PEKING - Cho đến hôm nay, 20/8/2009 chủ nhà Tàu cộng đang dẫn đầu bảng về đọat giải huy chương vàng với 45, bạc 14 và đồng 20. Tổng cộng 79 huy chương. Cả thế giới ngạc nhiên về sự trổi vượt quá mức tại Olympia 2008 của nước Tàu với 1,3 tỷ người.
„Tất cả vì tổ quốc“ cộng sản Tàu đang sử dụng tiền bạc lẫn sức người để phô trương và đánh bóng chế độ. Họ đang manh nha phát triển thành một đại cường nhằm sánh vai ngang hàng với Mỹ, Nga, Nhật… Giấc mơ này đang hé mở trở thành hiện thực qua sự thành công rực rỡ của các bộ môn thi đấu do người Tàu đoạt giải huy chương vàng Olympia 2008.
Cơn mơ vàng Olympia của người Tàu đang phải trả giá cao cho những vận động viên thi đấu. Họ phải thoát ly gia đình, phải hòa nhập vào một chế độ tập luyện cưỡng bách, dấu hỏi được đặt thêm là họ đang bí mật dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng (Doping) hay không? Dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản họ luôn bị nung nấu trong lò tập luyện, bất chấp mọi giá để gạt bỏ tất cả rào cản tiến tới một cường quốc đỏ. Như nữ vận động viên Yang Yilin, 15 tuổi dáng người dễ thương. Sau khi đoạt giải huy chương đồng trong bộ môn thể dục dụng cụ cho biết rằng hơn một năm tập luyện với đội tuyển quốc gia nhưng chưa được về thăm gia đình đến một lần.
Đáng thương hơn đối với số phận của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun. Cho đến hôm nay người phụ nữ này chỉ được gặp mặt người bố lần cuối vào một đêm tháng 4 năm 1999. Sau đấy ông bố nhắn một tin ngắn cho huấn luyện viên Huang Yanhua: „Tôi phải đi xa, xin thày đối xử với con gái tôi như con gái của thày và cố gắng giúp cháu đạt những thành quả tốt nhất.“ Điều này không phải chỉ là một thí dụ điển hình riêng của 1,3 tỷ người Tàu. Những đứa bé Tàu được hướng dẫn qua thể thao để tìm một tương lai sáng lạn sau này phải chấp nhận cách ly gia đình. Cộng sản Tàu lợi dụng điều ấy và sẽ giúp họ 25.000 đô la bước đầu tiên nếu đạt tấm huy chương vàng.
Trong 5 trung tâm huấn luyện kiểu mẫu quốc gia về bóng bàn, những đứa trẻ 8 tuổi đã phải cách ly gia đình. Khi 12 tuổi những đứa bé này được ưu đãi hưởng mức lương tháng hơn cả bố mẹ chúng đang kiếm được. Cộng sản Tàu luôn tìm cách ngăn cản các sự quan hệ của gia đình có thể gây rối cho đứa trẻ, mặc dù rằng với chế độ một con - đứa con duy nhất luôn là niềm hy vọng của cha mẹ - nhưng các phụ huynh của những đúa trẻ này đã bị tước đi quyền làm cha mẹ.
Gia đình của cô Cao Lei, môn cử tạ là một ví dụ diển hình. Các quan chức đã dấu kín tin người mẹ của cô qua đời vào ngày 22/6/2008. Sau khi thi đấu và đạt được kỷ lục thế giới cô đã mất tinh thần và ngất xỉu khi biết tin mẹ chết. Nữ vận động viên bắn cung Chen Ying đạt huy chương vàng cũng được đối xử bức xúc như thế. Sau khi đạt huy chương thì cấp trên mới cho biết người mẹ đang bị ung thư vú trầm trọng.
Cộng sản Tàu đang thực hiện một chế độ bất nhân đối với các vận động viên của mình ngay trên đất nước của họ. Với chế độ huấn luyện không khác gì đối với thú vật, gạt tình cảm cao quý của con người ra bên ngoài. Tại Olympia 2004 Athen vận động viên nhảy nước Tian Liang đạt huy chương vàng đã bị loại bỏ ra khỏi đội tuyển quốc gia vì đã yêu một người con gái và có quan hệ với cô ta. „Liang đã vi phạm luật của bộ thể thao“ theo lời biện hộ rẻ tiền của một quan chức thể thao.
