Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi giáo, Ngoại giao đoàn và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania trưa 9-5-2009, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm vương quốc Giordania. Ngài kêu gọi các tín hữu Kitô và Hồi giáo cùng dấn thân vun trồng thiện ích trong bối cảnh của lòng tin và sự thật.
Thứ bẩy mùng 9-5 Đức Thánh Cha đã có 4 sinh hoạt chính. Ban sáng ngài thăm vương cung thánh đường ”Tưởng niệm ông Môshê” trên núi Nebo, rồi chủ sự lễ làm phép viên đá đầu tiên xây đại học của Tòa Thượng Phụ Latinh Madaba. Tiếp đến Đức Thánh Cha viếng thăm viện bảo tàng Hashemita và đền thờ hồi giáo Al Hussein Bin Talal trong thủ đô Amman, rồi gặp gỡ các thủ lãnh Hồi giáo, Ngoại giao đoàn và viện trưởng các Đại học toàn nước Giordania. Vào ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và giáo dân đại diện các Phong trảo của Giáo Hội trong nhà thờ chính tòa Hy Lạp Melkít thánh Giorgio trong thủ đô Amman.
Sau đây là chi tiết các hoạt động của Đức Thánh Cha trong ngày thứ hai viếng thăm Giordania. Lúc 7.15 sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Ngài rời Tòa Sứ Thần lúc 8.30 để đi xe tới núi Nebo nằm cách đó 42 cây số. Núi Nebo cao 806 mét, cách thủ đô Amman 25 cây số về hướng tây nam. Đây là nơi xưa kia dân chúng thờ kính thần Nebu của Babilonia. Hai đỉnh nổi tiếng nhất là Siyàgha ở mạn tây và Mukhàyat ở mạn đông. Từ sườn núi có nhiều suối nước chảy quanh năm chẳng hạn như Uyùn Mùsa ”Suối của ông Môshê”, và Ayn Kanisah, ”Suối của Giáo Hội”. Từ núi Nebo có thể trông thấy toàn cảnh Thánh Địa và miền Nam Giordania trải dài cho tới Biển Chết và sa mạc Giudea phía đông, cũng như thung lũng Giordan và các vùng núi vùng Giudea và Samaria. Khi nào trời trong sáng, người ta cũng có thể trông thấy thành phố Bếtlêhem và pháo đài của vua Herốt, thành phố Gierico và cả mái tròn mạ vàng của đền thờ hồi giáo Giêrusalem nữa. Theo truyền thống, núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do thái lang thang 40 năm trong sa mạc.
Các tu sĩ dòng Phanxico Quản thủ Thánh Địa đã hiện diện tại đây từ năm 1932. Được như thế cũng là nhờ lòng hăng say của tu sĩ Jerome Mihaic, người Croat đặc trách các khu vườn của dòng tại Giêricô, là bạn và ân nhân của người du mục Bedouin sống bên bờ sông Giordan, và sự cộng tác của vua Abdullah Ben Hussein, là người đã cho phép các cha Phamxicô Quản Thủ Thánh Địa ở trên đỉnh Siyàgha của núi Nebo. Đặc biệt là sau khi người ta khám phá ra cuốn nhật ký của một nữ tín hữu hành hương theo lộ trình Egeria giữa các năm 393-396, và chứng tá của Đức Cha Pietro Ibero, Giám Mục Gaza, miêu tả nhà thờ trên núi Nebo, và kể lại nguồn gốc lạ lùng của đền thánh này. Trường Kinh Thánh Phanxicô đã tổ chức hai cuộc đào bới khảo cổ trên núi Nebo vào các năm 1933-1937 và 1960, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Michele Piccirillo, là một nhà khảo cổ nổi tiếng thế giới. Người ta đã khám phá ra Vương cung thánh đường kính ngôn sứ Môshê và tu viện Wadi Afrit, tức ”Thung lũng của qủy”, 5 nhà thờ kính các thánh: Giorgio, Lot và Procopio, Amos và Casiseos, nhà thờ của linh mục Gioan với một nhà nguyện bên dưới. Tất các nhà thờ này đều có nền khảm đá mầu rất đẹp, một vài nơi bị hư hại trong thời có phong trào chống lại các ảnh tượng. Nhà thờ kính ngôn sứ Môshê được xây hồi thế kỷ thứ IV. Từ năm 1933 có một tu viện của các tu sĩ dòng Phanxicô trên núi Nebo. Trong các cuộc đào bới tại Umm Al Rasàs cách Madaba 40 cây số về hướng đông nam các tu sĩ Phanxicô đã tìm thấy nhà thờ thánh Stephano, có nền khảm đá mầu là một bản đồ của vài thành phố tại Thánh Địa.
Trong bài huấn dụ, sau lời chào mừng của Cha Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, Rodriguez Carballo, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của ngài và toàn thể Giáo Hội đối với các tu sĩ dòng Phanxicô tại Thánh Địa, vì sự hiện diện của các vị tại phần đất này, vì lòng trung thành của các vị với đoàn sủng của thánh Phanxicô cũng như vì lòng quảng đại ân cần chăm sóc thiện ích thiêng liêng và vật chất của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa cũng như các tín hữu đến hành đương tại miền này.
