Trong những ngày qua, dư luận chú ý theo dõi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sang Thánh địa, một nơi mà tình hình chính trị khá căng thẳng. Hôm qua, trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ, ngài đã dâng lời cám tạ Thiên Chúa vì đã kết thúc cuộc hành hương với nhiều ý nghĩa: uỷ lạo các Kitô hữu, gặp gỡ các giáo hội ngoài công giáo cũng như các tôn giáo khác, thăm viếng nạn nhân của những cuộc xung đột. Dựa theo các bài đọc Sách Thánh của Chúa Nhật Phục sinh thứ sáu thuật lại kế hoạch tình thương của Thiên Chúa đối với nhân loại được biểu lộ qua việc dân ngoại được lãnh nhận Thánh Linh, ngài đã trình bày Đất thánh như là nơi mà Thiên Chúa đã thực hiện ý định cứu độ phổ quát dành cho hết mọi người, ý định này được diễn ra trong một lịch sử của tội lỗi và tha thứ, của đau thương và hoan hỉ. Sau cùng đức Bênêđictô XVI cũng bày tỏ mối quan tâm đối với tình hình chiến sự tại Sri Lanka. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Tôi đã trở về từ Đất thánh từ hôm thứ sáu. Tôi có ý định sẽ kể chi tiết về chuyến hành hương này với anh chị em vào thứ tư sắp tới, nhân buổi tiếp kiến chung. Bây giờ tôi muốn trước hết là cám tạ Thiên Chúa, Đấng đã ban cho tôi hoàn tất chuyến viếng thăm rất quan trọng này. Tôi cũng cám ơn tất cả những ai đã hợp tác với đức Thượng phụ latinh và các vị chủ chăn ở nước Giorđani, các tu sĩ dòng Phan-sinh thuộc tỉnh Thánh địa, chính quyền của Giordani, Israel và Palestina, các cơ quan tổ chức và an ninh. Tôi xin cám ơn các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã đón tiếp tôi cách niềm nở, và hết những ai đã tháp tùng và nâng đỡ tôi bằng lời cầu nguyện. Tôi xin hết lòng cám ơn tất cả.
Cuộc hành hương Đất thánh cũng là một cuộc thăm viếng mục vụ dành cho các tín hữu điạ phương, một sự phục vụ cho cuộc hợp nhất các kitô hữu, phục vụ cho cuộc đối thoại với những tín đồ Do thái và Hồi giáo, và cho cuộc xây dựng hoà bình. Đất thánh, biểu tượng của tình thương Thiên Chúa dành cho dân của Người và cho toàn thể nhân loại, cũng là biểu tượng của tự do và hoà bình mà Thiên Chúa muốn cho tất các con cái của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, lịch sử hôm qua và hôm nay cho thấy rằng chính vùng đất này đã trở thành biểu tượng trái ngược, nghĩa là biểu tượng của những chia rẽ và tranh chấp huynh đệ không ngừng. Tại sao lại có chuyện ấy? Cần để câu hỏi này chất vấn con tim chúng ta, cho dù chúng ta đã biết kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa dành cho đất ấy, nơi mà “Thiên Chúa đã phái Người Con của mình đến làm hy lễ xá giải tội lỗi chúng ta”, như thánh Gioan đã viết (1Ga 4,10). Đất thánh được gọi là quyển “Tin mừng thứ năm”, bởi vì nơi đây, chúng ta có thể nhìn thấy, và nói được đụng chạm thực tại lịch sử mà Thiên Chúa thực hiện đối với loài người. Khởi đầu từ những nơi của cuộc đời ông Abraham cho đến những nơi của cuộc đời Chúa Giêsu, từ lúc nhập thể đến ngôi mồ trống, dấu chỉ của cuộc phục sinh. Thực vậy, Thiên Chúa đã đi vào đất này, đã sinh hoạt với chúng ta ở đất này. Nhưng chúng ta còn thể nói thêm: Đất thánh, do lịch sử của nó, có thể coi như một tiểu vũ trụ, thu tóm lại hành trình vất vả của Thiên Chúa với loài người. Một hành trình do tội lỗi cho nên cũng bao hàm Thập giá; nhưng do sự phong phú của Tình thương Thiên Chúa cho nên nó cũng bao hàm niềm vui của Thánh Linh, sự phục sinh đã khởi đầu và là hành trình giữa vũng nước mắt tiến về Triều đại Thiên Chúa, một triều đại không thuộc trần thế này, nhưng sống trong trần thế này và cần phải thâm nhập trần thế bằng sức mạnh của công lý và hoà bình.
