VANG VANG LỜI THỀ SÔNG NÚI
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30/4/75
Nguyện cầu cho Quê Hương Việt Nam.
Ngày Quốc Hận vẫn dày vò thân xác, Lời Núi Sông còn vang vọng tâm hồn.
Tổ Tiên xưa, quyết chống Tàu giữ Nước,
Con Cháu nay, phải dẹp Cộng dựng Nhà.
Lênh đênh ba phần tư cuộc đời trong kiếp sống bon chen danh lợi phù vân,
vẫn chưa trả xong món nợ thê nhi cơm áo, khi bừng tỉnh còn trắng đôi tay. Quá nửa đời người bèo dạt mây trôi, lang thang đất khách quê người nếm bao mùi tân khổ, thân chưa thoả mộng sông hồ, chí chưa vẹn tròn sông núi.
Chợt nhớ câu Cổ nhân bỉnh chúc, dưới ánh đèn mờ lần dở trang sử xưa Nước Việt, mong tìm lại gương xưa tích cũ của bao Vị Anh hùng Nữ kiệt nêu gương hậu thế mà soi rọi bản thân.
Hãy xem kìa Hai Bà Trưng phận gái má đào với lời thề trả nợ Nước thù nhà: “Một xin rửa sạch thù nhà Hai xin dựng lại nghiệp xưa vua Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này “
Bà Triệu nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, hiên ngang lời thề trước đầu voi ra trận:
“ Tôi muốn cỡi cơn gíó mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch cõi bờ, để cứu Dân tộc ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng để làm tì thiếp người ta “
Trẻ không được họp bàn quốc sự, bực tức tay bóp nát trái cam như Trần Quốc Toản cũng hiếm lắm thay, nhưng vẫn hiên ngang dương cao cờ dẹp giặc “Phá cương địch, báo Hoàng ân “ .
Già mà còn dẻo dai đầy đảm lực can trường như lão tướng Lý thường Kiệt
cũng không thấy nhiều.Trước ba quân thế giặc dữ dằn, bản Tuyên ngôn Độc lập khai pháo còn vang vọng trên dòng Như Nguyệt khẳng định Sông Núi bất khả phân:
“ Nam quốc Sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư “
( Đất Nước Nam là của Vua Nam, Sách trời đã phân định rõ ràng
Cớ sao bọn giặc lại xâm lấn,
Các ngươi sẽ bị phá tan tành. )
Đảm lược đầy hào khí, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không hề lay chuyển trước bả lợi danh, mãnh tướng Trần bình Trọng khi bị Thoát Hoan bắt, thấy người tài giỏi muốn chiêu dụ hàng để cho làm Vương đất Bắc, Ông trợn mắt lớn tiếng quát:
” Ta thà làm quỉ Nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc !”
Rồi thượng tướng Trần quang Khải sau khi phá tan giặc, trước khí thế tướng
sĩ dâng cao, mở tiệc khao quân tại Thăng Long thành, hứng khởi ngâm bải thơ đầy hào khí:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan,
Thái bình nghi nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.”
( Chương Dưong cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù,
Thái bình nên gắng sức,
Non Nước ấy nghìn thu . )
Vâng Non Nước này đã trải nghìn thu mà vẫn vững như bàn thạch dù trải
qua bao nhiêu lần giặc ngoại xâm quấy phá, chính Thánh Tông Thượng Hoàng sau khi đại phá quân Nguyên đã hạ bút quyết tâm với hai câu thơ
bất hủ:
“ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cồ điện kim âu!
( Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá,
Non Sông nghìn thuở vững âu vàng! )
Này đây đại tướng Phạm ngũ Lão văn hay võ giỏi, điều quân có kỷ cương, đãi tướng như người nhà, xử với quân sĩ tình phụ tử chi binh, nên đánh đâu thắng đó, thường ngâm thơ cảm khái tỏ bày chí lớn:
“ Hoành sáo Giang Sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu,
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. “
( Vung gươm Sông Núi đã bấy lâu,
Ba quân như hổ nuốt trôi trâu,
Công danh trai tráng còn mang nợ,
Những thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu. )
Đặng Dung một dõng tướng nhà Trần, cùng con hết lòng giúp Nước, sự nghiệp chưa thành, bị bắt vào tay giặc tuẫn tiết để giũ trọn khí phách, ông
lưu lại bài thơ thuật hoài ghi nỗi lòng mình cùng Non Nước:
“ Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca,
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa,
Tri chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà,
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.”
( Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say,
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước gẫm càng cay,
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây,
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. )
Nhưng nổi bật nhất là danh tướng văn võ song toàn hai lần đại phá quân Nguyên, làm rạng ngới trang sử Việt, vang danh đông tây kim cổ: Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn. Trước thế giặc mạnh vua Trần nhân Tông ngỏ ý muốn cầu hoà để cứu muôn dân, Hưng Đạo Vưong can đảm tâu rằng :
“ Bệ hạ nói câu ấy thì thiệt nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thế nào?
Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng sau. “
Vua quan nghe lời khí tiết vững lòng tin tưởng, tướng sĩ hăng say, Đạo Vương liền truyền hịch khích lệ ba quân:
“…Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết hổ, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm, hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, vui thú về vườn ruộng, quyến luyến về vợ con, nghĩ lợi riêng mà quên việc Nước, hoặc mê săn bắn mà quên việc binh, thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến thi cựa gà trống sao cho đâm thủng áo giáp, mẹo cờ bạc sao cho dụng nổi quân mưu, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều thân ấy nghìn vàng khôn chuộc. Vả lại vợ bìu con díu, ước mong trăm sự nghĩ sao, tiền của đâu mà chuộc được đầu giặc, chó săn ấy mà sao địch nổi quân thù, chén rượu ngon không làm cho địch say chết, tiếng hát hay không làm cho địch điếc tai…
Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cũng là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho sau trận Bình Lỗ ta phải tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? … ”
Hịch vừa truyền xong,Vương kéo đại quân ào ào tiến công ngăn giặc, băng qua dòng sông Hoá chỉ xuống mà thề:
“ Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không trở về dòng sông này nữa! “
Nghe lời thề trung liệt, tướng sĩ nức lòng xông lên như vũ bão, nên sau hai trận đại chiến 70 vạn quân Nguyên bị phá tan tành không còn manh giáp –
để mãi ngàn sau còn lưu lại những chiến công hiển hách: Vân đồn, Bạch đằng, Chương dương, Hàm tử, Tây kết, Vạn kiếp…cùng các danh tướng Phạm ngũ Lão, Trần quang Khải, Trần khánh Dư, Trần bình Trọng, Trần nhật Duật, Trần quốc Toản, Nguyễn Khoái….
Nối tiếp từ đất Lam Sơn, người anh hùng áo vải Lê Lợi, tính tình cương trực, hay giúp người nghèo, luôn nuôi chí lớn, nên phất cờ khởi nghĩa đã thu phục được lòng dân, văn tài nghĩa sĩ theo phò rất đông. Quân Minh sợ trước uy thế mỗi ngày lớn mạnh của Lê Lợi, muốn chiêu dụ qui hàng hứa cho làm quan lớn cùng nhiều bổng lộc, nhưng Ông không chịu khuất phục thẳng thấn
cự tuyệt:
“ Làm trai sinh ra ở trên đời nên gíup nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người! ”
Ông được tướng sĩ mến phục, nhiều nhân tài xả thân trợ giúp như Lê Lai đã mặc long bào liều mình xông ra tiền quân để chết thay.
Như Nguyễn Trãi theo chân cha là Nguyễn phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Kim lăng, đến ải Nam quan ông quay về khi nghe lời cha trối dạy :
“ Con phải quay về mà trả thù cho cha, rửa nhục cho Nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì? ”.
Trở về Nguyễn Trãi tìm đến gíúp Lê Lợi, thành quân sư nổi tiếng suốt 10 năm bày mưu kế cho Bình Định Vương dẹp tan giặc Minh, xây dựng một Giang sơn hùng mạnh.Ông lưu lại một áng văn kiệt tác Bình Ngô Đại Cáo,
phản ảnh hoài bão của một Vị Minh quân, cùng khí tiết một dũng tướng mưu lược và trở thành kim chỉ nam cho chiến lược thu phục nhân tâm. Ngày nay mỗi lần đọc lại Bình Ngô Đại Cáo, ta vẫn còn thấy hào khí của tiền nhân bừng bừng nổi dậy qua hai câu đầy nghĩa khí và nhân đạo:
“ Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy Trí nhân mà thay cường bạo. “
Hãy trích một đoạn để cùng nhau Luận cổ suy kim :
“…Từng nghe,
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Như Nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu,
Sơn Hà cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
……………..
Ta đây,
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình,
Gẫm Non Sông căm mối thế thù,
Đau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo cũng kỹ,
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chí băn khoăn một nỗi đổ hồi,
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
……………..
Than ôi !
Vùng vẫy một mảnh nhung y nên công đại định,
Phẳng lặng bốn bể thái vũ mở hội vinh thanh,
Bá cáo xa gần,
Ngỏ cùng nghe biết ………
Và chính Vị anh hùng áo vải Lam Sơn, sau khi dẹp tan ngoại xâm an bang Đất Nước, lên ngôi Hoàng Đế đã khẳng định chiến lược bảo vệ Tổ Quốc với quyết tâm không hề lay chuyển :
Biên phòng hảo vị trù phương lược,
Xã tắc ưng tu kế cửu an,
( Phòng thủ biên cương là hệ trọng,
Sơn hà trù liệu kế an bang )
Mùa Xuân Kỷ Sửu 1789 – Mùa Xuân Chiến Thắng oanh liệt của Đại Đế Quang Trung dẹp tan 50 vạn quân Thanh cũng là Mùa Xuân Chiến Thắng của Toàn Dân Việt – chấm dứt một ngàn năm lệ thuộc Tàu với Lời thề răn đe giặc xâm lăng vẫn vang vang Sông Núi:
“ Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất toàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ “
Nhưng tiếc thay anh hùng Nguyễn Huệ mất sớm, nếu không một trang sử mới đầy hy vọng sẽ mở ra cho Dân tộc Việt Nam – và bờ cõi Nước Ta đâu phải cắt đất nhường biển như bọn cầm quyền hèn hạ Cộng sản Bắc Việt đang làm – mà đã mở rộng sang tận Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây gấp ba, bốn lần như hiện nay…
Dù một ngàn năm xâm lược Tàu đô hộ, sử Việt vẫn ghi lại bao trang sử hào hùng với Lời thề quyết bảo vệ Non Sông !
