CHÚA NHẬT V PHỤC SINH (B)
Bằng ngôn ngữ và ảnh hình rất đời thường dân giả vay mượn từ cuộc sống nông nghiệp, 600 năm trước Chúa Giêsu, sứ ngôn I-sa-ia đã từng ví von dân được chọn Ít-ra-en như một “Vườn Nho hoang phế, một Cây Nho điêu tàn” vì không trung thành với giao ước và không tuân giữ lề luật của Gia-vê:
“Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.
Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi màu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sanh trái tốt, nó lại sinh nho dại… Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (Is 5,1-7)
Và Cây nho Ít-ra-en đã đến lúc hoàn thành giai đoạn “chuẩn bị-dọn đường” để nhường chỗ cho “Cây Nho Thật” là chính Con một Thiên Chúa nhập thể làm người như chính Đức Kitô đã khẳng định trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy là Cây Nho Thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
Qua ý nghĩa đó chúng ta cảm nhận rằng: Đức Kitô Phục Sinh của chúng ta nào có chi xa lạ, nhiệm mầu để ta phải sợ sệt “kính nhi viễn chi” nhưng rất gần gũi thân thương, như cách trình bày của Lời Chúa: chân chất như người chăn chiên, mộc mạc như một cây nho.
1. Đức Kitô: Cây Nho Thật do Thiên Chúa trồng:
Kể từ khi “Cây Nho Thật” nầy bị các tư tế Do Thái và quân binh của Philatô “đốn ngã” trên đồi Can-Vê vào một “chiều thứ Sáu” loang máu cách đây gần 2000 năm, cứ tưởng mọi “dây mơ rễ má” có liên hệ đến Giêsu Na-da-rét đã bị dọn sạch, những “hạt mầm gọi là Tin Mừng nước Thiên Chúa” của Thầy Giêsu chắc chắn đã bị dập vùi dưới lớp bụi thời gian để rồi sẽ không còn chút hy vọng cho một ngày mai sinh hoa kết trái.
Thế nhưng “Thiên Chúa là người trồng nho”. Điều mà con người tưởng bị vứt đi, con người mà nhân loại tưởng chừng đã bị loại bỏ, tiêu tán, thì Thiên Chúa lại biến nên điều kỳ diệu phi thường. Hội Thánh đã hát lên như một điệp khúc trong những ngày Phục sinh: “Phiến đã mà những người thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc tường. Việc đó thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”.
Vâng, Lời Chúa hôm nay khơi lên niềm tin căn cốt nầy của muôn thế hệ Kitô hữu: Chúa Giêsu Na-da-rét chính là Thiên Chúa thật; và Hội Thánh do Ngài thiết lập cũng phát sinh từ ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa (Xem L.G.). Chính vì thế, cho dẫu suốt cuộc hành trình gieo trồng, bảo vệ và phát triển niềm tin, “Cây nho Thật” có phải đối diện với bao chối từ và phủ nhận, cấm cách và bách hại, loại trừ và lên án…vẫn sum sê cành lá, vẫn tỏa ngát hương thơm, vẫn bóng rợp mây trời. Những “cành nho của Cây Nho Thật” là những anh dân chài Ga-li-lê như Phêrô, Giacôbê, Gioan, Philipphê, Anrê…bị đánh te tua, bị đe dọa ngăn cấm, bị tróc nả tội tù, bị đóng đinh trên thánh giá hay bị chém, bị đâm…cứ tưởng rồi cũng sẽ bị “đốn ngã giữa pháp trường nhân loại, để rồi bị đẩy vào lãng quên như như họ đã ứng xử với Thầy Chí Thánh. Nhưng, không phải chỉ “Một cộng đoàn đơn lẻ”, một nhóm nhỏ “Mười Hai”, mà cả một “Rừng Nho” lan tràn mặt đất, một “Đoàn Dân mới” hiện diện khắp muôn phương. Và Hội Thánh của Chúa Kitô đã lớn lên, đã phát triển, đã vươn dậy bề thế từ “Cây nho Thật” đã chết và đã phục sinh, đã trở nên Hy tế và trở thành mạch suối cứu độ.
Kể từ khi những đồng tiền mua chuộc bọn lính canh của các tư tế Do Thái được tung ra, đã có không biết bao nhiêu những luận điệu, lý thuyết, tác phẩm văn chương, hội họa…nhằm bôi nhọ đức tin của người Kitô hữu, hạ bệ phẩm tính đích thật của Chúa Giêsu và đánh sập đền thờ chân lý của Giáo hội.
