Trong công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu thường dùng các Dụ Ngôn để chuyển tải “Huyền nhiệm Nước Trời”, dùng những hình ảnh rất mộc mạc, gần gũi đời thường để trình bày những mầu nhiệm cao sâu về Nước Thiên Chúa :
- Nước Trời như người nông phu ra đi gieo hạt giống…
- Nước Trời như ông chủ vườn nho và những người thợ…
- Nước Trời như ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử,
- Nước Trời như chuyện 5 cô khờ và 5 cô khôn cầm đèn đi đón chàng rễ…
Vâng, qua những hình ảnh, những nhân vật, những sự kiện rất đời thường, rất dễ tiếp cận đó, Chúa Giêsu đã dẫn đưa dân Do Thái ngày xưa nhận ra công cuộc cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong con người và sứ vụ của Đức Kitô, nhận ra mầu nhiệm Nước Trời.
Cũng chính trong phương pháp sư phạm đặc biệt nầy, để giúp con người hiểu được cái cùng đích hay sự hoàn tất Nước Trời, sự kết thúc vinh quang của công trình cứu độ của Đức Kitô, kết quả huyền diệu của công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô nơi trần thế mà Phụng vụ hôm nay đã sử dụng một tên gọi rất “tượng hình” đó là Thăng Thiên, Về Trời, Ngự bên hữu Thiên Chúa…
Nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra các tác giả được ơn Linh ứng, đã diễn tả sứ điệp Lời Chúa về “huyền nhiệm Thăng Thiên” cũng đã sử dụng các ngôn từ mang tính dụ ngôn như thế qua các dữ liệu :
- Nơi chốn : khi thì ở Bêtania (TM Luca), khi thì trong bữa ăn ở Giêrusalem (CVTĐ), khi thì ở trên một ngọn núi Galilê (TM Mt…), trời, bên hữu Thiên Chúa…
- Quang cảnh : Đám mây quyện lấy Người (CVTĐ), được đưa lên trời (Mc, Lc)…
- Nhân vật : Nhóm 11 Tông đồ, 2 thiên thần áo trắng…
- Thời gian : sau khi phục sinh được 40 ngày (CVTĐ), ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế…
Và đó chính là “phương pháp sư phạm” của TC : Ngài sử dụng các chất liệu trần gian để chuyển tải các chân lý trên trời cho con người, nhất là cho những anh dân chài Galilê vai u thịt bắp. Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được trình thuật Thăng Thiên cũng là một “dụ ngôn” để cắt nghĩa Nước Trời, một Nước Trời chính thức được khai mở, được kết trái đơm hoa mà Đấng là Đầu của Nhiệm Thể tiến vào trước để đoàn dân được cứu chuộc tiến bước theo sau (Kinh Tiền Tụng).
Và cũng như Thánh Thần đã rợp bóng trên Đức Maria (Lc 1,35) để Ngôi Hai vâng lệnh Chúa Cha nhập thể xuống với con người, thì hôm nay, cũng chính Thánh Thần như đám mây phủ quyện lấy Ngài (Cv 1,9) để Ngài lên trời về với Chúa Cha. Công cuộc cứu rỗi nhân loại luôn là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa và luôn siêu vượt, khác biệt với phạm trù trần tục, với tính toán hạ giới, với nhãn quan con người, mà chỉ với ân sủng mạc khải, chúng ta mới có khả năng đón nhận, thấu hiểu, như cảm nhận của chính Thánh Tông Đồ Phaolô (BĐ 2) :
“Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người (…)..Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời…” (Ep 1,15-23).
Để minh họa cho ý nghĩa nầy, người ta hay kể cho nhau nghe một giai thoại :
Có nhà truyền giáo kia, sau 40 năm tận tụy truyền giảng Tin Mừng ở Phi Châu, đã lên đường trở về quê nhà. Ông cùng đáp chung chuyến tàu về Mỹ với tổng thống Roosevelt đi săn hưu cao cổ từ Phi Châu trở về. Khi cập bến, trên bến cảng có đông đủ quan khách, ngoại giao đoàn đến đón tổng thống và nồng nhiệt chúc mừng Ngài đi săn về bình an…không ai để ý gì tới Nhà Truyền giáo suốt đời lo việc Chúa. Nhà truyền giáo thấy vậy đã thầm trách Chúa :
“Đấy, Chúa thấy chưa, ông tổng thống đi nghỉ hè, đi săn bắn trở về mà người ta đón rước như thế…phần con, đã chịu cực phục vụ Chúa và anh chị em nghèo khổ tại Phi Châu suốt 40 năm…thế mà hôm nay chẳng ai đoái hoài…Thật là tủi thân !”.
