Phỏng vấn ông Vann Nath về cuộc diệt chủng tại Campuchia
Ngày 30-3-2008 tòa án thủ đô Phnom Penh đã bắt đầu vụ xử ông Kaing Guek Eav, biệt danh là ”Duch”, về các tội phạm chống lại nhân loại, giết người và tra tấn. Ông Duch là một trong năm người thuộc lực lượng Khmer Đỏ bị điều tra bởi tòa án đặc biệt của Campuchia, được Liên Hiệp Quốc thừa nhận. Ông đã chấp nhận các tội của mình, nhưng vẫn nói là đã chỉ thi hành lệnh trên.
Như đã biết dưới thời quân Khmer Đỏ cầm quyền tại Campuchia trong các năm 1975-1978 trường trung học ”Tuol Sleng” trong thủ đô Phnom Penh, đã biến thành nhà tù ”S21”. Và nguyên giáo sư toán ”Duch” đã là giám đốc nhà tù này, và đã tham dự vào các vụ tra tấn ít nhất là 12.380 người, gồm nam nữ và cả trẻ em, theo danh sách của lực lượng Khmer Đỏ. Nhưng người ta đoán đã có tới 16.000 người bị tra tấn và sát hại tại đây. Họ bị kết án là ”gián điệp của Hoa Kỳ, Liên Xô và Việt Nam”. Và các chuyên viên điều tra cho biết đã có 196 trại tập trung như trại ”S21”.
Trong số khoảng 500 người tham dự vụ xử án từ một phòng có kính chắn dầy cũng có 3 cựu tù nhân trong số 9 người đã bị nhốt trong nhà tù ”S21”. Trạng sư bào chữa cho ông ”Duch” nói rằng ông muốn xin lỗi về tất cả những gì ông đã làm trong qúa khứ.
Ông Kaing Guek Eav, tức ông Duch năm nay 66 tuổi, đã bị bắt hồi năm 1999 sau khi bị một nhà báo nhận diện. Tuy không phải là một trong các nhân vật chóp bu của lực lượng Khmer Đỏ, nhưng cùng với Nuon Chea, Ieng Thirith và Ieng Sary ông thuộc nhóm người còn lại trong lực lượng hàng chục ngàn Khmer Đỏ đã tiến vào chiếm đóng thủ đô Phnom Penh ngày 15 tháng 4 năm 1975. Chỉ trong hơn 3 năm rưỡi quân Khmer Đỏ đã tàn sát gần 2 triệu người dân Campuchia, bắng cách bắn vào đầu, đập vỡ sọ, chặt đầu hay để cho họ chết vì đói khát, bệnh tật và lao động khổ sai, theo chính sách mao trạch đông cuồng tín, muốn xóa bỏ hết để xây dựng một quốc gia mới. Biến cố Việt Nam chiếm đóng Camphuchia sau đó đã kết thúc cuộc diệt chủng kinh hoàng này tại vùng Đông Nam Á trong thế kỷ XX. Lực lượng Khemer Đỏ tiếp tục chiến đấu cho tới khi Pol Pot qua đời năm 1998 và sau đó tan rã. Cho đến nay ông Duch đã là người Khmer Đỏ duy nhất phải ra trước tòa án.
Lich sử vụ xử án chống lại giới lãnh đạo lực lượng Khmer Đỏ đã bắt đầu hồi năm 1997, khi Liên Hiệp Quốc đồng ý trợ giúp Campuchia thành lập một toà án quốc tế để xử các tay tội phạm Khmer Đỏ. Nhưng Hoàng thân Norodom Sihanouk và chính quyền của tướng Hun Sen đã tìm mọi cách ngăn cản tiến trình. Lý do là vì nhiều nhân vật trong chính quyền của ông Hun Sen và chính ông Hun Sen cũng đã từng là thành viên của lực lượng Khmer Đỏ. Ông Ieng Sary đã được chính quyền tha khỏi phải xử án.
