Danh dự là một phần quan trọng của con người, với danh dự ấy con người kết ước đoan nguyện một lời thề. Khi con người bán rẻ danh dự cũng xem thường một lời thề. Hiệu quả của việc giữ gìn và thực hiện lời thề là bảo đảm cho con người một danh dự và cũng bảo đảm cho con người chữ tín, “một sự bất trung, vạn sự bất tín”.
Trong các nghi thức nhậm chức của các vị lãnh đạo đều có nghi thức tuyên thệ để bắt đầu cho việc phụng sự dân. Trong cuộc đời của người bình dân, ít ra cũng có một lần cam kết lời thề với chính mình để “thân này khỏi hư”1.
Lời thề mang tính chất liên đới với mọi người.
Xưa kia việc nhờ thần linh chứng giám hay can thiệp vào những sự kiện đời thường là một điều bình thường. Nhưng đưa vào sự kiện của một quốc gia và lập thành một nghi thức trọng thể của vua quan trước dân thì điều ấy thật hiếm hoi. Thời nhà Lý, nghi thức ấy đã khởi đầu và được ghi chép trong sử sách để ngàn năm trông theo.
Hội Thề lần đầu tiên mang tính chất quốc gia được tổ chức tại Đền Thờ núi Đồng Cổ. Người xưa tin rằng tại núi này có vị thần linh đã từng giúp vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) đánh thắng quân Chiêm năm 1020; vị thần đã mộng báo cho Lý Thái Tông loạn tam vương, (tức là việc Vũ Đức Vương, Đông chính Vương và Dực thánh vương giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 - 1027). Hội thề Đồng Cổ được tổ chức khá đều trong triêu Lý. Đến thời Trần, năm Đinh Hợi, Trần Thái Tông ra các khoản minh thệ cho nội dung lời thề. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau:
“Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triêu. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây Thành, vào đền thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thề. Quan trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng : “làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phải năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn” 2.
Nội dung lời thề được minh định theo sử chép đơn giản nhưng lại chính yếu. Làm tôi thì tận trung, làm quan thì trong sạch, cả hai điều thề này bổ túc cho nhau làm nên một khối, bảo toàn cho tương lai một quốc gia. Quan không trong sạch mà tôi trung là bóc lột, tham nhũng, dẫn đến tiêu vong. Quan trong sạch mà dân bất trung là điều hiếm có, nếu có cũng dễ nhổ tận gốc bởi được lòng dân, nhiều người vẫn tận trung.
Quan trong sạch thì không sợ thiếu tôi trung. Thời Trần có Yết Kiêu, Dã Tượng, tuy mang thân thế của hàng nô dịch, chính tên cũng mang nghĩa của loài cầm thú, (Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã tượng là loài voi rừng), song trước giáo quân thù không vì thế mà bội phản.
Là người, dù ở phận nào mà cũng giữ nguyên lời thề, thì công ấy bao giờ cũng được ghi chép. Yết Kiêu và Dã Tượng vì đại nghĩa cứu quốc sao lại chẳng ngang hàng với anh hùng hào kiệt. Chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhìn nhận, khi thấy Yết kiêu còn đợi mình trên chiến thuyền, dù giặc tả hữu có thể giết chết: “chim Hồng Hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường vậy thôi”.
Lời thề bảo đảm danh dự của một con người khi chung thuỷ với lời thề ấy. Người càng chức trọng cao, Lời thề lại càng mang tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên nhiều người, chi phối nhiều hoạt động, nên trọng trách giữ lời thề lại càng cao. Trong phim “người nhện” của hãng phim HollyWood, có một câu nói đáng ghi nhớ: “Người nào có quyền lực cao nhất, người ấy phải có trách nhiệm lớn nhất”. Xưa và nay, cách nhau gần ngàn năm, khác nhau giữa Đông và Tây, có khác gì đâu một đoan thề, một đời trung, một đời trong.
Lời thề - Danh dự của người Kitô hữu.
Lời thề quan trọng đến nỗi Thánh Vịnh 14 viết : “lỡ thề mà bị thiệt, cương quyết chẳng rút lời” 3. Lời thề này mới chỉ mang tính chất cá nhân với một cá nhân thôi, đã chẳng dám bỏ qua, huống chi với một lời cam kết long trọng trước cộng đoàn. Do đó để lời thề được giữ trọn, cần có một ý thức đầy đủ về điều cam kết.
Cam kết đầu tiên của người Kitô hữu, được ghi bằng ấn tín trong Thánh Thần và Nước qua Bí tích rửa tội. Cam kết ấy là một lời thề mang tính linh thiêng suốt cuộc đời người Kitô hữu.
Khi rửa tội cho trẻ nhỏ chưa ý thức điều mình cam kết, Giáo Hội đòi cha mẹ và người đỡ đầu phải đảm nhiệm trách nhiệm: “khi xin phép rửa tội cho con cái, ông bà (anh chị) lĩnh nhận trách nhiệm giáo dục các em trong Đức Tin, để các em tuân giữ các giới răn Chúa là mến Chúa yêu người như Chúa Kitô đã dạy. Ông bà (anh, chị) có ý thức điều đó không?” 4.
Như vậy, bổn phận đầu tiên của mọi người Kitô hữu là đào sâu đức tin của mình đã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội. Với tuổi đời lớn dần theo năm tháng, đứa trẻ cần nhiều học hỏi về niềm tin từ trong gia đình rồi mới đến Giáo Xứ. Cha và mẹ, người đỡ đầu đã hứa giáo dục con em của mình trong đức tin, hãy sống với lời cam kết ấy.
Đối với những người lớn tuổi, đầy đủ ý thức để lựa chọn, Giáo Hội hỏi qua đời sống thực hành niềm tin của chính họ, để đi tới một cam kết.
Có những cam kết để đi vào cụ thể hơn nữa, trong đời sống hôn nhân hay trong đời sống tu trì, mỗi lời cam kết có một lựa chọn cụ thể để dấn thân đi xa hơn nữa trong ơn gọi Kitô hữu của mình. cam kết để dấn thân, thiếu điều cam kết sẽ thiếu đời sống dấn thân, không thể là dấn thân khi không có điều cam kết cụ thể. Người Kitô hữu bậc nào cũng có lời cam kết căn bản của Bí tích rửa tội. Chính trong những điều tuân giữ này họ được gọi là người Kitô hữu và sống niềm tin của mình.
Lời thề hứa mang tính liên đới:
Sự liên đới giữa con người với con người mỗi ngày trở nên chặt chẽ hơn, và dần dần lan rộng hơn. Vì thế, việc tuân giữ lời hứa của người này không những chỉ ảnh hưởng đối với mình nhưng còn liên quan công ích với người khác. Bởi đó, một người cam kết trong đời sống hôn nhân hay đời sống tu trì không chỉ liên quan đến chính họ, nhưng còn cam kết trước cộng đoàn và mưu ích cho cộng đoàn. Mỗi người khi cam kết đều lãnh nhận một trọng trách làm cho môi trường nhân sinh này trở nên yêu thương hơn, công bình và bác ái yêu thương hơn. Không vì lý do gì tách mình ra khỏi cộng đoàn và bội phản với lời hứa. Chúng ta đang ở trong một nguy cơ dễ đổ gãy lời hứa hôn nhân cũng như tu trì, dễ bội phản với những gì mình đã chọn lựa cam kết. Trong lời hứa, hãy nhớ đến sự liên đới để bền vữngthuỷ chung. Trên đời có gì đáng chê hơn là bội phản với lời hứa?
Thời nhà Lý và nhà Trần được thái bình khi có tôi trung, quan trong sạch, thiếu hai điều này nhà nào cũng sụp đổ, triều đại nào cũng tan rã. Thế nên, mỗi người nếu biết chỗ đứng của mình mà giữ lời hứa ắt hẳn rằng thái hoà sẽ ngự trị và môi trường sự sống sẽ phát triển cho con người được sống.