Olympia càng kéo dài thì nhiều chuyện „bí mật quốc gia“ của Tàu cộng được khám phá rõ hơn. Tại nội địa người dân cũng chú ý đến những „xảo trá“ của nhà cầm quyền đang làm. Qua thông tin Internet một mạng bí mật đang được hình thành trên toàn quốc để đi tìm người cha của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun với niềm hy vọng cho hai cha con gặp lại nhau sau 9 năm xa cách.
Từ Olympia 2008 tại Peking nhìn lại các Olympia trong thời chiến tranh lạnh giữa tư bản và cộng sản thì Tàu cộng cũng chỉ noi bước các nước Đông Âu cũ đã đi qua. Tất cả Thế Vận Olympia đều là nơi để thế giới cộng sản khoe hàng. Và thật sự họ đã thành công rực rỡ và đạt rất nhiều huy chương ưu hạng. Chỉ kể riêng Liên Xô và Đông Đức thì họ đã bỏ xa các nước tư bản như các tên lửa được bắn đi. Đó là chưa kể thêm nhiều thành quả ưu tú của các nước truyền thống đạt huy chương của Đông Âu như Rumania, Bulgaria, Ungarn.
Trong thế giới cộng sản, tất cả hệ thống tập luyện thể thao cho các vận động viên theo cưỡng bách và cách ly gia đình được đặt dưới sự chỉ đạo của trung ương đảng cộng sản. Cộng thêm lúc nào cũng có một hệ thống khoa học bậc nhất về thuốc men (Doping) giúp tăng trưởng cho từng vận động viên với từng bộ môn thi đấu, cũng như họ luôn có hệ thống hữu hiệu tránh được tầm kiểm soát của ban khảo nghiệm Doping.
Sau bức màn sắt đổ xuống khối Đông Âu mất hẳn hệ thống tập luyện cưỡng bách và cách ly gia đình. Điều gì đã đến khi thi đấu tại Olympia là các nước cộng sản cũ đã bị hụt hẫng không đạt được một phần tư những huy chương khi xưa. Chỉ mới năm 1988 tại Seul Liên Xô còn đứng dầu bảng với 133 huy chương và thứ hai là Đông Đức với 102 huy chương. Sau khi thống nhất nước Đức 1990 các vận động viên của Đông Đức cũ đã tố cáo các trung tâm huấn luyện thể thao bắt họ uống thuốc kích thích, để bây giờ họ mang nhiều mầm mống bệnh tật cũng như việc đổi giới tính nơi các nữ vận động viên: thân thể họ mọc lông như giới nam, cằm có râu, giọng nói trở nên khàn như đàn ông… Nhiều vận động viên sinh ra những đứa con bị tàn tật. Nên biết thêm về Đông Đức cũ chỉ trong vòng 1964 đến 1988, đúng 24 năm họ đã đạt được con số kỷ lục cho một quốc gia nhỏ bé với: 454 huy chương tại các Olympia Mùa Hè và cộng thêm 110 huy chương nơi các Olympia Mùa Đông.
Không lạ gì khi nhìn cộng sản Tàu đang dẫn đầu bảng về đoạt giải huy chương vàng với 45, 14 bạc và 20 đồng. Chắc chắn cộng sản Tàu cũng đang đi trên con đường „gian xảo“ này. Hy vọng báo chí quốc tế còn khám phá ra nhiều „bí mật quốc gia“ của họ cũng như Olympia Peking sẽ còn là truyện dài nhiều tập.
Nhìn lại thành quả của khối cộng sản Đông Âu trong những Olympia vừa qua.
