Người ta thường viết về một nhân vật, khi người đó vừa nằm xuống, trong ngày kỷ niệm, hay nhân ngày bổn mạng… Con đã rất tha thiết muốn viết về ngài, nhưng nhìn thấy cuộc đời ngài vĩ đại quá, con đã bắt đầu nhiều lần rồi lại để nguyên đấy và chẳng biết viết thế nào. Đã hai mươi mốt năm đi qua từ ngày ngài đã từ giã thế gian này mà trong đó cuộc đời của ngài có ý nghĩa vô biên cho hàng triệu cuộc đời khác. Ngày 14 tháng 5 năm nay là ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ngài.
Cách đây ít lâu, khi Đức Hồng Y Etchegaray làm đặc sứ Toà Thánh sang Việt nam, một số người trong đó có con được hân hạnh tiếp xúc với Đức Hồng Y nhờ có Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng làm người hướng dẫn. Sau đó một thầy đại chủng sinh, bây giờ đã là linh mục, nói với con: “Mình chưa thấy vị giám mục Việt nam nào nhân từ, cởi mở và vui vẻ như vậy”. Con trả lời: “Đúng rồi, Đức Hồng Y thật tuyệt vời. Nhưng nói như ông cũng chưa đúng, có lẽ vì ông chưa sống với một vị giám mục Việt nam nào, nhất là ông chưa sống với Đức Cha Phêrô Maria”. Bây giờ thì con xin được viết đôi nét về ngài, Đức Cha già khả kính Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, người mục tử vĩ đại và nhân hậu nhất mà con từng được biết. Với sức khoẻ và sự chịu đựng của ngài, nếu không có những thử thách và áp lực nặng nề mà thế gian điêu ngoa này giáng xuống trên ngài, thì có thể Chúa để ngài còn sống đến hôm nay, để mừng bách niên đại thọ bên vô số con cháu giờ có mặt trên khắp địa cầu.
Nói về Đức Cha Phêrô Maria, mỗi người sẽ nhìn ngài ở một khía cạnh mà khía cạnh nào cũng toả sáng lung linh. Với diện mạo vừa uy nghi vừa nhân hậu, Đức Cha là một bậc trí thức chuyên về triết học và thần học, một nhà lãnh đạo tài ba đưa bao nhiêu người vượt qua sóng gió với cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ “sóng gió” này, và cũng là một ngư phủ tuyệt vời đã đem nhiều “mẻ cá” lớn về cho Giáo Hội Chúa Kytô.
Cậu bé Phêrô Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14 tháng 5 năm 1909 tại Tôn Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 11 tuổi, với diện mạo khôi ngô và trí khôn sắc sảo, cậu được gọi vào học tiểu chủng viện Ba Làng và năm sau chuyển về tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Kết quả học vấn của tiểu chủng sinh vừa tốt nghiệp Phạm Ngọc Chi rất xuất sắc, và do đó Đức Cha Marcou đã chọn thầy du học tại trường Truyền Giáo Rôma. Thầy Phạm Ngọc Chi thụ phong linh mục khi còn rất trẻ, năm 1933 khi ngài mới 24 tuổi. Sau đó ngài tiếp tục học tại đại học Apollinaire với bằng tiến sĩ Triết học, cử nhân Thần học và Giáo luật, và chuyển sang học tại đại học Luật Khoa Paris. Khi về nước, ngài là giáo sư và sau này là Giám Đốc Đại Chủng Viện Phát Diệm. Ðầu năm 1946, ngài được Hội Ðồng Ðịa Phận ủy ra tranh cử Quốc Hội, nhưng vì sự man trá của Chính Phủ Việt Minh hồi đó, nên ngài đã từ khước sự trúng cử. Năm 1950, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Bùi Chu và lễ tấn phong Giám Mục của ngài được tổ chức long trọng ngày 4-8-1950. (1) Lúc ấy ngài mới 41 tuổi, là một trong bảy vị Giám Mục Việt nam đầu tiên của Giáo Hội Việt nam. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là “In Verbo Tuo, laxabo rete”, “Vâng lời Thầy, con thả lưới”, là lời tuyên xưng mạnh mẽ của vị Tông đồ cả, bổn mạng của ngài.