Thế nhưng, Hội Thánh nầy, đàn chiên nầy, Cây nho nầy không phải là sản phẩm của con người để có thể lụi tàn theo năm tháng, hay đổ sập trước những bảo táp của cuộc đời; mà mãi mãi “kết trái đơm hoa”, mãi mãi vươn cao rợp bóng mây trời để muôn cánh chim nhân loại đổ về ngơi nghỉ ! Và hôm nay, một lần nữa chúng ta tuyên xưng cùng Hội Thánh: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
2. Trong Cây Nho Thật KITÔ, mọi sự được dồi dào sức sống:
Và nhân loại đã tìm được gì từ Đức Kitô, Đấng đã từng khẳng định: “Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào”, và hôm nay cũng chính Ngài tuyên bố: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” !
Trước khi nói chuyện “kết trái đơm hoa” của Hội Thánh, của chúng ta, của những kẻ đang tháp nhập với chính Ngài là “Cây Nho thật”, chúng ta cùng trở lại với các câu chuyện của Tin Mừng để cảm nhận thế nào là “sức sống dồi dào, là sinh hoa kết trái” nơi những con người đã từng chạm đến Đức Kitô trong thuở Ngài lang thang rao giảng tin Mừng nước Thiên Chúa: những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài kéo lên với Ngài” để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải, đổi đời. “Kết trái đơm hoa trong cây nho Kitô” phải chăng đó là những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã ngẩng mặt lên rạng rỡ với bình minh cuộc sống…Trong Cây nho Thật là Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những “khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Vì là Cây nho Thật, cũng là “Đường, Sự Thật, Sự Sống”, quả thật Đức Kitô đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc ủi an”…Cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của mái nghèo thánh gia Nadarét”.
Vì được tiếp cận với Cây nho Thật, nên cuộc hành trình buồn thảm về Emmaus của hai môn đệ năm nào trở nên cuộc hội ngộ đầy tin yêu hy vọng, quán trọ Emmaus tưởng chừng vắng lạnh với hoàng hôn ly biệt đã bừng lên như bữa tiệc hoan vui, và bữa điểm tâm giản đơn trên bờ hồ Tibêriát thuở nào đã trở thành “lễ hội Phục sinh” để những môn sinh của Ngài tìm được sức trẻ để ra đi buông lưới.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng nói với chúng ta rằng: trong Đức Kitô phục sinh, mọi sự đã được phục hồi, cho dù đó là một “mặt trái” với đầy oái ăm bi đát. Bi đát như cuộc thương khó thập Giá của Ngài đã trở thành hy lễ tình yêu và phương thế cứu chuộc; bi đát như cuộc đời đáng tủi hổ của Maria Mađalêna đã trở nên người mang tin Phục sinh đầu tiên cho thế giới; bi đát như đoạn kết cuộc đời của các tông đồ Phêrô, Batôlômêô, Giacôbê…lại đã trở thành những viên dsa tảng xây nên tòa nhà Giáo Hội vĩ dại hôm nay… và đặc biệt bi đát như cuộc đời của thánh Phaolô, người “tông đồ của giờ thứ 25”, một tên ghét cay ghét đắng Kitô giáo … đã được Đức Kitô đánh ngã trên đường Damas, đã được cộng đoàn Hội Thánh đón nhận như anh em và đã trở nên nhân chứng của Tin mừng (như được tường thuật hôm nay trong BĐ 1). Vâng, trong Cây Nho Thật, mọi cành nho sẽ được thông phần nhựa sống để kết trái đơm hoa là như thế !
3. Hãy liên kết với thân nho và để cành nho bị cắt tỉa:
Liên kết với Thân Nho Kitô, chúng ta sẽ sum sê hoa trái. Đó lại chính là điều tôn vinh Chúa Cha như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: anh em sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8)
Như thế, chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng: thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của con người. Sự cằn cỗi, nghèo nàn muôn nơi và muôn thuở của con người chính là sự cắt đứt mối hiệp thông với Thiên Chúa. Đã biết bao nhiêu lần trong lịch sử nhân loại, và thuộc nhiều nơi trên thế giới, chính thái độ “cắt đứt” nầy đã dẫn nhân loại tới những cuộc chiến tranh đẩm máu, những cuộc huynh đệ tương tàn, những bóc lột, tàn sát và khủng dã man chẳng khác nào sói với sói. Những lò hơi ngạt thời đệ nhị thế chiến, những cuộc lưu đầy tàn nhẫn ở Sibêria, những cánh đồng chết ở Campuchia, những mồ chôn tập thể ở cố đô Huế trong dịp Tết mậu Thân năm nào…, phải chăng đó là kết quả tất yếu của một nền chính trị loại bỏ Thiên Chúa, cắt đứt những mối tương quan Chúa-người, để ảo tượng dựng xây một thế gới đại đồng trên nền tảng ý thức hệ vô thần duy vật.
