thiên Chúa cốt yếu được chứa đựng trong Thập Giới). Phía họ phải cam kết tôn trọng những điều kiện nầy.
Tất cả mọi truyền thống liên quan đến Giao Ước Xi-nai đều định vị Giao Ước trong khung cảnh uy nghi và trình bày Giao Ước như một phụng vụ.
Đoạn văn chúng ta đọc hôm nay tường thuật việc ký kết Giao Ước long trọng, theo một dị bản phát triển nhất trong số những dị bản. Đây là dị bản mà Đức Giê-su sẽ quy chiếu khi thiết lập hy tế Giao Ước mới. Dị bản nầy, thuộc chứng liệu Ê-lô-hít (thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên), được tường thuật ở Xh 24: 3-8. Một truyền thống khác thuộc chứng liệu Gia-vít (thế kỷ thứ mười và thứ chín trước Công Nguyên), được tường thuật ở Xh 24: 1-2 và 9-11. Trong khi truyền thống Gia-vít gợi lên việc ký kết Giao Ước qua một bữa ăn thánh trên núi Xi-nai trước sự hiện diện của Đức Chúa cùng với ông Mô-sê, ông A-ha-ron, các con trai của ông A-ha-ron và bảy mươi kỳ mục của dân Ít-ra-en, thì truyền thống Ê-lô-hít được trích dẫn hôm nay nhấn mạnh nghi thức rẩy máu trên bàn thờ và trên dân. Diễn tiến của nghi thức nầy rất đáng chú ý: nó loan báo sơ đồ sẽ được chấp nhận để cử hành Thánh Thể: trước tiên, phụng vụ Lời Chúa, đoạn, phụng vụ hy tế.
1. Phụng vụ Lời Chúa:
Khi từ trên núi xuống, ông Mô-sê, xướng ngôn viên của Đức Chúa, tường thuật cho toàn thể cộng đồng quy tụ ở dưới núi “mọi lời của Chúa và mọi giới luật”. Dân chúng đồng thanh cam kết: “Mọi lời Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”. Vì thế, “ông Mô-sê chép lại mọi lời của Chúa”.
“Mọi lời của Chúa” phải được hiểu là “Mười Lời” hay “Thập Giới”. Còn “mọi giới luật” chắc chắn quy chiếu đến các luật luân lý, xã hội và tế tự được trình bày trong các chương 20-23, được gọi dưới tên “Bộ Luật Giao Ước”, nhưng bộ luật nầy rõ ràng không được soạn thảo trong sa mạc; nó thuộc về thời kỳ đầu tiên định cư ở đất Ca-na-an; nó được tháp nhập sau nầy vào Thập Giới và cho Thập Giới những áp dụng thực tiễn.
Như chúng ta đã biết rồi, ông Mô-sê đã lớn lên trong cung của Pha-ra-on và đã được đào tạo thành các thư lại. Ấy vậy, một trong những chức năng của các thư lại là ghi chép những bản hiệp ước. Một cách nào đó, ông Mô-sê làm như vậy khi xác định bằng văn bản những khoản Giao Ước mà dân Ít-ra-en sẽ phải tôn trọng. Mọi hiệp ước ở Đông Phương xưa đều được viết bằng văn bản và phải được đọc theo định kỳ.
2. Phụng vụ hy tế:
Sáng hôm sau diễn ra hy lễ đóng ấn Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Chúa chọn.
Hai bên ký kết diện đối diện với nhau: bàn thờ đại diện Đức Chúa. Dân Ít-ra-en, quy tụ lại, hiện diện vừa hữu hình vừa biểu tượng bởi mười hai thạch trụ đại diện mười hai chi tộc Ít-ra-en.
Như vậy, những thạch trụ nầy sẽ là những chứng nhân bất khả hủy về lời cam kết của dân Ít-ra-en. Cũng vậy, ở đại hội Si-khem, sau khi dân vào Đất Hứa, khi mà Giao Ước được long trọng làm mới lại, ông Giô-su-ê sẽ dựng một tảng đá lớn ghi nhớ muôn đời lời thề hứa trung thành của toàn thể con cái Ít-ra-en (Gs 24: 26-27).
“Rồi ông Mô-sê sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa”. Vào thời ký nầy, chưa tổ chức chức vụ tư tế (ở Ít-ra-en, tư tế là chức vụ chứ không ơn gọi). Trong thời kỳ tiền quân chủ, người ta tự ý chọn các thanh niên thi hành chức vụ mà sau nầy sẽ dành riêng cho các tư tế Lê-vi (cf. Xh 33: 11; Tl 17: 5; 1Sm 3: 3; 7: 1).
Các thanh niên mà ông Mô-sê chỉ định thực hiện hai loại hy lễ:
- Trước hết “hy lễ toàn thiêu”. Như từ chỉ ra, tế vật được hoàn toàn hỏa thiêu. Đây là hình thức hy tế xưa nhất ở Ít-ra-en, tự nguồn gốc, mang đặc tính tạ ơn. Sau nầy, hy tế nầy trở nên thông thường; sẽ có lễ toàn thiêu hằng ngày ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
- Tiếp đó, “hy lễ hiệp thông” theo đó hai bò tơ được sát tế. Nét đặc trưng của hy lễ hiệp thông là một bữa ăn giữa những người tham dự trước thánh nhan Thiên Chúa. Loại hy tế nầy nhằm thiết lập lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa Thiên Chúa và các tín hữu của Ngài.