Đức Cha Phêrô Maria là người suốt đời trung kiên rao giảng Tin Mừng không mệt mỏi. Có lẽ Đức Cha Phêrô là vị chủ chăn duy nhất ở Việt nam làm Giám Mục Chính Toà ba giáo phận trong cuộc đời mình. Khi làm Giám mục Bùi chu trong quãng thời gian khó khăn gian khổ, Đức Cha đã hết mình vì công việc rao giảng Tin Mừng. Năm 1954, Ðức Khâm Sứ Dooley ủy thác ngài trông coi hàng giáo sĩ và giáo dân Bắc Việt di cư vào Nam. Ngày 5-1-1957, sau khi đã hoàn thành sứ mạng coi sóc người Di Cư, và do sự đề cử của Ðức Khâm Sứ Caprio tại Saigon, ngài được Tòa Thánh đặt làm đặc ủy tông tòa chuyên trách về Công Giáo Tiến Hành Việt Nam. Ngày 5-7-1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Ðịa Phận Qui Nhơn và ngày 24-11-1960 ngài được bổ nhiệm Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn. Trong những năm cai quản Ðịa Phận Qui Nhơn, ngài đã mở rộng cánh đồng truyền giáo và thu hoạch về những thành quả ngoài sự ước đoán mong chờ. Nhà văn Phạm Ðình Khiêm (dưới bút hiệu Ðức Khiêm đã viết trong cuốn sách mang tựa đề Thánh Giuse, Di Cảo của Cha Chính Lý, nơi trang 101) ghi nhận: "Phong trào Tân Tòng ở Ðịa Phận Qui Nhơn hồi ấy phát triển kỳ diệu, riêng khu Ðông Mỹ của Cha Chính Mai Học Lý với một số linh mục Phát Diệm mở rộng tới 40 họ đạo mới". (2)
Ngày 16-1-1963, Đức Cha Phêrô Maria được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà tiên khởi giáo phận Đà nẵng, giáo phận vừa được thành lập cùng năm ấy. Trong đúng hai mươi lăm năm làm Giám mục Đà nẵng, ngài đã hết lòng cho giáo phận yêu dấu còn non trẻ này và đã đem lại bao nhiêu thành quả vĩ đại nhờ lòng hăng say nhiệt thành, tài năng, lòng đạo đức và lời cầu nguyện với hy sinh của ngài. Ngài đã cùng với các linh mục trẻ, nhiệt tâm của giáo phận mới, đã thành lập nhiều giáo xứ mới, nơi đoàn dân Chúa vui sống bình an tránh những cơn bách hại. Ngài xây dựng Tiểu chủng viện, nhiều cơ sở và trường học của Giáo Hội. Sau này, hầu hết những cơ sở ấy bị trưng thu, nhưng nhờ đó, việc truyền giáo cũng như giáo dục và huấn luyện con người vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay.
Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm viết: “Từ ngày về cai quản Giáo Phận Đà Nẵng, ngài đã xây dựng nhiều cơ sở mới cho Địa Phận: Tòa Giám Mục, Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh Mục già yếu, Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan, Bệnh Viện An Bình tại An Thượng, Đại Chủng Viện Hòa Bình là Chủng Viện miền tại Hòa Khánh, Trung tâm Công Giáo Tiến Hành cạnh nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng. Trước năm 1963, tại Đà Nẵng chỉ có dòng nữ Thánh Phaolô và chị em Mến Thánh Giá Phú Thượng, nhưng sau năm 1963 trở đi, ngài đã cho phép hoặc mời thêm nhiều Hội Dòng khác nhau đến hoạt động truyền giáo trong Địa Phận như Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Kim Đôi Huế, Tu Hội Tận Hiến Saigon, Tu Hội Nhà Chúa Saigon và Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa Biên Hòa ra Đà Nẵng trông coi bệnh viện An Bình. Con số linh mục địa phận chưa đầy 40 vị lúc Giáo Phận mới thành lập đã tăng lên 117 vị năm 1975. Sau năm 1975, vì lý do mục vụ và thời cuộc, nên trong Địa Phận còn khoảng 50 vị nữa thôi. Đức cố Giám Mục đã gởi rất nhiều linh mục đi du học nước ngoài. Ngài vẫn chủ trương mỗi phân ngành chuyên biệt như Giáo Luật, Luân Lý, Xã Hội, Thần Học, vân vân... ít nhất phải có 3 cha trong Địa Phận có cùng một loại bằng cấp để giúp nhau làm việc, vừa có người kế tục công việc của một cha đang làm nếu chẳng may vị này qua đời đột ngột. Chúng tôi còn nhớ trong một dịp cấm phòng năm cho toàn thể linh mục địa phận, ngài đã khuyến khích các cha dưới 40 tuổi nên cố gắng xuất ngoại. Ngài nói: Nếu cha nào không có khả năng lấy thêm bằng cấp Đạo, Đời, thì ít ra có dịp quan sát tận mắt những tiến bộ của các nước Âu Mỹ để có thêm kiến thức mà về phục vụ tốt cho anh chị em Chúa và đồng bào trong nước. Chủ trương này của ngài đang tiến hành tốt đẹp thì Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản và chương trình này đành đình hoãn vô hạn định. Hiện nay có khoảng 15 linh mục Đà Nẵng đang hoạt động ở nước ngoài, mà phần lớn đang phục vụ anh chị em Chúa tại Hoa Kỳ.” (3).
Chắc cũng ít người bây giờ biết được là thành phố Sàigòn này cũng còn nhiều công trình của Đức Cha, trong đó có nhà Bùi Chu gần nhà thờ Huyện Sĩ, nhà in Nguyễn Bá Tòng bây giờ đã bị bán làm bệnh viện phụ sản ở góc đường Bùi thị Xuân, trường trung học Nguyễn bá Tòng bây giờ là trường PTTH Bùi thị Xuân, trung tâm Công giáo, trường Chu văn An và nhiều cơ sở khác mà theo dòng đời đa số đã biến trôi.
Ngài là vị mục tử đạo đức và chuyên cần làm việc trí thức. Con thường nghe các Cha và các anh lớp lớn kể lại về ngài với lòng khâm phục lòng đạo đức và sự đúng giờ của ngài. Lúc Toà Giám Mục Đà nẵng chưa xây xong, ngài ở tại Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan. Ngài rất sốt sắng viếng Chúa và làm việc đạo đức. Mỗi lần ngài đi qua hành lang để vào nhà nguyện, mọi người đều biết lúc ấy là mấy giờ, không cần nhìn đồng hồ! Trong di chúc, Đức Cha viết với lòng đạo đức sâu xa: “Cả đời tôi là một chuỗi tình thương của Chúa, tôi ca ngợi không bao giờ cùng!... Gần cuối đời, Chúa đem tôi về Trà Kiệu, là trung tâm Thánh Mẫu của địa phận Ðà Nẵng: đó cũng là do lòng thương đặc biệt của Chúa. Tôi hy vọng được chôn táng ở linh địa này... Nếu được đặc ân này thì tôi hạnh phúc biết bao!” (4) Dù làm việc mục vụ và xã hội rất nhiều, ngài cũng chuyên tâm nghiên cứu và viết nhiều sách đạo đức. Trong các sách vở ngài viết, cuốn “Phúc Âm Dẫn Giải” nổi tiếng nhất như một công trình nghiên cứu chính xác, rõ ràng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp dân Chúa.
Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi là người cha can đảm và nhân hậu của đoàn chiên Chúa. Biến cố 1954 rồi 1975 đã đưa ngài vào những bước ngoặc vĩ đại của cuộc đời, và lúc nào ngài cũng nhiệt thành, can đảm và hết lòng vì đoàn chiên. Những người di cư năm 1954 từ miền Bắc và nhiều người di cư suốt những năm sau đó từ các làng mạc nhiều biến động ở miền Trung đi đến các xứ đạo sầm uất và sốt sắng là những người con được che chở bởi lòng can đảm và tình thương yêu của Đức Cha. Rồi sau này khi một số những người con ấy lên đường viễn xứ, chắc chắn họ sẽ nhớ công ơn vô bờ của một người cha già đến cuối đời lặng lẽ và đau khổ nơi xứ đạo miền quê. Ở đây con không nói về nguyên nhân bệnh tật và cái chết của ngài vốn rất phức tạp, nhưng chắc chắn những đau khổ ngài chịu trong chương trình của Thiên Chúa, nói lên tất cả tâm hồn người mục tử vĩ đại, ân nhân của nhiều triệu người dân Việt muôn phương. Tất cả những ai có dịp tiếp xúc với Đức Cha Phêrô Maria đều nhận ra ngài là người cởi mở, nhân hậu và đầy cảm thông. Và ai có dịp sống với ngài đều cảm được tâm hồn bao dung như biển cả của ngài. Con có hân hạnh làm người giúp việc cho ngài trong một khoảng thời gian không phải là dài, nhưng đó là thời gian đẹp của đời con. Khi nghĩ đến quãng đời ấy, con luôn xúc động trước lòng nhân hậu của Đức Cha. Ngài không nặng lời, không quở trách, chỉ có lòng yêu thương mà thôi. Có một chuyện nhỏ nói lên được cả tấm lòng ngài. Hồi đó dù là Giám Mục Chính Toà, mỗi lần ngài đi đâu cũng bảo con chở bằng xe Honda dame cũ kỹ. Có một lần con đưa ngài sang nhà thờ Chính Toà về, đi ngang cầu Trịnh Minh Thế gió thổi rất mạnh. Con để một phong thư trong giỏ xe phía trước. Đang đi thì gió thổi bay phong thư xuống cầu. Con dừng xe lại, bắt ngài chờ để nhặt phong thư lên, và bỏ vào giỏ xe. Ngài nói: “Cẩn thận con nhé”. Đi được một quãng nữa thì gió lại thổi bay phong thư, và ngài lại phải xuống xe để chờ con. Khi con nhặt phong thư xong, Đức Cha bảo: “Cha đã nói với con rồi”. Nhưng nếu chuyện chỉ có thế mà thôi thì cũng chẳng có gì, nhưng sau bữa cơm tối hôm ấy, ngài gọi con lại, đi dạo với ngài và ngài bảo: “Vinh ơi, chiều nay Cha trách con, con có giận không? Sau này chắc là cứ nhớ lời Cha trách?” Con cảm động muốn khóc. Và bây giờ mỗi lần nhớ lại chuyện hồi ấy, Cha ơi, con chỉ nhớ rằng Cha quá đỗi nhân từ. Lòng nhân từ của Đức Cha thể hiện rõ nét qua Di Chúc của ngài. Ngài không quên một ai, và yêu thương tất cả, dù là kẻ làm khổ ngài. “Ðối với những người thù ghét tôi, làm khổ tôi, nếu có, tôi không có buồn giận ai cả. Trái lại, tôi xin Chúa chúc lành cho họ. Họ làm như thế là làm cho tôi, vì tôi có dịp lập công, đền tội, nhất là trong những ngày sau hết đời tôi.” (5)
Cuộc đời phải đi qua, để công trình của Thiên Chúa mau được thành toàn. Những con người dù tài ba lỗi lạc và đạo đức thánh thiện cũng phải đi qua để cho “dòng dõi họ sinh sôi nảy nở”, nhưng con tin rằng dù Đức Cha đã ra đi nhiều năm, nhưng hàng triệu triệu trái tim người Việt, kể cả nhiều người không phải Công giáo, cũng nhớ đến Đức Cha với lòng tri ân và ngưỡng mộ. Con viết vài dòng về Cha trong dịp Sinh Nhật của Cha để cảm tạ Thiên Chúa và mời gọi nhiều người cùng cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt nam một vị mục tử nhân dũng. “Nhân dũng” là từ của LM Giuse Đinh xuân Long, bạn thân của con, là người con đã từng tiếp xúc với Đức Cha một cách gần gũi. Cha Long viết “good shepherd”, mục tử tốt, không chỉ là mục tử nhân lành, mà còn là mục tử can đảm dám chết cho đàn chiên, cho nên phải dịch là mục tử nhân dũng. Con tin là Cha đang sống trong Tình Yêu của Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân dũng, là Đấng Cha đã viết, đã theo bước, đã sống và chết trọn vẹn cho Người. Xin Cha cầu bàu cho Giáo Hội Việt nam, cho các giáo phận mà Cha là Giám Mục, cho tất cả những người mang ơn Cha, và cho chúng con, những đứa con đã được Cha yêu thương trọn vẹn.
Sàigòn, ngày Mẹ Fatima 13.5.2009, chuẩn bị Sinh Nhật thứ 100 Đức Cha Phêrô Maria 2009
Chú thích:
(1)(2)(3) Viết theo Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm.
(4)(5)Trích Di chúc Đức Cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Cách đây ít lâu, khi Đức Hồng Y Etchegaray làm đặc sứ Toà Thánh sang Việt nam, một số người trong đó có con được hân hạnh tiếp xúc với Đức Hồng Y nhờ có Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng làm người hướng dẫn. Sau đó một thầy đại chủng sinh, bây giờ đã là linh mục, nói với con: “Mình chưa thấy vị giám mục Việt nam nào nhân từ, cởi mở và vui vẻ như vậy”. Con trả lời: “Đúng rồi, Đức Hồng Y thật tuyệt vời. Nhưng nói như ông cũng chưa đúng, có lẽ vì ông chưa sống với một vị giám mục Việt nam nào, nhất là ông chưa sống với Đức Cha Phêrô Maria”. Bây giờ thì con xin được viết đôi nét về ngài, Đức Cha già khả kính Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, người mục tử vĩ đại và nhân hậu nhất mà con từng được biết. Với sức khoẻ và sự chịu đựng của ngài, nếu không có những thử thách và áp lực nặng nề mà thế gian điêu ngoa này giáng xuống trên ngài, thì có thể Chúa để ngài còn sống đến hôm nay, để mừng bách niên đại thọ bên vô số con cháu giờ có mặt trên khắp địa cầu.
Nói về Đức Cha Phêrô Maria, mỗi người sẽ nhìn ngài ở một khía cạnh mà khía cạnh nào cũng toả sáng lung linh. Với diện mạo vừa uy nghi vừa nhân hậu, Đức Cha là một bậc trí thức chuyên về triết học và thần học, một nhà lãnh đạo tài ba đưa bao nhiêu người vượt qua sóng gió với cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ “sóng gió” này, và cũng là một ngư phủ tuyệt vời đã đem nhiều “mẻ cá” lớn về cho Giáo Hội Chúa Kytô.
Cậu bé Phêrô Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14 tháng 5 năm 1909 tại Tôn Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 11 tuổi, với diện mạo khôi ngô và trí khôn sắc sảo, cậu được gọi vào học tiểu chủng viện Ba Làng và năm sau chuyển về tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Kết quả học vấn của tiểu chủng sinh vừa tốt nghiệp Phạm Ngọc Chi rất xuất sắc, và do đó Đức Cha Marcou đã chọn thầy du học tại trường Truyền Giáo Rôma. Thầy Phạm Ngọc Chi thụ phong linh mục khi còn rất trẻ, năm 1933 khi ngài mới 24 tuổi. Sau đó ngài tiếp tục học tại đại học Apollinaire với bằng tiến sĩ Triết học, cử nhân Thần học và Giáo luật, và chuyển sang học tại đại học Luật Khoa Paris. Khi về nước, ngài là giáo sư và sau này là Giám Đốc Đại Chủng Viện Phát Diệm. Ðầu năm 1946, ngài được Hội Ðồng Ðịa Phận ủy ra tranh cử Quốc Hội, nhưng vì sự man trá của Chính Phủ Việt Minh hồi đó, nên ngài đã từ khước sự trúng cử. Năm 1950, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Bùi Chu và lễ tấn phong Giám Mục của ngài được tổ chức long trọng ngày 4-8-1950. (1) Lúc ấy ngài mới 41 tuổi, là một trong bảy vị Giám Mục Việt nam đầu tiên của Giáo Hội Việt nam. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là “In Verbo Tuo, laxabo rete”, “Vâng lời Thầy, con thả lưới”, là lời tuyên xưng mạnh mẽ của vị Tông đồ cả, bổn mạng của ngài.