Dù một trăm năm thực dân Pháp cai trị, dân
Việt đã vùng lên với Lời thề sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc.!
Đúng thế, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn thái Học, không thành công trong sự nghiệp lật đổ thực dân Pháp, nhưng hào khí anh hùng đã hun đúc biết bao anh thư hào kiệt bước theo tiếng gọi tâm huyết :”Không thành công thì thành nhân”. Nên khi bước lên đoạn đàu đài cùng 13 liệt sĩ, vẫn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, ngâm lời thơ đầy khí phách:
“ Chết vì Tổ Quốc- Cái chết vinh quang- Lòng ta sung sướng – Trí ta nhẹ nhàng! ”
Phạm Hồng Thái ôm bom ám sát tên Toàn quyền Berlin không thành, gieo mình xuống dòng Châu Giang để khỏi rơi vào tay giặc, hô vang lời chào từ biệt Tổ Quốc : “ Việt Nam Muôn Năm! “
Gương chí sĩ Phan bội Châu với cả một đời bôn ba tìm đường cứu nước, tỏ bày tinh thần ái quốc qua hai bài thơ ‘Sống – Chết ‘ hào hùng khí tiết :
Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ngươi,
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng Nước,
Sống lo phú qúi, chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống tủi làm chi đứng chật trời !
Chết mà vì Nước, chết vì Dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần,
Chết buổi Đông Chu hồn Thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân,
Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần,
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì Nước, chết vì Dân !
Như Ngoại Hầu Cường Để, dù bôn ba nơi xứ người vẫn khắc khoải vọng về Cố Hương mà nhắc nhở con dân:
“Bảo nhau phải hết một lòng,
Phen này ta quyết chẳng dong quân thù,
Ông cha trước bình Ngô sát Thát,
Nòi giống mình hèn nhát chi đâu,
Sao ta lại chịu cúi đầu,
Làm tôi tớ Pháp như trâu như bò!
…………………………………….
Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã phải gánh chịu biết bao nhiêu thảm họa:
hết giặc ngoại xâm lăng cai trị, lại đến nội thù huynh đệ tương tàn. Nhưng dù 1000 năm giặc Tàu đô hộ, 100 năm thực dân Pháp cai trị vẫn không di họa tàn khốc cho Đất Nước bằng hơn nửa thế kỷ bọn Cộng sản VN cầm
quyền.- Nhìn vào Tổ Quốc hiện nay đang bị bọn cầm quyền Bắc bộ phủ tàn phá về mọi mặt thật xót xa tủi hổ từ: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục…
Sau 30 năm cai trị Miền Bắc, chúng đã dùng mọi thủ đoạn bóc lột, tàn sát..
người dân qua những cuộc Cải cách ruộng đất, đấu tố, đuổi dân lên miền rừng núi hoang vu chướng khí, xua bao lớp thanh thiếu niên vào chết oan ức tại Miền Nam qua lời phỉnh gạt’Xẻ dọc Trường sơn đi cứu Nước.’
Sau gần 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam, chúng ‘ vào, vơ, vét, về ’như một loài cường khấu, biến người dân thành’ chuyên chính vô sản’ cùng thủ đoạn tinh ma thâm độc hơn trước: ép buộc dân lên vùng Kinh tế mới, tập trung cải tạo, chiếm nhà đất, tài sản, đổi tiền, quốc hữu hoá các cơ sở tư nhân và tôn giáo : xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cô nhi viện, nhà dưỡng lão và cả chùa chiền, thánh thất, giáo đường…điển hình qua các vụ Thái hà, Tam toà, Bát nhã, Loan lý, Đồng chiêm, Cồn dầu, Mỹ yên….Gần đây nhất, biết bao người trẻ can đảm bênh vực công lý và quyền lợi của người dân, đã chịu một bản án bất công theo luật rừng của Nhà nước CSVN.
Cướp hết tài sản của dân, chưa thoả mãn lòng tham vô đáy, chúng quay sang bán cả Dân cả Nước. Cho nhân công đi lao động nước ngoài với tiền thế chân cắt cổ và bị các công ty nước ngoài bóc lột, ức hiếp cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Móc nối những đường giây bịp bợm xuất khẩu thanh nữ ra làm dâu xứ người nhưng thực chất để làm con sen hay nô lệ tình dục. Đem những trẻ em ngây thơ trong trắng bán cho các ổ mãi dâm Cam-bốt,Thái-lan, Đài loan….
Bán đất ải Nam quan, Chi lăng, biển đảo Hoàng sa,Trường sa cho Tàu.
Cho công ty Trung quốc khai thác Bau-xít vùng Tây nguyên.
Cho thuê rừng suốt 10 tỉnh chiến lược địa đầu giới tuyến giữa Việt nam và Trung quốc.
Cho con cháu sang du học tại các nước chỉ để ăn chơi phè phỡn, chuyển tiền ra ngoài hợp pháp hay tìm cách mua chuộc bằng cấp để về nước chiếm được chỗ tốt hòng tiếp tục đè đầu cỡi cổ dân đen mặc sức tham nhũng.
Cho con cháu vào làm những cơ quan béo bở, để bày mưu tính kế kiếm tiền qua những hành vi bỉ ổi như mắc ngoặc, lường gạt, trộm cắp…như mới đây 1 số phi công và tiếp viên Hàng Không Việt Nam VN làm nhục quốc thể, bị truy tố tại Nhật về tội ăn cắp….
Chúng làm ngơ trước những hiểm họa xâm thực, đồng hoá của Trung quốc.
Chúng không thấy sao khi lính Trung cộng trà trộn vào đám nhân công, đem cả gia đình sang lập thành làng theo phong tục Tàu, những phố lồng đèn, bảng hiệu chữ Tàu nhan nhản khắp nơi?…
Việc làm của những tên đầu xỏ Cộng sản VN bị dân chúng phản đối và những nhà tranh đấu cảnh báo lại bị chúng đàn áp bắt giam ghép tội chống phá an ninh Đất Nước, tiếp tay nước ngoài lật đổ chính quyền!…
Phải chăng bọn CSVN đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian ác nào khi đưa
‘tham nhũng lên hàng quốc sách’ để chóng trở thành những tên ‘Tỷ phú đỏ’?
( nhưng không được liệt kê trong danh sách những tỉ phú trên thế giới, vì đồng tiền không do tài sức của chúng tạo ra mà chỉ là tiền ăn cướp của Dân Nước )
Phải chăng bọn đầu xỏ Bắc bộ phủ một lần nữa lại muốn ‘rước voi về dày mồ’ như Lê chiêu Thống,Trần ích Tắc đã làm khi xưa?
Phải chăng chúng muốn Nước ta trở lại thời kỳ Bắc thuộc để chúng thành những tên Thái Thú của chế độ hà khắc Tàu Cộng?
Than ôi! Chúng đã cố tình quên lời dạy tâm huyết của Vua Lê Thánh Tôn :
“ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại. “
Cùng di chúc muôn đời vua Trần nhân Tông lưu cho con cháu Lạc Hồng :
“ Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kẻ khác”
Với hàng trăm ngàn chiến sĩ QLVNCH anh dũng hy sinh cùng hàng triệu người dân vô tội chết oan nghiệt dưới bàn tay sắt máu của bọn Cộng sản,
chính là những Lới Thề son sắt quyết tâm bảo vệ Non Sông!
Với hàng triệu người bỏ Nước ra đi là những Lời Thề khẳng định dứt khoát
không thể sống chúng với Cộng Sản !
Với những cuộc biểu tình rầm rộ của đồng bào trong Nước về việc cắt đất nhượng biển cho Trung quốc, đòi lại nhà cửa ruộng đất, cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt, phản đối chính quyền tiếp tay công ty nước ngoài bóc lột đàn áp công nhân, cho ngoại quốc khai thác bau-xít hay thuê rừng biên giới…đã phản ảnh rõ ràng Lời Thề của hơn 90 triệu người dân VN không thể sống chung cùng Cộng sản.
Giờ đây, Thế giới đã lật qua một trang sử mới. Cuộc Cách Mạng Dân Chủ đang là một cơn bão lốc cuốn hút hàng trăm triệu con tim sôi sục hận thù nổi dậy từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhất quyết lật đổ những chế độ độc tài tàn ác, tham nhũng đã đè đầu bóc lột người dân qua nhiều thập kỷ .Đồng thời ngọn sóng Cách Mạng cũng dâng cao niềm tin yêu phấn khởi cho hàng tỉ người trên khắp hoàn cầu.
Hỡi bọn Cộng Sản Việt Nam! Hãy sớm thức tỉnh! Lắng nghe tiếng gọi Núi Sông! Tiếng thét gào Dân Tộc! Ngọn lửa Cách Mạng sắp bùng cháy tại VN,
sẽ tiêu hủy các ngươi thành tro bụi…..
Người xưa nói rằng ;” Một ngày không đọc được một trang sử, soi gương thấy thẹn. Ngày Quốc Hận, càng đọc xuyên suốt qua dòng lịch sử tổ tiên càng thấy lòng mình hổ thẹn. Biết bao câu nói lời thề tràn đầy hào khí còn ghi lại qua những áng thơ văn – mà mỗi lần đọc chúng ta thấy tình tự Quê hương bừng bừng trổi dậy, tràn qua buồng ngực con tim, len đầy mạch máu của mỗi Con Dân Nuớc Việt :
“ Còn trời, còn Nước, còn Non,
Còn trăng Nước Việt, ta còn đứng đây,
Năm năm, tháng tháng, ngày ngày,
Dẫu xa Tổ Quốc lòng này sắt son,
Dù cho Sông cạn Núi mòn,
Lời Thề Sông Núi vẫn còn vang vang.
Đinh văn Tiến Hùng
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30/4/75
Nguyện cầu cho Quê Hương Việt Nam.
Tổ Tiên xưa, quyết chống Tàu giữ Nước,
Con Cháu nay, phải dẹp Cộng dựng Nhà.
Lênh đênh ba phần tư cuộc đời trong kiếp sống bon chen danh lợi phù vân,
vẫn chưa trả xong món nợ thê nhi cơm áo, khi bừng tỉnh còn trắng đôi tay. Quá nửa đời người bèo dạt mây trôi, lang thang đất khách quê người nếm bao mùi tân khổ, thân chưa thoả mộng sông hồ, chí chưa vẹn tròn sông núi.
Chợt nhớ câu Cổ nhân bỉnh chúc, dưới ánh đèn mờ lần dở trang sử xưa Nước Việt, mong tìm lại gương xưa tích cũ của bao Vị Anh hùng Nữ kiệt nêu gương hậu thế mà soi rọi bản thân.
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này “
Bà Triệu nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, hiên ngang lời thề trước đầu voi ra trận:
“ Tôi muốn cỡi cơn gíó mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch cõi bờ, để cứu Dân tộc ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng để làm tì thiếp người ta “
Trẻ không được họp bàn quốc sự, bực tức tay bóp nát trái cam như Trần Quốc Toản cũng hiếm lắm thay, nhưng vẫn hiên ngang dương cao cờ dẹp giặc “Phá cương địch, báo Hoàng ân “ .
Già mà còn dẻo dai đầy đảm lực can trường như lão tướng Lý thường Kiệt
cũng không thấy nhiều.Trước ba quân thế giặc dữ dằn, bản Tuyên ngôn Độc lập khai pháo còn vang vọng trên dòng Như Nguyệt khẳng định Sông Núi bất khả phân:
“ Nam quốc Sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư “
( Đất Nước Nam là của Vua Nam, Sách trời đã phân định rõ ràng
Cớ sao bọn giặc lại xâm lấn,
Các ngươi sẽ bị phá tan tành. )
Đảm lược đầy hào khí, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không hề lay chuyển trước bả lợi danh, mãnh tướng Trần bình Trọng khi bị Thoát Hoan bắt, thấy người tài giỏi muốn chiêu dụ hàng để cho làm Vương đất Bắc, Ông trợn mắt lớn tiếng quát:
” Ta thà làm quỉ Nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc !”
Rồi thượng tướng Trần quang Khải sau khi phá tan giặc, trước khí thế tướng
sĩ dâng cao, mở tiệc khao quân tại Thăng Long thành, hứng khởi ngâm bải thơ đầy hào khí:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan,
Thái bình nghi nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.”
( Chương Dưong cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù,
Thái bình nên gắng sức,
Non Nước ấy nghìn thu . )
Vâng Non Nước này đã trải nghìn thu mà vẫn vững như bàn thạch dù trải
qua bao nhiêu lần giặc ngoại xâm quấy phá, chính Thánh Tông Thượng Hoàng sau khi đại phá quân Nguyên đã hạ bút quyết tâm với hai câu thơ
bất hủ:
“ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cồ điện kim âu!
( Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá,
Non Sông nghìn thuở vững âu vàng! )
Này đây đại tướng Phạm ngũ Lão văn hay võ giỏi, điều quân có kỷ cương, đãi tướng như người nhà, xử với quân sĩ tình phụ tử chi binh, nên đánh đâu thắng đó, thường ngâm thơ cảm khái tỏ bày chí lớn:
“ Hoành sáo Giang Sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu,
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. “
( Vung gươm Sông Núi đã bấy lâu,
Ba quân như hổ nuốt trôi trâu,
Công danh trai tráng còn mang nợ,
Những thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu. )
Đặng Dung một dõng tướng nhà Trần, cùng con hết lòng giúp Nước, sự nghiệp chưa thành, bị bắt vào tay giặc tuẫn tiết để giũ trọn khí phách, ông
lưu lại bài thơ thuật hoài ghi nỗi lòng mình cùng Non Nước:
“ Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca,
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa,
Tri chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà,
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.”
( Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say,
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước gẫm càng cay,
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây,
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. )
“ Bệ hạ nói câu ấy thì thiệt nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thế nào?
Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng sau. “
Vua quan nghe lời khí tiết vững lòng tin tưởng, tướng sĩ hăng say, Đạo Vương liền truyền hịch khích lệ ba quân:
“…Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết hổ, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm, hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, vui thú về vườn ruộng, quyến luyến về vợ con, nghĩ lợi riêng mà quên việc Nước, hoặc mê săn bắn mà quên việc binh, thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến thi cựa gà trống sao cho đâm thủng áo giáp, mẹo cờ bạc sao cho dụng nổi quân mưu, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều thân ấy nghìn vàng khôn chuộc. Vả lại vợ bìu con díu, ước mong trăm sự nghĩ sao, tiền của đâu mà chuộc được đầu giặc, chó săn ấy mà sao địch nổi quân thù, chén rượu ngon không làm cho địch say chết, tiếng hát hay không làm cho địch điếc tai…
Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cũng là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho sau trận Bình Lỗ ta phải tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? … ”
Hịch vừa truyền xong,Vương kéo đại quân ào ào tiến công ngăn giặc, băng qua dòng sông Hoá chỉ xuống mà thề:
“ Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không trở về dòng sông này nữa! “
Nghe lời thề trung liệt, tướng sĩ nức lòng xông lên như vũ bão, nên sau hai trận đại chiến 70 vạn quân Nguyên bị phá tan tành không còn manh giáp –
để mãi ngàn sau còn lưu lại những chiến công hiển hách: Vân đồn, Bạch đằng, Chương dương, Hàm tử, Tây kết, Vạn kiếp…cùng các danh tướng Phạm ngũ Lão, Trần quang Khải, Trần khánh Dư, Trần bình Trọng, Trần nhật Duật, Trần quốc Toản, Nguyễn Khoái….
Nối tiếp từ đất Lam Sơn, người anh hùng áo vải Lê Lợi, tính tình cương trực, hay giúp người nghèo, luôn nuôi chí lớn, nên phất cờ khởi nghĩa đã thu phục được lòng dân, văn tài nghĩa sĩ theo phò rất đông. Quân Minh sợ trước uy thế mỗi ngày lớn mạnh của Lê Lợi, muốn chiêu dụ qui hàng hứa cho làm quan lớn cùng nhiều bổng lộc, nhưng Ông không chịu khuất phục thẳng thấn
cự tuyệt:
“ Làm trai sinh ra ở trên đời nên gíup nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người! ”
Ông được tướng sĩ mến phục, nhiều nhân tài xả thân trợ giúp như Lê Lai đã mặc long bào liều mình xông ra tiền quân để chết thay.
Như Nguyễn Trãi theo chân cha là Nguyễn phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Kim lăng, đến ải Nam quan ông quay về khi nghe lời cha trối dạy :
“ Con phải quay về mà trả thù cho cha, rửa nhục cho Nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì? ”.
Trở về Nguyễn Trãi tìm đến gíúp Lê Lợi, thành quân sư nổi tiếng suốt 10 năm bày mưu kế cho Bình Định Vương dẹp tan giặc Minh, xây dựng một Giang sơn hùng mạnh.Ông lưu lại một áng văn kiệt tác Bình Ngô Đại Cáo,
phản ảnh hoài bão của một Vị Minh quân, cùng khí tiết một dũng tướng mưu lược và trở thành kim chỉ nam cho chiến lược thu phục nhân tâm. Ngày nay mỗi lần đọc lại Bình Ngô Đại Cáo, ta vẫn còn thấy hào khí của tiền nhân bừng bừng nổi dậy qua hai câu đầy nghĩa khí và nhân đạo:
“ Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy Trí nhân mà thay cường bạo. “
Hãy trích một đoạn để cùng nhau Luận cổ suy kim :
“…Từng nghe,
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Như Nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu,
Sơn Hà cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
……………..
Ta đây,
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình,
Gẫm Non Sông căm mối thế thù,
Đau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo cũng kỹ,
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chí băn khoăn một nỗi đổ hồi,
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
……………..
Than ôi !
Vùng vẫy một mảnh nhung y nên công đại định,
Phẳng lặng bốn bể thái vũ mở hội vinh thanh,
Bá cáo xa gần,
Ngỏ cùng nghe biết ………
Và chính Vị anh hùng áo vải Lam Sơn, sau khi dẹp tan ngoại xâm an bang Đất Nước, lên ngôi Hoàng Đế đã khẳng định chiến lược bảo vệ Tổ Quốc với quyết tâm không hề lay chuyển :
Biên phòng hảo vị trù phương lược,
Xã tắc ưng tu kế cửu an,
( Phòng thủ biên cương là hệ trọng,
Sơn hà trù liệu kế an bang )
Mùa Xuân Kỷ Sửu 1789 – Mùa Xuân Chiến Thắng oanh liệt của Đại Đế Quang Trung dẹp tan 50 vạn quân Thanh cũng là Mùa Xuân Chiến Thắng của Toàn Dân Việt – chấm dứt một ngàn năm lệ thuộc Tàu với Lời thề răn đe giặc xâm lăng vẫn vang vang Sông Núi:
“ Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất toàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ “
Nhưng tiếc thay anh hùng Nguyễn Huệ mất sớm, nếu không một trang sử mới đầy hy vọng sẽ mở ra cho Dân tộc Việt Nam – và bờ cõi Nước Ta đâu phải cắt đất nhường biển như bọn cầm quyền hèn hạ Cộng sản Bắc Việt đang làm – mà đã mở rộng sang tận Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây gấp ba, bốn lần như hiện nay…
Dù một ngàn năm xâm lược Tàu đô hộ, sử Việt vẫn ghi lại bao trang sử hào hùng với Lời thề quyết bảo vệ Non Sông !
Dù một trăm năm thực dân Pháp cai trị, dân
Việt đã vùng lên với Lời thề sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc.!
Đúng thế, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn thái Học, không thành công trong sự nghiệp lật đổ thực dân Pháp, nhưng hào khí anh hùng đã hun đúc biết bao anh thư hào kiệt bước theo tiếng gọi tâm huyết :”Không thành công thì thành nhân”. Nên khi bước lên đoạn đàu đài cùng 13 liệt sĩ, vẫn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, ngâm lời thơ đầy khí phách:
“ Chết vì Tổ Quốc- Cái chết vinh quang- Lòng ta sung sướng – Trí ta nhẹ nhàng! ”
Phạm Hồng Thái ôm bom ám sát tên Toàn quyền Berlin không thành, gieo mình xuống dòng Châu Giang để khỏi rơi vào tay giặc, hô vang lời chào từ biệt Tổ Quốc : “ Việt Nam Muôn Năm! “
Gương chí sĩ Phan bội Châu với cả một đời bôn ba tìm đường cứu nước, tỏ bày tinh thần ái quốc qua hai bài thơ ‘Sống – Chết ‘ hào hùng khí tiết :
Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ngươi,
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng Nước,
Sống lo phú qúi, chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống tủi làm chi đứng chật trời !
Chết mà vì Nước, chết vì Dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần,
Chết buổi Đông Chu hồn Thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân,
Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần,
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì Nước, chết vì Dân !
Như Ngoại Hầu Cường Để, dù bôn ba nơi xứ người vẫn khắc khoải vọng về Cố Hương mà nhắc nhở con dân:
“Bảo nhau phải hết một lòng,
Phen này ta quyết chẳng dong quân thù,
Ông cha trước bình Ngô sát Thát,
Nòi giống mình hèn nhát chi đâu,
Sao ta lại chịu cúi đầu,
Làm tôi tớ Pháp như trâu như bò!
…………………………………….
hết giặc ngoại xâm lăng cai trị, lại đến nội thù huynh đệ tương tàn. Nhưng dù 1000 năm giặc Tàu đô hộ, 100 năm thực dân Pháp cai trị vẫn không di họa tàn khốc cho Đất Nước bằng hơn nửa thế kỷ bọn Cộng sản VN cầm
quyền.- Nhìn vào Tổ Quốc hiện nay đang bị bọn cầm quyền Bắc bộ phủ tàn phá về mọi mặt thật xót xa tủi hổ từ: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục…
Sau 30 năm cai trị Miền Bắc, chúng đã dùng mọi thủ đoạn bóc lột, tàn sát..
người dân qua những cuộc Cải cách ruộng đất, đấu tố, đuổi dân lên miền rừng núi hoang vu chướng khí, xua bao lớp thanh thiếu niên vào chết oan ức tại Miền Nam qua lời phỉnh gạt’Xẻ dọc Trường sơn đi cứu Nước.’
Sau gần 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam, chúng ‘ vào, vơ, vét, về ’như một loài cường khấu, biến người dân thành’ chuyên chính vô sản’ cùng thủ đoạn tinh ma thâm độc hơn trước: ép buộc dân lên vùng Kinh tế mới, tập trung cải tạo, chiếm nhà đất, tài sản, đổi tiền, quốc hữu hoá các cơ sở tư nhân và tôn giáo : xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cô nhi viện, nhà dưỡng lão và cả chùa chiền, thánh thất, giáo đường…điển hình qua các vụ Thái hà, Tam toà, Bát nhã, Loan lý, Đồng chiêm, Cồn dầu, Mỹ yên….Gần đây nhất, biết bao người trẻ can đảm bênh vực công lý và quyền lợi của người dân, đã chịu một bản án bất công theo luật rừng của Nhà nước CSVN.
Cướp hết tài sản của dân, chưa thoả mãn lòng tham vô đáy, chúng quay sang bán cả Dân cả Nước. Cho nhân công đi lao động nước ngoài với tiền thế chân cắt cổ và bị các công ty nước ngoài bóc lột, ức hiếp cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Móc nối những đường giây bịp bợm xuất khẩu thanh nữ ra làm dâu xứ người nhưng thực chất để làm con sen hay nô lệ tình dục. Đem những trẻ em ngây thơ trong trắng bán cho các ổ mãi dâm Cam-bốt,Thái-lan, Đài loan….
Bán đất ải Nam quan, Chi lăng, biển đảo Hoàng sa,Trường sa cho Tàu.
Cho công ty Trung quốc khai thác Bau-xít vùng Tây nguyên.
Cho thuê rừng suốt 10 tỉnh chiến lược địa đầu giới tuyến giữa Việt nam và Trung quốc.