3. Nghi thức rảy máu:
Nghi thức được mô tả tiếp theo là duy nhất trong toàn bộ Cựu Ước.
Những súc vật bị cắt cổ cho máu hoàn toàn chảy ra hết. Điều nầy rất phù hợp với phong tục đặc biệt của dân Ít-ra-en. Nhưng máu nầy, thay vì được dành riêng cho chỉ mình Thiên Chúa như trong tất cả những hy tế khác, lại được tách riêng thành hai phần, được rảy trên hai bên ký kết giao ước. Trước hết, ông Mô-sê rảy phần nữa máu trên bàn thờ đại diện Đức Chúa; phần còn lại ông rảy trên dân chúng, sau khi đã lập lại lời hứa cam kết trung thành của họ: “Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời nầy”.
Việc đóng ấn sự thỏa thuận bằng máu, chỗ của sự sống, và chung chung được dành riêng cho chỉ mình Thiên Chúa, chính là đem lại cho sự thỏa thuận này hình thức trang trọng nhất, cực thánh nhất mà người ta có thể tưởng tượng được.
Cử chỉ của Đức Giê-su ban máu của chính Ngài để đóng ấn Giao Ước mới mặc lấy một sự trang trọng còn lớn lao hơn nhiều, vì Đức Ki tô không chỉ là Đấng Trung Gian như ông Mô-sê, Ngài đồng thời là tế vật nữa. Không thể nào có một sự cam kết tận căn về phía Thiên Chúa đối với nhân loại đến như thế, không lời hứa nào, không một nghi thức hiệp thông nào giữa Thiên Chúa và nhân loại, lớn lao hơn nghi thức của Giao Ước Mới được thực hiện trong bí tích Thánh Thể.
BÀI ĐỌC II (Dt 9: 11-15)
Thư gởi tín hữu Do thái là bản văn Tân Ước duy nhất giới thiệu Đức Ki tô là Thượng Tế đích thật.
Ngài là Thượng Tế nhưng cũng là tế vật. Vào ngày lễ Mình và Máu Chúa Ki tô nầy, phụng vụ dâng hiến cho chúng ta một đoạn trích thư gởi tín hữu Do thái ở đó tác giả cho thấy máu của Đức Ki tô cao vời khôn sánh so với máu của súc vật bị sát tế dưới Giao Ước Cũ. Nhưng còn hơn nữa, tác giả nhấn mạnh rằng hy tế của Đức Ki tô thuộc bản chất khác: một của lễ tiến dâng tự nguyện thuộc trật tự tinh thần và tính hiệu lực tinh thần của nó.
Chúng ta không biết tác giả lẫn người nhận. Ông chắc chắn là một môn đệ hay người bạn đồng hành của thánh Phao-lô; người nhận là những Ki tô hữu gốc Do thái, kỳ cựu trong đức tin, nhưng mất can đảm bởi những bách hại mà họ là đối tượng. Dường như họ vẫn ôm ấp nỗi nhớ về những nghi lễ uy nghi và trang trọng trong Đền Thờ. Đối với họ, nghi lễ Thánh Thể chắc chắn xem ra quá đơn giản.
1. Đức Ki tô, vị Thượng Tế của Giao Ước Mới:
Tác giả đối chiếu chức tư tế của vị Thượng Tế Cựu Ước và chức tư tế của Đức Ki tô. Những điểm so sánh của ông cốt yếu được vay mượn ở nơi nghi lễ của đại lễ Toàn Xá xảy ra một năm một lần. Vào ngày duy nhất nầy, vị Thượng Tế bước vào nơi cực thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và với máu của tế vật ông tiến hành các nghi thức xá tội để xin tha thứ tội lỗi của chính ông và của toàn dân.
So sánh với sứ vụ của vị Thượng Tế nầy, sứ vụ của Đức Ki tô thì cao vời khôn sánh, vì Đức Ki tô là “vị Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai”.
Tác giả sắp mô tả và cho thấy những phúc lộc của thế giới tương lai nầy mà Đức Ki tô đã đạt được là thế nào: đó là những phúc lộc muôn đời bền vững, đã được hứa ban và từ nay đã đạt được một lần thay cho tất cả; những phúc lộc thần thiêng chứ không vật chất và bên ngoài.
Sự cao cả của sứ vụ của Đức Ki tô xem ra ngay từ đầu do bởi sự cao cả của cung thánh. Trái với vị Thượng Tế Cựu Ước, để gặp gỡ Thiên Chúa, Đức Ki tô không đi qua một đền thờ “do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc về thế giới thọ tạo nầy”.
Dường như tác giả nhắm đến thân thể của Đức Ki tô được tôn vinh. Việc gặp gỡ Thiên Chúa như vậy là dứt khoát, không cần lập đi lập lại mỗi năm một lần. Đức Ki tô đã mở ra một lần thay cho tất cả một con đường dẫn đến Chúa Cha. Tác giả viết sau nầy: “Chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10: 10).