Quân đội của chính quyền do ông Hun Sen lãnh đạo đã mở cuộc tấn công và tiêu diệt được lực lượng Khmer Đỏ. Ông Hun Sen hy vọng cộng đồng quốc tế quên vụ xử án, nhưng dư luận thế giới đã tiếp tục đòi hỏi công lý cho 2 triệu nạn nhân và đất nước Campuchia. Trước áp lực quốc tế tháng 6 năm 2007 chính quyền Campuchia cho thành lập tòa án với sự cộng tác của Liên Hiệp Quốc. Sau khi Pol Pot và Ta Mok qua đời, hàng lãnh đạo Khmer Đỏ bị tù gồm có Nuon Chea, vợ là Ieng Thirith và ông Duch. Phiên tòa đầu tiên được triệu tập ngày 17 tháng 2 năm 2009. Họ bị kết án là đã phạm các tội chống lại nhân loại, các tội chiến tranh, phá hoại tài sản văn hóa, các tội phạm chống lại giới chức ngoại giao quốc tế, tra tấn và bách hại tôn giáo.
Tại Choeung Ek du khách có thể thăm các hố chôn tập thể. Sọ của các nạn nhân đựơc đem từ nhà tù S21 tới đây được chất đống cao trong một cái tháp bằng kính. Nơi nhiều sọ người ta còn trông thấy vết đạn bắn thủng, các sọ khác thì có vết bị đánh bể. Trong trại tù S21 có một tấm hình trắng đen của ông Kaing Guek Eav, tức Duch, giám đốc nhà tù, một cựu giáo sư biến thành kẻ giết người.
Theo ông Chea Mony, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân tự do, vụ xử án xảy ra trong một nước Campuchia hoàn toàn khác biệt với nước Campuchia của người Khmer Đỏ cách đây hơn 30 năm. Nhưng nó là một nước chưa có khả năng bước vào con đường phát triển quân bình. Các vết thương cũ đã được thắng vượt trong qua khứ, nay lại trở về đầy tràn trong cuộc sống của người dân: nạn gian tham hối lộ, mại dâm trẻ em, giết người, trộm cắp các tác phẩm nghệ thuật, nghiện ngập ma túy, buôn bán khí giới... Tất cả đã đưa một lớp người không đáng tin cậy lên hàng lãnh đạo. Họ nói đến luân lý, công bằng, và sự tái sinh của dân tộc Khmer, nhưng bệnh liệt kháng lan tràn khủng khiếp, ma túy được buôn bán tự do, các bé gái 7, 8 tuổi bị bán để mua dâm cho những tay kinh doanh và người giầu. Quốc Hội là một nơi người ta nhận hối lộ và chia chác quyền bính. Từ năm 1979 tới nay chính quyền vẫn luôn luôn nằm trong tay của một người duy nhất là ông Hun Sen, cựu thành viên Khmer Đỏ, cùng với nguyên hoàng thân Norodom Sihanouk, là đồng minh của ông Pol Pot từ năm 1970.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Vann Nath, một trong 4 nạn nhân còn sống sót của trại tù ”S21”.
Hỏi: Thưa ông Vann Nath, ông đã bị Khmer Đỏ bắt khi nào và tại sao lại bị bắt?
Đáp: Tôi đã bị bắt vào cuối năm 1977, một cách chính thức vì đã xúc phạm đến Angkar, là đảng cộng sản cầm quyền. Tôi nhớ là trong nhiều tuần liên tiếp tôi đã duyệt xét lại từng lời nói cử chỉ của mình để xem mình bị bắt vì tội gì, nhưng tôi đã không tìm ra lầm lỗi nào. Tôi đã là một họa sĩ và chắc chắn điều này đã đủ để bị xếp vào loại kẻ thù khả thể của nhân dân.
Hỏi: Trong số 196 nhà tù tại Campuchia dân chủ, trại tù S21 là trại tù đã có nhiều nạn nhân nhất. Ai vào đó thì chỉ có chết chứ không có ngày ra. Thế mà tại sao ông lại đã có thể sống sót. Cái gì đã cứu ông khỏi chết?
