TIN MỪNG HỘI NHẬP VĂN HÓA
1 trong 44 Hồng Y tấn phong ngày 21-2-2001 là Đức Hồng Y Julio Terrazas Sandoval - dòng Chúa Cứu Thế - Tổng Giám Mục Santa Cruz de la Sierra. Ngài là Hồng Y tiên khởi của Bolivia, quốc gia Nam Mỹ có nhiều bộ lạc. Thách đố lớn lao nhất trong công cuộc truyền giáo là làm thế nào đem Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ hội nhập vào nền văn hóa của các thổ dân.
Sau đây là Chứng từ của thầy Efrain Lazo, chủng sinh thuộc giáo phận Potosi, về nỗ lực rao giảng Tin Mừng.
Thầy Efrain Lazo thuộc bộ lạc Incas nói thổ ngữ Quechua. Thổ dân Incas có gia sản văn hóa và lịch sử vừa lâu đời vừa phong phú. Thế nhưng, khi Christophe Colomb (1450-1506) đổ bộ lên Châu Mỹ và chinh phục đại lục này vào năm 1492, nền văn hóa các thổ dân bị lung lay đảo lộn. Từ đó, Bolivia chịu ảnh hưởng của quốc gia đô hộ là Tây-Ban-Nha.
Kitô-Giáo do các thừa sai truyền vào mang nặng mầu sắc Tây phương. Thổ dân theo Đạo Công Giáo gần như phải cắt đứt mọi tập tục gắn liền nền văn hóa bộ tộc, vì bị coi là mê tín dị đoan. Đó cũng là trường hợp thầy Efrain Lazo.
Vốn sinh ra trong gia đình theo Đạo Công Giáo lâu đời, ngay từ nhỏ, Efrain hấp thụ nền giáo dục khinh rẻ văn hóa bộ lạc, đặt nó ở hàng thấp kém, không đáng lưu tâm, bảo tồn. Chẳng hạn trong mỗi bộ lạc có các ông lang chữa bệnh gọi là Yatiri. Các Yatiri chữa bệnh bằng phương pháp trị liệu cổ truyền. Dĩ nhiên gia đình Lazo không bao giờ chạy đến các Yatiri nếu chẳng may trong nhà có người đau yếu. Khi thân sinh của Efrain lâm trọng bệnh, thầy lang Yatiri khuyên ông nên theo cách chữa trị của người Quechua. Ông nhất định từ chối. Ông chỉ bằng lòng với lối trị bệnh Tây phương. Rồi ông qua đời.
Đến lượt Efrain Lazo ngã bệnh. Lần này, Efrain nghe theo lời khuyên của ông lang Yatiri. Và Efrain khỏi bệnh. Sau biến cố ấy, chàng trẻ tuổi Efrain bắt đầu suy nghĩ về tất cả những gì là hay là tốt là tích cực trong nền văn hóa Quechua. Chàng trở thành người dung hợp giữa hai nền văn hóa cũng như giữa hai ngôn ngữ Tây-Ban-Nha và Quechua.
Mãn nhiệm vụ quân dịch, Efrain cảm thấy lôi cuốn muốn trở thành Linh Mục. Anh xin gia nhập chủng viện San Cristobal ở thủ đô Bolivia vào năm 1991. Efrain được gởi đi học triết và thần học tại đại học Công Giáo ở Cochabamba. Dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Edmundo Abastoflor, Giám Mục sở tại, Efrain chuẩn bị luận án cử nhân về truyền-giáo-học. Lúc chọn tựa đề, thầy Efrain Lazo quyết định khai triển đề tài ”Sự tận hiến, cuộc sống và công việc của ông lang Yatiri trong tương quan với Phúc Âm và với các thừa tác viên Công Giáo”.
Đào sâu vấn đề, thầy Efrain nhận thấy, nếu Giáo Hội Công Giáo đảm nhận việc hướng dẫn và huấn luyện cách nghiêm chỉnh, thì nhiều ông lang Yatiri sẽ trở thành các cộng tác viên đắc lực. Các ông lang biết rõ nền văn hóa Quechua và có khả năng đưa Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ hội nhập vào nền văn hóa. Đó là điều mà người bình dân không làm được. Các ông lang Yatiri đủ điều kiện thực hiện mối hòa giải sâu đậm giữa Đức Tin Kitô và văn hóa cổ truyền Quechua.
Thầy Efrain đạt thành công khá lớn khi trình luận án: ”Phải chăng ông lang Yatiri là thừa tác viên của Ngàn năm thứ ba?”
Thầy Efrain Lazo bắt đầu ngay công trình huấn luyện cho một số ông lang Yatiri, giúp họ trở thành giáo lý viên. .