Cách riêng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, sự cằn cối thiếu vắng hoa trái tốt lành thánh thiện đó chính là vì chúng ta chưa để mình “bị cắt tỉa”, chưa để Lời Chúa thanh luyện, chưa để ngọn lửa của Thánh Thần Chúa thiêu đốt. “Ở lại trong Chúa” không phải là lối nói văn chương ngoài đầu môi chót lưỡi, nhưng luôn cần được thể hiện bằng chính cuộc đời chấp nhận trả giá. Bởi vì, muốn được hưởng nguồn sống phục sinh của “Cây Nho Thật”, chúng ta phải chia sẻ nổi đau từ “Cây Thập Giá” của chính Ngài.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những biếng lười, ích kỷ, nhỏ nhen.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những lọc lừa gian dối, những tham lam đố kỵ giận hờn, ghanh ghét.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những mối tình vụng trộm lỗi phạm bí tích hôn Phối, những ma mánh gian xảo trong bán buôn, những hẹp hòi bất khoan dung trong đạo cha con, trong nghĩa vợ chống,
Phải để mình bị cắt tỉa đi những thói hư tật xấu bài bạc, say xỉn, nói hành nói xấu anh chị em, phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, hà tiện bũn xỉn trong chia sẻ bác ái, gây chia rẽ bất đồng trong công việc chung…
Có như thế, chúng ta mới đón lấy dòng nhựa nguyên tươi mát là chính sự sống của Chúa phục sinh và sẽ đóng góp những hoa trái tốt lành cho nhân loại, để nhân loại nhận ra Cây nho Thật là Đức Kitô và Người Trồng Nho chính là Thiên Chúa. (Phỏng ý Manna 108)
Mộc mạc như một cây nho
Bằng ngôn ngữ và ảnh hình rất đời thường dân giả vay mượn từ cuộc sống nông nghiệp, 600 năm trước Chúa Giêsu, sứ ngôn I-sa-ia đã từng ví von dân được chọn Ít-ra-en như một “Vườn Nho hoang phế, một Cây Nho điêu tàn” vì không trung thành với giao ước và không tuân giữ lề luật của Gia-vê:
“Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.
Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi màu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sanh trái tốt, nó lại sinh nho dại… Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (Is 5,1-7)
Và Cây nho Ít-ra-en đã đến lúc hoàn thành giai đoạn “chuẩn bị-dọn đường” để nhường chỗ cho “Cây Nho Thật” là chính Con một Thiên Chúa nhập thể làm người như chính Đức Kitô đã khẳng định trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy là Cây Nho Thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
Qua ý nghĩa đó chúng ta cảm nhận rằng: Đức Kitô Phục Sinh của chúng ta nào có chi xa lạ, nhiệm mầu để ta phải sợ sệt “kính nhi viễn chi” nhưng rất gần gũi thân thương, như cách trình bày của Lời Chúa: chân chất như người chăn chiên, mộc mạc như một cây nho.
1. Đức Kitô: Cây Nho Thật do Thiên Chúa trồng:
Kể từ khi “Cây Nho Thật” nầy bị các tư tế Do Thái và quân binh của Philatô “đốn ngã” trên đồi Can-Vê vào một “chiều thứ Sáu” loang máu cách đây gần 2000 năm, cứ tưởng mọi “dây mơ rễ má” có liên hệ đến Giêsu Na-da-rét đã bị dọn sạch, những “hạt mầm gọi là Tin Mừng nước Thiên Chúa” của Thầy Giêsu chắc chắn đã bị dập vùi dưới lớp bụi thời gian để rồi sẽ không còn chút hy vọng cho một ngày mai sinh hoa kết trái.
Thế nhưng “Thiên Chúa là người trồng nho”. Điều mà con người tưởng bị vứt đi, con người mà nhân loại tưởng chừng đã bị loại bỏ, tiêu tán, thì Thiên Chúa lại biến nên điều kỳ diệu phi thường. Hội Thánh đã hát lên như một điệp khúc trong những ngày Phục sinh: “Phiến đã mà những người thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc tường. Việc đó thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”.