Lịch sử cứu độ bắt đầu từ việc tuyển chọn một người, ông Abraham, và một dân tộc, Israel, nhưng mang tầm kích phổ quát, ơn cứu độ dành cho muôn dân. Lịch sử cứu độ luôn ghi dấu đan chéo giữa tính đặc thù và tính phổ quát. Trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ hôm nay, chúng ta thấy sự móc nối đó. Khi nhìn thấy tại nhà ông Cornêlio, đức tin của lương dân và lòng khao khát Thiên Chúa, thánh Phêrô tuyên bố rằng: “Thực sự tôi nhận ra rằng Thiên Chúa không thiên vị ai hết, nhưng tiếp đón bất cứ kẻ nào kính sợ Ngài và thực hành công lý, dù họ thuộc về bất cứ quốc gia nào đi nữa” (Cv 10,34-35). Kính sợ Thiên Chúa và thực hành công lý, mở cửa thế giới cho Triều đại Thiên Chúa: đó là mục tiêu sâu xa của mọi cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.
Tôi không thể kết thúc buổi cầu nguyện kính Đức Mẹ mà không nói ít lời với nhân dân Sri Lanka, để bảo đảm tâm tình và sự gần gũi tinh thần với những thường dân nằm trong vùng giao chiến ở miền Bắc của nước này. Hàng ngàn thiếu nhi, phụ nữ, người già đã bị chiến tranh cướp mất sự sống và niềm hy vọng. Một lần nữa tôi muốn kêu gào các phe lâm chiến hãy nương tay cho các thường dân được thoát khỏi vòng lửa đạn, và tôi xin hợp lời với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cách đây mấy hôm, đã yêu cầu bảo đảm cho các thường dân được an toàn. Ngoài ra tôi cũng mời gọi các tổ chức nhân đạo, kể cả của công giáo, đừng bỏ qua bất cứ biện pháp nào để cứu trợ những nhu cầu lương thực và y tế cho các người di cư. Tôi xin ký thác nước này cho Đức Mẹ Madhu, được mọi người dân địa phương mộ mến, và tôi xin dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, để chóng tới ngày hoà giải và hoà bình.
Anh chị em thân mến
Tôi đã trở về từ Đất thánh từ hôm thứ sáu. Tôi có ý định sẽ kể chi tiết về chuyến hành hương này với anh chị em vào thứ tư sắp tới, nhân buổi tiếp kiến chung. Bây giờ tôi muốn trước hết là cám tạ Thiên Chúa, Đấng đã ban cho tôi hoàn tất chuyến viếng thăm rất quan trọng này. Tôi cũng cám ơn tất cả những ai đã hợp tác với đức Thượng phụ latinh và các vị chủ chăn ở nước Giorđani, các tu sĩ dòng Phan-sinh thuộc tỉnh Thánh địa, chính quyền của Giordani, Israel và Palestina, các cơ quan tổ chức và an ninh. Tôi xin cám ơn các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã đón tiếp tôi cách niềm nở, và hết những ai đã tháp tùng và nâng đỡ tôi bằng lời cầu nguyện. Tôi xin hết lòng cám ơn tất cả.