Olympia 1972 tại Munich
1. Liên Xô: 50 vàng, 27 bạc, 23 đồng = tổng cộng 100 huy chương
2. Hoa Kỳ: 33 vàng, 31 bạc, 30 đồng = tổng cộng 94 huy chương
3. Đông Đức: 20 vàng, 23 bạc, 24 đồng = tổng cộng 67 huy chương
4. Tây Đức: 13 vàng, 11 bạc, 16 đồng = tổng cộng 40 huy chương
Olympia 1976 tại Montreal
1. Liên Xô: 49 vàng, 41 bạc, 36 đồng = tổng cộng 126 huy chương
2. Đông Đức: 41 vàng, 25 bạc, 25 đồng = tổng cộng 91 huy chương
3. Hoa Kỳ: 34 vàng, 25 bạc, 35 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương
Olympia 1988 tại Seul (Cuộc thi đấu cuối cùng của thế giới cộng sản Đông Âu)
1. Liên Xô: 56 vàng, 31 bạc, 46 đồng = tổng cộng 133 huy chương
2. Đông Đức: 37 vàng, 35 bạc, 30 đồng = tổng cộng 102 huy chương
3. Hoa Kỳ: 36 vàng, 31 bạc, 27 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương.
Trẻ em Tầu dự thi thể thao |
Cơn mơ vàng Olympia của người Tàu đang phải trả giá cao cho những vận động viên thi đấu. Họ phải thoát ly gia đình, phải hòa nhập vào một chế độ tập luyện cưỡng bách, dấu hỏi được đặt thêm là họ đang bí mật dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng (Doping) hay không? Dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản họ luôn bị nung nấu trong lò tập luyện, bất chấp mọi giá để gạt bỏ tất cả rào cản tiến tới một cường quốc đỏ. Như nữ vận động viên Yang Yilin, 15 tuổi dáng người dễ thương. Sau khi đoạt giải huy chương đồng trong bộ môn thể dục dụng cụ cho biết rằng hơn một năm tập luyện với đội tuyển quốc gia nhưng chưa được về thăm gia đình đến một lần.
Đáng thương hơn đối với số phận của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun. Cho đến hôm nay người phụ nữ này chỉ được gặp mặt người bố lần cuối vào một đêm tháng 4 năm 1999. Sau đấy ông bố nhắn một tin ngắn cho huấn luyện viên Huang Yanhua: „Tôi phải đi xa, xin thày đối xử với con gái tôi như con gái của thày và cố gắng giúp cháu đạt những thành quả tốt nhất.“ Điều này không phải chỉ là một thí dụ điển hình riêng của 1,3 tỷ người Tàu. Những đứa bé Tàu được hướng dẫn qua thể thao để tìm một tương lai sáng lạn sau này phải chấp nhận cách ly gia đình. Cộng sản Tàu lợi dụng điều ấy và sẽ giúp họ 25.000 đô la bước đầu tiên nếu đạt tấm huy chương vàng.
Trong 5 trung tâm huấn luyện kiểu mẫu quốc gia về bóng bàn, những đứa trẻ 8 tuổi đã phải cách ly gia đình. Khi 12 tuổi những đứa bé này được ưu đãi hưởng mức lương tháng hơn cả bố mẹ chúng đang kiếm được. Cộng sản Tàu luôn tìm cách ngăn cản các sự quan hệ của gia đình có thể gây rối cho đứa trẻ, mặc dù rằng với chế độ một con - đứa con duy nhất luôn là niềm hy vọng của cha mẹ - nhưng các phụ huynh của những đúa trẻ này đã bị tước đi quyền làm cha mẹ.
Gia đình của cô Cao Lei, môn cử tạ là một ví dụ diển hình. Các quan chức đã dấu kín tin người mẹ của cô qua đời vào ngày 22/6/2008. Sau khi thi đấu và đạt được kỷ lục thế giới cô đã mất tinh thần và ngất xỉu khi biết tin mẹ chết. Nữ vận động viên bắn cung Chen Ying đạt huy chương vàng cũng được đối xử bức xúc như thế. Sau khi đạt huy chương thì cấp trên mới cho biết người mẹ đang bị ung thư vú trầm trọng.
Cộng sản Tàu đang thực hiện một chế độ bất nhân đối với các vận động viên của mình ngay trên đất nước của họ. Với chế độ huấn luyện không khác gì đối với thú vật, gạt tình cảm cao quý của con người ra bên ngoài. Tại Olympia 2004 Athen vận động viên nhảy nước Tian Liang đạt huy chương vàng đã bị loại bỏ ra khỏi đội tuyển quốc gia vì đã yêu một người con gái và có quan hệ với cô ta. „Liang đã vi phạm luật của bộ thể thao“ theo lời biện hộ rẻ tiền của một quan chức thể thao.