Vâng, Lời Chúa hôm nay khơi lên niềm tin căn cốt nầy của muôn thế hệ Kitô hữu: Chúa Giêsu Na-da-rét chính là Thiên Chúa thật; và Hội Thánh do Ngài thiết lập cũng phát sinh từ ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa (Xem L.G.). Chính vì thế, cho dẫu suốt cuộc hành trình gieo trồng, bảo vệ và phát triển niềm tin, “Cây nho Thật” có phải đối diện với bao chối từ và phủ nhận, cấm cách và bách hại, loại trừ và lên án…vẫn sum sê cành lá, vẫn tỏa ngát hương thơm, vẫn bóng rợp mây trời. Những “cành nho của Cây Nho Thật” là những anh dân chài Ga-li-lê như Phêrô, Giacôbê, Gioan, Philipphê, Anrê…bị đánh te tua, bị đe dọa ngăn cấm, bị tróc nả tội tù, bị đóng đinh trên thánh giá hay bị chém, bị đâm…cứ tưởng rồi cũng sẽ bị “đốn ngã giữa pháp trường nhân loại, để rồi bị đẩy vào lãng quên như như họ đã ứng xử với Thầy Chí Thánh. Nhưng, không phải chỉ “Một cộng đoàn đơn lẻ”, một nhóm nhỏ “Mười Hai”, mà cả một “Rừng Nho” lan tràn mặt đất, một “Đoàn Dân mới” hiện diện khắp muôn phương. Và Hội Thánh của Chúa Kitô đã lớn lên, đã phát triển, đã vươn dậy bề thế từ “Cây nho Thật” đã chết và đã phục sinh, đã trở nên Hy tế và trở thành mạch suối cứu độ.
Kể từ khi những đồng tiền mua chuộc bọn lính canh của các tư tế Do Thái được tung ra, đã có không biết bao nhiêu những luận điệu, lý thuyết, tác phẩm văn chương, hội họa…nhằm bôi nhọ đức tin của người Kitô hữu, hạ bệ phẩm tính đích thật của Chúa Giêsu và đánh sập đền thờ chân lý của Giáo hội.
Thế nhưng, Hội Thánh nầy, đàn chiên nầy, Cây nho nầy không phải là sản phẩm của con người để có thể lụi tàn theo năm tháng, hay đổ sập trước những bảo táp của cuộc đời; mà mãi mãi “kết trái đơm hoa”, mãi mãi vươn cao rợp bóng mây trời để muôn cánh chim nhân loại đổ về ngơi nghỉ ! Và hôm nay, một lần nữa chúng ta tuyên xưng cùng Hội Thánh: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
2. Trong Cây Nho Thật KITÔ, mọi sự được dồi dào sức sống:
Và nhân loại đã tìm được gì từ Đức Kitô, Đấng đã từng khẳng định: “Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào”, và hôm nay cũng chính Ngài tuyên bố: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” !
Trước khi nói chuyện “kết trái đơm hoa” của Hội Thánh, của chúng ta, của những kẻ đang tháp nhập với chính Ngài là “Cây Nho thật”, chúng ta cùng trở lại với các câu chuyện của Tin Mừng để cảm nhận thế nào là “sức sống dồi dào, là sinh hoa kết trái” nơi những con người đã từng chạm đến Đức Kitô trong thuở Ngài lang thang rao giảng tin Mừng nước Thiên Chúa: những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài kéo lên với Ngài” để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải, đổi đời. “Kết trái đơm hoa trong cây nho Kitô” phải chăng đó là những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã ngẩng mặt lên rạng rỡ với bình minh cuộc sống…Trong Cây nho Thật là Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những “khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Vì là Cây nho Thật, cũng là “Đường, Sự Thật, Sự Sống”, quả thật Đức Kitô đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc ủi an”…Cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của mái nghèo thánh gia Nadarét”.
Vì được tiếp cận với Cây nho Thật, nên cuộc hành trình buồn thảm về Emmaus của hai môn đệ năm nào trở nên cuộc hội ngộ đầy tin yêu hy vọng, quán trọ Emmaus tưởng chừng vắng lạnh với hoàng hôn ly biệt đã bừng lên như bữa tiệc hoan vui, và bữa điểm tâm giản đơn trên bờ hồ Tibêriát thuở nào đã trở thành “lễ hội Phục sinh” để những môn sinh của Ngài tìm được sức trẻ để ra đi buông lưới.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng nói với chúng ta rằng: trong Đức Kitô phục sinh, mọi sự đã được phục hồi, cho dù đó là một “mặt trái” với đầy oái ăm bi đát. Bi đát như cuộc thương khó thập Giá của Ngài đã trở thành hy lễ tình yêu và phương thế cứu chuộc; bi đát như cuộc đời đáng tủi hổ của Maria Mađalêna đã trở nên người mang tin Phục sinh đầu tiên cho thế giới; bi đát như đoạn kết cuộc đời của các tông đồ Phêrô, Batôlômêô, Giacôbê…lại đã trở thành những viên dsa tảng xây nên tòa nhà Giáo Hội vĩ dại hôm nay… và đặc biệt bi đát như cuộc đời của thánh Phaolô, người “tông đồ của giờ thứ 25”, một tên ghét cay ghét đắng Kitô giáo … đã được Đức Kitô đánh ngã trên đường Damas, đã được cộng đoàn Hội Thánh đón nhận như anh em và đã trở nên nhân chứng của Tin mừng (như được tường thuật hôm nay trong BĐ 1). Vâng, trong Cây Nho Thật, mọi cành nho sẽ được thông phần nhựa sống để kết trái đơm hoa là như thế !
3. Hãy liên kết với thân nho và để cành nho bị cắt tỉa:
Liên kết với Thân Nho Kitô, chúng ta sẽ sum sê hoa trái. Đó lại chính là điều tôn vinh Chúa Cha như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: anh em sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8)
Như thế, chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng: thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của con người. Sự cằn cỗi, nghèo nàn muôn nơi và muôn thuở của con người chính là sự cắt đứt mối hiệp thông với Thiên Chúa. Đã biết bao nhiêu lần trong lịch sử nhân loại, và thuộc nhiều nơi trên thế giới, chính thái độ “cắt đứt” nầy đã dẫn nhân loại tới những cuộc chiến tranh đẩm máu, những cuộc huynh đệ tương tàn, những bóc lột, tàn sát và khủng dã man chẳng khác nào sói với sói. Những lò hơi ngạt thời đệ nhị thế chiến, những cuộc lưu đầy tàn nhẫn ở Sibêria, những cánh đồng chết ở Campuchia, những mồ chôn tập thể ở cố đô Huế trong dịp Tết mậu Thân năm nào…, phải chăng đó là kết quả tất yếu của một nền chính trị loại bỏ Thiên Chúa, cắt đứt những mối tương quan Chúa-người, để ảo tượng dựng xây một thế gới đại đồng trên nền tảng ý thức hệ vô thần duy vật.
Cách riêng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, sự cằn cối thiếu vắng hoa trái tốt lành thánh thiện đó chính là vì chúng ta chưa để mình “bị cắt tỉa”, chưa để Lời Chúa thanh luyện, chưa để ngọn lửa của Thánh Thần Chúa thiêu đốt. “Ở lại trong Chúa” không phải là lối nói văn chương ngoài đầu môi chót lưỡi, nhưng luôn cần được thể hiện bằng chính cuộc đời chấp nhận trả giá. Bởi vì, muốn được hưởng nguồn sống phục sinh của “Cây Nho Thật”, chúng ta phải chia sẻ nổi đau từ “Cây Thập Giá” của chính Ngài.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những biếng lười, ích kỷ, nhỏ nhen.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những lọc lừa gian dối, những tham lam đố kỵ giận hờn, ghanh ghét.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những mối tình vụng trộm lỗi phạm bí tích hôn Phối, những ma mánh gian xảo trong bán buôn, những hẹp hòi bất khoan dung trong đạo cha con, trong nghĩa vợ chống,
Phải để mình bị cắt tỉa đi những thói hư tật xấu bài bạc, say xỉn, nói hành nói xấu anh chị em, phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, hà tiện bũn xỉn trong chia sẻ bác ái, gây chia rẽ bất đồng trong công việc chung…
Có như thế, chúng ta mới đón lấy dòng nhựa nguyên tươi mát là chính sự sống của Chúa phục sinh và sẽ đóng góp những hoa trái tốt lành cho nhân loại, để nhân loại nhận ra Cây nho Thật là Đức Kitô và Người Trồng Nho chính là Thiên Chúa. (Phỏng ý Manna 108)