Tiếp đến, dựa vào mẫu gương của Ngôn Sứ Môshê, Đức Thánh Cha rút ra những bài học thực hành cho đời sống của các Kitô hữu và nói rằng: ”Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới. Giống như Môshê, chúng ta cũng được gọi đích danh, được kêu mời hằng ngày thực hiện cuộc xuất hành từ tội lỗi và nô lệ tiến đến sự sống và tự do, và chúng ta cũng được một lời hứa không lay chuyển hướng dẫn hành trình của chúng ta. Trong nước rửa tội, chúng ta đã tiến từ tình trạng nô lệ tội lỗi đến đời sống mới và hy vọng. Trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, chúng ta hướng nhìn về viễn tượng Thành thánh thiên quốc, là Jerusalem mới, nơi Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự. Từ núi thánh này, Môshê hướng cái nhìn của chúng ta lên cao, tới sự thành toàn viên mãn mọi lời Thiên CHúa hứa trong Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: ”Môshê đã nhìn thấy Đất Hứa từ xa, vào cuối cuộc lữ hành trần thế của Người. Tấm gương ấy nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng tham gia cuộc hành trình liên tục của Dân Thiên CHúa qua dòng lịch sử. Theo vết các ngôn sứ, các tông đồ và các thánh, chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa... Chúng ta biết rằng, giống như Môshê, có thể chúng ta không thấy sự thể hiện viên mãn kế hoạch của Thiên CHúa trong đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta tin chắc rằng khi chu toàn phận sự nhỏ bé của mình, trong niềm trung thành với ơn gọi mà mỗi người đã nhận lãnh, chúng ta sẽ giúp dọn thẳng đường của Chúa và đón chào bình minh Nước của Ngài.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: ”truyền thống kỳ cựu về các cuộc hành hương ở Nơi Thánh nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và dân tộc Do thái. Ngay từ đầu, Giáo Hội tại các nơi này vẫn kính nhớ trong phụng vụ các đại Tổ Phụ và Ngôn Sứ, như một dấu chỉ nói lên lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với sự hiệp nhất giữa hai Giao Ước. Ước gì cuộc gặp gỡ hôm nay giúp chúng ta gia tăng lòng yêu mến đối với Kinh Thánh và mong ước vượt thắng mọi chướng ngại cản trở sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái, trong niềm tôn trọng và cộng tác mới nhau để phục vụ hòa bình mà Lời Chúa kêu gọi chúng ta thi hành.“
Sau khi thăm núi Nebo Đức Thánh Cha đã đi xe đến Madaba cách đó 19 cây số để làm phép viên đá đầu tiên xây Đại học của Tòa Thượng Phụ. Thành phố này đã có người ở từ 4.500 năm nay và trong Kinh Thánh nó được coi là thành phố Medeba của người Moab, như viết trong sách Dân Số 21,30 và sách Giôduê 13, 9). Madaba đã thuộc Tỉnh Arabia của đế quốc Roma vào năm 106 sau công nguyên, và có rất nhiều dinh thự đền đài. Trong thế kỷ thứ I Kitô giáo được phổ biến nhanh chóng trong toàn vùng A Rập, nhưng các tín hữu bị người Roma bách hại. Sau khi hoàng đế Constantino theo Kitô giáo và nhất là từ thế kỷ thứ V trở đi, Madaba đã có một Giám Mục và nhiều nhà thờ được xây cất trong thời bisantin tức giữa hai thế kỷ thứ VI-VII cho tới cuộc xâm lăng của người Hồi.
Thành phố Madaba nổi tiếng vì vụ khám phá ra bản đồ khảm đá mầu dịp xây nhà thờ thánh Giorgio hồi năm 1896. Nó là nền của một nhà thờ binsantin thuộc thế kỷ thứ VI diễn tả toàn Thánh Địa, lộ trình đến Giêrusalem đi qua 50 địa danh khác nhau, và thành thánh với bức tường ngoài, cửa Damasco, cửa cây Cột, Dinh thự Tròn, Vương cung thánh đường Thánh Mộ, vương cung thánh đường Sion bên cạnh đó là Nhà Tiệc Ly. Madaba là quê sinh của Đức Thượgn Phụ Latinh Fouad Twal. Ngày nay nó là thành phố đông dân thứ 5 của Giordania, và là thành phố được hàng trăm ngàn du khách thăm viếng mỗi năm.