Đáp: Chính ông Pol Pot đã cứu tôi. Vâng, thật thế, chính ông Pol Pot đã khiến cho tôi thoát chết một cách gián tiếp. Ông Duch đã chú ý đến khả năng vẽ khéo léo của tôi, và ông Nuon Chea là lãnh tụ thứ hai của Khmer Đỏ đã ra lệnh cho tôi xây một đài kỷ niệm Pol Pot tiến bước trước một đoàn người cách mạng. Đáng lý ra nó đã phải được xây tại Wat Phnom, là đền thờ cổ trên đồi Phnom Penh. Nhưng trong khi chờ đợi thì tôi phải vẽ các bức chân dung của ông Pol Pot. Tôi đã không bao giờ trông thấy Pol Pot, mà chỉ thấy hình của ông ta thôi.
Hỏi: Chế độ tù đầy đã luôn luôn tàn bạo như thế hay sao?
Đáp: Không, vào cuối năm 1978 các điều kiện trong tù tự nhiên trở thành đễ thở hơn, và hầu như không còn có cảnh tra tấn các tù nhân nữa. Lính canh tù cũng tỏ ra lịch sự hơn. Tôi nghĩ là giới lãnh đạo của Khmer Đỏ đã nhận thấy chiến tranh với Việt Nam sắp xảy ra, nên tìm sự yểm trợ của nước ngoài.
Hỏi: Sau khi được ra khỏi tù, ông đã bắt đầu vẽ các cảnh tả lại cuộc sống thường ngày trong tù. Ông có phải là chứng nhân của tất cả những gì mà các bức tranh diễn tả hay không?
Đáp: Đa số các cảnh tôi vẽ tôi đều đã chứng kiến một cách trực tiếp: người tù nằm dài và bị xiềng xích, những người kiệt lực và đói khát, những người bị rút móng chân móng tay trong các cuộc hỏi cung, những vết bị rắn cắn hay bọ cạp cắn, bị điện giật vv... Tôi đã nghe các tiếng thét đớn đau của các tù nhân, tiếng khóc của các trẻ sơ sinh và mẹ của các em. Tôi đã trông thấy các tù nhân bị đẩy lên xe camion và chở đi Choeung Ek, và các xe đã trở về trống không, và chúng tôi tất cả đều hiểu họ đã kết thúc ra sao. Có những cảnh khác tôi vẽ theo lời kể của các tù nhân còn sống sót, như bức tranh vẽ một tên lính Khmer Đỏ giết một em bé sơ sinh, bằng cách quật em vào một thân cây.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng mình khách quan trong các bức tranh không, hay một cách nào đó đã trình bày với mục đích tố cáo các tội phạm ấy?
Đáp: Đây là câu hỏi mà tôi tiếp tục đưa ra cho chính mình: Tôi có ”liêm chính” khi vẽ các cảnh đó không? Tôi không biết. Nhưng đối với những gì tôi đã chứng kiến, thì tôi tin là mình khách quan, vì tôi đã chỉ vẽ những gì tôi trông thấy.
Hỏi: Ông có bao giờ gặp lại các lính canh tù ngày xưa không?
Đáp: Có. Tôi đã gặp ông Him Huy. Anh ta đã nói với tôi rằng nếu anh đã không thì hành những gì anh được lệnh thi hành, thì chính anh đã bị giết rồi. Nhưng tôi nhớ là tôi đã không trông thấy trong đôi mắt của anh ta một sự xót thương nào đối với các tù nhân bị anh ta tra tấn.
Hỏi: Tháng vừa qua tòa án đã bắt đầu các vụ xử các người lãnh đạo của Đảng Campuchia dân chủ thuộc lực lượng Khmer Đỏ. Khi trông thấy ông Duch là cựu giám đốc nhà tù S21 đàng sau chấn song, ông đã có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi đã không cảm thấy hận thù, hay ước muốn trả đũa. Tôi chỉ muốn hiểu hệ thống máy móc nào đã sản xuất ra một chế độ tàn bạo đến như vậy, một sự thù ghét dữ dằn chống lại một kẻ thù tưởng tượng như thế. Tôi muốn hiểu tại sao, chứ tôi không muốn báo thù. Tôi nghĩ là mình có quyền có một lời giải thích. Đối với tôi cả sự kiện họ bị kết án cũng không quan trọng. Tôi thì tôi sẽ để cho họ sống, miễn là họ giải thích cho tôi tất cả những điều đó. Tôi muốn rằng các thế hệ tương lai không bị tiêm nhiễm các lệch lạc nguy hiểm này. Nhưng cần phải có câu trả lời. Nếu vụ xử án chỉ giới hạn ở việc kết án không thôi, thì tất cả đều vô ích.
