Chuẩn bị cử hành Năm Thánh 2010 (bài 2)
Tại Hội Nghị Thường niên tháng 10 năm 2007, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định cử hành Năm Thánh 2010 cho Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam và trao cho ĐHY Phạm Minh Mẫn trách nhiệm tổ chức.
Sau năm tháng làm việc, ĐHY và các cộng sự viên đã làm xong công việc chuẩn bị quan trọng tiên khởi bất khả khuyết là soạn thảo được thủ bản định hướng nền tảng qua bản « Nội quy về việc Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 [1] ». Bản nội qui này đã được trình lên HĐGM và đã được Đức cha chủ tịch, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, phê chuẩn ngày 27.03.2008.
Bản Nội qui đề cập đến 4 phần: 1- Ý nghĩa và mục đích; 2- Cử hành Năm Thánh; 3- Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010; và 4- Phân công và phân nhiệm. Ba phần 2, 3 và 4 đều nói đến việc chuẩn bị và đều đề cập cụ thể và chi tiết đến những việc phải làm để chuẩn bị Năm Thánh 2010.
1. Những việc nào phải làm để chuẩn bị Năm Thánh 2010 ?
Phần II của bản nội qui đề cập đến « Cử hành Nam Thánh » qua hai chương. Một chương nói về việc cuẩn bị và một chương nói về việc cử hành năm thánh 2010. Ở chương nói về việc chuẩn bị, người ta thấy ấn định rằng hai tài liệu sẽ phải được Ban Tổ Chức soạn thạo: một trong năm 2008 và một trong năm 2009. Bản Nội Qui viết [2]:
(1) Năm 2008: HĐGM VN thống nhất và xin Toà Thánh cho mở Năm Thánh 2010. Đồng thời, HĐGM VN phê chuẩn Ban Tổ chức cử hành Năm Thánh, và hình thành những Tiểu Ban chuyên môn. Trong năm 2008, các Tiểu Ban cần soạn xong tài liệu học tập, hội thảo, tổ chức lễ hội, cầu nguyện, hành hương theo những chủ đề giúp cho cộng đồng Dân Chúa trong các giáo tỉnh, giáo phận, giáo xứ, dòng tu, tu hội, Đại Chủng viện, các đoàn thể giáo dân, các phong trào tông đồ ý thức tạ ơn Chúa, và quyết tâm cùng nhau làm mới hình ảnh Giáo Hội tại Việt Nam.
(2) Chủ đề của Năm Thánh 2010 là:
GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ
Chủ đề này được triển khai theo 3 chủ điểm lớn sau đây:
- Giáo Hội mầu nhiệm, với chức năng ngôn sứ và tư tế (mục vụ Thánh Kinh, Lời Chúa, giáo lý đức tin, Phụng tự, lòng đạo đức bình dân, kinh sách).
- Giáo Hội hiệp thông, với chức năng mục tử (mục vụ tổ chức và điều hành giáo phận, giáo xứ, dòng tu, tu hội, các tổ chức mục vụ, các đoàn thể tông đồ giáo dân, tạo tương quan liên đới, đối thoại, hợp tác, đối nội, đối ngoại).
- Giáo Hội sứ vụ, với chức năng thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho Tin Mừng và cho sự sống dồi dào của mọi người, đặc biệt người kém may mắn, bị bỏ rơi (mục vụ truyền giáo, văn hoá giáo dục, y tế, bác ái xã hội, phát triển, di dân).
(3) Năm 2009, các giáo tỉnh, giáo phận, giáo xứ, dòng tu, Đại Chủng viện, đoàn thể tông đồ giáo dân, tổ chức cho cộng đoàn Dân Chúa cử hành lễ hội, học tập, hội thảo, góp ý, đề xuất, cầu nguyện, hành hương vào một số dịp và theo 3 chủ đề đã nêu trên… Phát hành Kỷ Yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn, với phần nhìn lại các thời kỳ lịch sử truyền giáo, đặc biệt thời kỳ chính toà…
Phần III, nói về « Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010" qua 5 chương, trong đó một chương nói về việc chuẩn bị. Ở đây, người ta cũng thấy hai tài liệu sẽ phải được thực hiện trong thời kỳ chuẩn bị. Bản Nội Qui viết [3]:
« (1) Công việc chuẩn bị Đại Hội, trước hết nhằm giúp cho HĐGM phát hiện những vấn đề cần được đưa ra bàn thảo trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010. Đồng thời còn nhằm làm cho mọi thành phần Dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương cảm nhận rằng họ có liên hệ mật thiết với Đại Hội. Đạt được mục tiêu trên, công việc của Đại Hội sẽ mở đường cho sự hiệp thông đi vào đời sống Giáo Hội, nhờ đó mọi tín hữu được chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những gì HĐGM sẽ quyết định với tư cách là mục tử của Dân Chúa.
(2) Tham khảo ý kiến của mọi thành phần Dân Chúa. Công việc chuẩn bị còn nhằm giúp mọi tín hữu tham gia cách tích cực vào đời sống Giáo Hội. Các cộng đoàn tín hữu, giáo xứ, dòng tu, tu hội, Đại Chủng viện, cùng tham gia Đại Hội bằng học hỏi theo những chủ đề nêu trên, đồng thời bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng, nhu cầu, và đề xuất những phương thế đảm nhận những thách đố mục vụ.
(3) Xác định những vấn đề cần bàn thảo trong Đại Hội.
Dựa vào tư liệu do các Tiểu Ban chuyên môn soạn ra, Ban Thư ký tổ chức Đại Hội soạn thảo một bản Đề Cương với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009. Thu thập lại các câu trả lời, đúc kết thành một Bản Tư Liệu Làm Việc, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009. Các bài phát biểu trong Đại Hội cần phải dựa vào Bản Tư Liệu Làm Việc đó, và gửi 1 bản đến Ban Thư ký Đại Hội trước tháng 4-2010.
Phần IV nói về « Phân công và phân nhiệm » qua 4 chương. Trong chương nói về « Ban Thư Ký Năm Thánh », người ta được xác định lại rằng ban này sẽ phải chuẩn bị 4 tài liệu mà phần II và III đã đề cập đến. Bản Nội Qui viết [4]:
Nhiệm vụ của Các thư ký tiểu ban:
- Tiểu ban nghiên cứu lịch sử (gồm Tổng Thư ký các UBGM về Văn hoá, Truyền thông, Thánh nhạc): nghiên cứu lịch sử Giáo hội Việt Nam qua 3 thời kỳ bảo hộ, tông toà, nhất là chính toà (1960-2010). Phát hành Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
- Tiểu ban soạn thảo các tài liệu học hỏi và cử hành Năm Thánh: chia ra 3 nhóm để biên soạn các tài liệu theo 3 chiều kích: mầu nhiệm (gồm Tổng Thư ký các UBGM về Giáo lý Đức tin, Kinh Thánh, Phụng tự) - hiệp thông (UBGM về Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân, Giới trẻ, Gia đình) - sứ vụ (UBGM về Truyền giáo, Bác ái Xã hội, Di dân).
- Tiểu ban chuẩn bị và thực hiện Đại hội Dân Chúa Việt Nam: soạn thảo Đề cương và Tài liệu làm việc cho Đại Hội - soạn thảo Nội Quy cho Đại Hội - làm Ban Thư ký của Đại Hội - soạn thảo văn kiện sau Đại Hội.
Tóm kết lại, theo bản Nội Qui « Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 », nhiều việc chuẩn bị sẽ phải được thực hiện, hầu đạt được kết quả là soạn thảo được bốn tài liệu sau đây:
• Tài liệu học hỏi, soạn xong trong năm 2008
• Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm Trật Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, phát hành trong năm 2009
• Đề cương, với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009
• Tài liệu làm việc cho Đại Hội, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009.
2. Những chuẩn bị nào đã được thực hiện ?
Dựa vào bản nội qui, Ban Tổ Chức Năm Thánh đã thực hiện phiên họp đầu tiên vào ngày 08.04.2008 để xác định các qui trình tổ chức và phân nhiệm. Buổi họp này đã xác định một giai đoạn làm việc với kết quả mong đợi phải đạt rằng: « Đề nghị các tiểu ban nên họp nhau sớm để có định hướng chung cho việc phác thảo tài liệu làm việc và gửi về cho Ban Thư ký Thường trực tổng hợp thành một tài liệu thống nhất và trình lên Hội đồng Giám mục trong Hội nghị tháng 9-2008 ở Xuân Lộc [5]».
Tiếp theo đó, hai phiên họp quan trọng khác đã được tổ chức. Phiên họp ngày 15.04.2008 để thống nhất với nhau những điểm chính quan trọng. Phiên họp ngày 12.09.2008 để các ủy ban giám mục họp lại và mỗi ủy ban trình bày lược đồ nghiên cứu của mình.
Tóm lược những kết quả đã thực hiện được, linh mục Nguyễn Văn Khảm, trưởng ban Ban Thư Ký Thường Trực Năm Thánh 2010 (được bổ nhiệm giám mục phụ tá TP HCM ngày 15.10.2008), đã soạn thảo xong và đã đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục « Bản tường trình của Ban Thư Ký Năm Thánh 2010 tại hội nghị thường niên lần II, 2008 [6]». Cha Trưởng ban Ban Thư Ký Thường Trực viết:
BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA BAN THƯ KÝ NĂM THÁNH 2010
tại hội nghị thưởng niên lần II.2008
Để triển khai cách cụ thể những định hướng đã được Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010 xác định trong phiên họp ngày 08.04.2008, Ban Thư ký Năm Thánh và các tổng thư ký của các ủy ban trực thuộc HĐGMVN đã có phiên họp ngày 15.04.2008, và đã thống nhất với nhau những điểm chính sau đây:
I. KỶ YẾU NĂM MƯƠI NĂM THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VN
Đây là công trình nghiên cứu lịch sự năm mươi năm của Giáo Hội Việt Nam (1960-2010) trong bối cảnh lịch sử và xã hội của Việt Nam. Ban Nghiên cứu lịch sử (gồm UB Văn Hóa, Truyền Thông và Thánh Nhạc) sẽ thực hiện công trình này. Dự trù sẽ hoàn thành trước ngày khai mạc Năm Thánh (24.11.2009). Hiện nay đã hoàn tất lược đồ nghiên cứu, xin trình lên HĐGM để phê chuẩn.