Vị Thượng Tế Cựu Ước rảy máu trên bàn thờ, đó không phải máu của chính ông nhưng máu của những tế vật thụ động. Trái lại, Đức Ki tô đã dâng hiến chính máu của mình trong hiến lễ có ý thức và tự nguyện. Vị Thượng Tế Cựu Ước chỉ đạt được ơn tha thứ tội lỗi tạm thời; Đức Ki tô đạt được sự giải thoát dứt khoát.
Những tế vật phải là vô tì vết. Đức Ki tô là tế vật vẹn toàn, tuyệt mức thanh sạch và thánh thiện; vì thế, hy tế của Ngài cũng tác sinh tính hiệu lực tuyệt mức. Việc rảy máu súc vật đem lại sự thanh sạch nghi thức trong khi máu của Đức Ki tô đem lại sự thanh sạch nội tâm.
2. Tính hiệu lực của hy tế Đức Ki tô.
Tại sao hy tế của Đức Ki tô lại cao vời như vậy? Tại sao hy tế của Ngài đem lại tính hiệu lực như vậy? Vì ở nơi Đức Ki tô có Chúa Thánh Thần. Tác giả nói “Thánh Thần hằng hữu” để làm nổi bật sự tương phản đáng kinh ngạc: cái chết của Đức Giê-su đạt được những phúc lộc vĩnh viễn.
Với tư cách là hiến lễ thần linh, hiến lễ tinh thần, hy tế của Đức Giê-su tái sinh nền tảng ngay cả của lương tâm. Những ai đã được thanh tẩy như thế mới có thể dâng lên Thiên Chúa lễ tế xứng với Ngài.
Nên đọc lại toàn bộ thư gởi tín hữu Do thái, vì hiến lễ của Đức Ki tô được gợi lên ở đây không chỉ là hiến lễ đẩm máu của Thập Giá, nhưng là hiến lễ của toàn bộ cuộc sống trần thế của Đức Giê-su từ khi Ngài nhập thể. Tác giả áp dụng cho Đức Giê-su những câu Thánh Vịnh 40: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa nầy con đây, con đến đẻ thực thi ý Ngài” (Dt 10: 5-7).
Tác giả thư gởi tín hữu Do thái gợi lên những nghi lễ Đền Thờ hiện nay, như một phụng vụ vẫn còn sống động (điều nầy khiến nghĩ rằng ông viết thư nầy trước năm 70, năm đánh dấu Đền Thờ bị phá hủy); ông ngỏ lời với các Ki tô hữu gốc Do thái, và muốn cho họ thấy rằng những nghi thức của Giao Ước Cũ chỉ là tiên trưng; chúng chỉ có giá trị tương đối. Thực tế, chính hy tế của Đức Ki tô đã xóa hết “tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ”.
Từ đây, những ai đã nhận lời hứa phúc lộc đời đời đã đạt được nhờ Giao Ước Mới.
TIN MỪNG (Mc 14: 12-16, 22-26)
Đoạn Tin Mừng Mác-cô nầy được trích từ bài Thương Khó vào Chúa Nhật lễ Lá và Khổ Nạn. Chúng tôi quy chiếu đến bài chú giải nầy.
1. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (14: 12-16):
"Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua". Hai ngày đại lễ nầy từ lâu được cử hành cùng một cặp song đôi với nhau: vào lễ Vượt Qua, lễ của những người chăn nuôi, họ giết một con chiên tơ, và lễ Bánh Không Men, lễ của những người trồng trọt, họ dâng hiến những sản phẩm đầu mùa và làm bánh không men với những hạt lúa mạch đầu tiên. Việc hiệp nhất hai lễ nầy đã trở nên dể dàng hơn vì bữa ăn lễ Vượt Qua cũng bao gồm bánh không men.
Lễ Vượt Qua buộc phải được cử hành ở Giê-ru-sa-lem; bữa ăn con chiên bị sát tế trong khuôn viên Đền Thờ, "phải được ăn ở trong thành". Điều nầy khiến các môn đệ bận tâm. Đức Giê-su là một tôn sư lưu động không nơi cố định; thêm nữa, Ngài là người Ga-li-lê. Vì thế, họ hỏi Ngài: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?".
Hoạt cảnh theo sau giống đến kỳ lạ với hoạt cảnh trước đó khi Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a: Đức Giê-su sai hai môn đệ đi trước, họ sẽ gặp thấy mọi việc như Ngài đã mô tả cho họ. Trong trường hợp thứ nhất: một con lừa con đang cột sẳn ở đó; còn ở đây, một người mang vò nước đến gặp hai ông. Cả hai lần, những biến cố xảy ra đúng như Chúa Giê-su mong muốn: người ta để cho hai ông dắt con lừa đi; người mang vò nước dẫn hai môn đệ vào nhà và chỉ cho hai ông một phòng đã được chuẩn bị sẳn sàng cho Ngài với các môn đệ cử hành lễ Vượt Qua. Thánh ký muốn nói rằng Đức Giê-su đã dự liệu tất cả, chính Ngài tổ chức lễ Vượt Qua sau cùng nầy như trước đây Ngài đã tổ chức cuộc khải hoàn tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
2. Thiết lập Bàn Tiệc Thánh Thể (14: 22-26):
Lễ Vượt Qua Do thái, mà Đức Giê-su cử hành với các môn đệ thành bữa Tiệc Ly, biến thành lễ Vượt Qua Ki tô giáo bởi việc thiết lập Bàn Tiệc Thánh Thể: vừa nối tiếp vừa đoạn tuyệt: song đối sâu xa và mới mẻ tận căn.
Lễ Vượt Qua Do thái tưởng niệm cuộc giải phóng dân Ít-ra-en khỏi cảnh đời nô lệ bên Ai-cập, nhờ vào máu con chiên được bôi trên cửa nhà của người Do-thái. Nhờ dấu hiệu nầy, Thiên Chúa đã nhận ra dân của Ngài nên đã tha chết cho họ.
Đức Giê-su loan báo cuộc giải phóng khỏi cảnh đời nô lệ tội lỗi nhờ máu Ngài "đổ ra vì muôn người". Về phương diện lịch sử, cuộc giải phóng khỏi Ai-cập đã hình thành nên dân Ít-ra-en như dân Chúa chọn và cuộc tuyển chọn nầy đã được hiến thánh trên núi thánh Xi-nai, bởi Giao Ước Cũ.
Nhờ ân ban thân thể của Ngài và máu của Ngài, được chia sẻ ở giữa mọi người, Đức Giê-su thiết lập một dân Chúa chọn mới; Giao Ước Mới được đóng dấu trong máu của Ngài. Ở nơi bàn tiệc Thánh Thể, Đức Giê-su tham dự trước vừa cuộc Tử Nạn của Ngài vừa cuộc Phục Sinh của Ngài.
Nếu khung cảnh lễ Vượt Qua soi sáng sự biến đổi kỳ diệu của việc cử hành xưa như vậy, thì bữa ăn nầy cũng là bữa tiệc ly, mặc khải tất cả khía cạnh thống thiết của nó: Đức Giê-su sắp từ biệt các môn đệ của mình, những người mà Ngài yêu thương, những người mà Ngài trao phó truyền đạt sứ điệp của Ngài; Ngài không muốn để họ lại một mình; Ngài gặp thấy phương tiện để ở lại với họ, bằng cách thiết lập quà tặng kỳ diệu này, quà tặng của chính bản thân mình, nhờ đó các Tông Đồ cũng như những người kế nghiệp các ngài có thể lưu truyền mãi mãi. Chỉ duy một mình Thiên Chúa mới có thể vừa ra đi vừa ở lại.
Thánh Mác-cô cũng nhấn mạnh "giá trị cánh chung" của "bàn tiệc Thánh Thể". Bàn tiệc này là một sự tiếp cận, một sự tham dự trước bàn tiệc Thiên Quốc: "Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa".
Cuộc sống tương lai thường thường được biểu thị như bàn tiệc; và rượu nho như một trong những dấu chỉ của "niềm vui thời Mê-si-a" và niềm vui muôn đời của thế giới sắp đến. Đây đã là một trong những ý nghĩa của dấu lạ tiệc cưới Ca-na, tự nó là khúc dạo đầu của phép lạ bàn tiệc Thánh Thể. Nước biến thành rượu đáp ứng với rược biến thành máu.
Đoạn văn này chứa đựng một chi tiết quý báu: "Hát Thánh vịnh xong…" Đây chính là thánh thi tạ ơn được gọi "Hallel", mà người ta hát sau bữa ăn Vượt Qua. Bài thánh thi tạ ơn này được trích từ các thánh vịnh 113-118 (một trong những Thánh vịnh nầy đã được trích dẫn rồi trong bữa ăn); như vậy, bữa Tiệc Ly của Đức Giê-su đích thực là bữa ăn Vượt Qua, ít ra theo các Tin Mừng Nhất Lãm.
Kinh nguyện, các bài đọc cũng như phụng tự được gán cho Thánh Tô-ma A-qui-nô. Những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các ngã đường xưa kia đem lại cho ngày lễ nầy một sự rực rỡ lớn lao.
Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay nêu bật giá trị của giao ước được đóng ấn bởi máu của tế vật.
Xh 24: 3-8: Sách Xuất Hành giới thiệu nghi thức Giao Ước được ký kết giữa Đức Chúa và dân Do thái. Giao Ước được đóng ấn bởi máu của tế vật, máu nầy được rảy trên hai phía ký kết: Đức Chúa, được biểu tượng bởi bàn thờ, và mười hai bộ tộc quy tụ ở chân núi Xi-nai, đối diện với bàn thờ.
Dt 9: 11-15: Thư gởi tín hữu Do thái cho thấy sự cao vời của hy tế Đức Ki tô trên các hy tế Cựu Ước, vì Đức Ki tô đã hiến dâng máu của chính mình.
Mc 14: 12-16, 22-26: Đoạn Tin Mừng Mác-cô tường thuật việc Đức Giê-su thiết lập bí tích Thánh Thể, hy tế Giao Ước mới.
