BẾN ĐÁ - BẾN ĐỖ CỦA TÌNH THƯƠNG
VŨNG TẦU - Điểm tâm sáng xong, về phòng làm chút việc cần cho ngày mới bỗng nhiên bên tai tôi nghe tiếng ngân nga của nhóm trẻ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra …”. Được biết là xung quanh nhà thờ Bến Đá thì không có trường Tiểu học nào cả, vậy sao có tiếng bọn trẻ như thế này? Muốn tìm tiếng ấy phát ra tự đâu, tôi lần theo hướng ngân nga ấy.
Bước theo con đường ra nhà thờ, tiếng ngân nga ngày càng rõ hơn. Hoá ra tiếng ngân nga ấy phát ra từ phòng Sinh hoạt của giáo xứ. Hỏi thăm thầy giáo đang đứng lớp thì được biết đây là lớp học tình thương do Giáo xứ thành lập.
Thầy Hưng cho biết thêm: “Lớp học tình thương Bến Đá này có lúc được 100 em. Nhưng đến mùa cá thì cha mẹ chúng phải chuyển chỗ ở để có công ăn việc làm theo mùa cá ấy. Hiện tại, hiện diện trong lớp khoảng hơn sáu chục em. Độ tuổi của các em chêng lệch khá cao nên phải chia các em thành 3 lớp khác nhau. Các em tuy độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau nhưng có một điểm chung là nghèo và con cái của những gia đình thuộc diện di dân”.
Ra thăm lớp một chút tôi về phòng làm việc. Các em để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất đó là tính kỷ luật. Phải nói là lớp tình thương Bến Đá này kỷ luật tốt nhất trong các lớp tình thương mà tôi đã có dịp tiếp xúc. Các em rất ngoan, lễ phép và nhất là giữ sự im lặng trong lớp. Sự im lặng trong những lớp học tưởng chừng như khó giữ ở những lớp học bình thường nhưng trong lớp học khác thường Bến Đá này lại là sự thật. Có được như vậy ta không thể nào phủ nhận được công khó của thầy giáo Hùng.
Thầy Hùng là con chiên trong xứ Bến Đá. Buổi tối Thầy phụ trách lớp Hoa Ngữ ở vài trung tâm Sinh Ngữ của thành phố Vũng Tàu. Còn ban ngày thì Thầy gắn bó với các em hầu như gần hết các ngày trong tuần.
Chắc có lẽ, Thầy Hùng, nhưng công khó trước hết là của Cha xứ và Ban Hành Giáo mới có lớp học tình thương này. Mỗi người một chút để tạo điều kiện cho các em di dân có một cơ hội biết được vài con chữ để bước vào đời.
Khi thăm hỏi Thầy, tôi nhìn các em và thầm nói với Thầy: “Đây là sản phẩm của đất nước phát triển, giàu mạnh, công bằng và văn minh đây!”. Tại sao người ta chỉ tô son trát phấn cho vài thành quả cỏn con, còn hậu quả bi thương của một đất nước nghèo như thế này lại chẳng thấy ai lên tiếng!?!?!
Lớp học tình thương Bến Đá mà tôi được biết đây không phải là cá biệt. Ở nhiều giáo xứ, ở nhiều cộng đoàn vẫn cố gắng hết sức mình để cưu mang những tâm hồn thơ trẻ này. Nếu như không đầu tư, không dạy dỗ, không chăm sóc hàng trăm đứa trẻ cơ nhỡ điển hình của Bến Đá này sẽ đi về đâu?
Nhìn Bến Đá tôi lại nghĩ đến không biết bao nhiêu trăm, bao nhiêu ngàn con trẻ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường phải lao đao với cuộc sống đầy đau thương.
Nói vậy thôi chứ nhìn các em lòng tôi quặn đau. Chắc có lẽ cha mẹ chúng cũng không muốn phải rơi vào hoàn cảnh bi thương này, và chúng cũng không muốn chúng phải chịu khó thích nghi với cái lớp khá đặc biệt như thế này. Nghĩ đi nghĩ lại thì chúng cũng còn có được sự may mắn nhờ tình thương của Cha xứ cũng như những vị cộng tác với Cha xứ Bến Đá.
Nếu như Cha xứ cũng như các vị cộng tác với Ngài không bày tỏ tình thương, không cưu mang chúng thì không biết cuộc đời của chúng sẽ đi về đâu?
Nhìn các em cơ nhỡ như thế này, tôi thấy đau quá! Chẳng biết trách ai? Trách đời hay trách người? Có trách đi chăng nữa thì ta không thể nào phủ nhận được đây là những hoàn cảnh đặc biệt, những hoàn cảnh đáng thương hơn là đáng lên án!
Trong lớp, hầu như em nào cũng nghèo, cũng đáng thương hết nhưng có 2 chị em kia phải nói là cần được sự ưu ái hơn cả. Vì lẽ 2 chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ chúng đã ra đi bởi căn bệnh thế kỷ sida. Hiện giờ bà ngoại của hai cháu lây lất qua ngày đắp đổi cưu mang. Ban đầu chúng bị áp lực rất lớn từ chúng bạn bởi sự khinh miệt kỳ thị do cho mẹ chúng bị bệnh sida. Thế nhưng, dần dà nhờ tình thương của Cha xứ, của thầy phụ trách, sự mặc cảm, sự miệt thị đã được thay thế bằng tình Chúa – tình người. Đến nay, hai cháu đã bình an hội nhập với các bạn đồng lứa tuổi.
Thế đấy! Dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ của giáo xứ nhưng Cha xứ nỡ lòng nào bỏ rơi được những mảnh đời cơ nhỡ như thế này! Tạ ơn Chúa vì qua bàn tay nối dài của các vị chủ chăn, tình yêu của Chúa được lan rộng khắp nơi, không phân biệt hoàn cảnh, không phân biệt giàu nghèo trong giáo xứ.
Bến Đá! Tiếng gọi thân thương gợi lên cho ta hình ảnh vững chắc của viên đá tảng vùng biển Vũng Tàu.
Bến Đá! Tiếng gọi thân thương cho ta thấy tình thương chan hoà đến với những người nghèo, những gia đình di dân đang trú ngụ trong địa sở của mình.
Bến Đá! Bến đỗ của tình thương, bến đỗ của những di dân nghèo cần một chút tình Chúa, tình người.
VŨNG TẦU - Điểm tâm sáng xong, về phòng làm chút việc cần cho ngày mới bỗng nhiên bên tai tôi nghe tiếng ngân nga của nhóm trẻ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra …”. Được biết là xung quanh nhà thờ Bến Đá thì không có trường Tiểu học nào cả, vậy sao có tiếng bọn trẻ như thế này? Muốn tìm tiếng ấy phát ra tự đâu, tôi lần theo hướng ngân nga ấy.
Bước theo con đường ra nhà thờ, tiếng ngân nga ngày càng rõ hơn. Hoá ra tiếng ngân nga ấy phát ra từ phòng Sinh hoạt của giáo xứ. Hỏi thăm thầy giáo đang đứng lớp thì được biết đây là lớp học tình thương do Giáo xứ thành lập.
Thầy Hưng cho biết thêm: “Lớp học tình thương Bến Đá này có lúc được 100 em. Nhưng đến mùa cá thì cha mẹ chúng phải chuyển chỗ ở để có công ăn việc làm theo mùa cá ấy. Hiện tại, hiện diện trong lớp khoảng hơn sáu chục em. Độ tuổi của các em chêng lệch khá cao nên phải chia các em thành 3 lớp khác nhau. Các em tuy độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau nhưng có một điểm chung là nghèo và con cái của những gia đình thuộc diện di dân”.
Ra thăm lớp một chút tôi về phòng làm việc. Các em để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất đó là tính kỷ luật. Phải nói là lớp tình thương Bến Đá này kỷ luật tốt nhất trong các lớp tình thương mà tôi đã có dịp tiếp xúc. Các em rất ngoan, lễ phép và nhất là giữ sự im lặng trong lớp. Sự im lặng trong những lớp học tưởng chừng như khó giữ ở những lớp học bình thường nhưng trong lớp học khác thường Bến Đá này lại là sự thật. Có được như vậy ta không thể nào phủ nhận được công khó của thầy giáo Hùng.
Thầy Hùng là con chiên trong xứ Bến Đá. Buổi tối Thầy phụ trách lớp Hoa Ngữ ở vài trung tâm Sinh Ngữ của thành phố Vũng Tàu. Còn ban ngày thì Thầy gắn bó với các em hầu như gần hết các ngày trong tuần.
Chắc có lẽ, Thầy Hùng, nhưng công khó trước hết là của Cha xứ và Ban Hành Giáo mới có lớp học tình thương này. Mỗi người một chút để tạo điều kiện cho các em di dân có một cơ hội biết được vài con chữ để bước vào đời.
Khi thăm hỏi Thầy, tôi nhìn các em và thầm nói với Thầy: “Đây là sản phẩm của đất nước phát triển, giàu mạnh, công bằng và văn minh đây!”. Tại sao người ta chỉ tô son trát phấn cho vài thành quả cỏn con, còn hậu quả bi thương của một đất nước nghèo như thế này lại chẳng thấy ai lên tiếng!?!?!
Lớp học tình thương Bến Đá mà tôi được biết đây không phải là cá biệt. Ở nhiều giáo xứ, ở nhiều cộng đoàn vẫn cố gắng hết sức mình để cưu mang những tâm hồn thơ trẻ này. Nếu như không đầu tư, không dạy dỗ, không chăm sóc hàng trăm đứa trẻ cơ nhỡ điển hình của Bến Đá này sẽ đi về đâu?
Nhìn Bến Đá tôi lại nghĩ đến không biết bao nhiêu trăm, bao nhiêu ngàn con trẻ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường phải lao đao với cuộc sống đầy đau thương.
Nói vậy thôi chứ nhìn các em lòng tôi quặn đau. Chắc có lẽ cha mẹ chúng cũng không muốn phải rơi vào hoàn cảnh bi thương này, và chúng cũng không muốn chúng phải chịu khó thích nghi với cái lớp khá đặc biệt như thế này. Nghĩ đi nghĩ lại thì chúng cũng còn có được sự may mắn nhờ tình thương của Cha xứ cũng như những vị cộng tác với Cha xứ Bến Đá.
Nếu như Cha xứ cũng như các vị cộng tác với Ngài không bày tỏ tình thương, không cưu mang chúng thì không biết cuộc đời của chúng sẽ đi về đâu?
Nhìn các em cơ nhỡ như thế này, tôi thấy đau quá! Chẳng biết trách ai? Trách đời hay trách người? Có trách đi chăng nữa thì ta không thể nào phủ nhận được đây là những hoàn cảnh đặc biệt, những hoàn cảnh đáng thương hơn là đáng lên án!
Trong lớp, hầu như em nào cũng nghèo, cũng đáng thương hết nhưng có 2 chị em kia phải nói là cần được sự ưu ái hơn cả. Vì lẽ 2 chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ chúng đã ra đi bởi căn bệnh thế kỷ sida. Hiện giờ bà ngoại của hai cháu lây lất qua ngày đắp đổi cưu mang. Ban đầu chúng bị áp lực rất lớn từ chúng bạn bởi sự khinh miệt kỳ thị do cho mẹ chúng bị bệnh sida. Thế nhưng, dần dà nhờ tình thương của Cha xứ, của thầy phụ trách, sự mặc cảm, sự miệt thị đã được thay thế bằng tình Chúa – tình người. Đến nay, hai cháu đã bình an hội nhập với các bạn đồng lứa tuổi.
Thế đấy! Dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ của giáo xứ nhưng Cha xứ nỡ lòng nào bỏ rơi được những mảnh đời cơ nhỡ như thế này! Tạ ơn Chúa vì qua bàn tay nối dài của các vị chủ chăn, tình yêu của Chúa được lan rộng khắp nơi, không phân biệt hoàn cảnh, không phân biệt giàu nghèo trong giáo xứ.
Bến Đá! Tiếng gọi thân thương gợi lên cho ta hình ảnh vững chắc của viên đá tảng vùng biển Vũng Tàu.
Bến Đá! Tiếng gọi thân thương cho ta thấy tình thương chan hoà đến với những người nghèo, những gia đình di dân đang trú ngụ trong địa sở của mình.
Bến Đá! Bến đỗ của tình thương, bến đỗ của những di dân nghèo cần một chút tình Chúa, tình người.