Ngày hội ngộ truyền thống của các cựu chủng sinh-tu sĩ giáo hạt Phú Yên
Nếu ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh, Giáo Hội toàn cầu mừng ngày Ơn Thiên Triệu tu trì, thì đặc biệt, tại giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên lại chọn ngày thứ Hai kế tiếp làm ngày “Ơn thiên triệu “Ta-Ru”, tức ngày họp mặt truyền thống của các anh chị em cựu chủng sinh và tu sĩ, những người đã có một khoảng đời bước đi trên nẻo đường ơn gọi tu trì. Họ là những cựu tu sĩ nam thuộc các dòng Mỹ Ca, Giuse hay những cựu đệ tử hay tu sĩ nữ của các dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, Phaolô Chartres Đà Nẵng, MTG Qui Nhơn…Đông đảo nhất có lẻ là các anh em cựu chủng sinh Làng Sông-Qui Nhơn, cái nôi đào tạo linh mục triều cho các giáo phận Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng. Cho dù ít nhưng không thiếu các cựu chủng sinh thuộc chủng viện thừa sai Kon Tum, chủng viện Lâm bích Nha Trang và trẻ nhất đó là đại chủng viện Sao Biển Nha Trang.
Cho dù là cuộc gặp gỡ của những người thường được gắn liền với hai từ “tu xuất” không mấy thiện cảm, thì sự hiện diện và đồng hành của các linh mục trong giáo hạt trong mỗi lần họp mặt luôn là một dấu chỉ của tình hiệp thông, sẻ chia và huynh đệ. Cũng chính trong ý nghĩa đó, chủ đề được chọn để như một gợi ý xuyên suốt cho cuộc chia sẻ cảm nghiệm sống đức tin và dấn thân tông đồ lại chính là nội dung của trích đoạn Tin Mừng Mác-cô 6,45-56 với mệnh lệnh của chính Chúa Giêsu: “HÃY QUA BỜ BÊN KIA”.
Quả thật cuộc đời của mỗi một cựu chủng sinh-tu sĩ hay của mỗi người, nếu hiểu cho cùng, đều đã lắm lần theo lệnh của Thiên Chúa tình yêu mà “bước sang bờ bên kia”. Từ một thiếu nhi hiền ngoan dại khờ nơi xứ đạo, chú bé hay cô bé đã một lần “bước sang bờ bên kia” để sống những ngày nơi chủng viện, tu viện. Rồi cũng từ “bờ tu nầy”, lại một lần “qua bờ đời” trở lại, để rồi từ đó lại tiếp tục những bước “vượt qua” để sang “bờ bên kia” kế tiếp: Bờ bên kia của ngày vĩnh thệ trong giao ước lứa đôi; bờ bên kia của những lần tất tả lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn để bồng bế nhau di tản đến một phương trời xa lạ trong khói lửa chiến tranh. Có những người đã sang “bờ bên kia xa lắc” trên những chiếc thuyền mỏng manh…Và nhất là có những anh, những chị đã kết thúc cuộc hành trình dương thế khi chính thức bước sang “bờ bên kia vĩnh cửu”.
Từ gợi ý thâm thúy nầy của Tin Mừng, các anh chị đã sẻ chia cách chân tình những cảm nghiệm cuộc sống: Anh Dũng, người cựu chủng sinh trẻ thuộc đại chủng viện Sao Biển Nha Trang đã lập gia đình và đang có hai con, đã chia sẻ cái nổi thấm thía đắng cay, tất bật khi chấp nhận cái “bờ bên kia của cuộc sống gia đình”, một “cái bờ” không phải là “bến đổ” của an nhàn thư thái, mà luôn là một “bờ đá dựng với sóng cả xô bờ” để hằng ngày phải hy sinh và chấp nhận. Trong khi đó chị Quyến, một cựu tu sĩ dong Mến Thánh Giá Qui Nhơn, đang sống giữa một vùng quê heo hút mà xung quanh, cả những người thân, đều là những người không có chung niềm tin Kitô. Vì thế, để trung thành giữ đạo, giáo dục đức tin cho con cái và thể hiện đức tin của chính mình, chị đã trả những cái giá thật đắt cho từng những hành vi nhỏ nhặt: Phải cải trang đi chợ khi trời còn tối mịt, tìm một nơi hoang vắng khoác vội chiếc áo dài, để đến được nhà thờ trong những ngày Chúa Nhật hay lễ trọng…Ngồi bên đường vắng hàng giờ trong đêm lạnh để đón con đi học giáo lý về…Cái “bờ bên kia” đời thường của chị nó tuyệt vời đến thế. Riêng “Ông Cố Hạc”, cựu chủng sinh Qui Nhơn, đang có một người con trai sắp mản đại chủng viện Sao Biển Nha Trang quyết tâm sửa lại danh xưng “ông bà cố” thành “ông bà “CỐ” gắng, để tự nhắn nhủ mình và những người thân luôn từng ngày “cố gắng” thực thi thánh ý Chúa, Lời dạy Tin Mừng, thực hành cá việc đạo đức, chu toàn bổn phận…Và như thế, cuộc đời không phải chỉ một hai lần “sang bờ bên kia” mà phải “qua bờ bên kia” liên tuc bất tân. Vì đó là cuộc vượt qua cái tôi của chính mình để đạt tới những con đường phúc thật của Tin Mừng…
Cao điểm của ngày “hội ngộ” là cuộc hiệp thông nơi Bàn Tiệc Thánh Thể mà sứ điệp Lời Chúa qua thị kiến “hãy giết mà ăn” của Thánh Phêrô được sách Công vụ sứ đồ tường thuật, và trích đoạn Tin Mừng Gioan về “ Người Mục Tử nhân lành” lại là một gọi mời dấn thân hết mình cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.
Cho dù cuộc sống đời thường đầy tất bật truân chuyên, cho dù gió bụi thời gian đã mang theo sợi bạc trên nhiều mái đầu và cái dấu mệt mõi đã phảng phất đâu đó trên nhiều khuôn mặt, thì cái “ngày thứ Hai truyền thống sau Chúa Nhật Chúa Chiên Lành” vẫn là dịp để các anh chị em cựu chủng sinh-tu sĩ giáo hạt Phú Yên ngồi lại với nhau mà “ôn cố tri tân”, kể lại chuyện đời và phác thảo đôi nét đan thanh nào đó về tương lai của chính mình, của con cái và của cả gia đình Giáo Hội địa phương mà mình đang dấn thân phục vụ. Hy vọng rồi cái ngày “thứ Hai truyền thống” ấy đến hẹn lại về mãi mãi và mãi mãi.
Nếu ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh, Giáo Hội toàn cầu mừng ngày Ơn Thiên Triệu tu trì, thì đặc biệt, tại giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên lại chọn ngày thứ Hai kế tiếp làm ngày “Ơn thiên triệu “Ta-Ru”, tức ngày họp mặt truyền thống của các anh chị em cựu chủng sinh và tu sĩ, những người đã có một khoảng đời bước đi trên nẻo đường ơn gọi tu trì. Họ là những cựu tu sĩ nam thuộc các dòng Mỹ Ca, Giuse hay những cựu đệ tử hay tu sĩ nữ của các dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, Phaolô Chartres Đà Nẵng, MTG Qui Nhơn…Đông đảo nhất có lẻ là các anh em cựu chủng sinh Làng Sông-Qui Nhơn, cái nôi đào tạo linh mục triều cho các giáo phận Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng. Cho dù ít nhưng không thiếu các cựu chủng sinh thuộc chủng viện thừa sai Kon Tum, chủng viện Lâm bích Nha Trang và trẻ nhất đó là đại chủng viện Sao Biển Nha Trang.
Cho dù là cuộc gặp gỡ của những người thường được gắn liền với hai từ “tu xuất” không mấy thiện cảm, thì sự hiện diện và đồng hành của các linh mục trong giáo hạt trong mỗi lần họp mặt luôn là một dấu chỉ của tình hiệp thông, sẻ chia và huynh đệ. Cũng chính trong ý nghĩa đó, chủ đề được chọn để như một gợi ý xuyên suốt cho cuộc chia sẻ cảm nghiệm sống đức tin và dấn thân tông đồ lại chính là nội dung của trích đoạn Tin Mừng Mác-cô 6,45-56 với mệnh lệnh của chính Chúa Giêsu: “HÃY QUA BỜ BÊN KIA”.
