Vatican (CNS) - Một viên chức Tòa thánh Vatican đã trả lời những phê phán mới về cung cách Tòa thánh hành xử trong việc cất vạ tuyệt thông một giám mục theo phái truyền thống; giám mục này đã giảm thiểu ý nghĩa của vụ tàn sát tập thể người Do thái.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, người phát ngôn của Tòa thánh, hôm 3 tháng 2 nói rằng Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong những lời tuyên bố trước kia và mới đây, đã rõ ràng đứng biệt lập cách xa những lời bình luận của giám mục Richard Williamson; giám mục người nước Anh này đã nói rằng không có người Do thái nào chết trong các phòng hơi ngạt của Đức quốc xã cả.
Bản tuyên bố của cha Lombardi được Văn phòng báo chí Tòa thánh phổ biến vào buổi chiều cùng ngày bà thủ tướng nước Đức Angela Merkel nói rằng vị Giáo hoàng người Đức và Vatican cần làm sáng tỏ về vấn đề là không có việc chối bỏ vụ tàn sát tập thể người Do thái.
Cha Lombardi nói rằng Đức giáo hoàng đã nói về nỗi kinh hoàng của vụ tàn sát tập thể người Do thái trong lần viếng thăm một hội đường Do thái ở Đức năm 2005, và trong lần thăm viếng trại tử tù Đức quốc xã tại Auschwitz năm 2006.
Cha cho biết rằng trong buổi triều yết chung hôm 28 tháng giêng vừa qua, Đức giáo hoàng đã nhắc lại những nỗi đau thương của người Do thái trong Thế chiến II và nói rằng cuộc tàn sát tập thể người Do thái vẫn tồn tại như “lời cảnh báo cho mọi người đừng quên lãng, chối từ hay giảm thiểu” tội ác.
Cha Lombardi nói rằng những lời đó của Đức giáo hoàng trong buổi triều yết chung thật “rõ rệt và không thể nhầm lẫn được.”
“Việc kết án những lời tuyên bố chối bỏ vụ tàn sát tập thể như thế không thể rõ ràng hơn được, và theo bối cảnh, minh thị là đề cập đến lập trường của giám mục Williamson cũng như tất cả những lập trường tương tự.”
“Cũng trong dịp đó, Đức giáo hoàng đã rõ rệt nêu lên lý do tha vạ tuyệt thông; việc tha này không liên hệ gì hết đến chuyện hợp thức hóa những lập trường chối từ các vụ tàn sát tập thể người Do thái, những lập trường đã bị Đức giáo hoàng rõ rệt kết án.”
Giám mục Williamson là một trong bốn giám mục thuộc huynh đoàn Thánh Piô X, được Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông hôm 21 tháng giêng. Bốn giám mục này, cùng với người sáng lập huynh đoàn là tổng giám mục người Pháp Marcel Lefebvre, minh nhiên mắc vạ tuyệt thông năm 1988 khi tổng giám mục truyền chức cho 4 giám mục mà không có phép của Đức giáo hoàng. Huynh đoàn đã không chấp nhận những cải cách về phụng vụ của Công đồng Vatican II và những quan niệm về tự do tôn giáo cũng như đại kết mà Công đồng đưa ra.
Đúng vào ngày họ được tha vạ tuyệt thông, một đài truyền hình Thụy điển phát hình cuộc phỏng vấn giám mục Williamson thực hiện hồi tháng 11 năm ngoái; trong buổi phỏng vấn này giám mục lập lại lập trường của mình về vụ tàn sát tập thể người Do thái, cho rằng vụ đó đã được thổi phồng quá đáng.
Sắc lệnh của Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông được công bố ngày 24 tháng giêng, và những nhóm người Do thái -- đặc biệt là tại nước Đức, Hoa kỳ và Israel – bày tỏ nỗi bàng hoàng khi thấy Vatican cất vạ tuyệt thông cho giám mục Williamson ngay cả sau khi lời bình luận của giám mục này đã được phát hình.
Trong một buổi họp báo tại Berlin hôm 3 thàng 2, bà thủ tướng Merkel nói rằng thông thường bà không bình luận về các vấn đề của giáo hội, “nhưng đang nói về những vấn nạn cơ bản.”
Bà nói: “Theo ý tôi, đây không chỉ là vấn đề đối với người Kitô giáo, người Công giáo và các cộng đồng Do thái tại nước Đức, nhưng Đức giáo hoàng và Vatican nên làm sáng tỏ rõ rệt rằng không thể có những lời chối bỏ” vụ tàn sát tập thể người Do thái.
Đức Hồng y người Đức Walter Kasper, điều hợp cuộc đối thoại của Tòa thánh với Do thái, nói rằng vụ tranh luận này bùng nổ thêm một phần vì thiếu thông tin trong nội bộ Tòa thánh và một phần vì “những sai lầm trong vấn đề quản trị tại Giáo triều.”
Đức hồng y cho biết ngài đang “quan tâm sâu xa” theo dõi để giải quyết vụ tranh cãi này.
Ngài nói rằng Đức giáo hoàng “muốn mở ra cuộc bàn thảo vì ngài muốn có sự hiệp nhất bên trong và bên ngoài” giáo hội. Nhưng đức hồng y cũng “muốn thấy có trước được nhiều thông tin liên lạc hơn, vì giải thích điều gì sau khi sự việc đã xảy ra rồi vẫn khó hơn là giải thích ngay lúc đó.”
