NĂM THÁNH AN TÔN – SỐNG TINH THẦN BÁC ÁI
Có lẽ tâm tình cao quý nhất đối với con người khi xử sự với người khác, với đồng loại, đó là biết chia sẻ những gì mình có.
Người ta có thể chia sẻ với người khác tiền bạc, thời giờ, tài năng, tình thương, kiến thức, dưới muôn vàn hình thức khác nhau, vì xung quanh ta biết bao người đang cần đến sự lưu tâm giúp đỡ của ta, nhờ đó xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn.
Tâm lý chung của con người là thích thu vén, tích trữ những gì mình có, nhất là tiền bạc, tài sản, để phục vụ cho bản thân và gia đình mình. Hẹp cho mình, rộng cho người thật khó. Từ đó, người đời thường có tâm trạng quý trọng những người giàu có và coi thường những kẻ nghèo khổ. Có ý kiến “nếu Thiên Chúa chỉ dạy mến Chúa thì hay quá! Nhưng Ngài thêm luật yêu người, cũng trọng bằng luật mến Chúa thì thực là vô cùng rắc rối, phức tạp cho nhiều người”(Đường Hy Vọng-ĐHY F.x Nguyễn Văn Thuận); Có người vì yếu đuối dễ dàng tự mâu thuẫn với chính mình như Thánh Phaolô đã tự thú: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7, 19). Vì thế, bao lâu chưa đổi mới được cái nhìn để nhận ra người khác chính là Đức Giêsu, người Kitô hữu không thể cho đi tất cả mọi người một cách chân thành như Chúa Giêsu đã yêu. Một tình yêu không cân-đo-đong-đếm…
Trong sách Kinh Lễ, Đức Khổng Tử đã nói đến tâm lý trọng giàu khinh nghèo này như sau: “Bần cư trung thị vô nhân vấn; Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” nghĩa là người nghèo ngồi ngay giữa chợ cũng không ai thèm hỏi. Trái lại, người giàu sống trong rừng sâu vẫn có người cất công đến hỏi thăm. Thánh An tôn Trại Gáo-(một nơi chẳng phải là sang trọng như phồn hoa đô thị mà là nơi đồi cao âm u rậm rạp) của chúng ta là vị Thánh giàu có. Tại sao vậy? thưa là vì Ngài đã sống, hành động và tin tưởng tuyệt đối nơi Chúa-Đấng có thể ban tất cả cho những ai nhờ Ngài kêu xin. Dẫu cho những người đến cầu xin thuộc màu da, chủng tộc hay địa vị nào, Ngài cũng chẳng phân biệt, vì Thầy Chí Thánh của mình đã vì yêu mà không tính toán thiệt hơn, thậm chí đến hy sinh cả mạng sống mình cho nhân loại.
Nguyên nhân chính làm cho con người không biết hay không muốn chia sẻ vẫn là lòng tham không đáy và sự ích kỷ của mình. Có lẽ nhân loại không chết vì đói cho bằng chết vì thiếu tình thương. Người đang chờ chết vì đói cũng là người đang chờ nghĩa cử yêu thương của đồng loại. Người sống dư dật nhưng không biết chia sẻ cũng là người đang chết dần chết mòn trong ích kỷ. Câu trả lời của Chúa khi ma quỷ cám dỗ về miếng ăn trong hoang địa: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời Thiên Chúa phán ra”(Mt 4, 4). Lời của Thiên Chúa là tình thương. Con người cần cơm bánh để sống, nhưng con người cũng cần tình thương để tồn tại. Kẻ đón nhận tình thương cũng được sống. Do đó, lời tâm niệm mà mỗi chúng ta nói với chính mình: “để được sống, tôi cần phải làm cho người khác được sống”. Đó là mục đích cuộc sống thực của ta; Là tinh thần biết chia sẽ với với người khác; Là hạnh phúc thật; Là câu trả lời cho câu hỏi muôn đời: Hạnh phúc là gì?. Người này cho rằng hạnh phúc là “một mẫu bánh mỳ con nhúng sữa”. Với người khác lại là “ Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu?” (Tế Xương). Với người kia thì quan niệm “Một ngụm nước mát đối với kẻ đang chết khát”(Nam Cao), đó không đơn thuần là sự thỏa mãn, mà chính là hạnh phúc. Vì thế, dửng dưng trước những đau khổ của người khác không còn là thái độ vô thưởng vô phạt mà chính là một hành động tội ác.
Điều thê thảm nhất trong xã hội hôm nay là sự phá sản của tình thương nhân loại, kéo theo sự khánh tận của lương tâm con người. Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, nhân loại thường chứng kiến biết bao thảm kịch, bao đau thương thống khổ của đồng loại với một thái độ phó mặc, bất lực hoặc đầu hàng câm nín. Thậm chí con người dường như đang đứng trên bờ vực thẳm của cái chết bởi vũ khí hạt nhân, chiến tranh, khủng bố, bắt nguồn từ dư âm rùng rợn của Hitle(Phát xít), của Pônpôt(Khơ me đỏ)…chưa kể đến sự lủng đoạn về luân lí như bóp méo sự thật, lừa đảo trắng trợn…Phải chăng sự khánh kiệt tình thương nhân loại bắt nguồn từ ngay chính sự phá sản của lương tâm, của tình thương mỗi cá nhân. Đó là cái chết ngạt của tâm hồn. Đó là “văn minh của sự chết”( Gioan Phaolô II).
Con người thời đại ngày nay đề cao giàu sang, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, như là tiêu chuẩn để có được cuộc sống hạnh phúc; nên nhiều người trong chúng ta không còn xem sứ điệp yêu thương, tha thứ, chia sẽ của Chúa là điều thiết yếu, hoặc chỉ xem đó như là những quan niệm đẹp của một thời xa xưa, nhưng không còn phù hợp với thế giới văn minh hiện nay. Chúng ta dễ bị thu hút, hoặc cố tình dễ bị lôi kéo vào những giá trị mới do thế giới ngày nay đặt ra và đồng hóa những giá trị ngày nay với sứ điệp của Tin Mừng. Một ví dụ điển hình như việc viện trợ giúp các nước nghèo. Nhiều người xem đây là “chiêu thức”, là hình thức bóc lột tinh vi của các nước giàu có. Không đâu xa, ngay tại quê hương chúng ta, cũng không ít người hiểu sai lạc về điều này, họ có thể nghĩ “ mình đâu có gì mà giúp, mình giúp người ta thì ai giúp mình…”. Chúa Giêsu tiếp tục thách đố và mời gọi chúng ta theo cách thức của Ngài. Cách thức mà ngay từ khởi đầu cuộc sống công khai, Ngài bày tỏ qua lời Tiên tri Isaia: “ Thánh Thần ngự xuống trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mùng cho người nghèo khó”( Lc: 4, 18-19).
Thật có lý khi lời của một vị Linh mục nhận định: “Văn minh không phải ngồi máy bay, khám phá vũ trụ, chế tạo bom nguyên tử mà văn minh là biết cư xử có tình người với nhau”. Sự phá sản tình thương đồng lọai không xảy đến dồn dập kinh thiên động địa như trận động đất kinh hoàng giết người tại Kobé, như cơn bão Catina ở Misticipi, như vụ sóng thần ở Inđônêxia, như trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) gần đây, mà chúng bắt đầu từ từ, từng bước âm thầm len lỏi, khởi đầu từ những hành vi bủn xỉn nhỏ nhặt, hay những thái độ trốn tránh trách nhiệm, để cuối cùng thu mình lại như con ốc của ích kỷ. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “chắp tay lại thì hay, nhưng mở tay ra lại càng hay hơn”.
Chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới mà ai cũng sống ích kỷ, chỉ biết có mình và gia đình mình, không bao giờ ngó ngàng đến những thống khổ của người khác. Thế giới ích kỷ đó sẽ đi về đâu? Tại sao mình biết chạy đến cầu cứu với Thánh An tôn mà không biết chia sẽ cái mà mình nhận được?. “Lời chứng” đã quan trọng, nhưng “đời chứng” còn quan trọng hơn. Tôi thiết nghĩ, những phép lạ chúng ta chứng kiến hay cảm nhận được bởi quyền năng của Thiên Chúa, có thể nảy ra trong chúng ta sự kính phục, có khi sợ hãi, xúc động như một trò ma thuật, ảo thuật. Đúng, nhưng phép lạ còn một mục đích khác, đó là “sự quy tụ con cái lại trong hiệp nhất và yêu thương của Đấng Tạo Hóa”. Có người “ghiền” phép lạ, hễ nghe ai nói chưa rõ đầu đuôi như thế nào, liền hấp tấp, chạy đôn đáo, hớt hơ hớt hải đến để nhìn, để tò mò như lạ lẫm; Có người nghi ngờ hoặc dửng dưng; Có người kêu la hay vui mừng; Nhưng cũng có không ít kẻ đứng im lặng một cách khó hiểu; Hoặc có khi vì chạy đến xin ơn lạ với một vị Thánh nào đó, mà người ta quên mất Chúa là Đấng ban ơn v.v.v… còn nhiều cách nhìn nhận khác nữa. Ai đâu biết rằng phép lạ lớn nhất mà mỗi cá nhân cảm nhận hằng ngày, là sống dồi dào trong ơn nghĩa của Chúa, được làm con Chúa trong yêu thương qua sự bảo trợ của Mẹ Maria cùng Thiên Thần và các Thánh của Ngài, biết yêu thương và được thương yêu là một ân huệ lớn lao mà các thụ tạo khác không có được. Cho anh chị em xung quanh một nụ cười, một nụ cười không phải cười cho sự trơ tráo của cuộc đời mà cười với Hồng Ân trong thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô là Đầu, mà chúng ta là chi thể của Ngài. Tặng nhau một món quà nhỏ có ý nghĩa gấp bội trước Nhan Chúa. Nếu thế giới chúng ta đang sống không có những người biết quên mình vì người khác, không có ai giúp đỡ và hy sinh cho ai, thì đó là một thế giới chết lịm. Một thế giới mà không có những bàn tay đưa ra để chia sẻ, để đỡ nâng. Một thế giới không có lòng nhân hậu, vị tha. Một thế giới không có những người thiện nguyện đem an ủi, hạnh phúc cho người khác, thì quả thực đó là một thế giới đáng nguyền rủa.
Ai cũng có thể làm một cái gì để nâng đỡ người đồng loại, đồng bào của mình. Không có tiền bạc, của cải, ta hãy chia sớt cho người khác chút ít thời giờ của ta. Không có tiền bạc, của cải, ta hãy góp chút hy sinh cho người khác bằng kiến thức, tài năng của mình. Không một người nào nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác, vì ai cũng có thể chia sẻ cho tha nhân tình thương của mình, như thành ngữ “Ai cho nhanh cho bằng hai”. Vâng! Chúa sẽ trả công cho kẻ đó bằng giá máu cứu độ của Ngài, bằng “Ngân Hàng Tình Thương: Nước Trời”. Ngày nào Chúa Giêsu chưa xuống khỏi Thập giá, ngày đó Ngài đã, đang và sẽ mời gọi chúng ta nỗ lực không ngừng trong sự hiến mình vì anh em. Và chung cuộc, Chúa cũng chỉ trả lời chúng ta một câu thôi “Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy lĩnh lấy làm cơ nghiệp Nước đã dọn cho các ngươi từ tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, ta mình trần, các ngươi đã cho ta mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, ta ở tù, các ngươi đã đến với Ta” (Mt 25, 34-36). Chúa phán xét về đức ái, không phải về các thành công vĩ đại của ta.
Trong tâm tình của Mùa Chay hòa chung với “Năm Thánh kính Thánh An Tôn Trại Gáo” năm nay, Giáo hội nhắc nhở chúng ta hãy “NỘI QUAN”, nghĩa là hãy nhìn vào chính mình để rồi có cái nhìn nhân ái với anh em. Cùng nhau thi hành ý Chúa là ước ao đi vào hành động, là hiệu quả tấm lòng mà Thiên Chúa nhìn thấy. Nguyện xin, Mẹ Maria, các Thánh, nhất là Thánh Cả An tôn cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng ta đứng vững trên lý tưởng, biết cách nuôi dưỡng lý tưởng, và cương quyết sống lý tưởng đó trong TIN YÊU-VUI MẦNG-VÀ HY VỌNG.
