Nhật tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam
Việt Nam là nước tiếp nhận ODA nhiều nhất của Nhật. Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam trong năm tới, đồng thời đóng băng lượng tài trợ khoảng 700 triệu đôla đã cấp trong năm nay.
Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba cho hay tại Hội nghị các nhà tài trợ cho VN tổ chức ở Hà Nội, rằng các khoản viện trợ ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương trình công cộng.
Trả lời BBC chiều 4/12, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh nói đây là quyết định đột ngột vì Việt Nam có vị trí tương đối cao trong thứ tự cấp ODA của Nhật.
“Quyết định này không có sự chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dư luận.”
Việt Nam là nước nhận ODA nhiều nhất trong các nước được Nhật Bản cấp viện, năm ngoái lên tới 1,1 tỷ đôla.
Quyết định của chính phủ Nhật được cho là đưa ra sau khi có bê bối tham nhũng liên quan tới Công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) của Nhật.
Nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói vụ này được công chúng Nhật chú ý đặc biệt và gây áp lực rất lớn lên chính phủ.
Hai bên đã thành lập Ủy ban chung để điều tra cáo buộc rằng quan chức TP HCM đã ăn hối lộ 820.000 đôla để cho PCI thắng thầu một số dự án sử dụng ODA trong thành phố.
Đại sứ Sakaba nói: "Cho tới khi ủy ban điều tra chung này đưa ra được các biện pháp hữu hiệu và đúng đắn để chống tham nhũng thì rất khó có thể giành lại ủng hộ của công chúng Nhật Bản cho việc tiếp tục hỗ trợ VN và chúng tôi không thể cam kết thêm các khoản tài trợ mới".
Nguồn ODA của Nhật Bản chủ yếu được tập trung cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển trong nước.
Ảnh hưởng uy tín
Quyết định của chính phủ Nhật Bản chắc chắn gây bối rối cho chính phủ Việt Nam, vốn đã bị cáo buộc là hành động quá chậm trước các cáo buộc tham nhũng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh nhận định rằng việc Nhật ngừng cấp ODA không có tác động xấu về ngân sách, mà ảnh hưởng hình ảnh.
“Tác động xấu và quan trọng nhất là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Một đối tác truyền thống, hết sức thân thiện và luôn luôn coi Việt Nam là đối tác có ưu tiên cao mà giờ lại ngừng cấp ODA đột ngột”.
Báo chí Nhật Bản đã phanh phui vụ hối lộ liên quan PCI cả nửa năm nay, và tòa án Tokyo đã xét xử bốn bị can là cựu quan chức công ty này về tội đưa hối lộ.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn tiếp tục điều tra và mới tuần trước, Đại diện Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng "hiện vẫn chưa có gì cụ thể" trong vụ PCI.
Cho tới nay, mới chỉ có ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên phó giám đốc sở Giao thông Công chính, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước thành phố, bị tạm đình chỉ công tác phục vụ điều tra.
Ông Sỹ là người bị cáo buộc đã nhận tiền hối lộ.
Phát biểu tại phiên đầu tiên của Hội nghị các nhà tài trợ, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói: " Chính phủ Việt Nam sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng tính hiệu quả của các dự án phát triển".
Tiếp xúc với thủ tướng Nhật Bản Taro Aso bên lề Hội nghị thượng đỉnh Apec cuối tháng 11, chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng hứa Việt Nam sẽ "xử lý nghiêm khắc" vụ PCI.
Việt Nam là nước tiếp nhận ODA nhiều nhất của Nhật. Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam trong năm tới, đồng thời đóng băng lượng tài trợ khoảng 700 triệu đôla đã cấp trong năm nay.
Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba cho hay tại Hội nghị các nhà tài trợ cho VN tổ chức ở Hà Nội, rằng các khoản viện trợ ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương trình công cộng.
Trả lời BBC chiều 4/12, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh nói đây là quyết định đột ngột vì Việt Nam có vị trí tương đối cao trong thứ tự cấp ODA của Nhật.
“Quyết định này không có sự chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dư luận.”
Việt Nam là nước nhận ODA nhiều nhất trong các nước được Nhật Bản cấp viện, năm ngoái lên tới 1,1 tỷ đôla.
Quyết định của chính phủ Nhật được cho là đưa ra sau khi có bê bối tham nhũng liên quan tới Công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) của Nhật.
Nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói vụ này được công chúng Nhật chú ý đặc biệt và gây áp lực rất lớn lên chính phủ.
Hai bên đã thành lập Ủy ban chung để điều tra cáo buộc rằng quan chức TP HCM đã ăn hối lộ 820.000 đôla để cho PCI thắng thầu một số dự án sử dụng ODA trong thành phố.
Đại sứ Sakaba nói: "Cho tới khi ủy ban điều tra chung này đưa ra được các biện pháp hữu hiệu và đúng đắn để chống tham nhũng thì rất khó có thể giành lại ủng hộ của công chúng Nhật Bản cho việc tiếp tục hỗ trợ VN và chúng tôi không thể cam kết thêm các khoản tài trợ mới".
Nguồn ODA của Nhật Bản chủ yếu được tập trung cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển trong nước.
Ảnh hưởng uy tín
Quyết định của chính phủ Nhật Bản chắc chắn gây bối rối cho chính phủ Việt Nam, vốn đã bị cáo buộc là hành động quá chậm trước các cáo buộc tham nhũng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh nhận định rằng việc Nhật ngừng cấp ODA không có tác động xấu về ngân sách, mà ảnh hưởng hình ảnh.
“Tác động xấu và quan trọng nhất là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Một đối tác truyền thống, hết sức thân thiện và luôn luôn coi Việt Nam là đối tác có ưu tiên cao mà giờ lại ngừng cấp ODA đột ngột”.
Báo chí Nhật Bản đã phanh phui vụ hối lộ liên quan PCI cả nửa năm nay, và tòa án Tokyo đã xét xử bốn bị can là cựu quan chức công ty này về tội đưa hối lộ.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn tiếp tục điều tra và mới tuần trước, Đại diện Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng "hiện vẫn chưa có gì cụ thể" trong vụ PCI.
Cho tới nay, mới chỉ có ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên phó giám đốc sở Giao thông Công chính, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước thành phố, bị tạm đình chỉ công tác phục vụ điều tra.
Ông Sỹ là người bị cáo buộc đã nhận tiền hối lộ.
Phát biểu tại phiên đầu tiên của Hội nghị các nhà tài trợ, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói: " Chính phủ Việt Nam sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng tính hiệu quả của các dự án phát triển".
Tiếp xúc với thủ tướng Nhật Bản Taro Aso bên lề Hội nghị thượng đỉnh Apec cuối tháng 11, chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng hứa Việt Nam sẽ "xử lý nghiêm khắc" vụ PCI.