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, người phát ngôn của Tòa thánh, hôm 3 tháng 2 nói rằng Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong những lời tuyên bố trước kia và mới đây, đã rõ ràng đứng biệt lập cách xa những lời bình luận của giám mục Richard Williamson; giám mục người nước Anh này đã nói rằng không có người Do thái nào chết trong các phòng hơi ngạt của Đức quốc xã cả.
Bản tuyên bố của cha Lombardi được Văn phòng báo chí Tòa thánh phổ biến vào buổi chiều cùng ngày bà thủ tướng nước Đức Angela Merkel nói rằng vị Giáo hoàng người Đức và Vatican cần làm sáng tỏ về vấn đề là không có việc chối bỏ vụ tàn sát tập thể người Do thái.
Cha Lombardi nói rằng Đức giáo hoàng đã nói về nỗi kinh hoàng của vụ tàn sát tập thể người Do thái trong lần viếng thăm một hội đường Do thái ở Đức năm 2005, và trong lần thăm viếng trại tử tù Đức quốc xã tại Auschwitz năm 2006.
Cha cho biết rằng trong buổi triều yết chung hôm 28 tháng giêng vừa qua, Đức giáo hoàng đã nhắc lại những nỗi đau thương của người Do thái trong Thế chiến II và nói rằng cuộc tàn sát tập thể người Do thái vẫn tồn tại như “lời cảnh báo cho mọi người đừng quên lãng, chối từ hay giảm thiểu” tội ác.
Cha Lombardi nói rằng những lời đó của Đức giáo hoàng trong buổi triều yết chung thật “rõ rệt và không thể nhầm lẫn được.”
“Việc kết án những lời tuyên bố chối bỏ vụ tàn sát tập thể như thế không thể rõ ràng hơn được, và theo bối cảnh, minh thị là đề cập đến lập trường của giám mục Williamson cũng như tất cả những lập trường tương tự.”
“Cũng trong dịp đó, Đức giáo hoàng đã rõ rệt nêu lên lý do tha vạ tuyệt thông; việc tha này không liên hệ gì hết đến chuyện hợp thức hóa những lập trường chối từ các vụ tàn sát tập thể người Do thái, những lập trường đã bị Đức giáo hoàng rõ rệt kết án.”
Giám mục Williamson là một trong bốn giám mục thuộc huynh đoàn Thánh Piô X, được Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông hôm 21 tháng giêng. Bốn giám mục này, cùng với người sáng lập huynh đoàn là tổng giám mục người Pháp Marcel Lefebvre, minh nhiên mắc vạ tuyệt thông năm 1988 khi tổng giám mục truyền chức cho 4 giám mục mà không có phép của Đức giáo hoàng. Huynh đoàn đã không chấp nhận những cải cách về phụng vụ của Công đồng Vatican II và những quan niệm về tự do tôn giáo cũng như đại kết mà Công đồng đưa ra.
Đúng vào ngày họ được tha vạ tuyệt thông, một đài truyền hình Thụy điển phát hình cuộc phỏng vấn giám mục Williamson thực hiện hồi tháng 11 năm ngoái; trong buổi phỏng vấn này giám mục lập lại lập trường của mình về vụ tàn sát tập thể người Do thái, cho rằng vụ đó đã được thổi phồng quá đáng.
Sắc lệnh của Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông được công bố ngày 24 tháng giêng, và những nhóm người Do thái -- đặc biệt là tại nước Đức, Hoa kỳ và Israel – bày tỏ nỗi bàng hoàng khi thấy Vatican cất vạ tuyệt thông cho giám mục Williamson ngay cả sau khi lời bình luận của giám mục này đã được phát hình.
Trong một buổi họp báo tại Berlin hôm 3 thàng 2, bà thủ tướng Merkel nói rằng thông thường bà không bình luận về các vấn đề của giáo hội, “nhưng đang nói về những vấn nạn cơ bản.”
Bà nói: “Theo ý tôi, đây không chỉ là vấn đề đối với người Kitô giáo, người Công giáo và các cộng đồng Do thái tại nước Đức, nhưng Đức giáo hoàng và Vatican nên làm sáng tỏ rõ rệt rằng không thể có những lời chối bỏ” vụ tàn sát tập thể người Do thái.
Đức Hồng y người Đức Walter Kasper, điều hợp cuộc đối thoại của Tòa thánh với Do thái, nói rằng vụ tranh luận này bùng nổ thêm một phần vì thiếu thông tin trong nội bộ Tòa thánh và một phần vì “những sai lầm trong vấn đề quản trị tại Giáo triều.”
Đức hồng y cho biết ngài đang “quan tâm sâu xa” theo dõi để giải quyết vụ tranh cãi này.
Ngài nói rằng Đức giáo hoàng “muốn mở ra cuộc bàn thảo vì ngài muốn có sự hiệp nhất bên trong và bên ngoài” giáo hội. Nhưng đức hồng y cũng “muốn thấy có trước được nhiều thông tin liên lạc hơn, vì giải thích điều gì sau khi sự việc đã xảy ra rồi vẫn khó hơn là giải thích ngay lúc đó.”