Olympia càng kéo dài thì nhiều chuyện „bí mật quốc gia“ của Tàu cộng được khám phá rõ hơn. Tại nội địa người dân cũng chú ý đến những „xảo trá“ của nhà cầm quyền đang làm. Qua thông tin Internet một mạng bí mật đang được hình thành trên toàn quốc để đi tìm người cha của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun với niềm hy vọng cho hai cha con gặp lại nhau sau 9 năm xa cách.
Liu bị chấn thương |
Trong thế giới cộng sản, tất cả hệ thống tập luyện thể thao cho các vận động viên theo cưỡng bách và cách ly gia đình được đặt dưới sự chỉ đạo của trung ương đảng cộng sản. Cộng thêm lúc nào cũng có một hệ thống khoa học bậc nhất về thuốc men (Doping) giúp tăng trưởng cho từng vận động viên với từng bộ môn thi đấu, cũng như họ luôn có hệ thống hữu hiệu tránh được tầm kiểm soát của ban khảo nghiệm Doping.
Sau bức màn sắt đổ xuống khối Đông Âu mất hẳn hệ thống tập luyện cưỡng bách và cách ly gia đình. Điều gì đã đến khi thi đấu tại Olympia là các nước cộng sản cũ đã bị hụt hẫng không đạt được một phần tư những huy chương khi xưa. Chỉ mới năm 1988 tại Seul Liên Xô còn đứng dầu bảng với 133 huy chương và thứ hai là Đông Đức với 102 huy chương. Sau khi thống nhất nước Đức 1990 các vận động viên của Đông Đức cũ đã tố cáo các trung tâm huấn luyện thể thao bắt họ uống thuốc kích thích, để bây giờ họ mang nhiều mầm mống bệnh tật cũng như việc đổi giới tính nơi các nữ vận động viên: thân thể họ mọc lông như giới nam, cằm có râu, giọng nói trở nên khàn như đàn ông… Nhiều vận động viên sinh ra những đứa con bị tàn tật. Nên biết thêm về Đông Đức cũ chỉ trong vòng 1964 đến 1988, đúng 24 năm họ đã đạt được con số kỷ lục cho một quốc gia nhỏ bé với: 454 huy chương tại các Olympia Mùa Hè và cộng thêm 110 huy chương nơi các Olympia Mùa Đông.
Không lạ gì khi nhìn cộng sản Tàu đang dẫn đầu bảng về đoạt giải huy chương vàng với 45, 14 bạc và 20 đồng. Chắc chắn cộng sản Tàu cũng đang đi trên con đường „gian xảo“ này. Hy vọng báo chí quốc tế còn khám phá ra nhiều „bí mật quốc gia“ của họ cũng như Olympia Peking sẽ còn là truyện dài nhiều tập.
Nhìn lại thành quả của khối cộng sản Đông Âu trong những Olympia vừa qua.
Olympia 1972 tại Munich
1. Liên Xô: 50 vàng, 27 bạc, 23 đồng = tổng cộng 100 huy chương
2. Hoa Kỳ: 33 vàng, 31 bạc, 30 đồng = tổng cộng 94 huy chương
3. Đông Đức: 20 vàng, 23 bạc, 24 đồng = tổng cộng 67 huy chương
4. Tây Đức: 13 vàng, 11 bạc, 16 đồng = tổng cộng 40 huy chương
Olympia 1976 tại Montreal
1. Liên Xô: 49 vàng, 41 bạc, 36 đồng = tổng cộng 126 huy chương
2. Đông Đức: 41 vàng, 25 bạc, 25 đồng = tổng cộng 91 huy chương
3. Hoa Kỳ: 34 vàng, 25 bạc, 35 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương
Olympia 1988 tại Seul (Cuộc thi đấu cuối cùng của thế giới cộng sản Đông Âu)
1. Liên Xô: 56 vàng, 31 bạc, 46 đồng = tổng cộng 133 huy chương
2. Đông Đức: 37 vàng, 35 bạc, 30 đồng = tổng cộng 102 huy chương
3. Hoa Kỳ: 36 vàng, 31 bạc, 27 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương.