CÙNG SỐNG … CÙNG CHẾT
Tháng 4 năm 1945, những kinh hoàng chết chóc của thế chiến thứ hai 1939-1945 đang đi vào giai đoạn kết thúc. Nước Đức gần như hoàn toàn thất trận.
Giống như con thú dữ bị thương gần chết, Adolf Hitler (1889-1945) gồng mình gầm lên những tiếng rú dã man rợn người.. Ông trút đổ sự giận dữ tột cùng trên một số người mà ông cho là kẻ thù nguy hiểm nhất của ông.
Một toán lính được lệnh đến trại tập trung Buchenwald để áp giải một số tù nhân gồm các nhân vật tên tuổi sang Áo. Ngày 5-4-1945, trên đường lưu đày sang Áo bằng xe ca, đoàn tù binh được dừng lại tại Bavière miền Nam nước Đức. Hôm đó là Chúa Nhật. Các tù binh ước ao cầu nguyện. Trong đoàn tù có mặt mục sư Tin Lành Dietrich Bonhoeffer. Mục sư là nhà thần học nổi tiếng vì những hoạt động chính trị chống bọn đức-quốc-xã.
Các tù binh vừa Công Giáo vừa Tin Lành đề nghị mục sư chủ tọa buổi cầu nguyện. Hơi do dự, nhưng mục sư sẵn sàng, vì chính mục sư cũng thật lòng ước ao dành giờ phút rảnh rỗi quý báu nhất trong ngày để cầu nguyện. Để làm vừa lòng mọi người, mục sư chọn bài sách thánh trích từ thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Roma, nói về tình thương xót và lòng hy vọng. Mục sư đọc Lời Chúa rồi dẫn giải cho mọi người cùng nghe.
Buổi cầu nguyện chung trong một lớp học vừa chấm dứt, tức khắc một toán công-an-mật không hiểu từ đâu xuất hiện. Họ xông vào bắt trói mục sư Bonhoeffer lại và tống lên xe bịt kín. Họ đưa mục sư đến trại sát sinh Flossenburg. Nơi đây, vào buổi chiều Chúa Nhật cùng ngày, mục sư bị xét xử chớp nhoáng rồi bị kết án treo cổ. Án tử thi hành ngay sáng sớm hôm sau trong khoảng giữa 5 và 6 giờ sáng.
Vị bác sĩ của trại có mặt trong buổi xử treo cổ mục sư Bonhoeffer kể lại giây phút cuối đời của vị mục sư Tin Lành như sau.
Qua cánh cửa hé mở của căn phòng giam trong trại, trước khi người ta xông vào lột bỏ quần áo ngoài của mục sư, tôi thấy mục sư đang quỳ gối, chìm đắm trong cầu nguyện. Thái độ hoàn toàn chấp thuận bản án và thái độ quỳ gối cầu nguyện với trọn lòng tin tưởng phó thác của vị mục sư đáng trọng đáng mến đã gây xúc động mạnh nơi tâm hồn tôi. Tới nơi bị xử, vị mục sư còn tiếp tục cầu nguyện, một thái độ cầu nguyện thật khẩn thiết. Sau đó mục sư can đảm và bình tĩnh bước lên mấy bậc thang dẫn đến chiếc trụ treo cổ. Chỉ sau mấy giây bị treo lên, mục sư trút hơi thở cuối cùng. Trong vòng 50 năm hành nghề, tôi chưa bao giờ được hồng phúc chứng kiến cái chết nào giống như cái chết của mục sư: cái chết của người hoàn toàn phó thác trong bàn tay yêu thương của THIÊN CHÚA Quan Phòng.
Hôm đó là thứ hai mùng 6-4-1945. Mục sư Dietrich Bonhoeffer hưởng dương 39 tuổi.
Mục sư chấp nhận cái chết trong cầu nguyện. Suốt cuộc đời, mục sư không ngừng cầu nguyện và sống chết với đoàn chiên. Vào tháng 9 năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, mục sư Bonhoeffer đang đi một vòng diễn thuyết bên Hoa Kỳ. Thật ra mục sư đến Hoa Kỳ vì chấp thuận lời đề nghị của các vị lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành tại Đức. Các vị này thấy trước hiểm nguy có thể đổ ập trên vị mục sư trẻ tuổi, nhưng nhiều hăng say với công tác tông đồ. Mục sư Bonhoeffer từng cương quyết chống lại các mưu đồ tiêu diệt con người của nhà độc tài khát máu Hitler. Do đó các vị muốn mục sư nên lánh đi xa. Nhưng lương tâm của vị chủ chăn không cho phép mục sư Bonhoeffer sống xa đoàn chiên.
Mục sư Bonhoeffer ghi trong tập nhật ký của mình như sau: ”Tôi đang thư thái ngồi đây, trong vườn nhà của mục sư Coffin. Tôi có nhiều giờ để suy tư về tình trạng của tôi và của dân tộc tôi. Tôi cũng có nhiều giờ để cầu nguyện và nhờ đó, tôi thấy rõ thánh ý THIÊN CHÚA muốn tôi phải làm gì. Tôi thấy mình đã phạm một lỗi thật nặng, khi rời bỏ nước Đức để sang Hoa Kỳ. Chỗ đứng của tôi không phải tại đây, nhưng là nơi quê hương tôi. Tôi phải sống và chia sẻ với các tín hữu Kitô đồng hương của tôi trong một thời buổi khó khăn của đất nước. Nếu lúc này đây, tôi không thông phần vào thử thách hiện tại, thì sau này, tôi sẽ không có quyền tham dự vào công trình tái lập cuộc sống Kitô của các tín hữu tại nước Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt”.
... ”Cho đến bao giờ, lạy THIÊN CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên ”Bạo Tàn” mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ. Vì thế, Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính nên chỉ còn thứ công lý vạy vọ” (Sách Khabarúc 1,2-4).
(”PRIER”, 3/1979, trang 7-8)
Tháng 4 năm 1945, những kinh hoàng chết chóc của thế chiến thứ hai 1939-1945 đang đi vào giai đoạn kết thúc. Nước Đức gần như hoàn toàn thất trận.
Giống như con thú dữ bị thương gần chết, Adolf Hitler (1889-1945) gồng mình gầm lên những tiếng rú dã man rợn người.. Ông trút đổ sự giận dữ tột cùng trên một số người mà ông cho là kẻ thù nguy hiểm nhất của ông.
Một toán lính được lệnh đến trại tập trung Buchenwald để áp giải một số tù nhân gồm các nhân vật tên tuổi sang Áo. Ngày 5-4-1945, trên đường lưu đày sang Áo bằng xe ca, đoàn tù binh được dừng lại tại Bavière miền Nam nước Đức. Hôm đó là Chúa Nhật. Các tù binh ước ao cầu nguyện. Trong đoàn tù có mặt mục sư Tin Lành Dietrich Bonhoeffer. Mục sư là nhà thần học nổi tiếng vì những hoạt động chính trị chống bọn đức-quốc-xã.
Các tù binh vừa Công Giáo vừa Tin Lành đề nghị mục sư chủ tọa buổi cầu nguyện. Hơi do dự, nhưng mục sư sẵn sàng, vì chính mục sư cũng thật lòng ước ao dành giờ phút rảnh rỗi quý báu nhất trong ngày để cầu nguyện. Để làm vừa lòng mọi người, mục sư chọn bài sách thánh trích từ thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Roma, nói về tình thương xót và lòng hy vọng. Mục sư đọc Lời Chúa rồi dẫn giải cho mọi người cùng nghe.