... Người Pha-ri-sêu hỏi Đức Chúa GIÊSU bao giờ Triều Đại THIÊN CHÚA đến. Người trả lời: ”Triều Đại THIÊN CHÚA không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: 'Ở đây này!' hay 'Ở kia kìa!', vì này Triều Đại THIÊN CHÚA đang ở giữa các ông!” (Luca 17,20-21).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.355, Janvier/2001, trang 9-11)
1 trong 44 Hồng Y tấn phong ngày 21-2-2001 là Đức Hồng Y Julio Terrazas Sandoval - dòng Chúa Cứu Thế - Tổng Giám Mục Santa Cruz de la Sierra. Ngài là Hồng Y tiên khởi của Bolivia, quốc gia Nam Mỹ có nhiều bộ lạc. Thách đố lớn lao nhất trong công cuộc truyền giáo là làm thế nào đem Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ hội nhập vào nền văn hóa của các thổ dân.
Sau đây là Chứng từ của thầy Efrain Lazo, chủng sinh thuộc giáo phận Potosi, về nỗ lực rao giảng Tin Mừng.
Thầy Efrain Lazo thuộc bộ lạc Incas nói thổ ngữ Quechua. Thổ dân Incas có gia sản văn hóa và lịch sử vừa lâu đời vừa phong phú. Thế nhưng, khi Christophe Colomb (1450-1506) đổ bộ lên Châu Mỹ và chinh phục đại lục này vào năm 1492, nền văn hóa các thổ dân bị lung lay đảo lộn. Từ đó, Bolivia chịu ảnh hưởng của quốc gia đô hộ là Tây-Ban-Nha.
Kitô-Giáo do các thừa sai truyền vào mang nặng mầu sắc Tây phương. Thổ dân theo Đạo Công Giáo gần như phải cắt đứt mọi tập tục gắn liền nền văn hóa bộ tộc, vì bị coi là mê tín dị đoan. Đó cũng là trường hợp thầy Efrain Lazo.
Vốn sinh ra trong gia đình theo Đạo Công Giáo lâu đời, ngay từ nhỏ, Efrain hấp thụ nền giáo dục khinh rẻ văn hóa bộ lạc, đặt nó ở hàng thấp kém, không đáng lưu tâm, bảo tồn. Chẳng hạn trong mỗi bộ lạc có các ông lang chữa bệnh gọi là Yatiri. Các Yatiri chữa bệnh bằng phương pháp trị liệu cổ truyền. Dĩ nhiên gia đình Lazo không bao giờ chạy đến các Yatiri nếu chẳng may trong nhà có người đau yếu. Khi thân sinh của Efrain lâm trọng bệnh, thầy lang Yatiri khuyên ông nên theo cách chữa trị của người Quechua. Ông nhất định từ chối. Ông chỉ bằng lòng với lối trị bệnh Tây phương. Rồi ông qua đời.
Đến lượt Efrain Lazo ngã bệnh. Lần này, Efrain nghe theo lời khuyên của ông lang Yatiri. Và Efrain khỏi bệnh. Sau biến cố ấy, chàng trẻ tuổi Efrain bắt đầu suy nghĩ về tất cả những gì là hay là tốt là tích cực trong nền văn hóa Quechua. Chàng trở thành người dung hợp giữa hai nền văn hóa cũng như giữa hai ngôn ngữ Tây-Ban-Nha và Quechua.
Mãn nhiệm vụ quân dịch, Efrain cảm thấy lôi cuốn muốn trở thành Linh Mục. Anh xin gia nhập chủng viện San Cristobal ở thủ đô Bolivia vào năm 1991. Efrain được gởi đi học triết và thần học tại đại học Công Giáo ở Cochabamba. Dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Edmundo Abastoflor, Giám Mục sở tại, Efrain chuẩn bị luận án cử nhân về truyền-giáo-học. Lúc chọn tựa đề, thầy Efrain Lazo quyết định khai triển đề tài ”Sự tận hiến, cuộc sống và công việc của ông lang Yatiri trong tương quan với Phúc Âm và với các thừa tác viên Công Giáo”.
Đào sâu vấn đề, thầy Efrain nhận thấy, nếu Giáo Hội Công Giáo đảm nhận việc hướng dẫn và huấn luyện cách nghiêm chỉnh, thì nhiều ông lang Yatiri sẽ trở thành các cộng tác viên đắc lực. Các ông lang biết rõ nền văn hóa Quechua và có khả năng đưa Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ hội nhập vào nền văn hóa. Đó là điều mà người bình dân không làm được. Các ông lang Yatiri đủ điều kiện thực hiện mối hòa giải sâu đậm giữa Đức Tin Kitô và văn hóa cổ truyền Quechua.
Thầy Efrain đạt thành công khá lớn khi trình luận án: ”Phải chăng ông lang Yatiri là thừa tác viên của Ngàn năm thứ ba?”
Thầy Efrain Lazo bắt đầu ngay công trình huấn luyện cho một số ông lang Yatiri, giúp họ trở thành giáo lý viên. .
... Người Pha-ri-sêu hỏi Đức Chúa GIÊSU bao giờ Triều Đại THIÊN CHÚA đến. Người trả lời: ”Triều Đại THIÊN CHÚA không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: 'Ở đây này!' hay 'Ở kia kìa!', vì này Triều Đại THIÊN CHÚA đang ở giữa các ông!” (Luca 17,20-21).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.355, Janvier/2001, trang 9-11)