'Con dại cái mang'
Với vụ bà Vũ Mộc Anh bị triệu về nước, như thế hai năm qua đã có một tham tán thương mại và một bí thư thứ nhất của Việt Nam phải rời Đại sứ quán ở Nam Phi vì liên quan tới tê giác.
Nói chuyện với BBC trước khi danh tính bà Anh được xác nhận, Đại sứ Việt Nam ở Pretoria Trần Duy Thi khẳng định ông đã đề nghị các nhân viên không tham gia vào các hoạt động buôn lậu.
Mặc dù vậy hai cán bộ trực tiếp dưới quyền ông đã lần lượt phải về nước vì cùng một cáo buộc buôn lậu sừng tê giác.
Ông nói ''người Việt Nam có câu 'con dại cái mang'', gợi ý rằng nếu người ta cố tình vi phạm ông cũng đành bó tay.
Trong một diễn biến khác, chính ông Thi cũng sắp hết nhiệm kỳ đại sứ và hiện đã có tên người sẽ thay ông.
'Bất động'
Cáo buộc cán bộ ngoại giao trong Đại Sứ quán Việt Nam ở Cộng hòa Nam Phi buôn lậu sừng tê giác thực tế đã được đưa ra từ ít nhất là hai năm nay.
Ba nguồn tin khác nhau từ Nam Phi và Việt Nam nói với BBC rằng cựu tham tán Trần Mạnh là một trong những người đầu tiên liên quan tới việc buôn bán này.
Ông Mạnh, hiện vẫn đang ở Pretoria, được tin là lập ra hẳn một công ty mang tên Newtato S.A. và dùng quan hệ đặc biệt để trợ giúp việc buôn lậu sừng tê giác.
Vợ của ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng được nguồn tin ở Nam Phi nói là có trong đường dây vận chuyển sừng và tiền mặt về Việt Nam.
Nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay bà Thủy đã từng bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng sau đó đã được thả.
Nhà của hai ông bà Mạnh, Thủy tại Pretoria được cho là một trong những điểm chứa sừng tê giác trước khi chúng được chuyển đi tiếp.
Ông Mạnh cũng bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hộ chiếu ngoại giao để có thể mang hàng hóa ra khỏi Nam Phi sau khi ông đã không còn làm ở Đại sứ quán.
Người ta nói cảnh sát Nam Phi đã án binh bất động cho dù họ cũng đã được thông báo những cáo buộc này.
'Buôn người'
Một nguồn tin từ Nam Phi nói nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có hành vi có thể coi là 'buôn người' khi đưa những thanh niên trẻ sang Pretoria để từ đó làm 'chân sai vặt' trong đường dây buôn sừng tê giác.
Những thanh niên này sang với danh nghĩa làm ăn và lập công ty nhưng hoạt động mà họ quan tâm hơn cả là thu mua và vận chuyển sừng tê giác.
Nguồn tin cũng nói với BBC rằng có những thanh niên trong số này tham gia cả vào đường dây rửa tiền và các hoạt động mờ ám khác.
Mặc dù Nam Phi cho phép săn bắn tê giác, một giấy phép để đi săn và vận chuyển tê giác tốn thời gian và tiền bạc tới mức ít người có thể có được các giấy phép này.
Báo chí Nam Phi nói hầu hết mọi đầu mối trong đường dây buôn lậu đều 'chỉ tay' về phía các băng đảng Việt Nam.
Hiện truyền thông Nam Phi vẫn tiếp tục điều tra vụ việc này và ngày mai, 21/11 báo Mail & Guardian, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc sẽ có gặp gỡ với cảnh sát để lấy thêm thông tin.
(Nguồn: BBC, ngày 20.11.2008, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_links.shtml)
Với vụ bà Vũ Mộc Anh bị triệu về nước, như thế hai năm qua đã có một tham tán thương mại và một bí thư thứ nhất của Việt Nam phải rời Đại sứ quán ở Nam Phi vì liên quan tới tê giác.
Nói chuyện với BBC trước khi danh tính bà Anh được xác nhận, Đại sứ Việt Nam ở Pretoria Trần Duy Thi khẳng định ông đã đề nghị các nhân viên không tham gia vào các hoạt động buôn lậu.
Cảnh vụ buôn lậu trước sứ quán Việt Nam |
Ông nói ''người Việt Nam có câu 'con dại cái mang'', gợi ý rằng nếu người ta cố tình vi phạm ông cũng đành bó tay.
Trong một diễn biến khác, chính ông Thi cũng sắp hết nhiệm kỳ đại sứ và hiện đã có tên người sẽ thay ông.
'Bất động'
Cáo buộc cán bộ ngoại giao trong Đại Sứ quán Việt Nam ở Cộng hòa Nam Phi buôn lậu sừng tê giác thực tế đã được đưa ra từ ít nhất là hai năm nay.
Nam Phi cấm vận chuyển tê giác |
Ông Mạnh, hiện vẫn đang ở Pretoria, được tin là lập ra hẳn một công ty mang tên Newtato S.A. và dùng quan hệ đặc biệt để trợ giúp việc buôn lậu sừng tê giác.
Vợ của ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng được nguồn tin ở Nam Phi nói là có trong đường dây vận chuyển sừng và tiền mặt về Việt Nam.
Nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay bà Thủy đã từng bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng sau đó đã được thả.
Nhà của hai ông bà Mạnh, Thủy tại Pretoria được cho là một trong những điểm chứa sừng tê giác trước khi chúng được chuyển đi tiếp.
Ông Mạnh cũng bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hộ chiếu ngoại giao để có thể mang hàng hóa ra khỏi Nam Phi sau khi ông đã không còn làm ở Đại sứ quán.
Người ta nói cảnh sát Nam Phi đã án binh bất động cho dù họ cũng đã được thông báo những cáo buộc này.
'Buôn người'
Một nguồn tin từ Nam Phi nói nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có hành vi có thể coi là 'buôn người' khi đưa những thanh niên trẻ sang Pretoria để từ đó làm 'chân sai vặt' trong đường dây buôn sừng tê giác.
Những thanh niên này sang với danh nghĩa làm ăn và lập công ty nhưng hoạt động mà họ quan tâm hơn cả là thu mua và vận chuyển sừng tê giác.
Nguồn tin cũng nói với BBC rằng có những thanh niên trong số này tham gia cả vào đường dây rửa tiền và các hoạt động mờ ám khác.
Mặc dù Nam Phi cho phép săn bắn tê giác, một giấy phép để đi săn và vận chuyển tê giác tốn thời gian và tiền bạc tới mức ít người có thể có được các giấy phép này.
Báo chí Nam Phi nói hầu hết mọi đầu mối trong đường dây buôn lậu đều 'chỉ tay' về phía các băng đảng Việt Nam.
Hiện truyền thông Nam Phi vẫn tiếp tục điều tra vụ việc này và ngày mai, 21/11 báo Mail & Guardian, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc sẽ có gặp gỡ với cảnh sát để lấy thêm thông tin.
(Nguồn: BBC, ngày 20.11.2008, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_links.shtml)