Xe Đức Thánh Cha đi ngang qua khu phố kitô và tại khu đất đặt viên đá xây Đại học do Đức Thượng Phu Twal đề xướng, đã có mấy ngàn tín hữu tụ tập chào đón Đức Thánh Cha và tham dự lễ nghi làm phép viên đá đầu tiên. Đáp từ Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn và ca ngợi Quốc vương Giordani đã dành ưu tiên cho việc mở rộng và cải tiến việc giáo dục và Hoàng hậu Rania đặc biệt tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Ngài cũng ca ngợi những người cổ võ việc thành lập Đại học Công giáo vì lòng can đảm của họ trong việc tin tưởng nơi nền giáo dục tốt, như một điều kiện quan trọng để phát triển con người và cho hòa bình tiến bộ trong vùng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Trong bối cảnh đó, Đại học Madaba chắc chắn sẽ luôn nhắm đến 3 mục tiêu. Qua sự phát triển tài năng và những thái độ cao thượng của các thế hệ các sinh viên nối tiếp nhau, Đại học này sẽ chuẩn bị họ phục vụ cộng đồng rộng lớn và nâng cao mức sống. Qua việc thông truyền kiến thức và giúp các sinh viên yêu sự thật, Đại học sẽ đẩy mạnh sự gắn bó của họ với các giá trị lành mạnh, và tự do bản thân. Sau cùng, sự huấn luyện trí thức ấy cũng sẽ tăng cường khả năng phê bình, đánh tan sự dốt nát và thành kiến, giúp phá vỡ những sự quyến rũ của các ý thức hệ cũ và mới. Kết quả của tiến trình này sẽ là một đại học, không những là diễn đàn để củng cố sự gắn bó với chân lý và các giá trị của một nền văn hóa nhất định, nhưng là một nơi cảm thông và đối thoại. Khi hấp thụ gia sản của mình, những người trẻ Giordani và các sinh viên đến từ các miền khác sẽ được dẫn tới sự hiểu biết sâu xa hơn về những thành tựu của văn hóa nhân loại, được phong phú nhờ các quan điểm khác, và được huấn luyện trong sự cảm thông, trong tinh thần bao dung và hòa bình.
Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến vai trò của tôn giáo trong việc tìm kiếm sự thật, và ngài cảnh giác rằng tôn giáo cũng có thể bị hư hỏng, bị biến dạng, khi người ta dùng tôn giáo để phục vụ cho sự dốt nát hoặc thành kiến, sự khinh rẻ, bạo lực và lạm dụng. Trong trường hợp ấy, chúng ta thấy đó không phải chỉ là sự băng hoại tôn giáo, nhưng còn là sự băng hoại tự do của con người nữa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các sinh viên Kitô tại Giordania và vùng phụ cận hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý. Ngài nói: ”Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú. Sứ mạng và ơn gọi của Đại học Madaba chính là giúp các bạn tham gia trọn vẹn hơn vào trách vụ cao thượng ấy”.
Kết thúc lễ nghi làm phép viên đá xây Đại học, Đức Thánh Cha đã đi thăm đền thờ Al Hussein Bin Talal, nằm cách đó 38 cây số. Đền thờ này đã được xây cất theo ước muốn của quốc vương Abdallah II để tưởng niệm phụ vương, và đã được khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 2006. Đền thờ được xây trên ngọn đồi cao nhất của công viên Amman, và có diện tích rộng 7.700 mét vuông, có thể chứa 6.000 tín hữu. Cấu trúc gồm một hình vuông, có một mái tròn bằng đồng và 4 tháp ở bốn góc cũng có mái tròn, cao 46 mét. Bên cạnh đền thờ là trường dậy kinh Coran, một thư viện, các suối nước dùng cho việc thanh tẩy, và bảo tàng viện Hashemita trưng bầy các di tích lịch sử của nhà Hashemita đang cai trị Giordania.
Đức Thánh Cha đã được ông giám đốc viện bảo tàng tiếp đón và đưa vào thăm viếng bên trong một lát, trước khi qua thăm đền thờ. Sau khi được Imam đón tiếp và thăm đền thờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới lãnh đao Hồi giáo, ngoai giao đoàn và và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania.
Hoàng thân Ghazi Bin Muhammed Bin Talal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Hoàng thân là anh họ vua Abdallah II kiêm cố vấn tôn giáo, và là một trong những người đã ký bức thư ”Một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các bạn”, do 138 Ulema tức giới trí thức hồi, gửi Đức Thánh Cha và giới lãnh đạo kitô giáo để cùng thăng tiến hòa bình trên thế giới, ngày 13 tháng 10 năm 2007. Sau đó Hoàng thân và phái đoàn các Ulema đã được Đức Thánh Cha tiếp đón tại Vaticăng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2008.
Trong bài phát biểu Đức Thánh Cha đã ca ngợi các sáng kiến mà nhà vua và hoàng gia đã đề ra nhằm thăng tiến đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa, rất được cộng người dân Giordania và cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ. Các đền thờ lớn nhỏ huy hoàng lộng lẫy cũng như khiêm tốn bé nhỏ trong toàn vương quốc đều quy chiếu về Thiên Chúa, là Đấng Siêu Viêt Toàn Năng, và là nơi con người tới cầu nguyện, chấp nhận sự hiện diện của Chúa và nhận biết chúng ta tất cả là thụ tạo của Người.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay có một vài người cho rằng tôn giáo đã thất bại trong bản chất tự nhiên của mình là xây dựng hiệp nhất và hòa hợp, diễn tả sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa. Và họ khẳng định rằng tôn giáo là lý do gây chia rẽ trên thế giới, rồi kết luận rằng càng ít chú ý tới tôn giáo trong cuộc sống công cộng bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thường khi tôn giáo bị lèo lái cho các ý thức hệ và các mục đích chính trị gây căng thẳng chia rẽ và bạo lực trong xã hội. Rồi Đức Thánh Cha mạnh mẽ minh định như sau:
Chính vì sức nặng của lịch sử chung, thường bị ghi dấu bởi sự không biểu biết, mà các tín hữu hồi giáo và kitô giáo phải dấn thân để được nhận ra và được thừa nhận như là những người tôn thờ Thiên Chúa, trung thành với lời cầu nguyện, ước mong có cung cách hành xử và sống theo các xếp đặt của Đấng Toàn Năng từ bi thương xót; trung thực làm chứng cho tất cả những gì là công chính tốt lành, luôn nhớ tới nguồn gốc và phẩm giá của mọi người, là tột đỉnh của chương trình tạo dựng của Thiên Chúa đối với thế giới và và lịch sử.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật gương sống của các cá nhân và cộng đoàn cũng như các chương trình giáo dục do giáo giới và các vị lãnh đạo tôn giáo đề ra. Chúng chứng minh cho thấy phần đóng góp xây dựng của tôn giáo cho các lãnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội và từ thiện bác ái của xã hội dân sự. Cụ thể như Trung Tâm Đức Bà Hòa Bình, mà Đức Thánh Cha đã viếng thăm hôm thứ sáu, nơi các trẻ em tàn tật hồi giáo cũng như và kitộ đựơc yêu thương săn sóc đồng đề như nhau, cũng như Đại Học Madaba mà ngài mới làm phép viên đá tầu tiên ban sáng, nơi người trẻ hồi giáo và kitô nhận được nền giáo dục cao, có khả năng sau này giúp xã hội và đất nước phát triển. Các sinh hoạt liên tôn và liên văn hóa tại Giordania đã đề cập tới các đề tài quan trọng như mối dây không thể phá hủy giữa tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với con người, sự mâu thuẫn nền tảng trong việc nhân danh Thiên Chúa để có các hành động bạo lực chống lại con người hay loại bỏ nó, cũng là hai đề tài đã được Đức Thánh Cha khai triển trong Thông điệp ”Thiên Chúa là Tình Yêu.”
Các sáng kiền đó dẫn đưa tới chỗ hiểu biết nhau hơn, và phát huy sự tôn trọng đối với những những gì là chung cho hai bên, và cả những gì khác biệt nữa. Giordania là mẫu gương của tinh thần cộng tác và phần đóng góp tích cực sáng tạo của tôn giáo cho xã hội dân sự. Nhiệm vụ chung của các tín hữu hồi giáo và kitô là vun trồng thiện ích trong bối cảnh lòng tin và sự thật. Lý trí mà Thiên Chúa ban cho con người là món qùa qúy báu. Nó được nâng cao khi có ánh sáng lòng tin soi chiếu và được củng cố trong dấn thân phục vụ nhân loại. Nó che chở xã hội dân sự khỏi các thái qúa của môt cái tôi không thể điều khiển được và khuynh hướng tuyệt đối hóa cái hữu hạn và loại bỏ cái vô hạn. Và Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu kitô và hồi giáo như sau:
Các tín hữu kitô và hồi giáo được thúc đẩy cùng nhau tìm kiếm tất cả những gì công bằng và ngay thật, cố gắng thắng vượt các lợi lộc riêng tư và khích lệ các người khác, đặc biệt là các giới hành chánh và các vị lãnh đạo xã hội cũng biết dấn thân phục vụ thiện ích chung, cả khi có bị thiệt thòi cho bản thân đi nữa. Lý do nền tảng đó là phẩm giá con người làm nảy sinh ra các nhân quyền đại đồng, không phân biệt các nhóm tôn giáo, xã hội và chủng tộc, kể cả các nhóm thiểu số.
Sau cùng Đức Thánh Cha cám ơn Giordania đã tiếp nhận người tị nạn Irak, và ngài tái kêu gọi giới ngoại giao và cộng đồng quốc tế cũng như hàng lãnh đạo địa phương làm tất cả những gì có thể để bảo đảm hòa bình và hào giải cho nhân dân Irak, đặc biệt là các tín hữu kitô.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến nhà thờ chính tòa thánh Giorgio của Giáo Hội Công giáo Hy lạp Melkít để chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với các linh mục su sĩ nam nữ chủng sinh và các phong trào giáo hội.
Buổi hát kinh chiều đã bắt đầu lúc 17.30. Đáp lại lời chào của Đức Thượng Phụ Gregorio Laham III và Đức Cha Giám Quản Yasser Ayyach, Đức Thánh Cha đã nêu bật sức sinh động của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và phần đóng góp qúy báu cho gia tài chung của Kitô giáo. Đa số các tín hữu thuộc các Giáo Hội công giáo đông phương đều có mối dây nối kết với Tòa Thượng Phụ Antiokia, là nơi lần đầu tiên những người tin Chúa được gọi là kitô hữu. Giáo Hội là dân lữ hành cũng chịu ảnh hưởng của các thăng trầm lịch sử và văn hóa. Trong một vài giai đoạn đã có các tranh luận thần học và chèn ép, nhưng cũng có sự hòa giải với nhau. Quảng diễn thánh vịnh 103 và đoạn thư gửi giáo đoàn Ephêxô, Đức Thánh Cha nói sức mạnh của Thiên Chúa và anh sáng của Ngài luôn hướng dẫn chúng ta biết lựa chọn sự sống và chân lý. Mọi công việc của các giám mục, linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân đều nhằm dẫn đưa tín hữu tới với Chúa là sự sống và chân lý. Các cơ cấu khác nhau của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục, bác aí xã hội: từ vườn trẻ cho tới các trường cao học, từ nhà dưỡng lão cho tới viện mồ côi, và các nhà thương cũng như các sáng kiến văn hóa và sinh hoạt đối thoại liên tôn... tất cả đều nhắm mục đích dẫn đưa con người tới với sự sống tràn đầy nơi Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ và người trẻ Giordani tươi vui làm chứng cho Tin Mừng của Chúa và góp phần vào việc xây dựng cuộc sống chung của dân nước Giordania.
Buổi hát kinh chiều đã kết thúc với phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha. Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đẽ dùng bữa tối, kết thúc ngày thứ hai chuyến viếng thăm Giordania.
Gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi Giáo |
Tại Núi Nebo |
Sau đây là chi tiết các hoạt động của Đức Thánh Cha trong ngày thứ hai viếng thăm Giordania. Lúc 7.15 sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Ngài rời Tòa Sứ Thần lúc 8.30 để đi xe tới núi Nebo nằm cách đó 42 cây số. Núi Nebo cao 806 mét, cách thủ đô Amman 25 cây số về hướng tây nam. Đây là nơi xưa kia dân chúng thờ kính thần Nebu của Babilonia. Hai đỉnh nổi tiếng nhất là Siyàgha ở mạn tây và Mukhàyat ở mạn đông. Từ sườn núi có nhiều suối nước chảy quanh năm chẳng hạn như Uyùn Mùsa ”Suối của ông Môshê”, và Ayn Kanisah, ”Suối của Giáo Hội”. Từ núi Nebo có thể trông thấy toàn cảnh Thánh Địa và miền Nam Giordania trải dài cho tới Biển Chết và sa mạc Giudea phía đông, cũng như thung lũng Giordan và các vùng núi vùng Giudea và Samaria. Khi nào trời trong sáng, người ta cũng có thể trông thấy thành phố Bếtlêhem và pháo đài của vua Herốt, thành phố Gierico và cả mái tròn mạ vàng của đền thờ hồi giáo Giêrusalem nữa. Theo truyền thống, núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do thái lang thang 40 năm trong sa mạc.
Các tu sĩ dòng Phanxico Quản thủ Thánh Địa đã hiện diện tại đây từ năm 1932. Được như thế cũng là nhờ lòng hăng say của tu sĩ Jerome Mihaic, người Croat đặc trách các khu vườn của dòng tại Giêricô, là bạn và ân nhân của người du mục Bedouin sống bên bờ sông Giordan, và sự cộng tác của vua Abdullah Ben Hussein, là người đã cho phép các cha Phamxicô Quản Thủ Thánh Địa ở trên đỉnh Siyàgha của núi Nebo. Đặc biệt là sau khi người ta khám phá ra cuốn nhật ký của một nữ tín hữu hành hương theo lộ trình Egeria giữa các năm 393-396, và chứng tá của Đức Cha Pietro Ibero, Giám Mục Gaza, miêu tả nhà thờ trên núi Nebo, và kể lại nguồn gốc lạ lùng của đền thánh này. Trường Kinh Thánh Phanxicô đã tổ chức hai cuộc đào bới khảo cổ trên núi Nebo vào các năm 1933-1937 và 1960, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Michele Piccirillo, là một nhà khảo cổ nổi tiếng thế giới. Người ta đã khám phá ra Vương cung thánh đường kính ngôn sứ Môshê và tu viện Wadi Afrit, tức ”Thung lũng của qủy”, 5 nhà thờ kính các thánh: Giorgio, Lot và Procopio, Amos và Casiseos, nhà thờ của linh mục Gioan với một nhà nguyện bên dưới. Tất các nhà thờ này đều có nền khảm đá mầu rất đẹp, một vài nơi bị hư hại trong thời có phong trào chống lại các ảnh tượng. Nhà thờ kính ngôn sứ Môshê được xây hồi thế kỷ thứ IV. Từ năm 1933 có một tu viện của các tu sĩ dòng Phanxicô trên núi Nebo. Trong các cuộc đào bới tại Umm Al Rasàs cách Madaba 40 cây số về hướng đông nam các tu sĩ Phanxicô đã tìm thấy nhà thờ thánh Stephano, có nền khảm đá mầu là một bản đồ của vài thành phố tại Thánh Địa.
Trong bài huấn dụ, sau lời chào mừng của Cha Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, Rodriguez Carballo, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của ngài và toàn thể Giáo Hội đối với các tu sĩ dòng Phanxicô tại Thánh Địa, vì sự hiện diện của các vị tại phần đất này, vì lòng trung thành của các vị với đoàn sủng của thánh Phanxicô cũng như vì lòng quảng đại ân cần chăm sóc thiện ích thiêng liêng và vật chất của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa cũng như các tín hữu đến hành đương tại miền này.
Tiếp đến, dựa vào mẫu gương của Ngôn Sứ Môshê, Đức Thánh Cha rút ra những bài học thực hành cho đời sống của các Kitô hữu và nói rằng: ”Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới. Giống như Môshê, chúng ta cũng được gọi đích danh, được kêu mời hằng ngày thực hiện cuộc xuất hành từ tội lỗi và nô lệ tiến đến sự sống và tự do, và chúng ta cũng được một lời hứa không lay chuyển hướng dẫn hành trình của chúng ta. Trong nước rửa tội, chúng ta đã tiến từ tình trạng nô lệ tội lỗi đến đời sống mới và hy vọng. Trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, chúng ta hướng nhìn về viễn tượng Thành thánh thiên quốc, là Jerusalem mới, nơi Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự. Từ núi thánh này, Môshê hướng cái nhìn của chúng ta lên cao, tới sự thành toàn viên mãn mọi lời Thiên CHúa hứa trong Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: ”Môshê đã nhìn thấy Đất Hứa từ xa, vào cuối cuộc lữ hành trần thế của Người. Tấm gương ấy nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng tham gia cuộc hành trình liên tục của Dân Thiên CHúa qua dòng lịch sử. Theo vết các ngôn sứ, các tông đồ và các thánh, chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa... Chúng ta biết rằng, giống như Môshê, có thể chúng ta không thấy sự thể hiện viên mãn kế hoạch của Thiên CHúa trong đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta tin chắc rằng khi chu toàn phận sự nhỏ bé của mình, trong niềm trung thành với ơn gọi mà mỗi người đã nhận lãnh, chúng ta sẽ giúp dọn thẳng đường của Chúa và đón chào bình minh Nước của Ngài.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: ”truyền thống kỳ cựu về các cuộc hành hương ở Nơi Thánh nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và dân tộc Do thái. Ngay từ đầu, Giáo Hội tại các nơi này vẫn kính nhớ trong phụng vụ các đại Tổ Phụ và Ngôn Sứ, như một dấu chỉ nói lên lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với sự hiệp nhất giữa hai Giao Ước. Ước gì cuộc gặp gỡ hôm nay giúp chúng ta gia tăng lòng yêu mến đối với Kinh Thánh và mong ước vượt thắng mọi chướng ngại cản trở sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái, trong niềm tôn trọng và cộng tác mới nhau để phục vụ hòa bình mà Lời Chúa kêu gọi chúng ta thi hành.“
Sau khi thăm núi Nebo Đức Thánh Cha đã đi xe đến Madaba cách đó 19 cây số để làm phép viên đá đầu tiên xây Đại học của Tòa Thượng Phụ. Thành phố này đã có người ở từ 4.500 năm nay và trong Kinh Thánh nó được coi là thành phố Medeba của người Moab, như viết trong sách Dân Số 21,30 và sách Giôduê 13, 9). Madaba đã thuộc Tỉnh Arabia của đế quốc Roma vào năm 106 sau công nguyên, và có rất nhiều dinh thự đền đài. Trong thế kỷ thứ I Kitô giáo được phổ biến nhanh chóng trong toàn vùng A Rập, nhưng các tín hữu bị người Roma bách hại. Sau khi hoàng đế Constantino theo Kitô giáo và nhất là từ thế kỷ thứ V trở đi, Madaba đã có một Giám Mục và nhiều nhà thờ được xây cất trong thời bisantin tức giữa hai thế kỷ thứ VI-VII cho tới cuộc xâm lăng của người Hồi.
Thành phố Madaba nổi tiếng vì vụ khám phá ra bản đồ khảm đá mầu dịp xây nhà thờ thánh Giorgio hồi năm 1896. Nó là nền của một nhà thờ binsantin thuộc thế kỷ thứ VI diễn tả toàn Thánh Địa, lộ trình đến Giêrusalem đi qua 50 địa danh khác nhau, và thành thánh với bức tường ngoài, cửa Damasco, cửa cây Cột, Dinh thự Tròn, Vương cung thánh đường Thánh Mộ, vương cung thánh đường Sion bên cạnh đó là Nhà Tiệc Ly. Madaba là quê sinh của Đức Thượgn Phụ Latinh Fouad Twal. Ngày nay nó là thành phố đông dân thứ 5 của Giordania, và là thành phố được hàng trăm ngàn du khách thăm viếng mỗi năm.
Xe Đức Thánh Cha đi ngang qua khu phố kitô và tại khu đất đặt viên đá xây Đại học do Đức Thượng Phu Twal đề xướng, đã có mấy ngàn tín hữu tụ tập chào đón Đức Thánh Cha và tham dự lễ nghi làm phép viên đá đầu tiên. Đáp từ Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn và ca ngợi Quốc vương Giordani đã dành ưu tiên cho việc mở rộng và cải tiến việc giáo dục và Hoàng hậu Rania đặc biệt tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Ngài cũng ca ngợi những người cổ võ việc thành lập Đại học Công giáo vì lòng can đảm của họ trong việc tin tưởng nơi nền giáo dục tốt, như một điều kiện quan trọng để phát triển con người và cho hòa bình tiến bộ trong vùng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Trong bối cảnh đó, Đại học Madaba chắc chắn sẽ luôn nhắm đến 3 mục tiêu. Qua sự phát triển tài năng và những thái độ cao thượng của các thế hệ các sinh viên nối tiếp nhau, Đại học này sẽ chuẩn bị họ phục vụ cộng đồng rộng lớn và nâng cao mức sống. Qua việc thông truyền kiến thức và giúp các sinh viên yêu sự thật, Đại học sẽ đẩy mạnh sự gắn bó của họ với các giá trị lành mạnh, và tự do bản thân. Sau cùng, sự huấn luyện trí thức ấy cũng sẽ tăng cường khả năng phê bình, đánh tan sự dốt nát và thành kiến, giúp phá vỡ những sự quyến rũ của các ý thức hệ cũ và mới. Kết quả của tiến trình này sẽ là một đại học, không những là diễn đàn để củng cố sự gắn bó với chân lý và các giá trị của một nền văn hóa nhất định, nhưng là một nơi cảm thông và đối thoại. Khi hấp thụ gia sản của mình, những người trẻ Giordani và các sinh viên đến từ các miền khác sẽ được dẫn tới sự hiểu biết sâu xa hơn về những thành tựu của văn hóa nhân loại, được phong phú nhờ các quan điểm khác, và được huấn luyện trong sự cảm thông, trong tinh thần bao dung và hòa bình.
Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến vai trò của tôn giáo trong việc tìm kiếm sự thật, và ngài cảnh giác rằng tôn giáo cũng có thể bị hư hỏng, bị biến dạng, khi người ta dùng tôn giáo để phục vụ cho sự dốt nát hoặc thành kiến, sự khinh rẻ, bạo lực và lạm dụng. Trong trường hợp ấy, chúng ta thấy đó không phải chỉ là sự băng hoại tôn giáo, nhưng còn là sự băng hoại tự do của con người nữa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các sinh viên Kitô tại Giordania và vùng phụ cận hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý. Ngài nói: ”Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú. Sứ mạng và ơn gọi của Đại học Madaba chính là giúp các bạn tham gia trọn vẹn hơn vào trách vụ cao thượng ấy”.
Kết thúc lễ nghi làm phép viên đá xây Đại học, Đức Thánh Cha đã đi thăm đền thờ Al Hussein Bin Talal, nằm cách đó 38 cây số. Đền thờ này đã được xây cất theo ước muốn của quốc vương Abdallah II để tưởng niệm phụ vương, và đã được khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 2006. Đền thờ được xây trên ngọn đồi cao nhất của công viên Amman, và có diện tích rộng 7.700 mét vuông, có thể chứa 6.000 tín hữu. Cấu trúc gồm một hình vuông, có một mái tròn bằng đồng và 4 tháp ở bốn góc cũng có mái tròn, cao 46 mét. Bên cạnh đền thờ là trường dậy kinh Coran, một thư viện, các suối nước dùng cho việc thanh tẩy, và bảo tàng viện Hashemita trưng bầy các di tích lịch sử của nhà Hashemita đang cai trị Giordania.
Đức Thánh Cha đã được ông giám đốc viện bảo tàng tiếp đón và đưa vào thăm viếng bên trong một lát, trước khi qua thăm đền thờ. Sau khi được Imam đón tiếp và thăm đền thờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới lãnh đao Hồi giáo, ngoai giao đoàn và và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania.
Hoàng thân Ghazi Bin Muhammed Bin Talal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Hoàng thân là anh họ vua Abdallah II kiêm cố vấn tôn giáo, và là một trong những người đã ký bức thư ”Một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các bạn”, do 138 Ulema tức giới trí thức hồi, gửi Đức Thánh Cha và giới lãnh đạo kitô giáo để cùng thăng tiến hòa bình trên thế giới, ngày 13 tháng 10 năm 2007. Sau đó Hoàng thân và phái đoàn các Ulema đã được Đức Thánh Cha tiếp đón tại Vaticăng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2008.
Trong bài phát biểu Đức Thánh Cha đã ca ngợi các sáng kiến mà nhà vua và hoàng gia đã đề ra nhằm thăng tiến đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa, rất được cộng người dân Giordania và cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ. Các đền thờ lớn nhỏ huy hoàng lộng lẫy cũng như khiêm tốn bé nhỏ trong toàn vương quốc đều quy chiếu về Thiên Chúa, là Đấng Siêu Viêt Toàn Năng, và là nơi con người tới cầu nguyện, chấp nhận sự hiện diện của Chúa và nhận biết chúng ta tất cả là thụ tạo của Người.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay có một vài người cho rằng tôn giáo đã thất bại trong bản chất tự nhiên của mình là xây dựng hiệp nhất và hòa hợp, diễn tả sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa. Và họ khẳng định rằng tôn giáo là lý do gây chia rẽ trên thế giới, rồi kết luận rằng càng ít chú ý tới tôn giáo trong cuộc sống công cộng bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thường khi tôn giáo bị lèo lái cho các ý thức hệ và các mục đích chính trị gây căng thẳng chia rẽ và bạo lực trong xã hội. Rồi Đức Thánh Cha mạnh mẽ minh định như sau:
Chính vì sức nặng của lịch sử chung, thường bị ghi dấu bởi sự không biểu biết, mà các tín hữu hồi giáo và kitô giáo phải dấn thân để được nhận ra và được thừa nhận như là những người tôn thờ Thiên Chúa, trung thành với lời cầu nguyện, ước mong có cung cách hành xử và sống theo các xếp đặt của Đấng Toàn Năng từ bi thương xót; trung thực làm chứng cho tất cả những gì là công chính tốt lành, luôn nhớ tới nguồn gốc và phẩm giá của mọi người, là tột đỉnh của chương trình tạo dựng của Thiên Chúa đối với thế giới và và lịch sử.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật gương sống của các cá nhân và cộng đoàn cũng như các chương trình giáo dục do giáo giới và các vị lãnh đạo tôn giáo đề ra. Chúng chứng minh cho thấy phần đóng góp xây dựng của tôn giáo cho các lãnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội và từ thiện bác ái của xã hội dân sự. Cụ thể như Trung Tâm Đức Bà Hòa Bình, mà Đức Thánh Cha đã viếng thăm hôm thứ sáu, nơi các trẻ em tàn tật hồi giáo cũng như và kitộ đựơc yêu thương săn sóc đồng đề như nhau, cũng như Đại Học Madaba mà ngài mới làm phép viên đá tầu tiên ban sáng, nơi người trẻ hồi giáo và kitô nhận được nền giáo dục cao, có khả năng sau này giúp xã hội và đất nước phát triển. Các sinh hoạt liên tôn và liên văn hóa tại Giordania đã đề cập tới các đề tài quan trọng như mối dây không thể phá hủy giữa tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với con người, sự mâu thuẫn nền tảng trong việc nhân danh Thiên Chúa để có các hành động bạo lực chống lại con người hay loại bỏ nó, cũng là hai đề tài đã được Đức Thánh Cha khai triển trong Thông điệp ”Thiên Chúa là Tình Yêu.”
