Dịp Tết, chúng ta thường gửi thiệp chúc Tết, thăm viếng và tặng quà cho nhau. Những sinh hoạt ngày Tết như thế là những sinh hoạt của các mối liên hệ. Nếu không có những liên hệ, ngày Tết sẽ mất đi ý nghĩa của nó. Tết là của người khác chứ không phải của riêng mình. Vì thế, đối với trẻ em, Tết là những ngày hội vui. Nhưng đối với người trưởng thành, Tết là một trách nhiệm:
Người chúng ta sống được ở đời là nhờ những liên hệ. Không ai có thể sống một mình. Chúng ta cần có cha mẹ để có mặt ở đời. Chúng ta cần có thầy cô để khai thông trí hoá. Chúng ta cần có bạn bè để chia vui sẻ buồn. Chúng ta cần người nông dân để có lúa gạo, rau trái. Chúng ta cần có thợ may để có quần áo. Chúng ta cần người quét đường để đường phố được sạch sẽ. Có thể nói tất cả những gì chúng ta có được: từ sự sống đến kiến thức, từ cơm ăn áo mặc đến xe cộ, thuốc men, tất cả đều nhờ người khác.
Những mối liên hệ giống như những con đường chuyên chở đến cho chúng ta những chất liệu nuôi dưỡng cuộc sống. Những mối liên hệ là những mạch máu đem máu đỏ đến tận những tế bào bé nhỏ nhất trong thân thể chúng ta. Những mối liên hệ chính là chiếc chúng tay vịn giúp chúng ta leo lên những bậc thang làm người và thành đạt.
Đời chúng ta có nhiều liên hệ. Có những liên hệ chiều rộng giúp cho cuộc đời thêm tươi đẹp phong phú. Có những liên hệ chiều sâu tạo thành bản chất cuộc đời. Gia đình với ông bà cha mẹ tổ tiên nằm trong mối liên hệ chiều sâu của đời chúng ta. Không có ông bà cha mẹ tổ tiên, chúng ta không có mặt ở đời. Ông bà cha mẹ là những hạt giống chịu vùi chôn dưới những lớp đất vất vả nhọc nhằn để cho cây đời chúng ta được mọc lên xanh tươi. Ông bà cha mẹ đã tự nguyện quên bản thân mình, chịu mục nát như lớp phân bón cho cây đời chúng chúng ta đơm bông kết trái. Chúng ta là điểm tới của một quá trình phấn đấu gian nan dài đằng đẵng của ông bà cha mẹ. Nếu ví đời sống chúng ta như một bông hoa thì những bông hoa ấy đã được tưới bằng những giọt mồ hôi và cả những giọt nước mắt của ông bà cha mẹ. Nếu ví đời chúng ta như một toà nhà cao tầng thì ông bà cha mẹ chính là lớp nền móng chịu vùi chôn dưới lòng đất, còng lưng gánh chịu mọi sức nặng cho toà nhà đứng vững, phô trương vẻ đẹp với đời. Hạt mầm hiện hữu vì bông hoa sắp nở. Nền móng có mặt vì ngôi nhà sắp xây. Trọn một đời ông bà cha mẹ đều dành cho hạnh phúc của con cháu.
Đời sống mỗi người, vì thế, đều có một lịch sử rất dầy và rất sâu. Bề dầy ấy không chỉ đo bằng những trang sách của cuốn gia phả, nhưng còn đo bằng những trang đời của bao thế hệ tổ tiên. Độ sâu ấy không chỉ đo bằng những cố gắng của bản thân, mà còn đo bằng bề sâu ân nghĩa của biết bao hi sinh vất vả của ông bà cha mẹ.
Ngày Tết là ngày của những mối liên hệ. Mùng Một Tết, chúng chúng ta đã sống mối liên hệ với Chúa, nguồn gốc và cứu cánh của đời chúng ta. Mùng hai Tết, Giáo hội muốn chúng chúng ta sống mối liên hệ với ông bà cha mẹ, những người thay mặt Chúa, trực tiếp ban sự sống cho chúng ta.
Sự sống là món quà quý nhất nên mối liên hệ với người ban sự sống cũng là mối liên hệ sâu nhất.
Tục lệ lập bàn thờ và kính nhớ tổ tiên trong ngày Tết là một nét văn hoá rất cao của người Việt Nam. Hình ảnh của ông bà cha mẹ trong nhà không chỉ nói lên sự sum họp của một gia đình đầm ấm, hình ảnh ấy còn nhắc chúng ta về lòng biết ơn, cho chúng ta nhìn thấy bề sâu bề dầy của lịch sử đời mình. Và vì thế giúp chúng ta ý thức về trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, đối với bản thân, và đối với những thế hệ kế tiếp.
Muốn xây một căn nhà thật cao thật đẹp, trước hết phải xây dựng nền móng vững chắc. Muốn xã hội tiến nhanh tiến mạnh, phải xây dựng gia đìnhh vững chắc. Thờ kính tổ tiên, nhớ ông bà chính là nền tảng giúp xã hội tiến bộ vững mạnh.
Nếu những mối liên hệ là những con đường chuyển tải sự sống thì những liên hệ chiều sâu chính là những xa lộ huyết mạch. Nếu những mối liên hệ là những mạch máu nuôi dưỡng sự sống thì mối liên hệ chiều sâu chính là những động mạch chủ. Sửa chữa, củng cố và tăng cường những liên hệ gia đình chính là phát triển sự sống, phát triển xã hội.