Bên quan tài Đức Cố Giám Mục |
Ngày 16-1-1963, Đức Cha Phêrô Maria được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà tiên khởi giáo phận Đà nẵng, giáo phận vừa được thành lập cùng năm ấy. Trong đúng hai mươi lăm năm làm Giám mục Đà nẵng, ngài đã hết lòng cho giáo phận yêu dấu còn non trẻ này và đã đem lại bao nhiêu thành quả vĩ đại nhờ lòng hăng say nhiệt thành, tài năng, lòng đạo đức và lời cầu nguyện với hy sinh của ngài. Ngài đã cùng với các linh mục trẻ, nhiệt tâm của giáo phận mới, đã thành lập nhiều giáo xứ mới, nơi đoàn dân Chúa vui sống bình an tránh những cơn bách hại. Ngài xây dựng Tiểu chủng viện, nhiều cơ sở và trường học của Giáo Hội. Sau này, hầu hết những cơ sở ấy bị trưng thu, nhưng nhờ đó, việc truyền giáo cũng như giáo dục và huấn luyện con người vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay.
Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm viết: “Từ ngày về cai quản Giáo Phận Đà Nẵng, ngài đã xây dựng nhiều cơ sở mới cho Địa Phận: Tòa Giám Mục, Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh Mục già yếu, Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan, Bệnh Viện An Bình tại An Thượng, Đại Chủng Viện Hòa Bình là Chủng Viện miền tại Hòa Khánh, Trung tâm Công Giáo Tiến Hành cạnh nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng. Trước năm 1963, tại Đà Nẵng chỉ có dòng nữ Thánh Phaolô và chị em Mến Thánh Giá Phú Thượng, nhưng sau năm 1963 trở đi, ngài đã cho phép hoặc mời thêm nhiều Hội Dòng khác nhau đến hoạt động truyền giáo trong Địa Phận như Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Kim Đôi Huế, Tu Hội Tận Hiến Saigon, Tu Hội Nhà Chúa Saigon và Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa Biên Hòa ra Đà Nẵng trông coi bệnh viện An Bình. Con số linh mục địa phận chưa đầy 40 vị lúc Giáo Phận mới thành lập đã tăng lên 117 vị năm 1975. Sau năm 1975, vì lý do mục vụ và thời cuộc, nên trong Địa Phận còn khoảng 50 vị nữa thôi. Đức cố Giám Mục đã gởi rất nhiều linh mục đi du học nước ngoài. Ngài vẫn chủ trương mỗi phân ngành chuyên biệt như Giáo Luật, Luân Lý, Xã Hội, Thần Học, vân vân... ít nhất phải có 3 cha trong Địa Phận có cùng một loại bằng cấp để giúp nhau làm việc, vừa có người kế tục công việc của một cha đang làm nếu chẳng may vị này qua đời đột ngột. Chúng tôi còn nhớ trong một dịp cấm phòng năm cho toàn thể linh mục địa phận, ngài đã khuyến khích các cha dưới 40 tuổi nên cố gắng xuất ngoại. Ngài nói: Nếu cha nào không có khả năng lấy thêm bằng cấp Đạo, Đời, thì ít ra có dịp quan sát tận mắt những tiến bộ của các nước Âu Mỹ để có thêm kiến thức mà về phục vụ tốt cho anh chị em Chúa và đồng bào trong nước. Chủ trương này của ngài đang tiến hành tốt đẹp thì Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản và chương trình này đành đình hoãn vô hạn định. Hiện nay có khoảng 15 linh mục Đà Nẵng đang hoạt động ở nước ngoài, mà phần lớn đang phục vụ anh chị em Chúa tại Hoa Kỳ.” (3).
