LM Donald Senior, C.P.
Chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ Đức Kitô của Thánh Phaolô là một khúc quanh sâu đậm nhất của cuộc đời ngài. Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca diễn tả kinh nghiệm của Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô bằng những từ ngữ: bị đánh ngã xuống ngựa bởi một ánh sáng chói chang, tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh thách đố ngài thay đổi từ một tên khủng bố thành một môn đệ của Người, sự mù loà tạm thời của ngài được Ananias chữa lành ở Đamascô, và việc Đức Kitô Phục sinh trao sứ vụ cho Thánh Phaolô trong một thị kiến sau đó (x. Cv 9:3-19; 22:6-16; 26:12-18).
Thánh Phaolô nhắc đến kinh nghiệm này trong các Thư của ngài một cách rất ngắn gọn và tế nhị, chỉ tỏ lộ mỗi khi ngài bị những kẻ chống đối, là những kẻ không thừa nhận vai trò Tông Đồ của ngài, khiêu khích. Trong 1 Côrinthô 15:8-10, Thánh Phaolô kể ra kinh nghiệm riêng của ngài về một thị kiến về Đức Kitộ Phục Sinh cùng với những lần Người hiện ra với các Tông Đồ khác, nhưng thẳng thắn gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” và là người “sinh non”, bởi vì việc bắt bớ Hội Thánh của ngài trước đây. Trong một đoạn tuyệt vời của Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô nói đến kinh nghiệm mở đâu của ngài như là một “ơn gọi” từ Thiên Chúa: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gal 1:15-16). Ở đây Thánh Phaolô vọng lại những đoạn trong Cựu Ước diễn tả lời kêu gọi của ngôn sứ Isaia với dân ngoại (x. Isaia 49:1-6) và việc Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1:4-7).
Kinh nghiệm của Thánh Phaolô với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã chuyẻn hướng cuộc đời của ngài và cung cấp cho ngài một mục đích mới: từ đó trở đi, ngài hiểu rằng mình được Thiên Chúa gọi để đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho Dân Ngoại, một sứ vụ mà ngài đã dốc toàn nghị lực để dấn thân cho đến hết đời. Đó là tính ngược đời của Thập Giá, sự thể hiện cách mãnh liệt việc Thiên Chúa cứu chuộc thế gian nhờ Đức Kitô, Đấng Mêsia Chịu Đóng Đinh, đã thúc đẩy Thánh Phaolô xét lại rất nhiều về sự hiểu biết của ngài về Thiên Chúa và số phận của nhân loại. Chắc chắn rằng những điều liên hệ đến việc này không rõ ràng đối với Thánh Phaolô trong giây phút đầu tiên khi ngài gặp gỡ Đức Kitô, nhưng khi sứ vụ của ngài được bộc lộ, khi ngài gặp gỡ những Kitô hữu khác và truyền thống họ truyền lại, Thánh Phaolô bắt đầu lần lượt tháo gỡ ra toàn thể ý nghĩa của sự kiện kinh ngạc này và diễn tả ý nghĩa ấy trên giấy tờ.
Một giây phút hoán cải đổi đời đầy xúc động trên đường đi Đamascô theo Sách Tông Đồ Công Vụ, hoặc như trong chính những chứng từ của Thánh Phaolô, là một lời mời gọi sâu xa của Thiên Chúa, lời mời gọi đã bắt đầu cách bí nhiệm ngay cả trước khi ngài được sinh ra, và được kéo dài suốt cuộc đời. Trong trường hợp Thánh Phaolô, Tân Ước đã diễn tả cả hai cảnh tượng. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là cuộc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô là động lực quyết định thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô vĩnh viễn, và dẫn đưa ngài đến việc xét lại quan niệm của ngài về thế giới và khám phá ra chính ơn gọi của mình.
ÁP DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Điểm để bàn luận: Kinh nghiệm của Thánh Phaolô mời gọi chúng ta nghĩ đến ơn gọi và cuộc hành trình Đức Tin của chính mình, một cuộc hành trình có thể bắt đầu từ Đức Tin của gia đình và được uốn nắn bởi “những giây phút hoán cải” dọc theo lộ trình. Câu hỏi chính yếu là, “Đức tin của tôi vào Chúa Giêsu sẽ dẫn tôi đến đâu và sứ vụ của tôi trong cuộc đời là gì?”