II. NĂM MƯƠI NĂM VÀ CA1C HƠẠT ĐỘNG MỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI
Ngoài nghiên cứu lịch sử nói trên, sẽ có một công trình nghiên cứu về các lãnh vực mục vụ do các Ủy Ban thục hiện với những định hướng và chi tiết cụ thể như sau:
1. Nội dung: mỗi bài nghiên cứu theo ba bước căn bản: Nhìn lại, Nhận Định, Đề xuất định hướng cho tương lai
2. Số trang 20 trang A4
3. Thời gian: dự trù sẽ hoàn thành trước ngày khai mạc Năm Thánh (24.11.2009)
4. Các đề tài nghiên cứu:
Ủy Ban Đề tài
Giáo Lý Đức Tin: Việc dậy và học Giáo Lý trong 50 năm qua tại VN
Thánh Kinh: Rao giảng Lời Chúa trong 50 năm qua
Phụng Tự: Đời sống thờ phượngcủa người CGVN 50 năm qua
Thánh Nhạc: Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại VN
Nghệ Thuật Thánh: Vai trò của nghệ thuật thánh trong đời sống GH
Linh Mục: Đào tạo linh mục trong 50 năm qua
Tu Sĩ: Sụ phát triển của các dòng tu trong 50 năm qua
Giáo Dân: Vai trò người giáo dân trong GH
Gia Đình: Gia đình Công Giáo trong đời sống của GH
Giới trẻ: Giới trẻ hôm qua, hôm nay và ngày mai
Truyền Giáo: GHVN và nỗ lực truyền giáo 50 năm qua
Bác Ái Xã Hội: GHVN và sứ mạng phục vụ con người
Di Dân: Hiện tượng di dân và những yêu cầu mục vụ
Ngày 12.09.2008, các ủy ban đã họp lại và mỗi ủy ban trình bày lược đồ nghiên cứu của mình. Với sự góp ý của các ủy ban khác, mỗi ủy ban đã làm lại lược đồ của mình để dựa vào đó khai triển bài nghiên cứu (đính kèm những lược đồ của các ủy ban).
III. TÀI LIỆU HỌC HỎI
Chủ đề của tài liệu: Giáo Hội Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ
Tài liệu này sẽ do Nhóm Thần Học thuộc UBGLĐT soạn thảo (cha Nguyễn Văn Am làm trưởng nhóm). Đối tượng hướng đến là cộng đồng Dân Chúa cả nước. Mục đích là khơi dậy cảm thức về Giáo Hội. Do đó, cần có nội dung vững chắc về mặt thần học nhưng không quá chuyên môn để mọi người có thể tiếp thu.
Cấu trúc: Dẫn nhập (GHVN trong bối cảnh lịch sử 50 năm). Ba phần chính: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ. Mỗi phần: nền tảng giáo lý, đưa vào GHVN, những câu hỏi mời gọi trao đổi.
Tài liệu này đã được hoàn thành và Ban Thư Ký Năm Thánh trình lên HĐGM trong hội nghị thường niên để xin phê chuẩn. Và sẽ hoàn tất trước mùa vọng 2009.
Dựa vào tài liệu này, Nhóm Giáo Lý thuộc UBGLĐT sẽ biên soạn tài liệu học hỏi cho Cộng đồng Dân Chúa cả nước.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
1. Văn phòng của Ban Thư Ký Năm Thánh được đặt tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận TPHCM, 6 bis, Tôn Đức Thắng, Quận I, TP.HCM. Email: namthanh2010@gmail.com
2. Văn phòng Thư ký Năm Thánh là nơi đón nhận mọi đề xuất, góp ý của cộng đồng Dân Chúa, đồng thời có trách nhiệm đưa lên website của HĐGMVN những thông tin cần thiết.
(Ngày 20.09.2008, LM Nguyễn Văn Khảm)
Lời kết
Giáo hội Việt Nam, từ ngày đón nhận Tin Mừng vào năm 1533 đã nhiều lần tổ chức Công Đồng. Nhưng đa số là những công đồng miền, hay công đồng giáo phận. Trên bình diện quốc gia, ba lần các vị chủ chăn, giám mục và linh mục, của toàn thể các giáo phận đã họp lại để đưa ra dự án xác định đường hướng phát triển giáo hội.
Năm 1664, Công đồng Ayuthia [7] qui tụ hai giám mục tiên khởi của hai giáo phận truyền giáo đầu tiên ở Vìệt Nam (thiết lập ngày 09.09.1659): Đc Pierre Lambert de la Motte, Đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Trong và Đc François Pallu, Đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Ngoài. Cùng tham dự Công Đồng với hai Đc, có bốn linh mục thừa sai Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau.
