Tôi đọc bài của bạn Công Dân về “Hiệp thông với các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn: Hãy cùng lên tiếng đòi công lý” VietCatholic News (18 Dec 2008 13:00) mà chợt nghẹn ngào.
Đáng lẽ người cần lên tiếng trước tiên, hiệp thông trước tiên và sâu sa nhất với các chị chính là Soeur Bề Trên của Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn hay là các vị Mục Tử của Tổng Giáo Phận Saigon, người cũng như Thánh Phê-rô đã trực tiếp nhận lãnh sứ mạng “hãy chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” từ chính Chúa Giê-su đã tử nạn và đã phục sinh (x. Ga 15-19).
Không phải bỗng dưng Chúa Giê-su vô cớ trao trọng trách đó cho Phê-rô. Người chỉ hỏi ông một câu nhưng đến ba lần: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Lạ một điều, Người không gọi ông bằng tên Phê-rô do chính Người đặt cho ông. Người gọi ông bằng tên cúng cơm của ông do cha mẹ ông đặt cho ông. Hơn nữa Người còn nêu cả danh tính Gio-an của người cha trần gian của Phê-rô trong câu hỏi của Người.
Trước nhất ông phải yêu Người và phải yêu hơn những anh em khác thì mới đáng lãnh nhận nhiệm vụ chăm cóc các chiên con và chiên mẹ trong đàn chiên của Người, chính vì đàn chiên đó và cả những con chiên không thuộc về đàn này mà Người đã xuống thế làm người, chịu khổ nạn và phục sinh để chiên của Người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10)
Câu hỏi của Người mang cường độ nghiêm trọng rất cao vì Phê-rô, vốn chỉ là Si-môn quèn, một anh đánh cá nhà quê thất học, vô danh tiểu tốt, con trai của Gio-an, cũng chỉ là một người vô danh phận, chỉ vì nhận được sứ mạng làm Mục Tử từ Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh, bỗng trở nên một cột trụ chính của Giáo hội Ki-tô sẽ trường tồn đến tận cùng thời gian. Có lẽ Người muốn nhắc lại thân phận của Phê-rô vì sau bao năm đi theo Người trong cương vị Tông đồ trưởng, với danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri, thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ…từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người (x. Mt 4,24-25) có lẽ Phê-rô đã quen được mọi người trọng vọng gọi là “Ngài” và tôn vinh quá sức. Miệng người sang có gang có thép, những lời của ông được mọi người kính cẩn lắng nghe, ông bỗng quên mất thân phận mình chỉ là Si-môn quèn, con của một Gio-an thấp hèn. Có khi ông cũng quên mất luôn tên của cha ông là Gio-an, đã vênh vênh váo váo xem thường và vô cảm với người khác, rồi khi Thầy bị bắt ông đã lộ rõ bản chất ươn hèn của mình ra, chối Thầy đến ba lần và bỏ chốn. Có lẽ trong thâm tâm ông cũng chỉ đi tìm một chỗ ngồi bên phải hay bên trái trong vương triều trần gian mà ông mong Đức Giê-su sẽ thiết lập nên cho ông.
Đức Giê-su Phục Sinh xướng tên Si-môn của ông, cả tên Gio-an của cha ông, không phải để xỉ nhục ông nhưng để cho ông ý thức về bản chất mình, yêu cầu khắt khe của sứ mạng Mục Tử là phải yêu Người với một tình yêu lớn hơn hẳn tình yêu của những anh em khác dành cho Người, để rồi sau cùng phải chấp nhận kết thúc bi thảm của một người Mục Tử Chân Chính: Phải chịu tử đạo vì Người bằng cách này hay cách khác. Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. (Ga 21,18).
Bản chất Giám Mục là một Tông Đồ không khác chi 12 Tông Đồ nguyên thủy của Chúa Giê-su và trong phạm vi Giáo Phận của mình người Giám Mục chính là Tông Đồ Trưởng như Phê-rô và có trọng trách như Phê-rô “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” . Mọi Giám Mục phải gặp gỡ được Đức Giê-su đã khổ nạn và đã phục sinh, trước khi chịu chức Giám Mục phải tuyên xưng mình “dám” yêu Người hơn hẳn những anh em khác, phải tiên liệu được kết thúc cuộc đời Giám Mục của mình trong tử đạo.
Đã có nhiều Giám Mục đã tử đạo và được phong thánh. Chúng ta có đầy đủ cơ sở tin rằng cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận cũng sẽ được phong thánh.
Khi mới được chọn làm Tổng Giám mục San Salvado năm 1977, Ðức Cha Oscar là con người bảo thủ và trầm lặng. Nhưng ngài đã đổi thái độ khi chứng kiến những gì đang sảy ra trên quê hương đất nước. Các bài giảng của ngài đã vạch trần tội ác của chính quyền đương nhiệm và làm chấn động các thành phần liên hệ. Mặc dù tính mạng bị đe doạ thường xuyên, cũng như tận mắt nhìn thấy các thân hữu bị sát hại, ngài vẫn không khiếp sợ. Ðức Cha khẳng định: “Khi gặp hiểm nguy người chủ chăn không thể nào trốn chạy hay rời bỏ đàn chiên để bảo đảm an toàn cá nhân. Thế nên, tôi cũng sẽ ở với đàn chiên của tôi cho đến cùng.” Hậu quả là ngài bị kẻ thù bắn chết lúc đang dâng Thánh lễ vào một sáng tháng Ba năm 1980. Máu của ngài đã hòa chung vào máu thánh của Chúa Giê-su mà ngài đang dâng trên bàn thờ.
Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đến Soeur Bề Trên Dòng Bác Ái Vinh Sơn Saigòn, tuy nhiên hai từ ngày hôm qua khi thấy các Soeur nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn rút lui khỏi khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, chúng tôi mới tò mò tìm hiểu lý do và hỏi một Soeur là: tại sao lại đùng một cái rút lui khỏi nơi đó? - thì được một Sơ vừa khóc vừa cho biết là: Soeur Bề Trên đã nói các sơ rút nên lui ra khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu và về lại Nhà Dòng rồi tiếp tục đối thoại với Nhà Nước...
Nghe biết thế tôi mới thầm nghĩ: Không biết có phải vì sự kiện như đã có người cho biết là Sơ Bề trên này có chân trong Mặt Trận Tổ Quốc – và cả trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ nữa!... nên mới có quyết định như vậy hay không?
Riêng trong vụ này thì lập trường của ĐHY Phạm Minh Mẫn rất là cương quyết. Ngài có nói với một linh mục đến thăm các sơ và bày tỏ quan điểm của ngài là “đòi nhà chứ không chấp nhận đổi nhà”.
Qua vài sự kiện này, chúng ta cũng nên nhận định lại giá trị của nguyên lý Phúc Âm dành cho những người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa. Câu hỏi là dựa vào Phúc Âm thì Đức Giê-su đã Tử Nạn và Phục Sinh sẽ nói gì đây với các vị?
Người sẽ nói như thế này: “Này anh M, con của ông X, (này chị H, thuộc dòng Y), anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Nếu có thì mới đáng “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy”.
Nếu có thì chung cuộc lại chẳng có gì khác hơn là “anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.”
Mọi Giám Mục và các vị Bề Trên chỉ có thể đi hết con đường Mục Tử và Bề Trên của mình khi đã thấy Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh và “dám mục” ra vì tình yêu dành cho Người và đàn chiên của Người.
Đáng lẽ người cần lên tiếng trước tiên, hiệp thông trước tiên và sâu sa nhất với các chị chính là Soeur Bề Trên của Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn hay là các vị Mục Tử của Tổng Giáo Phận Saigon, người cũng như Thánh Phê-rô đã trực tiếp nhận lãnh sứ mạng “hãy chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” từ chính Chúa Giê-su đã tử nạn và đã phục sinh (x. Ga 15-19).
Không phải bỗng dưng Chúa Giê-su vô cớ trao trọng trách đó cho Phê-rô. Người chỉ hỏi ông một câu nhưng đến ba lần: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Lạ một điều, Người không gọi ông bằng tên Phê-rô do chính Người đặt cho ông. Người gọi ông bằng tên cúng cơm của ông do cha mẹ ông đặt cho ông. Hơn nữa Người còn nêu cả danh tính Gio-an của người cha trần gian của Phê-rô trong câu hỏi của Người.
Trước nhất ông phải yêu Người và phải yêu hơn những anh em khác thì mới đáng lãnh nhận nhiệm vụ chăm cóc các chiên con và chiên mẹ trong đàn chiên của Người, chính vì đàn chiên đó và cả những con chiên không thuộc về đàn này mà Người đã xuống thế làm người, chịu khổ nạn và phục sinh để chiên của Người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10)
Câu hỏi của Người mang cường độ nghiêm trọng rất cao vì Phê-rô, vốn chỉ là Si-môn quèn, một anh đánh cá nhà quê thất học, vô danh tiểu tốt, con trai của Gio-an, cũng chỉ là một người vô danh phận, chỉ vì nhận được sứ mạng làm Mục Tử từ Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh, bỗng trở nên một cột trụ chính của Giáo hội Ki-tô sẽ trường tồn đến tận cùng thời gian. Có lẽ Người muốn nhắc lại thân phận của Phê-rô vì sau bao năm đi theo Người trong cương vị Tông đồ trưởng, với danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri, thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ…từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người (x. Mt 4,24-25) có lẽ Phê-rô đã quen được mọi người trọng vọng gọi là “Ngài” và tôn vinh quá sức. Miệng người sang có gang có thép, những lời của ông được mọi người kính cẩn lắng nghe, ông bỗng quên mất thân phận mình chỉ là Si-môn quèn, con của một Gio-an thấp hèn. Có khi ông cũng quên mất luôn tên của cha ông là Gio-an, đã vênh vênh váo váo xem thường và vô cảm với người khác, rồi khi Thầy bị bắt ông đã lộ rõ bản chất ươn hèn của mình ra, chối Thầy đến ba lần và bỏ chốn. Có lẽ trong thâm tâm ông cũng chỉ đi tìm một chỗ ngồi bên phải hay bên trái trong vương triều trần gian mà ông mong Đức Giê-su sẽ thiết lập nên cho ông.