Nhưng lúc đó, nhà truyền giáo nghe tiếng Chúa mách nhỏ :
“Nầy con, đừng vội thất vọng, con chưa trở về quê hương thật của con mà !”.
Quả thật, chúng ta đang ở đây chưa ai trở về quê hương thật của mình ; vì thế đừng vội trách Chúa vì những cái giá không cân xứng chút nào trước những vất vả hy sinh cho công cuộc Nước Trời; và cũng đừng theo “vết của anh em con nhà Giê-bê-đê”, đòi Chúa phải “cho ngồi bên tả, bên hữu” ngay ở giữa “thung lũng đầy nước mắt nầy” !
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là hồ nghi hay không xác tín đủ về một niềm hy vọng mà chính Đức Kitô đã mang lại : “Thầy đi thì có ích cho chúng con…Thầy đi để dọn chỗ cho chúng con…Thầy đi về cùng Cha…”. Đó chính là cuộc ra đi mà Phụng vụ hôm nay đang long trọng cử hành : Thăng Thiên, và là tiêu đích, là điểm tựa, là quê hương… cho hàng hàng lớp lớp những con người, mà trong số đó, có đông đảo những anh chị em chúng ta “đến từ những đau khổ lớn lao”, chấp nhận “giặt áo đời mình trong máu Con Chiên” và nay đang “mặc áo trắng tinh, tay cầm cành vạn tuế” (Kh 7,9-14) chung hưởng phúc vinh quang đời đời trong Nước Chúa.
Và như thế, Thăng Thiên không bao giờ được hiểu như một ra đi, lìa xa, khuất bóng, vĩnh biệt ngàn thu; mà là một mở ra, khai diễn một lộ trình mới, một chương mới trong cuộc lữ hành cứu độ của Dân Mới mà vai trò của Chúa Thánh Thần sẽ hiện thực rõ nét : “Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống." (Lc 24,48-49)
Vì thế, cùng đích của sứ điệp Thăng Thiên chính là cuộc “trở lại Giêrusalem với niềm vui” (Lc 24,50-52), là cuộc trở về với thế giới đời thường trong tin yêu hy vọng ngút ngàn vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng “làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời.” (Ep 1,20).
Thăng Thiên chính là lời mời gọi dấn thân đi vào giữa lòng thế giới để làm vang lên “Giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ”.
Vâng, kể từ buổi bình minh hôm ấy, giai điệu tuyệt vời, lạ lẫm, mới tinh khôi, giai điệu mang tên Tin Mừng của cây vĩ cầm có một không hai là Đức Kitô Phục sinh, đã được những chàng “nghệ sĩ bất đắc dĩ” tấu lên trên mọi miền thế giới; và hầu chắc, chỉ có những chàng, những nàng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Kitô, có Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mới có thể tấu được giai điệu Tin Mừng hay nhất, mang tính thuyết phục nhất, giống như giai thoại về tiếng vĩ cầm của chàng nghệ sĩ Fritz Kreisler :
Fritz Kreisler (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hoà nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua. Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đờn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý : “Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng”.Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên: “Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó”…
Hôm nay, sứ điệp Thăng Thiên cũng đang ngỏ lời với mọi người chúng ta, những người “được Thần Trí khôn ngoan mặc khải mà nhận biết Đức Kitô”, như thế : “Hỡi anh chị em, sao còn ngước mắt nhìn trời…thế giới còn bao nhiêu địa chỉ Giêrusalem, Giuđêa, Samaria…chưa được nghe giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ. Hãy lên đường, hãy chèo ra chỗ nước sâu và đừng sợ….Vì Chúa đang ở với chúng ta !”. Amen.