Công đồng đã xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai. Kết quả là một tài liệu đã được soạn thảo với đầu đề là « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Tài liệu này, qua 10 chương, đã đề cập đến ba ý tưởng nòng cốt là: 1- sự thánh hóa người tông đồ rao giảng ơn cứu rỗi kitô, khai triển qua ba chương đầu; 2- sự trở lại đạo của lương dân, khai triển qua năm chương tiếp theo, và 3- sự tổ chức Giáo Hội, khai triển qua hai chương chót.
Năm 1934, Công đồng Đông Dương họp ở Hà Nội [8], từ 08.11 đến 06.12.1934, do Đc Antonius M. Drapier, op, Khâm sứ Tòa Thánh triệu tập và chủ tọa. Về tham dự Công Đồng có 20 giám mục (đến từ khắp các giáo phận hiện hữu thời đó), 5 bề trên dòng, 21 linh mục cố vấn (10 pháp, 7 việt, 3 tây ban nha và 1 thái lan). Các thành phần tham dự được chia thành 5 ủy ban, mỗi ủy ban lo về một vấn đề:
• Ủy ban 1: về hoạt động và qui chế của các giám mục, các thừa sai, các tu sĩ và thầy giảng
• Ủy ban 2: về qui chế của các linh mục bản xứ, các chủng sinh
• Ủy ban 3: về các Bí tích
• Ủy ban 4: về qui chế các giáo phận, về việc giảng dậy, nhất là về công giáo tiến hành
• Ủy ban 5: về tài chánh của Giáo Hội
Công Đồng Đông Dương đã soạn thảo được một tài liệu quan trọng: « Qui chế Mục vụ Công Đồng Đông Dương »(Decreta et Normae Primi Concilii Indosinensis). Nhiều phát triển đã được thực hiện nhờ ánh sáng và khích lệ của Công Đồng:
• Sự tạo lập các giáo phận mới Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955),…
• Sự tấn phong các giám mục việt nam: Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938), Phan Đình Phùng (1940),…
• Nhiều thư chung của các giám mục và nhiều cuốn chỉ nam của các giáp phận đã bắt đầu được biên soạn,….
Năm 1980, Đại Hội giám mục toàn quốc tại Hà Nội [9], từ 24.04 đến 01.05.1980. Ba mưoi ba giám mục toàn quốc của cả ba Tổng Giáo Phận đã về tham dự Hội Nghị. Trong một tuần lễ làm việc chung, các giám mục đã làm những việc chính yếu sau đây:
• Tạo lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một tổ chức ở bình diện quốc gia để trong tinh thần tập thể, gánh vác trách nhiệm mục vụ phục vụ Dân Chúa
• Chuẩn bị việc tham dự Thượng Hội Đồng Thế Giới khóa V về « Các chức năng của gia đình Kitô giáo trong thế giới hôm nay».
• Chuẩn bị việc các giám mục đi viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô tại Tòa Thánh Rôma.
• Biên Thơ Chung gởi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước 01.05.1980, để thông tin về Dại Hội, để trình bày « Đường hướng Mục vụ », với tôn chỉ Một Hội Thánh vì loài người và Hội Thánh trong lòng dân tộc và để Ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa: giáo dân, tu sĩ, linh mục.
Nhờ Đại Hội này, một cơ cấu hữu hiệu đã được thiết lập, nhờ đó từ 28 năm nay (1980-2008), dẫu gặp nhiều khó khăn đến từ khắp nơi và ở trong nhiều lãnh vực, Giáo Hội Việt Nam vẫn đoàn kết và thống nhất, phát triển và canh tân, nới rộng và lên cao,…mà một trong những thành quả là việc chuẩn bị cử hành năm thánh 2010:
Để cùng nhau « Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010) »;
Hầu cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử;
Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam
Paris, ngày 15 tháng 11 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Chú thích:
[1] Nội Quy: Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010, trong VietCatholic News (Thứ Hai 07/04/2008 23:24)
[2] Ibidem
[3] Ibidem
[4] Ibidem
[5] Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, BIÊN BẢN CUỘC HỌP BAN TỔ CHỨC NĂM THÁNH 2010, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 11/04/2008 12:47)
[6] Lm Nguyễn Văn Khảm, Bản tường trình của Ban Thư Ký Năm Thánh 2010 tại hội nghị thường niên lần II, 2008, trong Hiệp thông, Bản tin của Hội Đồng Giám Việt Nam, số 49 (tháng 9 & 10 năm 2008), trang 100-102.
[7] Trần Văn Cảnh, Công đồng thừa sai hải ngoại đầu tiên năm 1664 ở thủ đô Ayuthia nước Xiêm, trong VietCatholic News (Chúa Nhật 10/02/2008 10:26)
[8] Lm Bùi Đức Sinh, Dòng Đaminh trên đất Việt, q. 2, Sài gòn, 1995, tr. 81-82
[9] Trần Anh Dũng, chủ biên, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 1980-2000, tr. 347-369
Tại Hội Nghị Thường niên tháng 10 năm 2007, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định cử hành Năm Thánh 2010 cho Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam và trao cho ĐHY Phạm Minh Mẫn trách nhiệm tổ chức.