BÀI ĐỌC I (Xh 24: 3-8)
Sách Xuất Hành tường thuật không chỉ cuộc “xuất hành ra khỏi” đất Ai-cập, nhưng còn kinh nghiệm tôn giáo mà dân Do thái đã kinh qua trong sa mạc. Kinh nghiệm không thể chối cãi nầy xác minh kinh nghiệm mà các tổ phụ xưa kia của họ đã được hưởng.
Chính khởi đi từ giây phút nầy mà dân Do thái đã không còn cảm thấy mình là một dân mất gốc, nhưng ý thức mình là dân được Thiên Chúa đích thân che chỡ phù trợ. Tất cả những ai, sau khi có một mặc khải huyền nhiệm, sống mặc khải nầy trọn cuộc đời của mình như thế nào, dân Ít-ra-en đã luôn luôn quy chiếu đến những biến cố Xuất Hành để hiểu lịch sử của mình và những mối liên hệ ưu tiên của mình với Thiên Chúa như vậy.
Họ đã ghi lại những mối liên hệ nầy bằng những thuật ngữ giao ước, theo cách thức mà nhân loại ký kết ở giữa họ: Thiên Chúa đề nghị che chỡ bảo vệ họ và đòi hỏi họ vài điều kiện của Ngài (những đòi hỏi của Thiên Chúa cốt yếu được chứa đựng trong Thập Giới). Phía họ phải cam kết tôn trọng những điều kiện nầy.
Tất cả mọi truyền thống liên quan đến Giao Ước Xi-nai đều định vị Giao Ước trong khung cảnh uy nghi và trình bày Giao Ước như một phụng vụ.
Đoạn văn chúng ta đọc hôm nay tường thuật việc ký kết Giao Ước long trọng, theo một dị bản phát triển nhất trong số những dị bản. Đây là dị bản mà Đức Giê-su sẽ quy chiếu khi thiết lập hy tế Giao Ước mới. Dị bản nầy, thuộc chứng liệu Ê-lô-hít (thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên), được tường thuật ở Xh 24: 3-8. Một truyền thống khác thuộc chứng liệu Gia-vít (thế kỷ thứ mười và thứ chín trước Công Nguyên), được tường thuật ở Xh 24: 1-2 và 9-11. Trong khi truyền thống Gia-vít gợi lên việc ký kết Giao Ước qua một bữa ăn thánh trên núi Xi-nai trước sự hiện diện của Đức Chúa cùng với ông Mô-sê, ông A-ha-ron, các con trai của ông A-ha-ron và bảy mươi kỳ mục của dân Ít-ra-en, thì truyền thống Ê-lô-hít được trích dẫn hôm nay nhấn mạnh nghi thức rẩy máu trên bàn thờ và trên dân. Diễn tiến của nghi thức nầy rất đáng chú ý: nó loan báo sơ đồ sẽ được chấp nhận để cử hành Thánh Thể: trước tiên, phụng vụ Lời Chúa, đoạn, phụng vụ hy tế.
1. Phụng vụ Lời Chúa:
Khi từ trên núi xuống, ông Mô-sê, xướng ngôn viên của Đức Chúa, tường thuật cho toàn thể cộng đồng quy tụ ở dưới núi “mọi lời của Chúa và mọi giới luật”. Dân chúng đồng thanh cam kết: “Mọi lời Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”. Vì thế, “ông Mô-sê chép lại mọi lời của Chúa”.
“Mọi lời của Chúa” phải được hiểu là “Mười Lời” hay “Thập Giới”. Còn “mọi giới luật” chắc chắn quy chiếu đến các luật luân lý, xã hội và tế tự được trình bày trong các chương 20-23, được gọi dưới tên “Bộ Luật Giao Ước”, nhưng bộ luật nầy rõ ràng không được soạn thảo trong sa mạc; nó thuộc về thời kỳ đầu tiên định cư ở đất Ca-na-an; nó được tháp nhập sau nầy vào Thập Giới và cho Thập Giới những áp dụng thực tiễn.
Như chúng ta đã biết rồi, ông Mô-sê đã lớn lên trong cung của Pha-ra-on và đã được đào tạo thành các thư lại. Ấy vậy, một trong những chức năng của các thư lại là ghi chép những bản hiệp ước. Một cách nào đó, ông Mô-sê làm như vậy khi xác định bằng văn bản những khoản Giao Ước mà dân Ít-ra-en sẽ phải tôn trọng. Mọi hiệp ước ở Đông Phương xưa đều được viết bằng văn bản và phải được đọc theo định kỳ.
2. Phụng vụ hy tế:
Sáng hôm sau diễn ra hy lễ đóng ấn Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Chúa chọn.
Hai bên ký kết diện đối diện với nhau: bàn thờ đại diện Đức Chúa. Dân Ít-ra-en, quy tụ lại, hiện diện vừa hữu hình vừa biểu tượng bởi mười hai thạch trụ đại diện mười hai chi tộc Ít-ra-en.
Như vậy, những thạch trụ nầy sẽ là những chứng nhân bất khả hủy về lời cam kết của dân Ít-ra-en. Cũng vậy, ở đại hội Si-khem, sau khi dân vào Đất Hứa, khi mà Giao Ước được long trọng làm mới lại, ông Giô-su-ê sẽ dựng một tảng đá lớn ghi nhớ muôn đời lời thề hứa trung thành của toàn thể con cái Ít-ra-en (Gs 24: 26-27).