1 Chu Hy.
2 Đại Việt Sử Ký toàn thư, bàn kỉ, quyển 5, tờ 4b.
3 Tv 14, 4.
4 sách các phép, TRỊNH VĂN CĂN, TGM Hà Nội, 1983.
Trong các nghi thức nhậm chức của các vị lãnh đạo đều có nghi thức tuyên thệ để bắt đầu cho việc phụng sự dân. Trong cuộc đời của người bình dân, ít ra cũng có một lần cam kết lời thề với chính mình để “thân này khỏi hư”1.
Lời thề mang tính chất liên đới với mọi người.
Xưa kia việc nhờ thần linh chứng giám hay can thiệp vào những sự kiện đời thường là một điều bình thường. Nhưng đưa vào sự kiện của một quốc gia và lập thành một nghi thức trọng thể của vua quan trước dân thì điều ấy thật hiếm hoi. Thời nhà Lý, nghi thức ấy đã khởi đầu và được ghi chép trong sử sách để ngàn năm trông theo.
Hội Thề lần đầu tiên mang tính chất quốc gia được tổ chức tại Đền Thờ núi Đồng Cổ. Người xưa tin rằng tại núi này có vị thần linh đã từng giúp vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) đánh thắng quân Chiêm năm 1020; vị thần đã mộng báo cho Lý Thái Tông loạn tam vương, (tức là việc Vũ Đức Vương, Đông chính Vương và Dực thánh vương giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 - 1027). Hội thề Đồng Cổ được tổ chức khá đều trong triêu Lý. Đến thời Trần, năm Đinh Hợi, Trần Thái Tông ra các khoản minh thệ cho nội dung lời thề. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau:
“Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triêu. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây Thành, vào đền thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thề. Quan trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng : “làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phải năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn” 2.
Nội dung lời thề được minh định theo sử chép đơn giản nhưng lại chính yếu. Làm tôi thì tận trung, làm quan thì trong sạch, cả hai điều thề này bổ túc cho nhau làm nên một khối, bảo toàn cho tương lai một quốc gia. Quan không trong sạch mà tôi trung là bóc lột, tham nhũng, dẫn đến tiêu vong. Quan trong sạch mà dân bất trung là điều hiếm có, nếu có cũng dễ nhổ tận gốc bởi được lòng dân, nhiều người vẫn tận trung.
Quan trong sạch thì không sợ thiếu tôi trung. Thời Trần có Yết Kiêu, Dã Tượng, tuy mang thân thế của hàng nô dịch, chính tên cũng mang nghĩa của loài cầm thú, (Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã tượng là loài voi rừng), song trước giáo quân thù không vì thế mà bội phản.
Là người, dù ở phận nào mà cũng giữ nguyên lời thề, thì công ấy bao giờ cũng được ghi chép. Yết Kiêu và Dã Tượng vì đại nghĩa cứu quốc sao lại chẳng ngang hàng với anh hùng hào kiệt. Chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhìn nhận, khi thấy Yết kiêu còn đợi mình trên chiến thuyền, dù giặc tả hữu có thể giết chết: “chim Hồng Hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường vậy thôi”.
Lời thề bảo đảm danh dự của một con người khi chung thuỷ với lời thề ấy. Người càng chức trọng cao, Lời thề lại càng mang tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên nhiều người, chi phối nhiều hoạt động, nên trọng trách giữ lời thề lại càng cao. Trong phim “người nhện” của hãng phim HollyWood, có một câu nói đáng ghi nhớ: “Người nào có quyền lực cao nhất, người ấy phải có trách nhiệm lớn nhất”. Xưa và nay, cách nhau gần ngàn năm, khác nhau giữa Đông và Tây, có khác gì đâu một đoan thề, một đời trung, một đời trong.
Lời thề - Danh dự của người Kitô hữu.
Lời thề quan trọng đến nỗi Thánh Vịnh 14 viết : “lỡ thề mà bị thiệt, cương quyết chẳng rút lời” 3. Lời thề này mới chỉ mang tính chất cá nhân với một cá nhân thôi, đã chẳng dám bỏ qua, huống chi với một lời cam kết long trọng trước cộng đoàn. Do đó để lời thề được giữ trọn, cần có một ý thức đầy đủ về điều cam kết.