Sau năm tháng làm việc, ĐHY và các cộng sự viên đã làm xong công việc chuẩn bị quan trọng tiên khởi bất khả khuyết là soạn thảo được thủ bản định hướng nền tảng qua bản « Nội quy về việc Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 [1] ». Bản nội qui này đã được trình lên HĐGM và đã được Đức cha chủ tịch, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, phê chuẩn ngày 27.03.2008.
Bản Nội qui đề cập đến 4 phần: 1- Ý nghĩa và mục đích; 2- Cử hành Năm Thánh; 3- Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010; và 4- Phân công và phân nhiệm. Ba phần 2, 3 và 4 đều nói đến việc chuẩn bị và đều đề cập cụ thể và chi tiết đến những việc phải làm để chuẩn bị Năm Thánh 2010.
1. Những việc nào phải làm để chuẩn bị Năm Thánh 2010 ?
Phần II của bản nội qui đề cập đến « Cử hành Nam Thánh » qua hai chương. Một chương nói về việc cuẩn bị và một chương nói về việc cử hành năm thánh 2010. Ở chương nói về việc chuẩn bị, người ta thấy ấn định rằng hai tài liệu sẽ phải được Ban Tổ Chức soạn thạo: một trong năm 2008 và một trong năm 2009. Bản Nội Qui viết [2]:
(1) Năm 2008: HĐGM VN thống nhất và xin Toà Thánh cho mở Năm Thánh 2010. Đồng thời, HĐGM VN phê chuẩn Ban Tổ chức cử hành Năm Thánh, và hình thành những Tiểu Ban chuyên môn. Trong năm 2008, các Tiểu Ban cần soạn xong tài liệu học tập, hội thảo, tổ chức lễ hội, cầu nguyện, hành hương theo những chủ đề giúp cho cộng đồng Dân Chúa trong các giáo tỉnh, giáo phận, giáo xứ, dòng tu, tu hội, Đại Chủng viện, các đoàn thể giáo dân, các phong trào tông đồ ý thức tạ ơn Chúa, và quyết tâm cùng nhau làm mới hình ảnh Giáo Hội tại Việt Nam.
(2) Chủ đề của Năm Thánh 2010 là:
GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ
Chủ đề này được triển khai theo 3 chủ điểm lớn sau đây:
- Giáo Hội mầu nhiệm, với chức năng ngôn sứ và tư tế (mục vụ Thánh Kinh, Lời Chúa, giáo lý đức tin, Phụng tự, lòng đạo đức bình dân, kinh sách).
- Giáo Hội hiệp thông, với chức năng mục tử (mục vụ tổ chức và điều hành giáo phận, giáo xứ, dòng tu, tu hội, các tổ chức mục vụ, các đoàn thể tông đồ giáo dân, tạo tương quan liên đới, đối thoại, hợp tác, đối nội, đối ngoại).
- Giáo Hội sứ vụ, với chức năng thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho Tin Mừng và cho sự sống dồi dào của mọi người, đặc biệt người kém may mắn, bị bỏ rơi (mục vụ truyền giáo, văn hoá giáo dục, y tế, bác ái xã hội, phát triển, di dân).
(3) Năm 2009, các giáo tỉnh, giáo phận, giáo xứ, dòng tu, Đại Chủng viện, đoàn thể tông đồ giáo dân, tổ chức cho cộng đoàn Dân Chúa cử hành lễ hội, học tập, hội thảo, góp ý, đề xuất, cầu nguyện, hành hương vào một số dịp và theo 3 chủ đề đã nêu trên… Phát hành Kỷ Yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn, với phần nhìn lại các thời kỳ lịch sử truyền giáo, đặc biệt thời kỳ chính toà…
Phần III, nói về « Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010" qua 5 chương, trong đó một chương nói về việc chuẩn bị. Ở đây, người ta cũng thấy hai tài liệu sẽ phải được thực hiện trong thời kỳ chuẩn bị. Bản Nội Qui viết [3]:
« (1) Công việc chuẩn bị Đại Hội, trước hết nhằm giúp cho HĐGM phát hiện những vấn đề cần được đưa ra bàn thảo trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010. Đồng thời còn nhằm làm cho mọi thành phần Dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương cảm nhận rằng họ có liên hệ mật thiết với Đại Hội. Đạt được mục tiêu trên, công việc của Đại Hội sẽ mở đường cho sự hiệp thông đi vào đời sống Giáo Hội, nhờ đó mọi tín hữu được chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những gì HĐGM sẽ quyết định với tư cách là mục tử của Dân Chúa.