Chắc cũng ít người bây giờ biết được là thành phố Sàigòn này cũng còn nhiều công trình của Đức Cha, trong đó có nhà Bùi Chu gần nhà thờ Huyện Sĩ, nhà in Nguyễn Bá Tòng bây giờ đã bị bán làm bệnh viện phụ sản ở góc đường Bùi thị Xuân, trường trung học Nguyễn bá Tòng bây giờ là trường PTTH Bùi thị Xuân, trung tâm Công giáo, trường Chu văn An và nhiều cơ sở khác mà theo dòng đời đa số đã biến trôi.
Ngài là vị mục tử đạo đức và chuyên cần làm việc trí thức. Con thường nghe các Cha và các anh lớp lớn kể lại về ngài với lòng khâm phục lòng đạo đức và sự đúng giờ của ngài. Lúc Toà Giám Mục Đà nẵng chưa xây xong, ngài ở tại Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan. Ngài rất sốt sắng viếng Chúa và làm việc đạo đức. Mỗi lần ngài đi qua hành lang để vào nhà nguyện, mọi người đều biết lúc ấy là mấy giờ, không cần nhìn đồng hồ! Trong di chúc, Đức Cha viết với lòng đạo đức sâu xa: “Cả đời tôi là một chuỗi tình thương của Chúa, tôi ca ngợi không bao giờ cùng!... Gần cuối đời, Chúa đem tôi về Trà Kiệu, là trung tâm Thánh Mẫu của địa phận Ðà Nẵng: đó cũng là do lòng thương đặc biệt của Chúa. Tôi hy vọng được chôn táng ở linh địa này... Nếu được đặc ân này thì tôi hạnh phúc biết bao!” (4) Dù làm việc mục vụ và xã hội rất nhiều, ngài cũng chuyên tâm nghiên cứu và viết nhiều sách đạo đức. Trong các sách vở ngài viết, cuốn “Phúc Âm Dẫn Giải” nổi tiếng nhất như một công trình nghiên cứu chính xác, rõ ràng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp dân Chúa.
Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi là người cha can đảm và nhân hậu của đoàn chiên Chúa. Biến cố 1954 rồi 1975 đã đưa ngài vào những bước ngoặc vĩ đại của cuộc đời, và lúc nào ngài cũng nhiệt thành, can đảm và hết lòng vì đoàn chiên. Những người di cư năm 1954 từ miền Bắc và nhiều người di cư suốt những năm sau đó từ các làng mạc nhiều biến động ở miền Trung đi đến các xứ đạo sầm uất và sốt sắng là những người con được che chở bởi lòng can đảm và tình thương yêu của Đức Cha. Rồi sau này khi một số những người con ấy lên đường viễn xứ, chắc chắn họ sẽ nhớ công ơn vô bờ của một người cha già đến cuối đời lặng lẽ và đau khổ nơi xứ đạo miền quê. Ở đây con không nói về nguyên nhân bệnh tật và cái chết của ngài vốn rất phức tạp, nhưng chắc chắn những đau khổ ngài chịu trong chương trình của Thiên Chúa, nói lên tất cả tâm hồn người mục tử vĩ đại, ân nhân của nhiều triệu người dân Việt muôn phương. Tất cả những ai có dịp tiếp xúc với Đức Cha Phêrô Maria đều nhận ra ngài là người cởi mở, nhân hậu và đầy cảm thông. Và ai có dịp sống với ngài đều cảm được tâm hồn bao dung như biển cả của ngài. Con có hân hạnh làm người giúp việc cho ngài trong một khoảng thời gian không phải là dài, nhưng đó là thời gian đẹp của đời con. Khi nghĩ đến quãng đời ấy, con luôn xúc động trước lòng nhân hậu của Đức Cha. Ngài không nặng lời, không quở trách, chỉ có lòng yêu thương mà thôi. Có một chuyện nhỏ nói lên được cả tấm lòng ngài. Hồi đó dù là Giám Mục Chính Toà, mỗi lần ngài đi đâu cũng bảo con chở bằng xe Honda dame cũ kỹ. Có một lần con đưa ngài sang nhà thờ Chính Toà về, đi ngang cầu Trịnh Minh Thế gió thổi rất mạnh. Con để một phong thư trong giỏ xe phía trước. Đang đi thì gió thổi bay phong thư xuống cầu. Con dừng xe lại, bắt ngài chờ để nhặt phong thư lên, và bỏ vào giỏ xe. Ngài nói: “Cẩn thận con nhé”. Đi được một quãng nữa thì gió lại thổi bay phong thư, và ngài lại phải xuống xe để chờ con. Khi con nhặt phong thư xong, Đức Cha bảo: “Cha đã nói với con rồi”. Nhưng nếu chuyện chỉ có thế mà thôi thì cũng chẳng có gì, nhưng sau bữa cơm tối hôm ấy, ngài gọi con lại, đi dạo với ngài và ngài bảo: “Vinh ơi, chiều nay Cha trách con, con có giận không? Sau này chắc là cứ nhớ lời Cha trách?” Con cảm động muốn khóc. Và bây giờ mỗi lần nhớ lại chuyện hồi ấy, Cha ơi, con chỉ nhớ rằng Cha quá đỗi nhân từ. Lòng nhân từ của Đức Cha thể hiện rõ nét qua Di Chúc của ngài. Ngài không quên một ai, và yêu thương tất cả, dù là kẻ làm khổ ngài. “Ðối với những người thù ghét tôi, làm khổ tôi, nếu có, tôi không có buồn giận ai cả. Trái lại, tôi xin Chúa chúc lành cho họ. Họ làm như thế là làm cho tôi, vì tôi có dịp lập công, đền tội, nhất là trong những ngày sau hết đời tôi.” (5)
Cuộc đời phải đi qua, để công trình của Thiên Chúa mau được thành toàn. Những con người dù tài ba lỗi lạc và đạo đức thánh thiện cũng phải đi qua để cho “dòng dõi họ sinh sôi nảy nở”, nhưng con tin rằng dù Đức Cha đã ra đi nhiều năm, nhưng hàng triệu triệu trái tim người Việt, kể cả nhiều người không phải Công giáo, cũng nhớ đến Đức Cha với lòng tri ân và ngưỡng mộ. Con viết vài dòng về Cha trong dịp Sinh Nhật của Cha để cảm tạ Thiên Chúa và mời gọi nhiều người cùng cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt nam một vị mục tử nhân dũng. “Nhân dũng” là từ của LM Giuse Đinh xuân Long, bạn thân của con, là người con đã từng tiếp xúc với Đức Cha một cách gần gũi. Cha Long viết “good shepherd”, mục tử tốt, không chỉ là mục tử nhân lành, mà còn là mục tử can đảm dám chết cho đàn chiên, cho nên phải dịch là mục tử nhân dũng. Con tin là Cha đang sống trong Tình Yêu của Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân dũng, là Đấng Cha đã viết, đã theo bước, đã sống và chết trọn vẹn cho Người. Xin Cha cầu bàu cho Giáo Hội Việt nam, cho các giáo phận mà Cha là Giám Mục, cho tất cả những người mang ơn Cha, và cho chúng con, những đứa con đã được Cha yêu thương trọn vẹn.
Sàigòn, ngày Mẹ Fatima 13.5.2009, chuẩn bị Sinh Nhật thứ 100 Đức Cha Phêrô Maria 2009
Chú thích:
(1)(2)(3) Viết theo Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm.
(4)(5)Trích Di chúc Đức Cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi