Luanda- Angola Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã cảnh giác người Công Giáo Phi Châu hãy tẩy trừ lòng tin mê tín đang hoành hành đã khiến nhiều người sống trong sự lo sợ của thần dữ.
Những lời của Đức Thánh Cha đã đánh động đến não trạng Phi Châu khi niềm tin vào ma thuật và phép phù thủy đã đưa đẩy đến sự giết người và kỳ thị nhất là đối với trẻ em.
Trong Thánh Lễ vào ngày thứ Bảy 21/3 tại Luanda, Đức Giáo Hoàng nói người Công Giáo Angola phải tìm cách giải quyết vấn đề mê tín với tinh thần của các vị thừa sai tiên khởi tại quốc gia này. Năm nay cũng đánh dấu 500 năm đức tin Kitô Giáo được truyền bá tại Angola.
Đức Thánh Cha nói “Hôm nay tùy thuộc nơi các con, hỡi anh chị em, hãy theo bước chân của những ngôn sứ anh hùng và thánh thiện của Thiên Chúa để mang Đức Kitô đã trỗi dậy cho người bạn công dân các con. Rất nhiều người trong họ đang sống trong tinh thần lo sợ, độc ác và bị đe dọa bởi quyền thế".
Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi “Trong sự bối rối mà cuối cùng bị coi là những trẻ bụi đời đáng nguyền rửa và những người cao niên bị coi là những nhà phù thủy. Ai có thể đến với họ để tuyên bố rằng Đức Kitô đã chiến thắng trên thần chết và trên tất cả những quyền lực huyền bí?
Tại Angola, cảnh sát mới đây đã phát giác ra một nhóm lớn các trẻ em bị những người cuồng tín giam giữ vì họ nghi rằng chúng đã bị “quỷ ám”, đã đưa ra một cảnh tỉnh mới là có vấn đề.
Giám Mục Jose Manuel Imbamma tại Dundo người Angola cho biết:”thật là một não trạng văn hóa đã gây nên những chia rẽ, hận thù và làm tăng thêm sự ngu dốt”.
“Các gia đình đã bị tiêu diệt và tình trạng càng tồi tệ hơn bởi vì tự chính các trẻ em đã bị tố là những đứa phù thủy”.
Các vị lãnh đạo giáo hội trên khắp lục địa Phi Châu tin rằng tin vào ma thuật là chuyện thường tình tại nhiều nơi tại lục địa này. ”Ma thuật đã xâu xé thôn làng và thành thị” là điều đã được đưa ra trong văn kiện làm việc, do chính Đức Giáo Hoàng ban hành trong chuyến tông du cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu vào tháng 10 tời đây sẽ được tổ chức tại Vatican.
Những mụ và thầy phù thủy thường đổ lỗi cho sự bất hạnh, bệnh tật, hiếm đường con cái và những thảm họa thiên nhiên. Thiếu nhi và các bà cao niên bị coi là những người bị tình nghi, cho nên họ đã bị dân làng chém cho chết trong những năm gần đây.
Vào ngày 18/3, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đã đưa ra một bản tường trình cho thấy hơn một 1000 người bị vây bắt của chính quyền đi thanh lùnh các mụ phụ thủy do chính Tổng Thống Yahya Jammeh ban hành.
Sau Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ sự, Đức Giám Mục Franklyn Nubuasah, người Botswanan là phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Liên Vùng Nam Phi Châu cho biết ngay cả người Công Giáo cũng bị ảnh hưởng bởi nạn mê tín nhưng với tính cách nhẹ hơn.
“Tại miền Nam Phi Châu, nhiều người đau yếu đã tìm đến thầy thuốc gia truyền mà họ cho là có liên hệ với ông bà tổ tiên. Để rồi chính những tổ tiên này sẽ trị liệu trực tiếp để được khỏi bệnh”.
“Chúng tôi ở trong giáo hội, mới đây cũng khám phá ra rằng điều này đã trở nên một vấn đề đối với chúng tôi, vì chính ngay các linh mục và tu sĩ chúng tôi cũng can dự vào thừa tác vụ chữa lành này. Họ nói là họ được giao lưu với những bậc tổ tiên”.
Đức Cha nói các Giám Mục Nam Phi đã ban hành văn kiện mục vụ để chỉnh đốn lại vấn đề, lên ác đến hành động và ngăn cấm các linh mục và nữ tu không được can dự. Vấn đề vẫn tồn đọng lại trong Giáo Hội vì nhiều người tin rằng chữa bệnh gia truyền và sự giao du với bậc tổ tiên đã mang lại hiệu quả.
Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Phaolô, với số người tham dự rất đông đến nỗi các nữ tu, linh mục và các Giáo Lý viên phải tham dự bên ngoài công viên nhà thờ. Mặc dầu là ngày thứ năm trong chuyến Tông Du, Đức Giáo Hoàng trông có vẽ thấm mệt những Ngài đã ban bài giảng với một giọng hùng hồn.
Những lời phê bình của Đức Giáo Hoàng về nạn mê tín dị đoan đã nhấn mạnh một điểm phổ quát hơn: là những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội phải không có biên giới và phải được mang đến với những niềm tin truyền thống.
Đức Giáo Hoàng bác bỏ luận điệu cho rằng những vị như thế hãy để cho họ yên hàn, khi xét rằng “họ có chân lý của họ và chúng tôi có chân lý của chúng tôi”. Nếu người Kitô Hữu thật sự tin rằng họ có một sứ điệp mà có thể cứu rỗi, thị họ phải mang sứ điệp ấy đến cho người khác.
“Thật vậy, chúng ta phải làm điều này. Đó là nhiệm vụ của chúng ta cống hiến cho mọi người sự khả thi đạt đến đời sống vĩnh cửu”.
Những lời của Đức Thánh Cha đã đánh động đến não trạng Phi Châu khi niềm tin vào ma thuật và phép phù thủy đã đưa đẩy đến sự giết người và kỳ thị nhất là đối với trẻ em.
Trong Thánh Lễ vào ngày thứ Bảy 21/3 tại Luanda, Đức Giáo Hoàng nói người Công Giáo Angola phải tìm cách giải quyết vấn đề mê tín với tinh thần của các vị thừa sai tiên khởi tại quốc gia này. Năm nay cũng đánh dấu 500 năm đức tin Kitô Giáo được truyền bá tại Angola.
Đức Thánh Cha nói “Hôm nay tùy thuộc nơi các con, hỡi anh chị em, hãy theo bước chân của những ngôn sứ anh hùng và thánh thiện của Thiên Chúa để mang Đức Kitô đã trỗi dậy cho người bạn công dân các con. Rất nhiều người trong họ đang sống trong tinh thần lo sợ, độc ác và bị đe dọa bởi quyền thế".
Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi “Trong sự bối rối mà cuối cùng bị coi là những trẻ bụi đời đáng nguyền rửa và những người cao niên bị coi là những nhà phù thủy. Ai có thể đến với họ để tuyên bố rằng Đức Kitô đã chiến thắng trên thần chết và trên tất cả những quyền lực huyền bí?
Tại Angola, cảnh sát mới đây đã phát giác ra một nhóm lớn các trẻ em bị những người cuồng tín giam giữ vì họ nghi rằng chúng đã bị “quỷ ám”, đã đưa ra một cảnh tỉnh mới là có vấn đề.
Giám Mục Jose Manuel Imbamma tại Dundo người Angola cho biết:”thật là một não trạng văn hóa đã gây nên những chia rẽ, hận thù và làm tăng thêm sự ngu dốt”.
“Các gia đình đã bị tiêu diệt và tình trạng càng tồi tệ hơn bởi vì tự chính các trẻ em đã bị tố là những đứa phù thủy”.
Các vị lãnh đạo giáo hội trên khắp lục địa Phi Châu tin rằng tin vào ma thuật là chuyện thường tình tại nhiều nơi tại lục địa này. ”Ma thuật đã xâu xé thôn làng và thành thị” là điều đã được đưa ra trong văn kiện làm việc, do chính Đức Giáo Hoàng ban hành trong chuyến tông du cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu vào tháng 10 tời đây sẽ được tổ chức tại Vatican.
Những mụ và thầy phù thủy thường đổ lỗi cho sự bất hạnh, bệnh tật, hiếm đường con cái và những thảm họa thiên nhiên. Thiếu nhi và các bà cao niên bị coi là những người bị tình nghi, cho nên họ đã bị dân làng chém cho chết trong những năm gần đây.
Vào ngày 18/3, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đã đưa ra một bản tường trình cho thấy hơn một 1000 người bị vây bắt của chính quyền đi thanh lùnh các mụ phụ thủy do chính Tổng Thống Yahya Jammeh ban hành.
Sau Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ sự, Đức Giám Mục Franklyn Nubuasah, người Botswanan là phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Liên Vùng Nam Phi Châu cho biết ngay cả người Công Giáo cũng bị ảnh hưởng bởi nạn mê tín nhưng với tính cách nhẹ hơn.
“Tại miền Nam Phi Châu, nhiều người đau yếu đã tìm đến thầy thuốc gia truyền mà họ cho là có liên hệ với ông bà tổ tiên. Để rồi chính những tổ tiên này sẽ trị liệu trực tiếp để được khỏi bệnh”.
“Chúng tôi ở trong giáo hội, mới đây cũng khám phá ra rằng điều này đã trở nên một vấn đề đối với chúng tôi, vì chính ngay các linh mục và tu sĩ chúng tôi cũng can dự vào thừa tác vụ chữa lành này. Họ nói là họ được giao lưu với những bậc tổ tiên”.
Đức Cha nói các Giám Mục Nam Phi đã ban hành văn kiện mục vụ để chỉnh đốn lại vấn đề, lên ác đến hành động và ngăn cấm các linh mục và nữ tu không được can dự. Vấn đề vẫn tồn đọng lại trong Giáo Hội vì nhiều người tin rằng chữa bệnh gia truyền và sự giao du với bậc tổ tiên đã mang lại hiệu quả.
Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Phaolô, với số người tham dự rất đông đến nỗi các nữ tu, linh mục và các Giáo Lý viên phải tham dự bên ngoài công viên nhà thờ. Mặc dầu là ngày thứ năm trong chuyến Tông Du, Đức Giáo Hoàng trông có vẽ thấm mệt những Ngài đã ban bài giảng với một giọng hùng hồn.
Những lời phê bình của Đức Giáo Hoàng về nạn mê tín dị đoan đã nhấn mạnh một điểm phổ quát hơn: là những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội phải không có biên giới và phải được mang đến với những niềm tin truyền thống.
Đức Giáo Hoàng bác bỏ luận điệu cho rằng những vị như thế hãy để cho họ yên hàn, khi xét rằng “họ có chân lý của họ và chúng tôi có chân lý của chúng tôi”. Nếu người Kitô Hữu thật sự tin rằng họ có một sứ điệp mà có thể cứu rỗi, thị họ phải mang sứ điệp ấy đến cho người khác.
“Thật vậy, chúng ta phải làm điều này. Đó là nhiệm vụ của chúng ta cống hiến cho mọi người sự khả thi đạt đến đời sống vĩnh cửu”.