Như Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã cả quyết trong bài giảng Đêm Canh Thức tại sân bay Cuatro Vientos: “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Đây là một sự thật vĩ đại trong cuộc đời chúng ta; là điều làm cho mọi sự trở nên có ý nghĩa. Chúng ta không phải là sản phẩm của tình cờ hay một điều ấm ớ nào đó; nhưng trái lại cuộc đời của chúng ta bắt nguồn như một phần trong chương trình yêu thương của Thiên Chúa.”
Chúng ta cảm nghiệm điều này thật rõ nét khi bước đi trên miền đất nơi Chúa đã giáng thế làm người, đã bôn ba rao giảng Tin Mừng khắp vùng bờ cõi Giuđêa, đã chịu chết và đã phục sinh dưới thời quan Phongxiô Pilatô.
Thánh Địa như chúng ta thường gọi là dải đất kéo dài từ Biển Địa Trung Hải đến sông Jordan. Đây là nơi được kể là có dân cư sinh sống lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử ghi nhận nhiều dân nước đã cư ngụ hay chiếm đóng vùng đất này như người cổ Ai Cập, người Canaan, người Do Thái, người Assyria, người Babylon, người Ba Tư, người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Hồi Giáo, đế quốc Ottoman, người Anh và ngày nay là hai dân tộc Do Thái và Palestine.
Chúa Giêsu đã giáng thế làm người trong thời kỳ người Do Thái bị người La Mã cai trị.
Bethlehem là thành phố trong vùng Tây Ngạn sông Jordan cách Giêrusalem 8km về phiá Tây Nam.
Hình ảnh quý vị đang nhìn thấy là cửa vào hang Bethlehem. Quanh năm khách hành hương từ các nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngắm nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần và cư ngụ giữa chúng ta.
Đây là nhà thờ Giáng Sinh nơi Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem cử hành thánh lễ Giáng Sinh. Chính Thống Giáo Hy Lạp, Coptic và Syria và Giáo Hội Armênia Tông Truyền cũng dùng chính ngôi nhà thờ này để cử hành thánh lễ Giáng Sinh vào ngày mùng 6 tháng Giêng và 19 tháng Giêng hàng năm.
Sau khi đã chiêm ngắm nơi ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người, chúng ta hãy đi ngược lên phiá Bắc thăm qua thành thánh Giêrusalem.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là Bức Tường Than Khóc tiếng Do Thái gọi là Kosel trong khu vực cổ thành. Đây là nơi các tín hữu Do Thái đến cầu nguyện và hành hương từ nhiều thế kỷ qua.
Rời Giêrusalem, chúng ta tiến lên phía Bắc đến với Nazareth.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là đền thờ Truyền Tin kỷ niệm biến cố tổng lãnh Gabriel truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Đền thờ Truyền Tin đã được xây lại vào năm 1969 trên nền đất của ngôi thánh đường đã được xây từ thời Byzantine vào thế kỷ thứ 4 nhưng bị quân Hồi Giáo tàn phá. Đến thời Thập Tự Quân vào năm 1102 nhà thờ được xây lại. Các cha dòng Phanxicô quản thủ Thánh Điạ đã kiên trì cư ngụ tại đây dù gặp biết bao những nguy hiểm.
Bên trong đền thờ nơi tầng dưới là nhà của Đức Mẹ nơi đã diễn ra biến cố Truyền Tin.
Rời Nazareth chúng ta tiến về Capharnaum hay còn gọi là Capernaum nằm ở bờ phiá Bắc biển Galilê. Dân cư trong vùng thưa thớt chỉ có khoảng 1500 người. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Luca, đây là quê hương của các thánh Tông Đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu đoạn 4 câu 13, nơi đây được xem là Trung Tâm Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Ngài đã giảng trong một Hội Đường Do Thái, đã làm nhiều phép lạ chữa lành cho những người cùi, những người bại liệt và cho bà nhạc ông Phêrô.
Chúng ta hãy bước xuống thuyền để đi trên biển Galilê. Biển Galilê còn được gọi là hồ Tibêria là vùng nước lớn nhất trong lãnh thổ Do Thái với chu vi khoảng 53 km, rộng 166 km2.
Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, Máccô và Luca đây là nơi Chúa đã chọn các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan là những ngư phủ đánh cá tại đây.
Mờ trong màn sương, xa xa là núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu đã rao giảng về Tám Mối Phúc Thật.
Phúc cho anh em là những người nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của anh em.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải đói vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải than khóc vì anh em sẽ được vui cười.
Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Anh em hãy vui mừng nhảy múa vì phần thưởng của anh em ở trên trời sẽ trọng hậu. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
Nhiều phép lạ khác cũng đã diễn ra tại đây như việc Ngài đi trên biển, làm cho sóng yên biển lặng và phép lạ hoá bánh ra nhiều cho 5000 người.
Đến thăm Thánh Điạ ta không khỏi ngậm ngùi vì nơi Con Thiên Chúa hoàng tử của Bình An xuống thế làm người đã phải trải qua nhiều cơn binh biến và ngày nay người Kitô hữu đang dần biến khỏi vùng này.
Trong cuộc chiến giữa Do Thái và các nước Ả rập năm 1948, Nazareth có chút may mắn hơn là Bethlehem vì thành phố này đã không bị thiệt hại nào vì đó không phải là bãi chiến trường.
Bethlehem gánh chịu nhiều thiệt hại về mọi mặt. Năm 1948, Jordan đã sát nhập thành phố này vào lãnh thổ của mình. Làn sóng người Ả rập chạy khỏi những vùng do Do Thái chiếm đóng đã đổ về Bethlehem, biến khu vực này thành một thành phố Hồi Giáo cho đến ngày nay. Ngay trước Quảng Trường Máng Cỏ nơi có nhà thờ Giáng Sinh, một đền thờ Hồi Giáo nguy nga được dựng lên ngay bên cạnh hang đá Bethlehem.
Chúng ta cảm nghiệm điều này thật rõ nét khi bước đi trên miền đất nơi Chúa đã giáng thế làm người, đã bôn ba rao giảng Tin Mừng khắp vùng bờ cõi Giuđêa, đã chịu chết và đã phục sinh dưới thời quan Phongxiô Pilatô.
Thánh Địa như chúng ta thường gọi là dải đất kéo dài từ Biển Địa Trung Hải đến sông Jordan. Đây là nơi được kể là có dân cư sinh sống lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử ghi nhận nhiều dân nước đã cư ngụ hay chiếm đóng vùng đất này như người cổ Ai Cập, người Canaan, người Do Thái, người Assyria, người Babylon, người Ba Tư, người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Hồi Giáo, đế quốc Ottoman, người Anh và ngày nay là hai dân tộc Do Thái và Palestine.
Chúa Giêsu đã giáng thế làm người trong thời kỳ người Do Thái bị người La Mã cai trị.
Bethlehem là thành phố trong vùng Tây Ngạn sông Jordan cách Giêrusalem 8km về phiá Tây Nam.
Hình ảnh quý vị đang nhìn thấy là cửa vào hang Bethlehem. Quanh năm khách hành hương từ các nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngắm nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần và cư ngụ giữa chúng ta.
Đây là nhà thờ Giáng Sinh nơi Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem cử hành thánh lễ Giáng Sinh. Chính Thống Giáo Hy Lạp, Coptic và Syria và Giáo Hội Armênia Tông Truyền cũng dùng chính ngôi nhà thờ này để cử hành thánh lễ Giáng Sinh vào ngày mùng 6 tháng Giêng và 19 tháng Giêng hàng năm.
Sau khi đã chiêm ngắm nơi ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người, chúng ta hãy đi ngược lên phiá Bắc thăm qua thành thánh Giêrusalem.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là Bức Tường Than Khóc tiếng Do Thái gọi là Kosel trong khu vực cổ thành. Đây là nơi các tín hữu Do Thái đến cầu nguyện và hành hương từ nhiều thế kỷ qua.
Rời Giêrusalem, chúng ta tiến lên phía Bắc đến với Nazareth.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là đền thờ Truyền Tin kỷ niệm biến cố tổng lãnh Gabriel truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Đền thờ Truyền Tin đã được xây lại vào năm 1969 trên nền đất của ngôi thánh đường đã được xây từ thời Byzantine vào thế kỷ thứ 4 nhưng bị quân Hồi Giáo tàn phá. Đến thời Thập Tự Quân vào năm 1102 nhà thờ được xây lại. Các cha dòng Phanxicô quản thủ Thánh Điạ đã kiên trì cư ngụ tại đây dù gặp biết bao những nguy hiểm.
Bên trong đền thờ nơi tầng dưới là nhà của Đức Mẹ nơi đã diễn ra biến cố Truyền Tin.
Rời Nazareth chúng ta tiến về Capharnaum hay còn gọi là Capernaum nằm ở bờ phiá Bắc biển Galilê. Dân cư trong vùng thưa thớt chỉ có khoảng 1500 người. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Luca, đây là quê hương của các thánh Tông Đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu đoạn 4 câu 13, nơi đây được xem là Trung Tâm Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Ngài đã giảng trong một Hội Đường Do Thái, đã làm nhiều phép lạ chữa lành cho những người cùi, những người bại liệt và cho bà nhạc ông Phêrô.
Chúng ta hãy bước xuống thuyền để đi trên biển Galilê. Biển Galilê còn được gọi là hồ Tibêria là vùng nước lớn nhất trong lãnh thổ Do Thái với chu vi khoảng 53 km, rộng 166 km2.
Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, Máccô và Luca đây là nơi Chúa đã chọn các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan là những ngư phủ đánh cá tại đây.
Mờ trong màn sương, xa xa là núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu đã rao giảng về Tám Mối Phúc Thật.
Phúc cho anh em là những người nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của anh em.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải đói vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải than khóc vì anh em sẽ được vui cười.
Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Anh em hãy vui mừng nhảy múa vì phần thưởng của anh em ở trên trời sẽ trọng hậu. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
Nhiều phép lạ khác cũng đã diễn ra tại đây như việc Ngài đi trên biển, làm cho sóng yên biển lặng và phép lạ hoá bánh ra nhiều cho 5000 người.
Đến thăm Thánh Điạ ta không khỏi ngậm ngùi vì nơi Con Thiên Chúa hoàng tử của Bình An xuống thế làm người đã phải trải qua nhiều cơn binh biến và ngày nay người Kitô hữu đang dần biến khỏi vùng này.
Trong cuộc chiến giữa Do Thái và các nước Ả rập năm 1948, Nazareth có chút may mắn hơn là Bethlehem vì thành phố này đã không bị thiệt hại nào vì đó không phải là bãi chiến trường.
Bethlehem gánh chịu nhiều thiệt hại về mọi mặt. Năm 1948, Jordan đã sát nhập thành phố này vào lãnh thổ của mình. Làn sóng người Ả rập chạy khỏi những vùng do Do Thái chiếm đóng đã đổ về Bethlehem, biến khu vực này thành một thành phố Hồi Giáo cho đến ngày nay. Ngay trước Quảng Trường Máng Cỏ nơi có nhà thờ Giáng Sinh, một đền thờ Hồi Giáo nguy nga được dựng lên ngay bên cạnh hang đá Bethlehem.