Các sáng kiền đó dẫn đưa tới chỗ hiểu biết nhau hơn, và phát huy sự tôn trọng đối với những những gì là chung cho hai bên, và cả những gì khác biệt nữa. Giordania là mẫu gương của tinh thần cộng tác và phần đóng góp tích cực sáng tạo của tôn giáo cho xã hội dân sự. Nhiệm vụ chung của các tín hữu hồi giáo và kitô là vun trồng thiện ích trong bối cảnh lòng tin và sự thật. Lý trí mà Thiên Chúa ban cho con người là món qùa qúy báu. Nó được nâng cao khi có ánh sáng lòng tin soi chiếu và được củng cố trong dấn thân phục vụ nhân loại. Nó che chở xã hội dân sự khỏi các thái qúa của môt cái tôi không thể điều khiển được và khuynh hướng tuyệt đối hóa cái hữu hạn và loại bỏ cái vô hạn. Và Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu kitô và hồi giáo như sau:
Các tín hữu kitô và hồi giáo được thúc đẩy cùng nhau tìm kiếm tất cả những gì công bằng và ngay thật, cố gắng thắng vượt các lợi lộc riêng tư và khích lệ các người khác, đặc biệt là các giới hành chánh và các vị lãnh đạo xã hội cũng biết dấn thân phục vụ thiện ích chung, cả khi có bị thiệt thòi cho bản thân đi nữa. Lý do nền tảng đó là phẩm giá con người làm nảy sinh ra các nhân quyền đại đồng, không phân biệt các nhóm tôn giáo, xã hội và chủng tộc, kể cả các nhóm thiểu số.
Sau cùng Đức Thánh Cha cám ơn Giordania đã tiếp nhận người tị nạn Irak, và ngài tái kêu gọi giới ngoại giao và cộng đồng quốc tế cũng như hàng lãnh đạo địa phương làm tất cả những gì có thể để bảo đảm hòa bình và hào giải cho nhân dân Irak, đặc biệt là các tín hữu kitô.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến nhà thờ chính tòa thánh Giorgio của Giáo Hội Công giáo Hy lạp Melkít để chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với các linh mục su sĩ nam nữ chủng sinh và các phong trào giáo hội.
Buổi hát kinh chiều đã bắt đầu lúc 17.30. Đáp lại lời chào của Đức Thượng Phụ Gregorio Laham III và Đức Cha Giám Quản Yasser Ayyach, Đức Thánh Cha đã nêu bật sức sinh động của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và phần đóng góp qúy báu cho gia tài chung của Kitô giáo. Đa số các tín hữu thuộc các Giáo Hội công giáo đông phương đều có mối dây nối kết với Tòa Thượng Phụ Antiokia, là nơi lần đầu tiên những người tin Chúa được gọi là kitô hữu. Giáo Hội là dân lữ hành cũng chịu ảnh hưởng của các thăng trầm lịch sử và văn hóa. Trong một vài giai đoạn đã có các tranh luận thần học và chèn ép, nhưng cũng có sự hòa giải với nhau. Quảng diễn thánh vịnh 103 và đoạn thư gửi giáo đoàn Ephêxô, Đức Thánh Cha nói sức mạnh của Thiên Chúa và anh sáng của Ngài luôn hướng dẫn chúng ta biết lựa chọn sự sống và chân lý. Mọi công việc của các giám mục, linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân đều nhằm dẫn đưa tín hữu tới với Chúa là sự sống và chân lý. Các cơ cấu khác nhau của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục, bác aí xã hội: từ vườn trẻ cho tới các trường cao học, từ nhà dưỡng lão cho tới viện mồ côi, và các nhà thương cũng như các sáng kiến văn hóa và sinh hoạt đối thoại liên tôn... tất cả đều nhắm mục đích dẫn đưa con người tới với sự sống tràn đầy nơi Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ và người trẻ Giordani tươi vui làm chứng cho Tin Mừng của Chúa và góp phần vào việc xây dựng cuộc sống chung của dân nước Giordania.
Buổi hát kinh chiều đã kết thúc với phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha. Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đẽ dùng bữa tối, kết thúc ngày thứ hai chuyến viếng thăm Giordania.