Chính trong ý hướng đó mà Giáo hội muốn chúng ta sống tình gia đình, lòng biết ơn ông bà cha mẹ trong ngày mùng Hai Tết.
Người chúng ta sống được ở đời là nhờ những liên hệ. Không ai có thể sống một mình. Chúng ta cần có cha mẹ để có mặt ở đời. Chúng ta cần có thầy cô để khai thông trí hoá. Chúng ta cần có bạn bè để chia vui sẻ buồn. Chúng ta cần người nông dân để có lúa gạo, rau trái. Chúng ta cần có thợ may để có quần áo. Chúng ta cần người quét đường để đường phố được sạch sẽ. Có thể nói tất cả những gì chúng ta có được: từ sự sống đến kiến thức, từ cơm ăn áo mặc đến xe cộ, thuốc men, tất cả đều nhờ người khác.
Những mối liên hệ giống như những con đường chuyên chở đến cho chúng ta những chất liệu nuôi dưỡng cuộc sống. Những mối liên hệ là những mạch máu đem máu đỏ đến tận những tế bào bé nhỏ nhất trong thân thể chúng ta. Những mối liên hệ chính là chiếc chúng tay vịn giúp chúng ta leo lên những bậc thang làm người và thành đạt.
Đời chúng ta có nhiều liên hệ. Có những liên hệ chiều rộng giúp cho cuộc đời thêm tươi đẹp phong phú. Có những liên hệ chiều sâu tạo thành bản chất cuộc đời. Gia đình với ông bà cha mẹ tổ tiên nằm trong mối liên hệ chiều sâu của đời chúng ta. Không có ông bà cha mẹ tổ tiên, chúng ta không có mặt ở đời. Ông bà cha mẹ là những hạt giống chịu vùi chôn dưới những lớp đất vất vả nhọc nhằn để cho cây đời chúng ta được mọc lên xanh tươi. Ông bà cha mẹ đã tự nguyện quên bản thân mình, chịu mục nát như lớp phân bón cho cây đời chúng chúng ta đơm bông kết trái. Chúng ta là điểm tới của một quá trình phấn đấu gian nan dài đằng đẵng của ông bà cha mẹ. Nếu ví đời sống chúng ta như một bông hoa thì những bông hoa ấy đã được tưới bằng những giọt mồ hôi và cả những giọt nước mắt của ông bà cha mẹ. Nếu ví đời chúng ta như một toà nhà cao tầng thì ông bà cha mẹ chính là lớp nền móng chịu vùi chôn dưới lòng đất, còng lưng gánh chịu mọi sức nặng cho toà nhà đứng vững, phô trương vẻ đẹp với đời. Hạt mầm hiện hữu vì bông hoa sắp nở. Nền móng có mặt vì ngôi nhà sắp xây. Trọn một đời ông bà cha mẹ đều dành cho hạnh phúc của con cháu.
Đời sống mỗi người, vì thế, đều có một lịch sử rất dầy và rất sâu. Bề dầy ấy không chỉ đo bằng những trang sách của cuốn gia phả, nhưng còn đo bằng những trang đời của bao thế hệ tổ tiên. Độ sâu ấy không chỉ đo bằng những cố gắng của bản thân, mà còn đo bằng bề sâu ân nghĩa của biết bao hi sinh vất vả của ông bà cha mẹ.
Ngày Tết là ngày của những mối liên hệ. Mùng Một Tết, chúng chúng ta đã sống mối liên hệ với Chúa, nguồn gốc và cứu cánh của đời chúng ta. Mùng hai Tết, Giáo hội muốn chúng chúng ta sống mối liên hệ với ông bà cha mẹ, những người thay mặt Chúa, trực tiếp ban sự sống cho chúng ta.
Sự sống là món quà quý nhất nên mối liên hệ với người ban sự sống cũng là mối liên hệ sâu nhất.
Tục lệ lập bàn thờ và kính nhớ tổ tiên trong ngày Tết là một nét văn hoá rất cao của người Việt Nam. Hình ảnh của ông bà cha mẹ trong nhà không chỉ nói lên sự sum họp của một gia đình đầm ấm, hình ảnh ấy còn nhắc chúng ta về lòng biết ơn, cho chúng ta nhìn thấy bề sâu bề dầy của lịch sử đời mình. Và vì thế giúp chúng ta ý thức về trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, đối với bản thân, và đối với những thế hệ kế tiếp.
Muốn xây một căn nhà thật cao thật đẹp, trước hết phải xây dựng nền móng vững chắc. Muốn xã hội tiến nhanh tiến mạnh, phải xây dựng gia đìnhh vững chắc. Thờ kính tổ tiên, nhớ ông bà chính là nền tảng giúp xã hội tiến bộ vững mạnh.
Nếu những mối liên hệ là những con đường chuyển tải sự sống thì những liên hệ chiều sâu chính là những xa lộ huyết mạch. Nếu những mối liên hệ là những mạch máu nuôi dưỡng sự sống thì mối liên hệ chiều sâu chính là những động mạch chủ. Sửa chữa, củng cố và tăng cường những liên hệ gia đình chính là phát triển sự sống, phát triển xã hội.
Chính trong ý hướng đó mà Giáo hội muốn chúng ta sống tình gia đình, lòng biết ơn ông bà cha mẹ trong ngày mùng Hai Tết.