Quả thật cuộc đời của mỗi một cựu chủng sinh-tu sĩ hay của mỗi người, nếu hiểu cho cùng, đều đã lắm lần theo lệnh của Thiên Chúa tình yêu mà “bước sang bờ bên kia”. Từ một thiếu nhi hiền ngoan dại khờ nơi xứ đạo, chú bé hay cô bé đã một lần “bước sang bờ bên kia” để sống những ngày nơi chủng viện, tu viện. Rồi cũng từ “bờ tu nầy”, lại một lần “qua bờ đời” trở lại, để rồi từ đó lại tiếp tục những bước “vượt qua” để sang “bờ bên kia” kế tiếp: Bờ bên kia của ngày vĩnh thệ trong giao ước lứa đôi; bờ bên kia của những lần tất tả lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn để bồng bế nhau di tản đến một phương trời xa lạ trong khói lửa chiến tranh. Có những người đã sang “bờ bên kia xa lắc” trên những chiếc thuyền mỏng manh…Và nhất là có những anh, những chị đã kết thúc cuộc hành trình dương thế khi chính thức bước sang “bờ bên kia vĩnh cửu”.
Từ gợi ý thâm thúy nầy của Tin Mừng, các anh chị đã sẻ chia cách chân tình những cảm nghiệm cuộc sống: Anh Dũng, người cựu chủng sinh trẻ thuộc đại chủng viện Sao Biển Nha Trang đã lập gia đình và đang có hai con, đã chia sẻ cái nổi thấm thía đắng cay, tất bật khi chấp nhận cái “bờ bên kia của cuộc sống gia đình”, một “cái bờ” không phải là “bến đổ” của an nhàn thư thái, mà luôn là một “bờ đá dựng với sóng cả xô bờ” để hằng ngày phải hy sinh và chấp nhận. Trong khi đó chị Quyến, một cựu tu sĩ dong Mến Thánh Giá Qui Nhơn, đang sống giữa một vùng quê heo hút mà xung quanh, cả những người thân, đều là những người không có chung niềm tin Kitô. Vì thế, để trung thành giữ đạo, giáo dục đức tin cho con cái và thể hiện đức tin của chính mình, chị đã trả những cái giá thật đắt cho từng những hành vi nhỏ nhặt: Phải cải trang đi chợ khi trời còn tối mịt, tìm một nơi hoang vắng khoác vội chiếc áo dài, để đến được nhà thờ trong những ngày Chúa Nhật hay lễ trọng…Ngồi bên đường vắng hàng giờ trong đêm lạnh để đón con đi học giáo lý về…Cái “bờ bên kia” đời thường của chị nó tuyệt vời đến thế. Riêng “Ông Cố Hạc”, cựu chủng sinh Qui Nhơn, đang có một người con trai sắp mản đại chủng viện Sao Biển Nha Trang quyết tâm sửa lại danh xưng “ông bà cố” thành “ông bà “CỐ” gắng, để tự nhắn nhủ mình và những người thân luôn từng ngày “cố gắng” thực thi thánh ý Chúa, Lời dạy Tin Mừng, thực hành cá việc đạo đức, chu toàn bổn phận…Và như thế, cuộc đời không phải chỉ một hai lần “sang bờ bên kia” mà phải “qua bờ bên kia” liên tuc bất tân. Vì đó là cuộc vượt qua cái tôi của chính mình để đạt tới những con đường phúc thật của Tin Mừng…
Cao điểm của ngày “hội ngộ” là cuộc hiệp thông nơi Bàn Tiệc Thánh Thể mà sứ điệp Lời Chúa qua thị kiến “hãy giết mà ăn” của Thánh Phêrô được sách Công vụ sứ đồ tường thuật, và trích đoạn Tin Mừng Gioan về “ Người Mục Tử nhân lành” lại là một gọi mời dấn thân hết mình cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.
Cho dù cuộc sống đời thường đầy tất bật truân chuyên, cho dù gió bụi thời gian đã mang theo sợi bạc trên nhiều mái đầu và cái dấu mệt mõi đã phảng phất đâu đó trên nhiều khuôn mặt, thì cái “ngày thứ Hai truyền thống sau Chúa Nhật Chúa Chiên Lành” vẫn là dịp để các anh chị em cựu chủng sinh-tu sĩ giáo hạt Phú Yên ngồi lại với nhau mà “ôn cố tri tân”, kể lại chuyện đời và phác thảo đôi nét đan thanh nào đó về tương lai của chính mình, của con cái và của cả gia đình Giáo Hội địa phương mà mình đang dấn thân phục vụ. Hy vọng rồi cái ngày “thứ Hai truyền thống” ấy đến hẹn lại về mãi mãi và mãi mãi.