Buổi cầu nguyện chung trong một lớp học vừa chấm dứt, tức khắc một toán công-an-mật không hiểu từ đâu xuất hiện. Họ xông vào bắt trói mục sư Bonhoeffer lại và tống lên xe bịt kín. Họ đưa mục sư đến trại sát sinh Flossenburg. Nơi đây, vào buổi chiều Chúa Nhật cùng ngày, mục sư bị xét xử chớp nhoáng rồi bị kết án treo cổ. Án tử thi hành ngay sáng sớm hôm sau trong khoảng giữa 5 và 6 giờ sáng.
Vị bác sĩ của trại có mặt trong buổi xử treo cổ mục sư Bonhoeffer kể lại giây phút cuối đời của vị mục sư Tin Lành như sau.
Qua cánh cửa hé mở của căn phòng giam trong trại, trước khi người ta xông vào lột bỏ quần áo ngoài của mục sư, tôi thấy mục sư đang quỳ gối, chìm đắm trong cầu nguyện. Thái độ hoàn toàn chấp thuận bản án và thái độ quỳ gối cầu nguyện với trọn lòng tin tưởng phó thác của vị mục sư đáng trọng đáng mến đã gây xúc động mạnh nơi tâm hồn tôi. Tới nơi bị xử, vị mục sư còn tiếp tục cầu nguyện, một thái độ cầu nguyện thật khẩn thiết. Sau đó mục sư can đảm và bình tĩnh bước lên mấy bậc thang dẫn đến chiếc trụ treo cổ. Chỉ sau mấy giây bị treo lên, mục sư trút hơi thở cuối cùng. Trong vòng 50 năm hành nghề, tôi chưa bao giờ được hồng phúc chứng kiến cái chết nào giống như cái chết của mục sư: cái chết của người hoàn toàn phó thác trong bàn tay yêu thương của THIÊN CHÚA Quan Phòng.
Hôm đó là thứ hai mùng 6-4-1945. Mục sư Dietrich Bonhoeffer hưởng dương 39 tuổi.
Mục sư chấp nhận cái chết trong cầu nguyện. Suốt cuộc đời, mục sư không ngừng cầu nguyện và sống chết với đoàn chiên. Vào tháng 9 năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, mục sư Bonhoeffer đang đi một vòng diễn thuyết bên Hoa Kỳ. Thật ra mục sư đến Hoa Kỳ vì chấp thuận lời đề nghị của các vị lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành tại Đức. Các vị này thấy trước hiểm nguy có thể đổ ập trên vị mục sư trẻ tuổi, nhưng nhiều hăng say với công tác tông đồ. Mục sư Bonhoeffer từng cương quyết chống lại các mưu đồ tiêu diệt con người của nhà độc tài khát máu Hitler. Do đó các vị muốn mục sư nên lánh đi xa. Nhưng lương tâm của vị chủ chăn không cho phép mục sư Bonhoeffer sống xa đoàn chiên.
Mục sư Bonhoeffer ghi trong tập nhật ký của mình như sau: ”Tôi đang thư thái ngồi đây, trong vườn nhà của mục sư Coffin. Tôi có nhiều giờ để suy tư về tình trạng của tôi và của dân tộc tôi. Tôi cũng có nhiều giờ để cầu nguyện và nhờ đó, tôi thấy rõ thánh ý THIÊN CHÚA muốn tôi phải làm gì. Tôi thấy mình đã phạm một lỗi thật nặng, khi rời bỏ nước Đức để sang Hoa Kỳ. Chỗ đứng của tôi không phải tại đây, nhưng là nơi quê hương tôi. Tôi phải sống và chia sẻ với các tín hữu Kitô đồng hương của tôi trong một thời buổi khó khăn của đất nước. Nếu lúc này đây, tôi không thông phần vào thử thách hiện tại, thì sau này, tôi sẽ không có quyền tham dự vào công trình tái lập cuộc sống Kitô của các tín hữu tại nước Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt”.
... ”Cho đến bao giờ, lạy THIÊN CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên ”Bạo Tàn” mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ. Vì thế, Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính nên chỉ còn thứ công lý vạy vọ” (Sách Khabarúc 1,2-4).
(”PRIER”, 3/1979, trang 7-8)