Có lẽ tâm tình cao quý nhất đối với con người khi xử sự với người khác, với đồng loại, đó là biết chia sẻ những gì mình có.
Người ta có thể chia sẻ với người khác tiền bạc, thời giờ, tài năng, tình thương, kiến thức, dưới muôn vàn hình thức khác nhau, vì xung quanh ta biết bao người đang cần đến sự lưu tâm giúp đỡ của ta, nhờ đó xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn.
Tâm lý chung của con người là thích thu vén, tích trữ những gì mình có, nhất là tiền bạc, tài sản, để phục vụ cho bản thân và gia đình mình. Hẹp cho mình, rộng cho người thật khó. Từ đó, người đời thường có tâm trạng quý trọng những người giàu có và coi thường những kẻ nghèo khổ. Có ý kiến “nếu Thiên Chúa chỉ dạy mến Chúa thì hay quá! Nhưng Ngài thêm luật yêu người, cũng trọng bằng luật mến Chúa thì thực là vô cùng rắc rối, phức tạp cho nhiều người”(Đường Hy Vọng-ĐHY F.x Nguyễn Văn Thuận); Có người vì yếu đuối dễ dàng tự mâu thuẫn với chính mình như Thánh Phaolô đã tự thú: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7, 19). Vì thế, bao lâu chưa đổi mới được cái nhìn để nhận ra người khác chính là Đức Giêsu, người Kitô hữu không thể cho đi tất cả mọi người một cách chân thành như Chúa Giêsu đã yêu. Một tình yêu không cân-đo-đong-đếm…
Trong sách Kinh Lễ, Đức Khổng Tử đã nói đến tâm lý trọng giàu khinh nghèo này như sau: “Bần cư trung thị vô nhân vấn; Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” nghĩa là người nghèo ngồi ngay giữa chợ cũng không ai thèm hỏi. Trái lại, người giàu sống trong rừng sâu vẫn có người cất công đến hỏi thăm. Thánh An tôn Trại Gáo-(một nơi chẳng phải là sang trọng như phồn hoa đô thị mà là nơi đồi cao âm u rậm rạp) của chúng ta là vị Thánh giàu có. Tại sao vậy? thưa là vì Ngài đã sống, hành động và tin tưởng tuyệt đối nơi Chúa-Đấng có thể ban tất cả cho những ai nhờ Ngài kêu xin. Dẫu cho những người đến cầu xin thuộc màu da, chủng tộc hay địa vị nào, Ngài cũng chẳng phân biệt, vì Thầy Chí Thánh của mình đã vì yêu mà không tính toán thiệt hơn, thậm chí đến hy sinh cả mạng sống mình cho nhân loại.
Nguyên nhân chính làm cho con người không biết hay không muốn chia sẻ vẫn là lòng tham không đáy và sự ích kỷ của mình. Có lẽ nhân loại không chết vì đói cho bằng chết vì thiếu tình thương. Người đang chờ chết vì đói cũng là người đang chờ nghĩa cử yêu thương của đồng loại. Người sống dư dật nhưng không biết chia sẻ cũng là người đang chết dần chết mòn trong ích kỷ. Câu trả lời của Chúa khi ma quỷ cám dỗ về miếng ăn trong hoang địa: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời Thiên Chúa phán ra”(Mt 4, 4). Lời của Thiên Chúa là tình thương. Con người cần cơm bánh để sống, nhưng con người cũng cần tình thương để tồn tại. Kẻ đón nhận tình thương cũng được sống. Do đó, lời tâm niệm mà mỗi chúng ta nói với chính mình: “để được sống, tôi cần phải làm cho người khác được sống”. Đó là mục đích cuộc sống thực của ta; Là tinh thần biết chia sẽ với với người khác; Là hạnh phúc thật; Là câu trả lời cho câu hỏi muôn đời: Hạnh phúc là gì?. Người này cho rằng hạnh phúc là “một mẫu bánh mỳ con nhúng sữa”. Với người khác lại là “ Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu?” (Tế Xương). Với người kia thì quan niệm “Một ngụm nước mát đối với kẻ đang chết khát”(Nam Cao), đó không đơn thuần là sự thỏa mãn, mà chính là hạnh phúc. Vì thế, dửng dưng trước những đau khổ của người khác không còn là thái độ vô thưởng vô phạt mà chính là một hành động tội ác.
Điều thê thảm nhất trong xã hội hôm nay là sự phá sản của tình thương nhân loại, kéo theo sự khánh tận của lương tâm con người. Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, nhân loại thường chứng kiến biết bao thảm kịch, bao đau thương thống khổ của đồng loại với một thái độ phó mặc, bất lực hoặc đầu hàng câm nín. Thậm chí con người dường như đang đứng trên bờ vực thẳm của cái chết bởi vũ khí hạt nhân, chiến tranh, khủng bố, bắt nguồn từ dư âm rùng rợn của Hitle(Phát xít), của Pônpôt(Khơ me đỏ)…chưa kể đến sự lủng đoạn về luân lí như bóp méo sự thật, lừa đảo trắng trợn…Phải chăng sự khánh kiệt tình thương nhân loại bắt nguồn từ ngay chính sự phá sản của lương tâm, của tình thương mỗi cá nhân. Đó là cái chết ngạt của tâm hồn. Đó là “văn minh của sự chết”( Gioan Phaolô II).
Con người thời đại ngày nay đề cao giàu sang, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, như là tiêu chuẩn để có được cuộc sống hạnh phúc; nên nhiều người trong chúng ta không còn xem sứ điệp yêu thương, tha thứ, chia sẽ của Chúa là điều thiết yếu, hoặc chỉ xem đó như là những quan niệm đẹp của một thời xa xưa, nhưng không còn phù hợp với thế giới văn minh hiện nay. Chúng ta dễ bị thu hút, hoặc cố tình dễ bị lôi kéo vào những giá trị mới do thế giới ngày nay đặt ra và đồng hóa những giá trị ngày nay với sứ điệp của Tin Mừng. Một ví dụ điển hình như việc viện trợ giúp các nước nghèo. Nhiều người xem đây là “chiêu thức”, là hình thức bóc lột tinh vi của các nước giàu có. Không đâu xa, ngay tại quê hương chúng ta, cũng không ít người hiểu sai lạc về điều này, họ có thể nghĩ “ mình đâu có gì mà giúp, mình giúp người ta thì ai giúp mình…”. Chúa Giêsu tiếp tục thách đố và mời gọi chúng ta theo cách thức của Ngài. Cách thức mà ngay từ khởi đầu cuộc sống công khai, Ngài bày tỏ qua lời Tiên tri Isaia: “ Thánh Thần ngự xuống trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mùng cho người nghèo khó”( Lc: 4, 18-19).
Thật có lý khi lời của một vị Linh mục nhận định: “Văn minh không phải ngồi máy bay, khám phá vũ trụ, chế tạo bom nguyên tử mà văn minh là biết cư xử có tình người với nhau”. Sự phá sản tình thương đồng lọai không xảy đến dồn dập kinh thiên động địa như trận động đất kinh hoàng giết người tại Kobé, như cơn bão Catina ở Misticipi, như vụ sóng thần ở Inđônêxia, như trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) gần đây, mà chúng bắt đầu từ từ, từng bước âm thầm len lỏi, khởi đầu từ những hành vi bủn xỉn nhỏ nhặt, hay những thái độ trốn tránh trách nhiệm, để cuối cùng thu mình lại như con ốc của ích kỷ. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “chắp tay lại thì hay, nhưng mở tay ra lại càng hay hơn”.
Chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới mà ai cũng sống ích kỷ, chỉ biết có mình và gia đình mình, không bao giờ ngó ngàng đến những thống khổ của người khác. Thế giới ích kỷ đó sẽ đi về đâu? Tại sao mình biết chạy đến cầu cứu với Thánh An tôn mà không biết chia sẽ cái mà mình nhận được?. “Lời chứng” đã quan trọng, nhưng “đời chứng” còn quan trọng hơn. Tôi thiết nghĩ, những phép lạ chúng ta chứng kiến hay cảm nhận được bởi quyền năng của Thiên Chúa, có thể nảy ra trong chúng ta sự kính phục, có khi sợ hãi, xúc động như một trò ma thuật, ảo thuật. Đúng, nhưng phép lạ còn một mục đích khác, đó là “sự quy tụ con cái lại trong hiệp nhất và yêu thương của Đấng Tạo Hóa”. Có người “ghiền” phép lạ, hễ nghe ai nói chưa rõ đầu đuôi như thế nào, liền hấp tấp, chạy đôn đáo, hớt hơ hớt hải đến để nhìn, để tò mò như lạ lẫm; Có người nghi ngờ hoặc dửng dưng; Có người kêu la hay vui mừng; Nhưng cũng có không ít kẻ đứng im lặng một cách khó hiểu; Hoặc có khi vì chạy đến xin ơn lạ với một vị Thánh nào đó, mà người ta quên mất Chúa là Đấng ban ơn v.v.v… còn nhiều cách nhìn nhận khác nữa. Ai đâu biết rằng phép lạ lớn nhất mà mỗi cá nhân cảm nhận hằng ngày, là sống dồi dào trong ơn nghĩa của Chúa, được làm con Chúa trong yêu thương qua sự bảo trợ của Mẹ Maria cùng Thiên Thần và các Thánh của Ngài, biết yêu thương và được thương yêu là một ân huệ lớn lao mà các thụ tạo khác không có được. Cho anh chị em xung quanh một nụ cười, một nụ cười không phải cười cho sự trơ tráo của cuộc đời mà cười với Hồng Ân trong thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô là Đầu, mà chúng ta là chi thể của Ngài. Tặng nhau một món quà nhỏ có ý nghĩa gấp bội trước Nhan Chúa. Nếu thế giới chúng ta đang sống không có những người biết quên mình vì người khác, không có ai giúp đỡ và hy sinh cho ai, thì đó là một thế giới chết lịm. Một thế giới mà không có những bàn tay đưa ra để chia sẻ, để đỡ nâng. Một thế giới không có lòng nhân hậu, vị tha. Một thế giới không có những người thiện nguyện đem an ủi, hạnh phúc cho người khác, thì quả thực đó là một thế giới đáng nguyền rủa.
Ai cũng có thể làm một cái gì để nâng đỡ người đồng loại, đồng bào của mình. Không có tiền bạc, của cải, ta hãy chia sớt cho người khác chút ít thời giờ của ta. Không có tiền bạc, của cải, ta hãy góp chút hy sinh cho người khác bằng kiến thức, tài năng của mình. Không một người nào nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác, vì ai cũng có thể chia sẻ cho tha nhân tình thương của mình, như thành ngữ “Ai cho nhanh cho bằng hai”. Vâng! Chúa sẽ trả công cho kẻ đó bằng giá máu cứu độ của Ngài, bằng “Ngân Hàng Tình Thương: Nước Trời”. Ngày nào Chúa Giêsu chưa xuống khỏi Thập giá, ngày đó Ngài đã, đang và sẽ mời gọi chúng ta nỗ lực không ngừng trong sự hiến mình vì anh em. Và chung cuộc, Chúa cũng chỉ trả lời chúng ta một câu thôi “Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy lĩnh lấy làm cơ nghiệp Nước đã dọn cho các ngươi từ tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, ta mình trần, các ngươi đã cho ta mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, ta ở tù, các ngươi đã đến với Ta” (Mt 25, 34-36). Chúa phán xét về đức ái, không phải về các thành công vĩ đại của ta.
Trong tâm tình của Mùa Chay hòa chung với “Năm Thánh kính Thánh An Tôn Trại Gáo” năm nay, Giáo hội nhắc nhở chúng ta hãy “NỘI QUAN”, nghĩa là hãy nhìn vào chính mình để rồi có cái nhìn nhân ái với anh em. Cùng nhau thi hành ý Chúa là ước ao đi vào hành động, là hiệu quả tấm lòng mà Thiên Chúa nhìn thấy. Nguyện xin, Mẹ Maria, các Thánh, nhất là Thánh Cả An tôn cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng ta đứng vững trên lý tưởng, biết cách nuôi dưỡng lý tưởng, và cương quyết sống lý tưởng đó trong TIN YÊU-VUI MẦNG-VÀ HY VỌNG.