LM. Trương Đình Hiền (Thăng Thiên 2019)
- Nước Trời như người nông phu ra đi gieo hạt giống…
- Nước Trời như ông chủ vườn nho và những người thợ…
- Nước Trời như ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử,
- Nước Trời như chuyện 5 cô khờ và 5 cô khôn cầm đèn đi đón chàng rễ…
Vâng, qua những hình ảnh, những nhân vật, những sự kiện rất đời thường, rất dễ tiếp cận đó, Chúa Giêsu đã dẫn đưa dân Do Thái ngày xưa nhận ra công cuộc cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong con người và sứ vụ của Đức Kitô, nhận ra mầu nhiệm Nước Trời.
Cũng chính trong phương pháp sư phạm đặc biệt nầy, để giúp con người hiểu được cái cùng đích hay sự hoàn tất Nước Trời, sự kết thúc vinh quang của công trình cứu độ của Đức Kitô, kết quả huyền diệu của công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô nơi trần thế mà Phụng vụ hôm nay đã sử dụng một tên gọi rất “tượng hình” đó là Thăng Thiên, Về Trời, Ngự bên hữu Thiên Chúa…
Nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra các tác giả được ơn Linh ứng, đã diễn tả sứ điệp Lời Chúa về “huyền nhiệm Thăng Thiên” cũng đã sử dụng các ngôn từ mang tính dụ ngôn như thế qua các dữ liệu :
- Nơi chốn : khi thì ở Bêtania (TM Luca), khi thì trong bữa ăn ở Giêrusalem (CVTĐ), khi thì ở trên một ngọn núi Galilê (TM Mt…), trời, bên hữu Thiên Chúa…
- Quang cảnh : Đám mây quyện lấy Người (CVTĐ), được đưa lên trời (Mc, Lc)…
- Nhân vật : Nhóm 11 Tông đồ, 2 thiên thần áo trắng…
- Thời gian : sau khi phục sinh được 40 ngày (CVTĐ), ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế…
Và đó chính là “phương pháp sư phạm” của TC : Ngài sử dụng các chất liệu trần gian để chuyển tải các chân lý trên trời cho con người, nhất là cho những anh dân chài Galilê vai u thịt bắp. Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được trình thuật Thăng Thiên cũng là một “dụ ngôn” để cắt nghĩa Nước Trời, một Nước Trời chính thức được khai mở, được kết trái đơm hoa mà Đấng là Đầu của Nhiệm Thể tiến vào trước để đoàn dân được cứu chuộc tiến bước theo sau (Kinh Tiền Tụng).
Và cũng như Thánh Thần đã rợp bóng trên Đức Maria (Lc 1,35) để Ngôi Hai vâng lệnh Chúa Cha nhập thể xuống với con người, thì hôm nay, cũng chính Thánh Thần như đám mây phủ quyện lấy Ngài (Cv 1,9) để Ngài lên trời về với Chúa Cha. Công cuộc cứu rỗi nhân loại luôn là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa và luôn siêu vượt, khác biệt với phạm trù trần tục, với tính toán hạ giới, với nhãn quan con người, mà chỉ với ân sủng mạc khải, chúng ta mới có khả năng đón nhận, thấu hiểu, như cảm nhận của chính Thánh Tông Đồ Phaolô (BĐ 2) :
“Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người (…)..Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời…” (Ep 1,15-23).
Để minh họa cho ý nghĩa nầy, người ta hay kể cho nhau nghe một giai thoại :
Có nhà truyền giáo kia, sau 40 năm tận tụy truyền giảng Tin Mừng ở Phi Châu, đã lên đường trở về quê nhà. Ông cùng đáp chung chuyến tàu về Mỹ với tổng thống Roosevelt đi săn hưu cao cổ từ Phi Châu trở về. Khi cập bến, trên bến cảng có đông đủ quan khách, ngoại giao đoàn đến đón tổng thống và nồng nhiệt chúc mừng Ngài đi săn về bình an…không ai để ý gì tới Nhà Truyền giáo suốt đời lo việc Chúa. Nhà truyền giáo thấy vậy đã thầm trách Chúa :
“Đấy, Chúa thấy chưa, ông tổng thống đi nghỉ hè, đi săn bắn trở về mà người ta đón rước như thế…phần con, đã chịu cực phục vụ Chúa và anh chị em nghèo khổ tại Phi Châu suốt 40 năm…thế mà hôm nay chẳng ai đoái hoài…Thật là tủi thân !”.
