WASHINGTON DC - 2008-09-23 - Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.
Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.
Một luật sư Việt Nam nói rằng hình thức ra công văn của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội là sai quy định của pháp luật, và rằng đó là sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.
Khi chính quyền dùng vũ lực
Những vấn đề xảy ra xung quanh các khu vực Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, trong những ngày gần đây, bắt đầu trở nên nghiêm trọng.
Nghiêm trọng vì có dấu hiệu chính quyền bắt đầu dùng biện pháp mạnh đối với Giáo Phận Hà Nội; bắt đầu có những cuộc tấn công, đe doạ và dùng vũ lực do một số người không rõ nguồn gốc thực hiện.
Nghiêm trọng hơn, là chính quyền thành phố Hà Nội ra công văn cảnh cáo Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Công văn cảnh cáo này được truyền thông Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín, tức là một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho.”
“…Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.”
Hăm dọa, đe nẹt
Nhưng có lẽ, nghiêm trọng hơn nữa, xét trên khía cạnh pháp lý, chính là sự vi phạm pháp luật của thành phố Hà Nội khi đưa ra công văn cảnh cáo như đã đề cập.
“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam yêu cầu không nêu tên, mang tính cách của một “bạo hành hành chánh” đối với công dân:
“Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.”
Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”
Cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt
LS Việt Nam
Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được hầu hết báo chí Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín.
Trong công văn này, thành phố Hà Nội nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”
Trong bài phát biểu trước Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20 tháng Chín, người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội nói rằng phía Công Giáo “không tranh chấp với nhà nước,” và rằng trong tất cả những cơ sở thuộc quyền quản lý của toà Tổng Giám Mục mà nay nhà nước sử dụng, thì Giáo Phận không đòi lại nếu “những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.”
Chính quyền vi phạm pháp luật?
Theo lời vị luật sư Việt Nam, thì văn bản cảnh cáo của thành phố Hà Nội “bị chi phối bởi một số điều và khoản trong nghị định “quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.”
Luật sư này nói rằng, “nếu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thực sự có những sai phạm nghiêm trọng như thành phố Hà Nội nhận định, thì Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có thể bị xét xử bằng luật hình sự, và sự xét xử này nằm trong thẩm quyền của hệ thống tư pháp.”
Còn về phía thành phố, thì Uỷ Ban Nhân Dân “không có quyền hăm dọa nhằm đe nẹt.” Một công văn cảnh cáo sai, có tính “hăm doạ, đe nẹt” thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”
“Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị chi phối bởi khoản 1, điều 2 của Nghị định 91/2006/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Theo đó, việc “cảnh cáo” phải được ban hành dưới dạng “quyết định” và phải theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, phải chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, đồng thời phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thiếu các yếu tố đã dẫn. Do đó, theo khoản 3, điều 2 của Nghị định đã dẫn, công văn “cảnh cáo” “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”
Trong số những cơ sở mà Tổng Giám Mục Hà Nội đề cập trong bài phát biểu của mình, thì trường Hoàn Kiếm, bệnh viện St. Paul, bệnh viện Bài Lao sẽ “không bao giờ được nói tới.”
Tuy nhiên, ông nói là khách sạn Láng Hạ và Toà Khâm Sứ thì “sẽ được nói tới” vì những nơi này được sử dụng với mục đích kinh doanh.
Dư luận cho rằng, công văn “cảnh cáo” của thành phố Hà Nội có vẻ là một sự “trả đũa vội vã nên chính chính quyền đã vi phạm luật pháp.”
Vị luật sư Việt Nam thì nhận định là các quy định của luật pháp cho thấy Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội “sai thẩm quyền về hình thức lẫn thẩm quyền về nội dung,” một sai phạm có tính cách “bạo hành trong quản lý hành chánh” và cần được “đình chỉ thi hành ngay lập tức.”
Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.
Một luật sư Việt Nam nói rằng hình thức ra công văn của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội là sai quy định của pháp luật, và rằng đó là sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.
Khi chính quyền dùng vũ lực
Những vấn đề xảy ra xung quanh các khu vực Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, trong những ngày gần đây, bắt đầu trở nên nghiêm trọng.
Nghiêm trọng vì có dấu hiệu chính quyền bắt đầu dùng biện pháp mạnh đối với Giáo Phận Hà Nội; bắt đầu có những cuộc tấn công, đe doạ và dùng vũ lực do một số người không rõ nguồn gốc thực hiện.
Nghiêm trọng hơn, là chính quyền thành phố Hà Nội ra công văn cảnh cáo Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Công văn cảnh cáo này được truyền thông Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín, tức là một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho.”
“…Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.”
Hăm dọa, đe nẹt
Nhưng có lẽ, nghiêm trọng hơn nữa, xét trên khía cạnh pháp lý, chính là sự vi phạm pháp luật của thành phố Hà Nội khi đưa ra công văn cảnh cáo như đã đề cập.
“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam yêu cầu không nêu tên, mang tính cách của một “bạo hành hành chánh” đối với công dân:
“Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.”
Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”
Cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt
LS Việt Nam
Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được hầu hết báo chí Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín.
Trong công văn này, thành phố Hà Nội nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”
Trong bài phát biểu trước Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20 tháng Chín, người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội nói rằng phía Công Giáo “không tranh chấp với nhà nước,” và rằng trong tất cả những cơ sở thuộc quyền quản lý của toà Tổng Giám Mục mà nay nhà nước sử dụng, thì Giáo Phận không đòi lại nếu “những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.”
Chính quyền vi phạm pháp luật?
Theo lời vị luật sư Việt Nam, thì văn bản cảnh cáo của thành phố Hà Nội “bị chi phối bởi một số điều và khoản trong nghị định “quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.”
Luật sư này nói rằng, “nếu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thực sự có những sai phạm nghiêm trọng như thành phố Hà Nội nhận định, thì Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có thể bị xét xử bằng luật hình sự, và sự xét xử này nằm trong thẩm quyền của hệ thống tư pháp.”
Còn về phía thành phố, thì Uỷ Ban Nhân Dân “không có quyền hăm dọa nhằm đe nẹt.” Một công văn cảnh cáo sai, có tính “hăm doạ, đe nẹt” thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”
“Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị chi phối bởi khoản 1, điều 2 của Nghị định 91/2006/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Theo đó, việc “cảnh cáo” phải được ban hành dưới dạng “quyết định” và phải theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, phải chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, đồng thời phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thiếu các yếu tố đã dẫn. Do đó, theo khoản 3, điều 2 của Nghị định đã dẫn, công văn “cảnh cáo” “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”
Trong số những cơ sở mà Tổng Giám Mục Hà Nội đề cập trong bài phát biểu của mình, thì trường Hoàn Kiếm, bệnh viện St. Paul, bệnh viện Bài Lao sẽ “không bao giờ được nói tới.”
Tuy nhiên, ông nói là khách sạn Láng Hạ và Toà Khâm Sứ thì “sẽ được nói tới” vì những nơi này được sử dụng với mục đích kinh doanh.
Dư luận cho rằng, công văn “cảnh cáo” của thành phố Hà Nội có vẻ là một sự “trả đũa vội vã nên chính chính quyền đã vi phạm luật pháp.”
Vị luật sư Việt Nam thì nhận định là các quy định của luật pháp cho thấy Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội “sai thẩm quyền về hình thức lẫn thẩm quyền về nội dung,” một sai phạm có tính cách “bạo hành trong quản lý hành chánh” và cần được “đình chỉ thi hành ngay lập tức.”