Đức Giê-su Phục Sinh xướng tên Si-môn của ông, cả tên Gio-an của cha ông, không phải để xỉ nhục ông nhưng để cho ông ý thức về bản chất mình, yêu cầu khắt khe của sứ mạng Mục Tử là phải yêu Người với một tình yêu lớn hơn hẳn tình yêu của những anh em khác dành cho Người, để rồi sau cùng phải chấp nhận kết thúc bi thảm của một người Mục Tử Chân Chính: Phải chịu tử đạo vì Người bằng cách này hay cách khác. Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. (Ga 21,18).
Bản chất Giám Mục là một Tông Đồ không khác chi 12 Tông Đồ nguyên thủy của Chúa Giê-su và trong phạm vi Giáo Phận của mình người Giám Mục chính là Tông Đồ Trưởng như Phê-rô và có trọng trách như Phê-rô “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy” . Mọi Giám Mục phải gặp gỡ được Đức Giê-su đã khổ nạn và đã phục sinh, trước khi chịu chức Giám Mục phải tuyên xưng mình “dám” yêu Người hơn hẳn những anh em khác, phải tiên liệu được kết thúc cuộc đời Giám Mục của mình trong tử đạo.
Đã có nhiều Giám Mục đã tử đạo và được phong thánh. Chúng ta có đầy đủ cơ sở tin rằng cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận cũng sẽ được phong thánh.
Khi mới được chọn làm Tổng Giám mục San Salvado năm 1977, Ðức Cha Oscar là con người bảo thủ và trầm lặng. Nhưng ngài đã đổi thái độ khi chứng kiến những gì đang sảy ra trên quê hương đất nước. Các bài giảng của ngài đã vạch trần tội ác của chính quyền đương nhiệm và làm chấn động các thành phần liên hệ. Mặc dù tính mạng bị đe doạ thường xuyên, cũng như tận mắt nhìn thấy các thân hữu bị sát hại, ngài vẫn không khiếp sợ. Ðức Cha khẳng định: “Khi gặp hiểm nguy người chủ chăn không thể nào trốn chạy hay rời bỏ đàn chiên để bảo đảm an toàn cá nhân. Thế nên, tôi cũng sẽ ở với đàn chiên của tôi cho đến cùng.” Hậu quả là ngài bị kẻ thù bắn chết lúc đang dâng Thánh lễ vào một sáng tháng Ba năm 1980. Máu của ngài đã hòa chung vào máu thánh của Chúa Giê-su mà ngài đang dâng trên bàn thờ.
Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đến Soeur Bề Trên Dòng Bác Ái Vinh Sơn Saigòn, tuy nhiên hai từ ngày hôm qua khi thấy các Soeur nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn rút lui khỏi khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, chúng tôi mới tò mò tìm hiểu lý do và hỏi một Soeur là: tại sao lại đùng một cái rút lui khỏi nơi đó? - thì được một Sơ vừa khóc vừa cho biết là: Soeur Bề Trên đã nói các sơ rút nên lui ra khỏi 32 Bis Nguyễn Thị Diệu và về lại Nhà Dòng rồi tiếp tục đối thoại với Nhà Nước...
Nghe biết thế tôi mới thầm nghĩ: Không biết có phải vì sự kiện như đã có người cho biết là Sơ Bề trên này có chân trong Mặt Trận Tổ Quốc – và cả trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ nữa!... nên mới có quyết định như vậy hay không?
Riêng trong vụ này thì lập trường của ĐHY Phạm Minh Mẫn rất là cương quyết. Ngài có nói với một linh mục đến thăm các sơ và bày tỏ quan điểm của ngài là “đòi nhà chứ không chấp nhận đổi nhà”.
Qua vài sự kiện này, chúng ta cũng nên nhận định lại giá trị của nguyên lý Phúc Âm dành cho những người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa. Câu hỏi là dựa vào Phúc Âm thì Đức Giê-su đã Tử Nạn và Phục Sinh sẽ nói gì đây với các vị?
Người sẽ nói như thế này: “Này anh M, con của ông X, (này chị H, thuộc dòng Y), anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Nếu có thì mới đáng “chăm sóc chiên con và chiên mẹ của Thầy”.
Nếu có thì chung cuộc lại chẳng có gì khác hơn là “anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.”
Mọi Giám Mục và các vị Bề Trên chỉ có thể đi hết con đường Mục Tử và Bề Trên của mình khi đã thấy Chúa Giê-su Tử Nạn và Phục Sinh và “dám mục” ra vì tình yêu dành cho Người và đàn chiên của Người.