Đề tài của buổi cầu nguyện trưa Chúa Nhật hôm qua là chuyến viếng thăm hai nước Cameroun và Angola mà đức thánh cha sẽ thực hiện từ thứ ba tuần này cho đến thứ hai tuần tới, nhằm chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ hai về Phi châu của Thượng hội đồng giám mục, qua việc trao cho các nghị phụ Tài liệu làm việc. Mục tiêu này được nối kết với bài đọc thứ hai của Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn mươi, trong đó thánh Phaolô xác định sứ vụ của mình là loan truyền Tin mừng cứu độ được thành tựu nơi thập giá của Đức Kitô, điều mà thế gian coi là ô nhục và điên rồ. Tuy nhiên, thập giá của đức Kitô mang sức mạnh canh tân xã hội bởi vì tình thương của Thiên Chúa có khả năng thay đổi con tim, nhờ đó con người có thể tha thứ cho nhau và kiến tạo hòa bình. Chuyến đi Phi châu cũng được liên kết với ngày lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thánh và của đức Bênêđictô XVI, bởi vì thánh nhân đã đưa hài nhi Giêsu lánh nạn sang Ai cập (thuộc Phi châu) để chu toàn lời Kinh thánh tiên báo về sứ mạng của Chúa Cứu thế như nhà lãnh đạo đưa dân Chúa từ Ai cập vào đất hứa. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Từ thứ ba 17 tháng 3 đến thứ hai 23 tháng 3 tôi sẽ thực hiện chuyến tông du lần đầu tiên sang Phi châu. Tôi sẽ đến Yaoundé thủ đô của nước Cameroun, để trao “tài liệu làm việc” của kỳ họp đặc biệt lần thứ hai về châu Phi của Thượng hội đồng giám mục, sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10 sắp tới, rồi sẽ đến Luanda, thủ đô Angola, một nước được hởng hoà bình sau một cuộc chiến lâu năm, và nay đang tìm con đường tái thiết trong công bằng. Với cuộc viếng thăm này, tôi muốn ôm ấp toàn thể lục điạ châu Phi, với trăm ngàn sắc thái dị biệt, với tâm hồn mang tính tôn giáo, với con đường gian truân của phát triển và hoà giải, với những vấn đề trầm trọng, những vết thương nhức nhối, và những tiềm năng và hy vọng khổng lồ. Tôi muốn củng cố các tín hữu công giáo trong niềm tin, khuyến khích các kitô hữu trong nỗ lực đại kết, đem đến cho hết mọi người lời loan báo hoà bình mà Chúa Kitô phục sinh đã uỷ thác cho Hội thánh.
Đang khi chuẩn bị cho chuyến đi truyền giáo này, vẳng lên trong tâm trí tôi những lời của thánh Phaolô mà phụng vụ trưng bày cho chúng ta suy niệm vào Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn Mươi hôm nay. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Corintô như sau: “Chúng tôi loan báo đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, là điều ô nhục đối với người Do thái, sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đối với những ai được kêu gọi, dù là Do thái hay là Hy lạp, thì Đức Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và thượng trí của Thiên Chúa” (1Cr 1,23-24). Anh chị em thân mến, đúng thế, tôi đi châu Phi với ý thức rằng tôi không có cái gì khác để trình bày và cống hiến cho những người sẽ gặp, ngoại trừ Chúa Kitô và Tin mừng Thập giá của Người, mầu nhiệm của tình yêu cao cả, của tình thương Thiên Chúa vượt thắng mọi sự kháng cự của con người, và khiến cho việc tha thứ và lòng yêu thương kẻ thù có thể xảy ra được. Đây là ân huệ có khả năng đổi mới châu Phi, bởi vì có thể nảy sinh ra một sức mạnh vô địch của hoà bình và hoà giải sâu đậm. Bởi thế Hội thánh không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị; Hội thánh loan báo Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng Tin mừng có thể rung động con tim của mọi người và làm thay đổi chúng, như thế đổi mới con người và xã hội ngay từ thâm tâm.
Ngày 19 tháng 3, trong chuyến viếng thăm mục vụ châu Phi, chúng ta sẽ mừng lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thành hoàn vũ và của riêng tôi nữa. Đưọc thiên sứ báo trong giấc mộng, thánh Giuse đã phải chạy trốn sang nước Ai-cập, miền Đông Bắc Phi châu, để đưa hài nhi Giêsu đến chỗ an toàn, tránh cuộc mưu sát của vua Herot. Như thế lời Kinh thánh đã nên trọn: đức Giêsu đã dõi theo bước chân của các tổ phụ và cũng như dân Israel, đã trở về Đất hứa sau thời lưu đày bên Ai cập. Tôi xin ký thác cho lời cầu bầu đăc lực của vị đại thánh này chuyến hành hường của tôi cũng như các dân tộc của toàn thể châu Phi, với những thách đố và hy vọng của họ. Tôi nghĩ cách riêng đến các nạn nhân của cảnh đói khát, bệnh tật, bất công, những cuộc xung đột nội bộ, và hết mọi hình thức bạo động đang tiếp tục hoành hành đối với người lớn trẻ nhỏ, và không dung tha các thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ, và người thiện nguyện. Anh chị em thân mến, xin hãy đồng hành với tôi với lời cầu nguyện, khẩn nài đức Maria là Mẹ và Nữ Vương của châu Phi.