(2) Tham khảo ý kiến của mọi thành phần Dân Chúa. Công việc chuẩn bị còn nhằm giúp mọi tín hữu tham gia cách tích cực vào đời sống Giáo Hội. Các cộng đoàn tín hữu, giáo xứ, dòng tu, tu hội, Đại Chủng viện, cùng tham gia Đại Hội bằng học hỏi theo những chủ đề nêu trên, đồng thời bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng, nhu cầu, và đề xuất những phương thế đảm nhận những thách đố mục vụ.
(3) Xác định những vấn đề cần bàn thảo trong Đại Hội.
Dựa vào tư liệu do các Tiểu Ban chuyên môn soạn ra, Ban Thư ký tổ chức Đại Hội soạn thảo một bản Đề Cương với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009. Thu thập lại các câu trả lời, đúc kết thành một Bản Tư Liệu Làm Việc, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009. Các bài phát biểu trong Đại Hội cần phải dựa vào Bản Tư Liệu Làm Việc đó, và gửi 1 bản đến Ban Thư ký Đại Hội trước tháng 4-2010.
Phần IV nói về « Phân công và phân nhiệm » qua 4 chương. Trong chương nói về « Ban Thư Ký Năm Thánh », người ta được xác định lại rằng ban này sẽ phải chuẩn bị 4 tài liệu mà phần II và III đã đề cập đến. Bản Nội Qui viết [4]:
Nhiệm vụ của Các thư ký tiểu ban:
- Tiểu ban nghiên cứu lịch sử (gồm Tổng Thư ký các UBGM về Văn hoá, Truyền thông, Thánh nhạc): nghiên cứu lịch sử Giáo hội Việt Nam qua 3 thời kỳ bảo hộ, tông toà, nhất là chính toà (1960-2010). Phát hành Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
- Tiểu ban soạn thảo các tài liệu học hỏi và cử hành Năm Thánh: chia ra 3 nhóm để biên soạn các tài liệu theo 3 chiều kích: mầu nhiệm (gồm Tổng Thư ký các UBGM về Giáo lý Đức tin, Kinh Thánh, Phụng tự) - hiệp thông (UBGM về Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân, Giới trẻ, Gia đình) - sứ vụ (UBGM về Truyền giáo, Bác ái Xã hội, Di dân).
- Tiểu ban chuẩn bị và thực hiện Đại hội Dân Chúa Việt Nam: soạn thảo Đề cương và Tài liệu làm việc cho Đại Hội - soạn thảo Nội Quy cho Đại Hội - làm Ban Thư ký của Đại Hội - soạn thảo văn kiện sau Đại Hội.
Tóm kết lại, theo bản Nội Qui « Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 », nhiều việc chuẩn bị sẽ phải được thực hiện, hầu đạt được kết quả là soạn thảo được bốn tài liệu sau đây:
• Tài liệu học hỏi, soạn xong trong năm 2008
• Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm Trật Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, phát hành trong năm 2009
• Đề cương, với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009
• Tài liệu làm việc cho Đại Hội, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009.
2. Những chuẩn bị nào đã được thực hiện ?
Dựa vào bản nội qui, Ban Tổ Chức Năm Thánh đã thực hiện phiên họp đầu tiên vào ngày 08.04.2008 để xác định các qui trình tổ chức và phân nhiệm. Buổi họp này đã xác định một giai đoạn làm việc với kết quả mong đợi phải đạt rằng: « Đề nghị các tiểu ban nên họp nhau sớm để có định hướng chung cho việc phác thảo tài liệu làm việc và gửi về cho Ban Thư ký Thường trực tổng hợp thành một tài liệu thống nhất và trình lên Hội đồng Giám mục trong Hội nghị tháng 9-2008 ở Xuân Lộc [5]».
Tiếp theo đó, hai phiên họp quan trọng khác đã được tổ chức. Phiên họp ngày 15.04.2008 để thống nhất với nhau những điểm chính quan trọng. Phiên họp ngày 12.09.2008 để các ủy ban giám mục họp lại và mỗi ủy ban trình bày lược đồ nghiên cứu của mình.
Tóm lược những kết quả đã thực hiện được, linh mục Nguyễn Văn Khảm, trưởng ban Ban Thư Ký Thường Trực Năm Thánh 2010 (được bổ nhiệm giám mục phụ tá TP HCM ngày 15.10.2008), đã soạn thảo xong và đã đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục « Bản tường trình của Ban Thư Ký Năm Thánh 2010 tại hội nghị thường niên lần II, 2008 [6]». Cha Trưởng ban Ban Thư Ký Thường Trực viết:
BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA BAN THƯ KÝ NĂM THÁNH 2010
tại hội nghị thưởng niên lần II.2008
Để triển khai cách cụ thể những định hướng đã được Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010 xác định trong phiên họp ngày 08.04.2008, Ban Thư ký Năm Thánh và các tổng thư ký của các ủy ban trực thuộc HĐGMVN đã có phiên họp ngày 15.04.2008, và đã thống nhất với nhau những điểm chính sau đây:
I. KỶ YẾU NĂM MƯƠI NĂM THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VN
Đây là công trình nghiên cứu lịch sự năm mươi năm của Giáo Hội Việt Nam (1960-2010) trong bối cảnh lịch sử và xã hội của Việt Nam. Ban Nghiên cứu lịch sử (gồm UB Văn Hóa, Truyền Thông và Thánh Nhạc) sẽ thực hiện công trình này. Dự trù sẽ hoàn thành trước ngày khai mạc Năm Thánh (24.11.2009). Hiện nay đã hoàn tất lược đồ nghiên cứu, xin trình lên HĐGM để phê chuẩn.
II. NĂM MƯƠI NĂM VÀ CA1C HƠẠT ĐỘNG MỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI
Ngoài nghiên cứu lịch sử nói trên, sẽ có một công trình nghiên cứu về các lãnh vực mục vụ do các Ủy Ban thục hiện với những định hướng và chi tiết cụ thể như sau:
1. Nội dung: mỗi bài nghiên cứu theo ba bước căn bản: Nhìn lại, Nhận Định, Đề xuất định hướng cho tương lai
2. Số trang 20 trang A4
3. Thời gian: dự trù sẽ hoàn thành trước ngày khai mạc Năm Thánh (24.11.2009)
4. Các đề tài nghiên cứu:
Ủy Ban Đề tài
Giáo Lý Đức Tin: Việc dậy và học Giáo Lý trong 50 năm qua tại VN
Thánh Kinh: Rao giảng Lời Chúa trong 50 năm qua
Phụng Tự: Đời sống thờ phượngcủa người CGVN 50 năm qua
Thánh Nhạc: Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại VN
Nghệ Thuật Thánh: Vai trò của nghệ thuật thánh trong đời sống GH
Linh Mục: Đào tạo linh mục trong 50 năm qua
Tu Sĩ: Sụ phát triển của các dòng tu trong 50 năm qua
Giáo Dân: Vai trò người giáo dân trong GH
Gia Đình: Gia đình Công Giáo trong đời sống của GH
Giới trẻ: Giới trẻ hôm qua, hôm nay và ngày mai
Truyền Giáo: GHVN và nỗ lực truyền giáo 50 năm qua
Bác Ái Xã Hội: GHVN và sứ mạng phục vụ con người
Di Dân: Hiện tượng di dân và những yêu cầu mục vụ
Ngày 12.09.2008, các ủy ban đã họp lại và mỗi ủy ban trình bày lược đồ nghiên cứu của mình. Với sự góp ý của các ủy ban khác, mỗi ủy ban đã làm lại lược đồ của mình để dựa vào đó khai triển bài nghiên cứu (đính kèm những lược đồ của các ủy ban).
III. TÀI LIỆU HỌC HỎI
Chủ đề của tài liệu: Giáo Hội Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ
Tài liệu này sẽ do Nhóm Thần Học thuộc UBGLĐT soạn thảo (cha Nguyễn Văn Am làm trưởng nhóm). Đối tượng hướng đến là cộng đồng Dân Chúa cả nước. Mục đích là khơi dậy cảm thức về Giáo Hội. Do đó, cần có nội dung vững chắc về mặt thần học nhưng không quá chuyên môn để mọi người có thể tiếp thu.
Cấu trúc: Dẫn nhập (GHVN trong bối cảnh lịch sử 50 năm). Ba phần chính: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ. Mỗi phần: nền tảng giáo lý, đưa vào GHVN, những câu hỏi mời gọi trao đổi.
Tài liệu này đã được hoàn thành và Ban Thư Ký Năm Thánh trình lên HĐGM trong hội nghị thường niên để xin phê chuẩn. Và sẽ hoàn tất trước mùa vọng 2009.
Dựa vào tài liệu này, Nhóm Giáo Lý thuộc UBGLĐT sẽ biên soạn tài liệu học hỏi cho Cộng đồng Dân Chúa cả nước.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
1. Văn phòng của Ban Thư Ký Năm Thánh được đặt tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận TPHCM, 6 bis, Tôn Đức Thắng, Quận I, TP.HCM. Email: namthanh2010@gmail.com
2. Văn phòng Thư ký Năm Thánh là nơi đón nhận mọi đề xuất, góp ý của cộng đồng Dân Chúa, đồng thời có trách nhiệm đưa lên website của HĐGMVN những thông tin cần thiết.
(Ngày 20.09.2008, LM Nguyễn Văn Khảm)
Lời kết
Giáo hội Việt Nam, từ ngày đón nhận Tin Mừng vào năm 1533 đã nhiều lần tổ chức Công Đồng. Nhưng đa số là những công đồng miền, hay công đồng giáo phận. Trên bình diện quốc gia, ba lần các vị chủ chăn, giám mục và linh mục, của toàn thể các giáo phận đã họp lại để đưa ra dự án xác định đường hướng phát triển giáo hội.
Năm 1664, Công đồng Ayuthia [7] qui tụ hai giám mục tiên khởi của hai giáo phận truyền giáo đầu tiên ở Vìệt Nam (thiết lập ngày 09.09.1659): Đc Pierre Lambert de la Motte, Đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Trong và Đc François Pallu, Đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Ngoài. Cùng tham dự Công Đồng với hai Đc, có bốn linh mục thừa sai Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau.
Công đồng đã xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai. Kết quả là một tài liệu đã được soạn thảo với đầu đề là « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Tài liệu này, qua 10 chương, đã đề cập đến ba ý tưởng nòng cốt là: 1- sự thánh hóa người tông đồ rao giảng ơn cứu rỗi kitô, khai triển qua ba chương đầu; 2- sự trở lại đạo của lương dân, khai triển qua năm chương tiếp theo, và 3- sự tổ chức Giáo Hội, khai triển qua hai chương chót.
Năm 1934, Công đồng Đông Dương họp ở Hà Nội [8], từ 08.11 đến 06.12.1934, do Đc Antonius M. Drapier, op, Khâm sứ Tòa Thánh triệu tập và chủ tọa. Về tham dự Công Đồng có 20 giám mục (đến từ khắp các giáo phận hiện hữu thời đó), 5 bề trên dòng, 21 linh mục cố vấn (10 pháp, 7 việt, 3 tây ban nha và 1 thái lan). Các thành phần tham dự được chia thành 5 ủy ban, mỗi ủy ban lo về một vấn đề:
• Ủy ban 1: về hoạt động và qui chế của các giám mục, các thừa sai, các tu sĩ và thầy giảng
• Ủy ban 2: về qui chế của các linh mục bản xứ, các chủng sinh
• Ủy ban 3: về các Bí tích
• Ủy ban 4: về qui chế các giáo phận, về việc giảng dậy, nhất là về công giáo tiến hành
• Ủy ban 5: về tài chánh của Giáo Hội
Công Đồng Đông Dương đã soạn thảo được một tài liệu quan trọng: « Qui chế Mục vụ Công Đồng Đông Dương »(Decreta et Normae Primi Concilii Indosinensis). Nhiều phát triển đã được thực hiện nhờ ánh sáng và khích lệ của Công Đồng:
• Sự tạo lập các giáo phận mới Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955),…
• Sự tấn phong các giám mục việt nam: Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938), Phan Đình Phùng (1940),…
• Nhiều thư chung của các giám mục và nhiều cuốn chỉ nam của các giáp phận đã bắt đầu được biên soạn,….
Năm 1980, Đại Hội giám mục toàn quốc tại Hà Nội [9], từ 24.04 đến 01.05.1980. Ba mưoi ba giám mục toàn quốc của cả ba Tổng Giáo Phận đã về tham dự Hội Nghị. Trong một tuần lễ làm việc chung, các giám mục đã làm những việc chính yếu sau đây:
• Tạo lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một tổ chức ở bình diện quốc gia để trong tinh thần tập thể, gánh vác trách nhiệm mục vụ phục vụ Dân Chúa
• Chuẩn bị việc tham dự Thượng Hội Đồng Thế Giới khóa V về « Các chức năng của gia đình Kitô giáo trong thế giới hôm nay».
• Chuẩn bị việc các giám mục đi viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô tại Tòa Thánh Rôma.
• Biên Thơ Chung gởi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước 01.05.1980, để thông tin về Dại Hội, để trình bày « Đường hướng Mục vụ », với tôn chỉ Một Hội Thánh vì loài người và Hội Thánh trong lòng dân tộc và để Ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa: giáo dân, tu sĩ, linh mục.
Nhờ Đại Hội này, một cơ cấu hữu hiệu đã được thiết lập, nhờ đó từ 28 năm nay (1980-2008), dẫu gặp nhiều khó khăn đến từ khắp nơi và ở trong nhiều lãnh vực, Giáo Hội Việt Nam vẫn đoàn kết và thống nhất, phát triển và canh tân, nới rộng và lên cao,…mà một trong những thành quả là việc chuẩn bị cử hành năm thánh 2010:
Để cùng nhau « Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010) »;
Hầu cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử;
Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam
Paris, ngày 15 tháng 11 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Chú thích:
[1] Nội Quy: Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010, trong VietCatholic News (Thứ Hai 07/04/2008 23:24)
[2] Ibidem
[3] Ibidem
[4] Ibidem
[5] Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, BIÊN BẢN CUỘC HỌP BAN TỔ CHỨC NĂM THÁNH 2010, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 11/04/2008 12:47)
[6] Lm Nguyễn Văn Khảm, Bản tường trình của Ban Thư Ký Năm Thánh 2010 tại hội nghị thường niên lần II, 2008, trong Hiệp thông, Bản tin của Hội Đồng Giám Việt Nam, số 49 (tháng 9 & 10 năm 2008), trang 100-102.
[7] Trần Văn Cảnh, Công đồng thừa sai hải ngoại đầu tiên năm 1664 ở thủ đô Ayuthia nước Xiêm, trong VietCatholic News (Chúa Nhật 10/02/2008 10:26)
[8] Lm Bùi Đức Sinh, Dòng Đaminh trên đất Việt, q. 2, Sài gòn, 1995, tr. 81-82
[9] Trần Anh Dũng, chủ biên, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 1980-2000, tr. 347-369