“Rồi ông Mô-sê sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa”. Vào thời ký nầy, chưa tổ chức chức vụ tư tế (ở Ít-ra-en, tư tế là chức vụ chứ không ơn gọi). Trong thời kỳ tiền quân chủ, người ta tự ý chọn các thanh niên thi hành chức vụ mà sau nầy sẽ dành riêng cho các tư tế Lê-vi (cf. Xh 33: 11; Tl 17: 5; 1Sm 3: 3; 7: 1).
Các thanh niên mà ông Mô-sê chỉ định thực hiện hai loại hy lễ:
- Trước hết “hy lễ toàn thiêu”. Như từ chỉ ra, tế vật được hoàn toàn hỏa thiêu. Đây là hình thức hy tế xưa nhất ở Ít-ra-en, tự nguồn gốc, mang đặc tính tạ ơn. Sau nầy, hy tế nầy trở nên thông thường; sẽ có lễ toàn thiêu hằng ngày ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
- Tiếp đó, “hy lễ hiệp thông” theo đó hai bò tơ được sát tế. Nét đặc trưng của hy lễ hiệp thông là một bữa ăn giữa những người tham dự trước thánh nhan Thiên Chúa. Loại hy tế nầy nhằm thiết lập lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa Thiên Chúa và các tín hữu của Ngài.
3. Nghi thức rảy máu:
Nghi thức được mô tả tiếp theo là duy nhất trong toàn bộ Cựu Ước.
Những súc vật bị cắt cổ cho máu hoàn toàn chảy ra hết. Điều nầy rất phù hợp với phong tục đặc biệt của dân Ít-ra-en. Nhưng máu nầy, thay vì được dành riêng cho chỉ mình Thiên Chúa như trong tất cả những hy tế khác, lại được tách riêng thành hai phần, được rảy trên hai bên ký kết giao ước. Trước hết, ông Mô-sê rảy phần nữa máu trên bàn thờ đại diện Đức Chúa; phần còn lại ông rảy trên dân chúng, sau khi đã lập lại lời hứa cam kết trung thành của họ: “Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời nầy”.
Việc đóng ấn sự thỏa thuận bằng máu, chỗ của sự sống, và chung chung được dành riêng cho chỉ mình Thiên Chúa, chính là đem lại cho sự thỏa thuận này hình thức trang trọng nhất, cực thánh nhất mà người ta có thể tưởng tượng được.
Cử chỉ của Đức Giê-su ban máu của chính Ngài để đóng ấn Giao Ước mới mặc lấy một sự trang trọng còn lớn lao hơn nhiều, vì Đức Ki tô không chỉ là Đấng Trung Gian như ông Mô-sê, Ngài đồng thời là tế vật nữa. Không thể nào có một sự cam kết tận căn về phía Thiên Chúa đối với nhân loại đến như thế, không lời hứa nào, không một nghi thức hiệp thông nào giữa Thiên Chúa và nhân loại, lớn lao hơn nghi thức của Giao Ước Mới được thực hiện trong bí tích Thánh Thể.
BÀI ĐỌC II (Dt 9: 11-15)
Thư gởi tín hữu Do thái là bản văn Tân Ước duy nhất giới thiệu Đức Ki tô là Thượng Tế đích thật.
Ngài là Thượng Tế nhưng cũng là tế vật. Vào ngày lễ Mình và Máu Chúa Ki tô nầy, phụng vụ dâng hiến cho chúng ta một đoạn trích thư gởi tín hữu Do thái ở đó tác giả cho thấy máu của Đức Ki tô cao vời khôn sánh so với máu của súc vật bị sát tế dưới Giao Ước Cũ. Nhưng còn hơn nữa, tác giả nhấn mạnh rằng hy tế của Đức Ki tô thuộc bản chất khác: một của lễ tiến dâng tự nguyện thuộc trật tự tinh thần và tính hiệu lực tinh thần của nó.
Chúng ta không biết tác giả lẫn người nhận. Ông chắc chắn là một môn đệ hay người bạn đồng hành của thánh Phao-lô; người nhận là những Ki tô hữu gốc Do thái, kỳ cựu trong đức tin, nhưng mất can đảm bởi những bách hại mà họ là đối tượng. Dường như họ vẫn ôm ấp nỗi nhớ về những nghi lễ uy nghi và trang trọng trong Đền Thờ. Đối với họ, nghi lễ Thánh Thể chắc chắn xem ra quá đơn giản.
1. Đức Ki tô, vị Thượng Tế của Giao Ước Mới:
Tác giả đối chiếu chức tư tế của vị Thượng Tế Cựu Ước và chức tư tế của Đức Ki tô. Những điểm so sánh của ông cốt yếu được vay mượn ở nơi nghi lễ của đại lễ Toàn Xá xảy ra một năm một lần. Vào ngày duy nhất nầy, vị Thượng Tế bước vào nơi cực thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và với máu của tế vật ông tiến hành các nghi thức xá tội để xin tha thứ tội lỗi của chính ông và của toàn dân.