Nhưng lúc đó, nhà truyền giáo nghe tiếng Chúa mách nhỏ :
“Nầy con, đừng vội thất vọng, con chưa trở về quê hương thật của con mà !”.
Quả thật, chúng ta đang ở đây chưa ai trở về quê hương thật của mình ; vì thế đừng vội trách Chúa vì những cái giá không cân xứng chút nào trước những vất vả hy sinh cho công cuộc Nước Trời; và cũng đừng theo “vết của anh em con nhà Giê-bê-đê”, đòi Chúa phải “cho ngồi bên tả, bên hữu” ngay ở giữa “thung lũng đầy nước mắt nầy” !
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là hồ nghi hay không xác tín đủ về một niềm hy vọng mà chính Đức Kitô đã mang lại : “Thầy đi thì có ích cho chúng con…Thầy đi để dọn chỗ cho chúng con…Thầy đi về cùng Cha…”. Đó chính là cuộc ra đi mà Phụng vụ hôm nay đang long trọng cử hành : Thăng Thiên, và là tiêu đích, là điểm tựa, là quê hương… cho hàng hàng lớp lớp những con người, mà trong số đó, có đông đảo những anh chị em chúng ta “đến từ những đau khổ lớn lao”, chấp nhận “giặt áo đời mình trong máu Con Chiên” và nay đang “mặc áo trắng tinh, tay cầm cành vạn tuế” (Kh 7,9-14) chung hưởng phúc vinh quang đời đời trong Nước Chúa.
Và như thế, Thăng Thiên không bao giờ được hiểu như một ra đi, lìa xa, khuất bóng, vĩnh biệt ngàn thu; mà là một mở ra, khai diễn một lộ trình mới, một chương mới trong cuộc lữ hành cứu độ của Dân Mới mà vai trò của Chúa Thánh Thần sẽ hiện thực rõ nét : “Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống." (Lc 24,48-49)
Vì thế, cùng đích của sứ điệp Thăng Thiên chính là cuộc “trở lại Giêrusalem với niềm vui” (Lc 24,50-52), là cuộc trở về với thế giới đời thường trong tin yêu hy vọng ngút ngàn vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng “làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời.” (Ep 1,20).
Thăng Thiên chính là lời mời gọi dấn thân đi vào giữa lòng thế giới để làm vang lên “Giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ”.
Vâng, kể từ buổi bình minh hôm ấy, giai điệu tuyệt vời, lạ lẫm, mới tinh khôi, giai điệu mang tên Tin Mừng của cây vĩ cầm có một không hai là Đức Kitô Phục sinh, đã được những chàng “nghệ sĩ bất đắc dĩ” tấu lên trên mọi miền thế giới; và hầu chắc, chỉ có những chàng, những nàng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Kitô, có Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mới có thể tấu được giai điệu Tin Mừng hay nhất, mang tính thuyết phục nhất, giống như giai thoại về tiếng vĩ cầm của chàng nghệ sĩ Fritz Kreisler :
Fritz Kreisler (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hoà nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua. Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đờn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý : “Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng”.Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên: “Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó”…
Hôm nay, sứ điệp Thăng Thiên cũng đang ngỏ lời với mọi người chúng ta, những người “được Thần Trí khôn ngoan mặc khải mà nhận biết Đức Kitô”, như thế : “Hỡi anh chị em, sao còn ngước mắt nhìn trời…thế giới còn bao nhiêu địa chỉ Giêrusalem, Giuđêa, Samaria…chưa được nghe giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ. Hãy lên đường, hãy chèo ra chỗ nước sâu và đừng sợ….Vì Chúa đang ở với chúng ta !”. Amen.
LM. Trương Đình Hiền (Thăng Thiên 2019)