Cuộc hành hương Đất thánh cũng là một cuộc thăm viếng mục vụ dành cho các tín hữu điạ phương, một sự phục vụ cho cuộc hợp nhất các kitô hữu, phục vụ cho cuộc đối thoại với những tín đồ Do thái và Hồi giáo, và cho cuộc xây dựng hoà bình. Đất thánh, biểu tượng của tình thương Thiên Chúa dành cho dân của Người và cho toàn thể nhân loại, cũng là biểu tượng của tự do và hoà bình mà Thiên Chúa muốn cho tất các con cái của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, lịch sử hôm qua và hôm nay cho thấy rằng chính vùng đất này đã trở thành biểu tượng trái ngược, nghĩa là biểu tượng của những chia rẽ và tranh chấp huynh đệ không ngừng. Tại sao lại có chuyện ấy? Cần để câu hỏi này chất vấn con tim chúng ta, cho dù chúng ta đã biết kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa dành cho đất ấy, nơi mà “Thiên Chúa đã phái Người Con của mình đến làm hy lễ xá giải tội lỗi chúng ta”, như thánh Gioan đã viết (1Ga 4,10). Đất thánh được gọi là quyển “Tin mừng thứ năm”, bởi vì nơi đây, chúng ta có thể nhìn thấy, và nói được đụng chạm thực tại lịch sử mà Thiên Chúa thực hiện đối với loài người. Khởi đầu từ những nơi của cuộc đời ông Abraham cho đến những nơi của cuộc đời Chúa Giêsu, từ lúc nhập thể đến ngôi mồ trống, dấu chỉ của cuộc phục sinh. Thực vậy, Thiên Chúa đã đi vào đất này, đã sinh hoạt với chúng ta ở đất này. Nhưng chúng ta còn thể nói thêm: Đất thánh, do lịch sử của nó, có thể coi như một tiểu vũ trụ, thu tóm lại hành trình vất vả của Thiên Chúa với loài người. Một hành trình do tội lỗi cho nên cũng bao hàm Thập giá; nhưng do sự phong phú của Tình thương Thiên Chúa cho nên nó cũng bao hàm niềm vui của Thánh Linh, sự phục sinh đã khởi đầu và là hành trình giữa vũng nước mắt tiến về Triều đại Thiên Chúa, một triều đại không thuộc trần thế này, nhưng sống trong trần thế này và cần phải thâm nhập trần thế bằng sức mạnh của công lý và hoà bình.
Lịch sử cứu độ bắt đầu từ việc tuyển chọn một người, ông Abraham, và một dân tộc, Israel, nhưng mang tầm kích phổ quát, ơn cứu độ dành cho muôn dân. Lịch sử cứu độ luôn ghi dấu đan chéo giữa tính đặc thù và tính phổ quát. Trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ hôm nay, chúng ta thấy sự móc nối đó. Khi nhìn thấy tại nhà ông Cornêlio, đức tin của lương dân và lòng khao khát Thiên Chúa, thánh Phêrô tuyên bố rằng: “Thực sự tôi nhận ra rằng Thiên Chúa không thiên vị ai hết, nhưng tiếp đón bất cứ kẻ nào kính sợ Ngài và thực hành công lý, dù họ thuộc về bất cứ quốc gia nào đi nữa” (Cv 10,34-35). Kính sợ Thiên Chúa và thực hành công lý, mở cửa thế giới cho Triều đại Thiên Chúa: đó là mục tiêu sâu xa của mọi cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.
Tôi không thể kết thúc buổi cầu nguyện kính Đức Mẹ mà không nói ít lời với nhân dân Sri Lanka, để bảo đảm tâm tình và sự gần gũi tinh thần với những thường dân nằm trong vùng giao chiến ở miền Bắc của nước này. Hàng ngàn thiếu nhi, phụ nữ, người già đã bị chiến tranh cướp mất sự sống và niềm hy vọng. Một lần nữa tôi muốn kêu gào các phe lâm chiến hãy nương tay cho các thường dân được thoát khỏi vòng lửa đạn, và tôi xin hợp lời với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cách đây mấy hôm, đã yêu cầu bảo đảm cho các thường dân được an toàn. Ngoài ra tôi cũng mời gọi các tổ chức nhân đạo, kể cả của công giáo, đừng bỏ qua bất cứ biện pháp nào để cứu trợ những nhu cầu lương thực và y tế cho các người di cư. Tôi xin ký thác nước này cho Đức Mẹ Madhu, được mọi người dân địa phương mộ mến, và tôi xin dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, để chóng tới ngày hoà giải và hoà bình.