Chuyển ngữ từ: http://webelieveweb.com/catechist_development.cfm?cd_view=168
Chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ Đức Kitô của Thánh Phaolô là một khúc quanh sâu đậm nhất của cuộc đời ngài. Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca diễn tả kinh nghiệm của Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô bằng những từ ngữ: bị đánh ngã xuống ngựa bởi một ánh sáng chói chang, tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh thách đố ngài thay đổi từ một tên khủng bố thành một môn đệ của Người, sự mù loà tạm thời của ngài được Ananias chữa lành ở Đamascô, và việc Đức Kitô Phục sinh trao sứ vụ cho Thánh Phaolô trong một thị kiến sau đó (x. Cv 9:3-19; 22:6-16; 26:12-18).
Thánh Phaolô nhắc đến kinh nghiệm này trong các Thư của ngài một cách rất ngắn gọn và tế nhị, chỉ tỏ lộ mỗi khi ngài bị những kẻ chống đối, là những kẻ không thừa nhận vai trò Tông Đồ của ngài, khiêu khích. Trong 1 Côrinthô 15:8-10, Thánh Phaolô kể ra kinh nghiệm riêng của ngài về một thị kiến về Đức Kitộ Phục Sinh cùng với những lần Người hiện ra với các Tông Đồ khác, nhưng thẳng thắn gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” và là người “sinh non”, bởi vì việc bắt bớ Hội Thánh của ngài trước đây. Trong một đoạn tuyệt vời của Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô nói đến kinh nghiệm mở đâu của ngài như là một “ơn gọi” từ Thiên Chúa: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gal 1:15-16). Ở đây Thánh Phaolô vọng lại những đoạn trong Cựu Ước diễn tả lời kêu gọi của ngôn sứ Isaia với dân ngoại (x. Isaia 49:1-6) và việc Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1:4-7).
Kinh nghiệm của Thánh Phaolô với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã chuyẻn hướng cuộc đời của ngài và cung cấp cho ngài một mục đích mới: từ đó trở đi, ngài hiểu rằng mình được Thiên Chúa gọi để đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho Dân Ngoại, một sứ vụ mà ngài đã dốc toàn nghị lực để dấn thân cho đến hết đời. Đó là tính ngược đời của Thập Giá, sự thể hiện cách mãnh liệt việc Thiên Chúa cứu chuộc thế gian nhờ Đức Kitô, Đấng Mêsia Chịu Đóng Đinh, đã thúc đẩy Thánh Phaolô xét lại rất nhiều về sự hiểu biết của ngài về Thiên Chúa và số phận của nhân loại. Chắc chắn rằng những điều liên hệ đến việc này không rõ ràng đối với Thánh Phaolô trong giây phút đầu tiên khi ngài gặp gỡ Đức Kitô, nhưng khi sứ vụ của ngài được bộc lộ, khi ngài gặp gỡ những Kitô hữu khác và truyền thống họ truyền lại, Thánh Phaolô bắt đầu lần lượt tháo gỡ ra toàn thể ý nghĩa của sự kiện kinh ngạc này và diễn tả ý nghĩa ấy trên giấy tờ.
Một giây phút hoán cải đổi đời đầy xúc động trên đường đi Đamascô theo Sách Tông Đồ Công Vụ, hoặc như trong chính những chứng từ của Thánh Phaolô, là một lời mời gọi sâu xa của Thiên Chúa, lời mời gọi đã bắt đầu cách bí nhiệm ngay cả trước khi ngài được sinh ra, và được kéo dài suốt cuộc đời. Trong trường hợp Thánh Phaolô, Tân Ước đã diễn tả cả hai cảnh tượng. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là cuộc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô là động lực quyết định thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô vĩnh viễn, và dẫn đưa ngài đến việc xét lại quan niệm của ngài về thế giới và khám phá ra chính ơn gọi của mình.
ÁP DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Điểm để bàn luận: Kinh nghiệm của Thánh Phaolô mời gọi chúng ta nghĩ đến ơn gọi và cuộc hành trình Đức Tin của chính mình, một cuộc hành trình có thể bắt đầu từ Đức Tin của gia đình và được uốn nắn bởi “những giây phút hoán cải” dọc theo lộ trình. Câu hỏi chính yếu là, “Đức tin của tôi vào Chúa Giêsu sẽ dẫn tôi đến đâu và sứ vụ của tôi trong cuộc đời là gì?”
Chuyển ngữ từ: http://webelieveweb.com/catechist_development.cfm?cd_view=168