So sánh với sứ vụ của vị Thượng Tế nầy, sứ vụ của Đức Ki tô thì cao vời khôn sánh, vì Đức Ki tô là “vị Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai”.
Tác giả sắp mô tả và cho thấy những phúc lộc của thế giới tương lai nầy mà Đức Ki tô đã đạt được là thế nào: đó là những phúc lộc muôn đời bền vững, đã được hứa ban và từ nay đã đạt được một lần thay cho tất cả; những phúc lộc thần thiêng chứ không vật chất và bên ngoài.
Sự cao cả của sứ vụ của Đức Ki tô xem ra ngay từ đầu do bởi sự cao cả của cung thánh. Trái với vị Thượng Tế Cựu Ước, để gặp gỡ Thiên Chúa, Đức Ki tô không đi qua một đền thờ “do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc về thế giới thọ tạo nầy”.
Dường như tác giả nhắm đến thân thể của Đức Ki tô được tôn vinh. Việc gặp gỡ Thiên Chúa như vậy là dứt khoát, không cần lập đi lập lại mỗi năm một lần. Đức Ki tô đã mở ra một lần thay cho tất cả một con đường dẫn đến Chúa Cha. Tác giả viết sau nầy: “Chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10: 10).
Vị Thượng Tế Cựu Ước rảy máu trên bàn thờ, đó không phải máu của chính ông nhưng máu của những tế vật thụ động. Trái lại, Đức Ki tô đã dâng hiến chính máu của mình trong hiến lễ có ý thức và tự nguyện. Vị Thượng Tế Cựu Ước chỉ đạt được ơn tha thứ tội lỗi tạm thời; Đức Ki tô đạt được sự giải thoát dứt khoát.
Những tế vật phải là vô tì vết. Đức Ki tô là tế vật vẹn toàn, tuyệt mức thanh sạch và thánh thiện; vì thế, hy tế của Ngài cũng tác sinh tính hiệu lực tuyệt mức. Việc rảy máu súc vật đem lại sự thanh sạch nghi thức trong khi máu của Đức Ki tô đem lại sự thanh sạch nội tâm.
2. Tính hiệu lực của hy tế Đức Ki tô.
Tại sao hy tế của Đức Ki tô lại cao vời như vậy? Tại sao hy tế của Ngài đem lại tính hiệu lực như vậy? Vì ở nơi Đức Ki tô có Chúa Thánh Thần. Tác giả nói “Thánh Thần hằng hữu” để làm nổi bật sự tương phản đáng kinh ngạc: cái chết của Đức Giê-su đạt được những phúc lộc vĩnh viễn.
Với tư cách là hiến lễ thần linh, hiến lễ tinh thần, hy tế của Đức Giê-su tái sinh nền tảng ngay cả của lương tâm. Những ai đã được thanh tẩy như thế mới có thể dâng lên Thiên Chúa lễ tế xứng với Ngài.
Nên đọc lại toàn bộ thư gởi tín hữu Do thái, vì hiến lễ của Đức Ki tô được gợi lên ở đây không chỉ là hiến lễ đẩm máu của Thập Giá, nhưng là hiến lễ của toàn bộ cuộc sống trần thế của Đức Giê-su từ khi Ngài nhập thể. Tác giả áp dụng cho Đức Giê-su những câu Thánh Vịnh 40: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa nầy con đây, con đến đẻ thực thi ý Ngài” (Dt 10: 5-7).
Tác giả thư gởi tín hữu Do thái gợi lên những nghi lễ Đền Thờ hiện nay, như một phụng vụ vẫn còn sống động (điều nầy khiến nghĩ rằng ông viết thư nầy trước năm 70, năm đánh dấu Đền Thờ bị phá hủy); ông ngỏ lời với các Ki tô hữu gốc Do thái, và muốn cho họ thấy rằng những nghi thức của Giao Ước Cũ chỉ là tiên trưng; chúng chỉ có giá trị tương đối. Thực tế, chính hy tế của Đức Ki tô đã xóa hết “tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ”.
Từ đây, những ai đã nhận lời hứa phúc lộc đời đời đã đạt được nhờ Giao Ước Mới.
TIN MỪNG (Mc 14: 12-16, 22-26)
Đoạn Tin Mừng Mác-cô nầy được trích từ bài Thương Khó vào Chúa Nhật lễ Lá và Khổ Nạn. Chúng tôi quy chiếu đến bài chú giải nầy.
1. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (14: 12-16):
"Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua". Hai ngày đại lễ nầy từ lâu được cử hành cùng một cặp song đôi với nhau: vào lễ Vượt Qua, lễ của những người chăn nuôi, họ giết một con chiên tơ, và lễ Bánh Không Men, lễ của những người trồng trọt, họ dâng hiến những sản phẩm đầu mùa và làm bánh không men với những hạt lúa mạch đầu tiên. Việc hiệp nhất hai lễ nầy đã trở nên dể dàng hơn vì bữa ăn lễ Vượt Qua cũng bao gồm bánh không men.