Cam kết đầu tiên của người Kitô hữu, được ghi bằng ấn tín trong Thánh Thần và Nước qua Bí tích rửa tội. Cam kết ấy là một lời thề mang tính linh thiêng suốt cuộc đời người Kitô hữu.
Khi rửa tội cho trẻ nhỏ chưa ý thức điều mình cam kết, Giáo Hội đòi cha mẹ và người đỡ đầu phải đảm nhiệm trách nhiệm: “khi xin phép rửa tội cho con cái, ông bà (anh chị) lĩnh nhận trách nhiệm giáo dục các em trong Đức Tin, để các em tuân giữ các giới răn Chúa là mến Chúa yêu người như Chúa Kitô đã dạy. Ông bà (anh, chị) có ý thức điều đó không?” 4.
Như vậy, bổn phận đầu tiên của mọi người Kitô hữu là đào sâu đức tin của mình đã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội. Với tuổi đời lớn dần theo năm tháng, đứa trẻ cần nhiều học hỏi về niềm tin từ trong gia đình rồi mới đến Giáo Xứ. Cha và mẹ, người đỡ đầu đã hứa giáo dục con em của mình trong đức tin, hãy sống với lời cam kết ấy.
Đối với những người lớn tuổi, đầy đủ ý thức để lựa chọn, Giáo Hội hỏi qua đời sống thực hành niềm tin của chính họ, để đi tới một cam kết.
Có những cam kết để đi vào cụ thể hơn nữa, trong đời sống hôn nhân hay trong đời sống tu trì, mỗi lời cam kết có một lựa chọn cụ thể để dấn thân đi xa hơn nữa trong ơn gọi Kitô hữu của mình. cam kết để dấn thân, thiếu điều cam kết sẽ thiếu đời sống dấn thân, không thể là dấn thân khi không có điều cam kết cụ thể. Người Kitô hữu bậc nào cũng có lời cam kết căn bản của Bí tích rửa tội. Chính trong những điều tuân giữ này họ được gọi là người Kitô hữu và sống niềm tin của mình.
Lời thề hứa mang tính liên đới:
Sự liên đới giữa con người với con người mỗi ngày trở nên chặt chẽ hơn, và dần dần lan rộng hơn. Vì thế, việc tuân giữ lời hứa của người này không những chỉ ảnh hưởng đối với mình nhưng còn liên quan công ích với người khác. Bởi đó, một người cam kết trong đời sống hôn nhân hay đời sống tu trì không chỉ liên quan đến chính họ, nhưng còn cam kết trước cộng đoàn và mưu ích cho cộng đoàn. Mỗi người khi cam kết đều lãnh nhận một trọng trách làm cho môi trường nhân sinh này trở nên yêu thương hơn, công bình và bác ái yêu thương hơn. Không vì lý do gì tách mình ra khỏi cộng đoàn và bội phản với lời hứa. Chúng ta đang ở trong một nguy cơ dễ đổ gãy lời hứa hôn nhân cũng như tu trì, dễ bội phản với những gì mình đã chọn lựa cam kết. Trong lời hứa, hãy nhớ đến sự liên đới để bền vữngthuỷ chung. Trên đời có gì đáng chê hơn là bội phản với lời hứa?
Thời nhà Lý và nhà Trần được thái bình khi có tôi trung, quan trong sạch, thiếu hai điều này nhà nào cũng sụp đổ, triều đại nào cũng tan rã. Thế nên, mỗi người nếu biết chỗ đứng của mình mà giữ lời hứa ắt hẳn rằng thái hoà sẽ ngự trị và môi trường sự sống sẽ phát triển cho con người được sống.
1 Chu Hy.
2 Đại Việt Sử Ký toàn thư, bàn kỉ, quyển 5, tờ 4b.
3 Tv 14, 4.
4 sách các phép, TRỊNH VĂN CĂN, TGM Hà Nội, 1983.