(Avvenire 19-3-2009)
Ngày 30-3-2008 tòa án thủ đô Phnom Penh đã bắt đầu vụ xử ông Kaing Guek Eav, biệt danh là ”Duch”, về các tội phạm chống lại nhân loại, giết người và tra tấn. Ông Duch là một trong năm người thuộc lực lượng Khmer Đỏ bị điều tra bởi tòa án đặc biệt của Campuchia, được Liên Hiệp Quốc thừa nhận. Ông đã chấp nhận các tội của mình, nhưng vẫn nói là đã chỉ thi hành lệnh trên.
Tội ác diệt chủng của cộng sản Pol Pot |
Trong số khoảng 500 người tham dự vụ xử án từ một phòng có kính chắn dầy cũng có 3 cựu tù nhân trong số 9 người đã bị nhốt trong nhà tù ”S21”. Trạng sư bào chữa cho ông ”Duch” nói rằng ông muốn xin lỗi về tất cả những gì ông đã làm trong qúa khứ.
Ông Kaing Guek Eav, tức ông Duch năm nay 66 tuổi, đã bị bắt hồi năm 1999 sau khi bị một nhà báo nhận diện. Tuy không phải là một trong các nhân vật chóp bu của lực lượng Khmer Đỏ, nhưng cùng với Nuon Chea, Ieng Thirith và Ieng Sary ông thuộc nhóm người còn lại trong lực lượng hàng chục ngàn Khmer Đỏ đã tiến vào chiếm đóng thủ đô Phnom Penh ngày 15 tháng 4 năm 1975. Chỉ trong hơn 3 năm rưỡi quân Khmer Đỏ đã tàn sát gần 2 triệu người dân Campuchia, bắng cách bắn vào đầu, đập vỡ sọ, chặt đầu hay để cho họ chết vì đói khát, bệnh tật và lao động khổ sai, theo chính sách mao trạch đông cuồng tín, muốn xóa bỏ hết để xây dựng một quốc gia mới. Biến cố Việt Nam chiếm đóng Camphuchia sau đó đã kết thúc cuộc diệt chủng kinh hoàng này tại vùng Đông Nam Á trong thế kỷ XX. Lực lượng Khemer Đỏ tiếp tục chiến đấu cho tới khi Pol Pot qua đời năm 1998 và sau đó tan rã. Cho đến nay ông Duch đã là người Khmer Đỏ duy nhất phải ra trước tòa án.
Lich sử vụ xử án chống lại giới lãnh đạo lực lượng Khmer Đỏ đã bắt đầu hồi năm 1997, khi Liên Hiệp Quốc đồng ý trợ giúp Campuchia thành lập một toà án quốc tế để xử các tay tội phạm Khmer Đỏ. Nhưng Hoàng thân Norodom Sihanouk và chính quyền của tướng Hun Sen đã tìm mọi cách ngăn cản tiến trình. Lý do là vì nhiều nhân vật trong chính quyền của ông Hun Sen và chính ông Hun Sen cũng đã từng là thành viên của lực lượng Khmer Đỏ. Ông Ieng Sary đã được chính quyền tha khỏi phải xử án.
Quân đội của chính quyền do ông Hun Sen lãnh đạo đã mở cuộc tấn công và tiêu diệt được lực lượng Khmer Đỏ. Ông Hun Sen hy vọng cộng đồng quốc tế quên vụ xử án, nhưng dư luận thế giới đã tiếp tục đòi hỏi công lý cho 2 triệu nạn nhân và đất nước Campuchia. Trước áp lực quốc tế tháng 6 năm 2007 chính quyền Campuchia cho thành lập tòa án với sự cộng tác của Liên Hiệp Quốc. Sau khi Pol Pot và Ta Mok qua đời, hàng lãnh đạo Khmer Đỏ bị tù gồm có Nuon Chea, vợ là Ieng Thirith và ông Duch. Phiên tòa đầu tiên được triệu tập ngày 17 tháng 2 năm 2009. Họ bị kết án là đã phạm các tội chống lại nhân loại, các tội chiến tranh, phá hoại tài sản văn hóa, các tội phạm chống lại giới chức ngoại giao quốc tế, tra tấn và bách hại tôn giáo.
Tại Choeung Ek du khách có thể thăm các hố chôn tập thể. Sọ của các nạn nhân đựơc đem từ nhà tù S21 tới đây được chất đống cao trong một cái tháp bằng kính. Nơi nhiều sọ người ta còn trông thấy vết đạn bắn thủng, các sọ khác thì có vết bị đánh bể. Trong trại tù S21 có một tấm hình trắng đen của ông Kaing Guek Eav, tức Duch, giám đốc nhà tù, một cựu giáo sư biến thành kẻ giết người.
Theo ông Chea Mony, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân tự do, vụ xử án xảy ra trong một nước Campuchia hoàn toàn khác biệt với nước Campuchia của người Khmer Đỏ cách đây hơn 30 năm. Nhưng nó là một nước chưa có khả năng bước vào con đường phát triển quân bình. Các vết thương cũ đã được thắng vượt trong qua khứ, nay lại trở về đầy tràn trong cuộc sống của người dân: nạn gian tham hối lộ, mại dâm trẻ em, giết người, trộm cắp các tác phẩm nghệ thuật, nghiện ngập ma túy, buôn bán khí giới... Tất cả đã đưa một lớp người không đáng tin cậy lên hàng lãnh đạo. Họ nói đến luân lý, công bằng, và sự tái sinh của dân tộc Khmer, nhưng bệnh liệt kháng lan tràn khủng khiếp, ma túy được buôn bán tự do, các bé gái 7, 8 tuổi bị bán để mua dâm cho những tay kinh doanh và người giầu. Quốc Hội là một nơi người ta nhận hối lộ và chia chác quyền bính. Từ năm 1979 tới nay chính quyền vẫn luôn luôn nằm trong tay của một người duy nhất là ông Hun Sen, cựu thành viên Khmer Đỏ, cùng với nguyên hoàng thân Norodom Sihanouk, là đồng minh của ông Pol Pot từ năm 1970.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Vann Nath, một trong 4 nạn nhân còn sống sót của trại tù ”S21”.
Hỏi: Thưa ông Vann Nath, ông đã bị Khmer Đỏ bắt khi nào và tại sao lại bị bắt?
Đáp: Tôi đã bị bắt vào cuối năm 1977, một cách chính thức vì đã xúc phạm đến Angkar, là đảng cộng sản cầm quyền. Tôi nhớ là trong nhiều tuần liên tiếp tôi đã duyệt xét lại từng lời nói cử chỉ của mình để xem mình bị bắt vì tội gì, nhưng tôi đã không tìm ra lầm lỗi nào. Tôi đã là một họa sĩ và chắc chắn điều này đã đủ để bị xếp vào loại kẻ thù khả thể của nhân dân.
Hỏi: Trong số 196 nhà tù tại Campuchia dân chủ, trại tù S21 là trại tù đã có nhiều nạn nhân nhất. Ai vào đó thì chỉ có chết chứ không có ngày ra. Thế mà tại sao ông lại đã có thể sống sót. Cái gì đã cứu ông khỏi chết?
Đáp: Chính ông Pol Pot đã cứu tôi. Vâng, thật thế, chính ông Pol Pot đã khiến cho tôi thoát chết một cách gián tiếp. Ông Duch đã chú ý đến khả năng vẽ khéo léo của tôi, và ông Nuon Chea là lãnh tụ thứ hai của Khmer Đỏ đã ra lệnh cho tôi xây một đài kỷ niệm Pol Pot tiến bước trước một đoàn người cách mạng. Đáng lý ra nó đã phải được xây tại Wat Phnom, là đền thờ cổ trên đồi Phnom Penh. Nhưng trong khi chờ đợi thì tôi phải vẽ các bức chân dung của ông Pol Pot. Tôi đã không bao giờ trông thấy Pol Pot, mà chỉ thấy hình của ông ta thôi.
Hỏi: Chế độ tù đầy đã luôn luôn tàn bạo như thế hay sao?
Đáp: Không, vào cuối năm 1978 các điều kiện trong tù tự nhiên trở thành đễ thở hơn, và hầu như không còn có cảnh tra tấn các tù nhân nữa. Lính canh tù cũng tỏ ra lịch sự hơn. Tôi nghĩ là giới lãnh đạo của Khmer Đỏ đã nhận thấy chiến tranh với Việt Nam sắp xảy ra, nên tìm sự yểm trợ của nước ngoài.
Hỏi: Sau khi được ra khỏi tù, ông đã bắt đầu vẽ các cảnh tả lại cuộc sống thường ngày trong tù. Ông có phải là chứng nhân của tất cả những gì mà các bức tranh diễn tả hay không?
Đáp: Đa số các cảnh tôi vẽ tôi đều đã chứng kiến một cách trực tiếp: người tù nằm dài và bị xiềng xích, những người kiệt lực và đói khát, những người bị rút móng chân móng tay trong các cuộc hỏi cung, những vết bị rắn cắn hay bọ cạp cắn, bị điện giật vv... Tôi đã nghe các tiếng thét đớn đau của các tù nhân, tiếng khóc của các trẻ sơ sinh và mẹ của các em. Tôi đã trông thấy các tù nhân bị đẩy lên xe camion và chở đi Choeung Ek, và các xe đã trở về trống không, và chúng tôi tất cả đều hiểu họ đã kết thúc ra sao. Có những cảnh khác tôi vẽ theo lời kể của các tù nhân còn sống sót, như bức tranh vẽ một tên lính Khmer Đỏ giết một em bé sơ sinh, bằng cách quật em vào một thân cây.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng mình khách quan trong các bức tranh không, hay một cách nào đó đã trình bày với mục đích tố cáo các tội phạm ấy?
Đáp: Đây là câu hỏi mà tôi tiếp tục đưa ra cho chính mình: Tôi có ”liêm chính” khi vẽ các cảnh đó không? Tôi không biết. Nhưng đối với những gì tôi đã chứng kiến, thì tôi tin là mình khách quan, vì tôi đã chỉ vẽ những gì tôi trông thấy.
Hỏi: Ông có bao giờ gặp lại các lính canh tù ngày xưa không?
Đáp: Có. Tôi đã gặp ông Him Huy. Anh ta đã nói với tôi rằng nếu anh đã không thì hành những gì anh được lệnh thi hành, thì chính anh đã bị giết rồi. Nhưng tôi nhớ là tôi đã không trông thấy trong đôi mắt của anh ta một sự xót thương nào đối với các tù nhân bị anh ta tra tấn.
Hỏi: Tháng vừa qua tòa án đã bắt đầu các vụ xử các người lãnh đạo của Đảng Campuchia dân chủ thuộc lực lượng Khmer Đỏ. Khi trông thấy ông Duch là cựu giám đốc nhà tù S21 đàng sau chấn song, ông đã có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi đã không cảm thấy hận thù, hay ước muốn trả đũa. Tôi chỉ muốn hiểu hệ thống máy móc nào đã sản xuất ra một chế độ tàn bạo đến như vậy, một sự thù ghét dữ dằn chống lại một kẻ thù tưởng tượng như thế. Tôi muốn hiểu tại sao, chứ tôi không muốn báo thù. Tôi nghĩ là mình có quyền có một lời giải thích. Đối với tôi cả sự kiện họ bị kết án cũng không quan trọng. Tôi thì tôi sẽ để cho họ sống, miễn là họ giải thích cho tôi tất cả những điều đó. Tôi muốn rằng các thế hệ tương lai không bị tiêm nhiễm các lệch lạc nguy hiểm này. Nhưng cần phải có câu trả lời. Nếu vụ xử án chỉ giới hạn ở việc kết án không thôi, thì tất cả đều vô ích.
(Avvenire 19-3-2009)