Lễ Vượt Qua buộc phải được cử hành ở Giê-ru-sa-lem; bữa ăn con chiên bị sát tế trong khuôn viên Đền Thờ, "phải được ăn ở trong thành". Điều nầy khiến các môn đệ bận tâm. Đức Giê-su là một tôn sư lưu động không nơi cố định; thêm nữa, Ngài là người Ga-li-lê. Vì thế, họ hỏi Ngài: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?".
Hoạt cảnh theo sau giống đến kỳ lạ với hoạt cảnh trước đó khi Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a: Đức Giê-su sai hai môn đệ đi trước, họ sẽ gặp thấy mọi việc như Ngài đã mô tả cho họ. Trong trường hợp thứ nhất: một con lừa con đang cột sẳn ở đó; còn ở đây, một người mang vò nước đến gặp hai ông. Cả hai lần, những biến cố xảy ra đúng như Chúa Giê-su mong muốn: người ta để cho hai ông dắt con lừa đi; người mang vò nước dẫn hai môn đệ vào nhà và chỉ cho hai ông một phòng đã được chuẩn bị sẳn sàng cho Ngài với các môn đệ cử hành lễ Vượt Qua. Thánh ký muốn nói rằng Đức Giê-su đã dự liệu tất cả, chính Ngài tổ chức lễ Vượt Qua sau cùng nầy như trước đây Ngài đã tổ chức cuộc khải hoàn tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
2. Thiết lập Bàn Tiệc Thánh Thể (14: 22-26):
Lễ Vượt Qua Do thái, mà Đức Giê-su cử hành với các môn đệ thành bữa Tiệc Ly, biến thành lễ Vượt Qua Ki tô giáo bởi việc thiết lập Bàn Tiệc Thánh Thể: vừa nối tiếp vừa đoạn tuyệt: song đối sâu xa và mới mẻ tận căn.
Lễ Vượt Qua Do thái tưởng niệm cuộc giải phóng dân Ít-ra-en khỏi cảnh đời nô lệ bên Ai-cập, nhờ vào máu con chiên được bôi trên cửa nhà của người Do-thái. Nhờ dấu hiệu nầy, Thiên Chúa đã nhận ra dân của Ngài nên đã tha chết cho họ.
Đức Giê-su loan báo cuộc giải phóng khỏi cảnh đời nô lệ tội lỗi nhờ máu Ngài "đổ ra vì muôn người". Về phương diện lịch sử, cuộc giải phóng khỏi Ai-cập đã hình thành nên dân Ít-ra-en như dân Chúa chọn và cuộc tuyển chọn nầy đã được hiến thánh trên núi thánh Xi-nai, bởi Giao Ước Cũ.
Nhờ ân ban thân thể của Ngài và máu của Ngài, được chia sẻ ở giữa mọi người, Đức Giê-su thiết lập một dân Chúa chọn mới; Giao Ước Mới được đóng dấu trong máu của Ngài. Ở nơi bàn tiệc Thánh Thể, Đức Giê-su tham dự trước vừa cuộc Tử Nạn của Ngài vừa cuộc Phục Sinh của Ngài.
Nếu khung cảnh lễ Vượt Qua soi sáng sự biến đổi kỳ diệu của việc cử hành xưa như vậy, thì bữa ăn nầy cũng là bữa tiệc ly, mặc khải tất cả khía cạnh thống thiết của nó: Đức Giê-su sắp từ biệt các môn đệ của mình, những người mà Ngài yêu thương, những người mà Ngài trao phó truyền đạt sứ điệp của Ngài; Ngài không muốn để họ lại một mình; Ngài gặp thấy phương tiện để ở lại với họ, bằng cách thiết lập quà tặng kỳ diệu này, quà tặng của chính bản thân mình, nhờ đó các Tông Đồ cũng như những người kế nghiệp các ngài có thể lưu truyền mãi mãi. Chỉ duy một mình Thiên Chúa mới có thể vừa ra đi vừa ở lại.
Thánh Mác-cô cũng nhấn mạnh "giá trị cánh chung" của "bàn tiệc Thánh Thể". Bàn tiệc này là một sự tiếp cận, một sự tham dự trước bàn tiệc Thiên Quốc: "Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa".
Cuộc sống tương lai thường thường được biểu thị như bàn tiệc; và rượu nho như một trong những dấu chỉ của "niềm vui thời Mê-si-a" và niềm vui muôn đời của thế giới sắp đến. Đây đã là một trong những ý nghĩa của dấu lạ tiệc cưới Ca-na, tự nó là khúc dạo đầu của phép lạ bàn tiệc Thánh Thể. Nước biến thành rượu đáp ứng với rược biến thành máu.
Đoạn văn này chứa đựng một chi tiết quý báu: "Hát Thánh vịnh xong…" Đây chính là thánh thi tạ ơn được gọi "Hallel", mà người ta hát sau bữa ăn Vượt Qua. Bài thánh thi tạ ơn này được trích từ các thánh vịnh 113-118 (một trong những Thánh vịnh nầy đã được trích dẫn rồi trong bữa ăn); như vậy, bữa Tiệc Ly của Đức Giê-su đích thực là bữa ăn Vượt Qua, ít ra theo các Tin Mừng Nhất Lãm.