Anh chị em thân mến
Từ thứ ba 17 tháng 3 đến thứ hai 23 tháng 3 tôi sẽ thực hiện chuyến tông du lần đầu tiên sang Phi châu. Tôi sẽ đến Yaoundé thủ đô của nước Cameroun, để trao “tài liệu làm việc” của kỳ họp đặc biệt lần thứ hai về châu Phi của Thượng hội đồng giám mục, sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10 sắp tới, rồi sẽ đến Luanda, thủ đô Angola, một nước được hởng hoà bình sau một cuộc chiến lâu năm, và nay đang tìm con đường tái thiết trong công bằng. Với cuộc viếng thăm này, tôi muốn ôm ấp toàn thể lục điạ châu Phi, với trăm ngàn sắc thái dị biệt, với tâm hồn mang tính tôn giáo, với con đường gian truân của phát triển và hoà giải, với những vấn đề trầm trọng, những vết thương nhức nhối, và những tiềm năng và hy vọng khổng lồ. Tôi muốn củng cố các tín hữu công giáo trong niềm tin, khuyến khích các kitô hữu trong nỗ lực đại kết, đem đến cho hết mọi người lời loan báo hoà bình mà Chúa Kitô phục sinh đã uỷ thác cho Hội thánh.
Đang khi chuẩn bị cho chuyến đi truyền giáo này, vẳng lên trong tâm trí tôi những lời của thánh Phaolô mà phụng vụ trưng bày cho chúng ta suy niệm vào Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn Mươi hôm nay. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Corintô như sau: “Chúng tôi loan báo đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, là điều ô nhục đối với người Do thái, sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đối với những ai được kêu gọi, dù là Do thái hay là Hy lạp, thì Đức Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và thượng trí của Thiên Chúa” (1Cr 1,23-24). Anh chị em thân mến, đúng thế, tôi đi châu Phi với ý thức rằng tôi không có cái gì khác để trình bày và cống hiến cho những người sẽ gặp, ngoại trừ Chúa Kitô và Tin mừng Thập giá của Người, mầu nhiệm của tình yêu cao cả, của tình thương Thiên Chúa vượt thắng mọi sự kháng cự của con người, và khiến cho việc tha thứ và lòng yêu thương kẻ thù có thể xảy ra được. Đây là ân huệ có khả năng đổi mới châu Phi, bởi vì có thể nảy sinh ra một sức mạnh vô địch của hoà bình và hoà giải sâu đậm. Bởi thế Hội thánh không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị; Hội thánh loan báo Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng Tin mừng có thể rung động con tim của mọi người và làm thay đổi chúng, như thế đổi mới con người và xã hội ngay từ thâm tâm.
Ngày 19 tháng 3, trong chuyến viếng thăm mục vụ châu Phi, chúng ta sẽ mừng lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thành hoàn vũ và của riêng tôi nữa. Đưọc thiên sứ báo trong giấc mộng, thánh Giuse đã phải chạy trốn sang nước Ai-cập, miền Đông Bắc Phi châu, để đưa hài nhi Giêsu đến chỗ an toàn, tránh cuộc mưu sát của vua Herot. Như thế lời Kinh thánh đã nên trọn: đức Giêsu đã dõi theo bước chân của các tổ phụ và cũng như dân Israel, đã trở về Đất hứa sau thời lưu đày bên Ai cập. Tôi xin ký thác cho lời cầu bầu đăc lực của vị đại thánh này chuyến hành hường của tôi cũng như các dân tộc của toàn thể châu Phi, với những thách đố và hy vọng của họ. Tôi nghĩ cách riêng đến các nạn nhân của cảnh đói khát, bệnh tật, bất công, những cuộc xung đột nội bộ, và hết mọi hình thức bạo động đang tiếp tục hoành hành đối với người lớn trẻ nhỏ, và không dung tha các thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ, và người thiện nguyện. Anh chị em thân mến, xin hãy đồng hành với tôi với lời cầu nguyện, khẩn nài đức Maria là Mẹ và Nữ Vương của châu Phi.