Cho con cháu sang du học tại các nước chỉ để ăn chơi phè phỡn, chuyển tiền ra ngoài hợp pháp hay tìm cách mua chuộc bằng cấp để về nước chiếm được chỗ tốt hòng tiếp tục đè đầu cỡi cổ dân đen mặc sức tham nhũng.
Cho con cháu vào làm những cơ quan béo bở, để bày mưu tính kế kiếm tiền qua những hành vi bỉ ổi như mắc ngoặc, lường gạt, trộm cắp…như mới đây 1 số phi công và tiếp viên Hàng Không Việt Nam VN làm nhục quốc thể, bị truy tố tại Nhật về tội ăn cắp….
Chúng làm ngơ trước những hiểm họa xâm thực, đồng hoá của Trung quốc.
Chúng không thấy sao khi lính Trung cộng trà trộn vào đám nhân công, đem cả gia đình sang lập thành làng theo phong tục Tàu, những phố lồng đèn, bảng hiệu chữ Tàu nhan nhản khắp nơi?…
Việc làm của những tên đầu xỏ Cộng sản VN bị dân chúng phản đối và những nhà tranh đấu cảnh báo lại bị chúng đàn áp bắt giam ghép tội chống phá an ninh Đất Nước, tiếp tay nước ngoài lật đổ chính quyền!…
Phải chăng bọn CSVN đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian ác nào khi đưa
‘tham nhũng lên hàng quốc sách’ để chóng trở thành những tên ‘Tỷ phú đỏ’?
( nhưng không được liệt kê trong danh sách những tỉ phú trên thế giới, vì đồng tiền không do tài sức của chúng tạo ra mà chỉ là tiền ăn cướp của Dân Nước )
Phải chăng bọn đầu xỏ Bắc bộ phủ một lần nữa lại muốn ‘rước voi về dày mồ’ như Lê chiêu Thống,Trần ích Tắc đã làm khi xưa?
Phải chăng chúng muốn Nước ta trở lại thời kỳ Bắc thuộc để chúng thành những tên Thái Thú của chế độ hà khắc Tàu Cộng?
Than ôi! Chúng đã cố tình quên lời dạy tâm huyết của Vua Lê Thánh Tôn :
“ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại. “
Cùng di chúc muôn đời vua Trần nhân Tông lưu cho con cháu Lạc Hồng :
“ Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kẻ khác”
Với hàng trăm ngàn chiến sĩ QLVNCH anh dũng hy sinh cùng hàng triệu người dân vô tội chết oan nghiệt dưới bàn tay sắt máu của bọn Cộng sản,
chính là những Lới Thề son sắt quyết tâm bảo vệ Non Sông!
Với hàng triệu người bỏ Nước ra đi là những Lời Thề khẳng định dứt khoát
không thể sống chúng với Cộng Sản !
Với những cuộc biểu tình rầm rộ của đồng bào trong Nước về việc cắt đất nhượng biển cho Trung quốc, đòi lại nhà cửa ruộng đất, cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt, phản đối chính quyền tiếp tay công ty nước ngoài bóc lột đàn áp công nhân, cho ngoại quốc khai thác bau-xít hay thuê rừng biên giới…đã phản ảnh rõ ràng Lời Thề của hơn 90 triệu người dân VN không thể sống chung cùng Cộng sản.
Giờ đây, Thế giới đã lật qua một trang sử mới. Cuộc Cách Mạng Dân Chủ đang là một cơn bão lốc cuốn hút hàng trăm triệu con tim sôi sục hận thù nổi dậy từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhất quyết lật đổ những chế độ độc tài tàn ác, tham nhũng đã đè đầu bóc lột người dân qua nhiều thập kỷ .Đồng thời ngọn sóng Cách Mạng cũng dâng cao niềm tin yêu phấn khởi cho hàng tỉ người trên khắp hoàn cầu.
Hỡi bọn Cộng Sản Việt Nam! Hãy sớm thức tỉnh! Lắng nghe tiếng gọi Núi Sông! Tiếng thét gào Dân Tộc! Ngọn lửa Cách Mạng sắp bùng cháy tại VN,
sẽ tiêu hủy các ngươi thành tro bụi…..
Người xưa nói rằng ;” Một ngày không đọc được một trang sử, soi gương thấy thẹn. Ngày Quốc Hận, càng đọc xuyên suốt qua dòng lịch sử tổ tiên càng thấy lòng mình hổ thẹn. Biết bao câu nói lời thề tràn đầy hào khí còn ghi lại qua những áng thơ văn – mà mỗi lần đọc chúng ta thấy tình tự Quê hương bừng bừng trổi dậy, tràn qua buồng ngực con tim, len đầy mạch máu của mỗi Con Dân Nuớc Việt :
“ Còn trời, còn Nước, còn Non,
Còn trăng Nước Việt, ta còn đứng đây,
Năm năm, tháng tháng, ngày ngày,
Dẫu xa Tổ Quốc lòng này sắt son,
Dù cho Sông cạn Núi mòn,
Lời Thề Sông Núi vẫn còn vang vang.
Đinh văn Tiến Hùng