Năm Thánh Phaolô: Sống Lời Chúa
Dẫn Nhập:
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 105,19). Từ xa xưa Thánh vịnh đã nói lên được tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bước vào năm thánh Phaolô, và hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI về việc học hỏi Kinh Thánh và sống lời Chúa, chúng ta sẽ cùng nhau tĩnh huấn với đề tài: “Năm Thánh Phaolô và Sống Lời Chúa”. Chủ đề này sẽ được chia làm hai phần:
Phần I: Ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả của Lời Chúa
1. Lời Chúa là gì?
a. Chúng ta nghe Lời Chúa mỗi ngày, nhưng Lời Chúa là gì? Đó là một câu hỏi quan trọng. Theo Giáo Lý của Giáo hội thì Lời Chúa là Lời Mặc Khải, là Lời được linh hướng bởi Chúa Thánh Thần, và được viết ra bằng ngôn ngữ nhân loại, để chuyển thông sứ điệp cứu độ, sứ điệp tôn giáo của Thiên Chúa đến với con người.
Theo định nghĩa này thì qua Lời Chúa, Thiên Chúa tự mặc khải (autorivelation), tự thông truyền (autocomunication) chính mình cho chúng ta. Và qua đó Chúng ta biết được Thiên Chúa là ai, và chúng ta phải làm gì trong tương quan với Người. Vì thế, Lời Chúa luôn sống động và hiện sinh. Mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi câu chuyện không chỉ là chuyện kể của quá khứ, nhưng luôn có tính hiện tại và liên hệ đến đời sống của tôi hôm nay.
b. Lời Chúa không chỉ là những ngôn từ được viết ra thành sách, mà Lời đó (Verbo) cũng là một Ngôi vị (Ngôi Lời) sống động trong Ba Ngôi. Lời sống động đó đã nhập thể làm người trong Đức Giêsu. Vì thế, Đức Kitô là Lời sống động của Thiên Chúa. Nên việc nghe và sống Lời Chúa có nghĩa là gắn bó với Con Người Giêsu Kitô thành Nazareth. Chính vì thế, Đức Kitô là trung tâm điểm của Kinh Thánh, là sự viên mãn của mạc Khải của Thiên Chúa, và Người cũng là “chìa khóa” để hiểu Kinh Thánh. Và việc sống Lời Chúa cũng có nghĩa là sống theo Đức Kitô, sống như Đức Kitô đã sống, trở nên giống Đức Kitô.
2. Tầm quan trọng của Lời Chúa
a. Trước hết, nếu không biết Lời Chúa thì sẽ không biết Thiên Chúa. Thánh Giêrônimô, là một dịch giả Kinh Thánh thế kỷ 5 có một câu nói nổi tiếng: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”. Và như trên chúng ta nói, Lời Chúa là lời mạc khải về Thiên Chúa. Chính vì vậy, nếu chúng ta muốn biết Thiên Chúa, thì hãy đọc, tìm hiểu Kinh Thánh. Qua Kinh Thánh, Thiên Chúa nói với chúng ta về Người. Mỗi lần đọc Kinh Thánh là chúng ta gặp gỡ, nói chuyện với Thiên Chúa như một người Cha nói chuyện với Con, như một người bạn đồng hành với chúng ta.
b. Tiếp đến, nếu không có Lời Chúa thì không có Giáo hội và Giáo Hội hiện hữu là để loan báo Lời Chúa. Công đồng Vaticanô II nói rằng: “Dân Chúa được quy tụ trước hết nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống”. Điều này có nghĩa là Lời Chúa làm nên Giáo hội, Giáo hội là những người được quy tụ bởi Lời Chúa, sống Lời Chúa. Chính vì thế, mỗi lần cữ hành phụng vụ, Giáo hội đọc và nghe Lời Chúa.
Nhưng Giáo Hội không chỉ có nghe Lời Chúa, mà còn có bổn phận chính là rao giảng Lời Chúa cho thế giới. Đọc Tin Mừng Chúng ta thấy mệnh lệnh loan báo Tin Mừng của Chúa được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Hãy đi rao giảng tin mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Vì thế, Giáo Hội vừa là người nghe và cũng là người lưu giữ, người chuyển thông “Tin Vui cứu độ” của Thiên Chúa cho người khác, cho thế giới. Bởi thế, mọi thành phần trong Giáo hội đều được mời gọi học hỏi, tìm hiểu Lời Chúa và có bổn phận phải rao truyền Lời Chúa cho những người xung quanh.
3. Lời là luật sống và hiệu quả của Lời
a. Lời Chúa là Luật Sống của người kitô hữu:
Bất kỳ một tổ chức hay một cộng đoàn nào đều có những nội quy, quy tắc để hướng dẫn và làm cho tổ chức đó tồn tại. Giáo Hội cũng là một tổ chức (societas perfetta), một cộng đoàn (communitas) trong đó, Lời Chúa là quy luật sống, là Kinh chỉ nam cho Giáo hội. Và Giáo hội là chính mỗi người kitô hữu, là mỗi người chúng ta. Nên Lời Chúa là luật sống của mỗi chúng ta.
Thánh Vịnh nói rằng: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 105,19).
Quả thế, Lời Chúa là Lời hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường của sự thật, hướng tới sự thiện hảo, giúp ta chống lại sự giả dối và sự dữ xung quanh chúng ta.
b. Hiệu quả của Lời Chúa
Ai sống Lời Chúa, Ai xây cuộc đời mình trên Lời Chúa, thì người đó được ví như là người xây nhà trên đá rất vững chắc và an toàn trước sóng gió và thử thách của cuộc sống (Mt 7:24-25).
Ai sống lời Chúa, tuân giữ lời Chúa là dấu chỉ của người yêu mến Chúa đích thực: Vì Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Gv 14,23).
Ai nghe và thực hành Lời Chúa, người đó sẽ được chúc phúc (x. Lc 11,8); được sự hoan lạc (Giêrêmia 15,16); được “trở nên phong phú về mọi phương diện” (1 Cr 1,5) và nhất là được “hưởng ơn cứu độ” (1 Pt 2,2).
Câu hỏi gợi ý chia sẽ:
1. Trong các bài đọc hôm nay, có câu nào đánh động tôi nhất?
2. Lời Chúa đã trở thành nền tảng, luật sống của tôi mỗi ngày chưa?
3. Yêu Chúa là chỉ có đọc một số kinh thuộc lòng như thế đã đủ chưa?
4. Tôi có đọc Kinh Thánh mỗi ngày không?
Phần II: Sống và thực hành Lời Chúa
1. Nghe và sống Lời Chúa đi liền với nhau
Như trên chúng ta nói. Lời Chúa là luật sống của người kitô hữu. Chính vì thế, việc nghe Lời Chúa phải được gắn liền với việc thực hành Lời Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày, vào những hoàn cụ thể, chứ không phải chỉ có nghe suông thôi.
Thánh Giacôbê trong bài đọc I nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm. (Giac 1,23-25). Tôi nghĩ rằng không có Lời nào đẹp và đáng suy nghĩ như những lời này. Hình ảnh soi gương rất cụ thể, chúng ta hãy dùng Lời Chúa làm gương soi mình mỗi ngày.
2. Cách thức để thực hành Lời Chúa
- Chúng ta nghe Lời Chúa mỗi ngày nhưng Lời đó không có tác dụng gì với đời sống hằng ngày của ta, bởi vì chúng ta chỉ dừng lại trong việc nghe Lời, mà thiếu đi việc thực hành Lời Chúa. Nghe tai bên này ra tai bên kia. Việc nghe Lời Chúa trong nhà thờ không có liên hệ gì tới đời sống hằng ngày của tôi. Trước khi đi lễ, tôi là người cộc cằn, nóng nảy, độc ác… vv. Đi lễ về, tính nào tật đó, không hề thay đổi điều gì.
Vì thế trước hết thực hành Lời Chúa là áp dụng những Lời đó vào trong đời sống của ta. Nghĩa là hãy để có Lời Chúa thấm sâu vào lòng trí của ta, hãy để cho Lời Chúa uốn nắn, thanh luyện suy nghĩ, cảm xúc và ước muốn của chúng ta. Hãy để cho Lời thay đổi đời sống của chúng ta. Chỉ có như thế chúng ta mới trở thành một người tốt, người hoàn thiện, một người kitô hữu đích thực. Muốn vậy mỗi ngày chúng ta hãy tâm niệm một câu Kinh Thánh và có gắng sống áp câu đó vào cuộc sống hằng ngày.
3. Những dấu chỉ và gương sống Lời Chúa
Những dấu chỉ sống Lời Chúa
Nếu tôi nhìn vào đời sống hằng ngày của tôi, trong gia đình, nơi làm việc, tôi vẫn còn ích kỷ, nhỏ nhen, độc tài, lười biếng, hay ghen tị, tham lam, dâm đảng, hay so sánh, xét đoán, nói xấu và vội vàng kết án người khác, chia rẽ gia đình và cộng đoàn …. Tất cả đó là dấu chỉ tôi chưa sống Lời Chúa.
Ngược lại, người sống Lời Chúa là người biết sống bác ái và yêu thương, người biết quan tâm và giúp đỡ người khác, người biết phục vụ vì lòng yêu mến Chúa chứ không tìm kiếm những cái danh cái lợi nhỏ nhen chóng qua; người biết sống tinh thần hiệp nhất và biết tôn trọng sự khác biệt của người khác để xây dựng và phát triển gia đình và cộng đoàn.
Trong tư cách là người kitô hữu tất cả chúng ta đều được mời gọi cách đặc biệt sống tinh thần Tin Mừng để phục vụ cộng đoàn, đó là tinh thần phục vụ trong bác ái, hiệp thông, hiệp nhất với nhau. Chúng ta nghe Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta: “để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” Gv 17, 22). Vì nếu thiếu bác ái và hiệp thông, dù chúng ta làm gì lớn lao cũng là zero trước mặt Chúa. Nếu không có tinh thần hiệp nhất thì nhiều lúc việc chúng ta làm không những không giúp phát triển cộng đoàn mà còn là nguyên có gây chia rẽ và bè phái trong cộng đoàn. Hay nói như đức Hồng Y Thuận là “chúng ta làm công việc của Thiên Chúa, mà quên đi chính Chúa”. Vì Thiên Chúa là hiệp nhất nên một với nhau và sự hiệp nhất của chúng ta phải bắt nguồn từ sự hiệp nhất của Thiên Chúa.
Gương Sống Lời Chúa
Gương sống lời Chúa thì rất nhiều, chúng ta chỉ lấy hai gương nổi bật: đó là Đức Maria và Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Mẹ Maria là người được thánh Luca định nghĩa: người “lắng nghe và suy niệm trong lòng” (Lc 2,19), Mẹ đã nghe Lời, cưu mang Lời và sinh Lời Nhập Thể cho nhân loại. Nhờ đó chúng ta mới được ơn cứu độ.
Đức Hồng Y Thuận của chúng ta là một chứng nhân sống Lời Chúa, dù bị trù dập, tù đày, chịu đau khổ, nhưng nhờ sống Lời Chúa, ngài luôn đầy niềm hy vọng vào Tình Yêu của Thiên Chúa, niềm hy vọng đó đã giúp Ngài vượt trên khỏi những thái độ trả thù, oán hờn, mà thay vào đó là thái độ tha thứ và bao dung với những ai thù địch với ngài.
Lời nguyện
Lạy Chúa, hôm nay giáo hội mừng lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, là hai cột trụ của hội Thánh, là hai nhân chứng sống động của Lời Chúa. Các ngài đã nghe, được biến đổi và là người mang Lời Chúa cho muôn dân, xin cũng Chúa cũng dạy chúng con biết noi gương Đức Maria, các Thánh, là biết lắng nghe và biết loan báo Lời Chúa bằng đời sống của mình.
Ngày hôm nay, chúng con đang phải đối diện với nhiều lời mời mọc khác, lời mời mọc sống hưởng thụ ích kỷ, chia bè phái trong cộng đoàn, sống dễ dãi và nghịch với Tin Mừng, nhiều khi chúng con muốn bỏ Chúa, và quên Lời Ngài, xin cho chúng con luôn tín thác vào Chúa và can đảm sống Lời Chúa. Xin cho chúng con có xác tín như Thánh Phêrô rằng: “Bỏ thầy chúng con biết theo ai? Vì Thầy có lời ban sự sống” (Gv 6,68).
Dẫn Nhập:
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 105,19). Từ xa xưa Thánh vịnh đã nói lên được tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bước vào năm thánh Phaolô, và hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI về việc học hỏi Kinh Thánh và sống lời Chúa, chúng ta sẽ cùng nhau tĩnh huấn với đề tài: “Năm Thánh Phaolô và Sống Lời Chúa”. Chủ đề này sẽ được chia làm hai phần:
Phần I: Ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả của Lời Chúa
1. Lời Chúa là gì?
a. Chúng ta nghe Lời Chúa mỗi ngày, nhưng Lời Chúa là gì? Đó là một câu hỏi quan trọng. Theo Giáo Lý của Giáo hội thì Lời Chúa là Lời Mặc Khải, là Lời được linh hướng bởi Chúa Thánh Thần, và được viết ra bằng ngôn ngữ nhân loại, để chuyển thông sứ điệp cứu độ, sứ điệp tôn giáo của Thiên Chúa đến với con người.
Theo định nghĩa này thì qua Lời Chúa, Thiên Chúa tự mặc khải (autorivelation), tự thông truyền (autocomunication) chính mình cho chúng ta. Và qua đó Chúng ta biết được Thiên Chúa là ai, và chúng ta phải làm gì trong tương quan với Người. Vì thế, Lời Chúa luôn sống động và hiện sinh. Mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi câu chuyện không chỉ là chuyện kể của quá khứ, nhưng luôn có tính hiện tại và liên hệ đến đời sống của tôi hôm nay.
b. Lời Chúa không chỉ là những ngôn từ được viết ra thành sách, mà Lời đó (Verbo) cũng là một Ngôi vị (Ngôi Lời) sống động trong Ba Ngôi. Lời sống động đó đã nhập thể làm người trong Đức Giêsu. Vì thế, Đức Kitô là Lời sống động của Thiên Chúa. Nên việc nghe và sống Lời Chúa có nghĩa là gắn bó với Con Người Giêsu Kitô thành Nazareth. Chính vì thế, Đức Kitô là trung tâm điểm của Kinh Thánh, là sự viên mãn của mạc Khải của Thiên Chúa, và Người cũng là “chìa khóa” để hiểu Kinh Thánh. Và việc sống Lời Chúa cũng có nghĩa là sống theo Đức Kitô, sống như Đức Kitô đã sống, trở nên giống Đức Kitô.
2. Tầm quan trọng của Lời Chúa
a. Trước hết, nếu không biết Lời Chúa thì sẽ không biết Thiên Chúa. Thánh Giêrônimô, là một dịch giả Kinh Thánh thế kỷ 5 có một câu nói nổi tiếng: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”. Và như trên chúng ta nói, Lời Chúa là lời mạc khải về Thiên Chúa. Chính vì vậy, nếu chúng ta muốn biết Thiên Chúa, thì hãy đọc, tìm hiểu Kinh Thánh. Qua Kinh Thánh, Thiên Chúa nói với chúng ta về Người. Mỗi lần đọc Kinh Thánh là chúng ta gặp gỡ, nói chuyện với Thiên Chúa như một người Cha nói chuyện với Con, như một người bạn đồng hành với chúng ta.
b. Tiếp đến, nếu không có Lời Chúa thì không có Giáo hội và Giáo Hội hiện hữu là để loan báo Lời Chúa. Công đồng Vaticanô II nói rằng: “Dân Chúa được quy tụ trước hết nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống”. Điều này có nghĩa là Lời Chúa làm nên Giáo hội, Giáo hội là những người được quy tụ bởi Lời Chúa, sống Lời Chúa. Chính vì thế, mỗi lần cữ hành phụng vụ, Giáo hội đọc và nghe Lời Chúa.
Nhưng Giáo Hội không chỉ có nghe Lời Chúa, mà còn có bổn phận chính là rao giảng Lời Chúa cho thế giới. Đọc Tin Mừng Chúng ta thấy mệnh lệnh loan báo Tin Mừng của Chúa được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Hãy đi rao giảng tin mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Vì thế, Giáo Hội vừa là người nghe và cũng là người lưu giữ, người chuyển thông “Tin Vui cứu độ” của Thiên Chúa cho người khác, cho thế giới. Bởi thế, mọi thành phần trong Giáo hội đều được mời gọi học hỏi, tìm hiểu Lời Chúa và có bổn phận phải rao truyền Lời Chúa cho những người xung quanh.
3. Lời là luật sống và hiệu quả của Lời
a. Lời Chúa là Luật Sống của người kitô hữu:
Bất kỳ một tổ chức hay một cộng đoàn nào đều có những nội quy, quy tắc để hướng dẫn và làm cho tổ chức đó tồn tại. Giáo Hội cũng là một tổ chức (societas perfetta), một cộng đoàn (communitas) trong đó, Lời Chúa là quy luật sống, là Kinh chỉ nam cho Giáo hội. Và Giáo hội là chính mỗi người kitô hữu, là mỗi người chúng ta. Nên Lời Chúa là luật sống của mỗi chúng ta.
Thánh Vịnh nói rằng: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 105,19).
Quả thế, Lời Chúa là Lời hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường của sự thật, hướng tới sự thiện hảo, giúp ta chống lại sự giả dối và sự dữ xung quanh chúng ta.
b. Hiệu quả của Lời Chúa
Ai sống Lời Chúa, Ai xây cuộc đời mình trên Lời Chúa, thì người đó được ví như là người xây nhà trên đá rất vững chắc và an toàn trước sóng gió và thử thách của cuộc sống (Mt 7:24-25).
Ai sống lời Chúa, tuân giữ lời Chúa là dấu chỉ của người yêu mến Chúa đích thực: Vì Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Gv 14,23).
Ai nghe và thực hành Lời Chúa, người đó sẽ được chúc phúc (x. Lc 11,8); được sự hoan lạc (Giêrêmia 15,16); được “trở nên phong phú về mọi phương diện” (1 Cr 1,5) và nhất là được “hưởng ơn cứu độ” (1 Pt 2,2).
Câu hỏi gợi ý chia sẽ:
1. Trong các bài đọc hôm nay, có câu nào đánh động tôi nhất?
2. Lời Chúa đã trở thành nền tảng, luật sống của tôi mỗi ngày chưa?
3. Yêu Chúa là chỉ có đọc một số kinh thuộc lòng như thế đã đủ chưa?
4. Tôi có đọc Kinh Thánh mỗi ngày không?
Phần II: Sống và thực hành Lời Chúa
1. Nghe và sống Lời Chúa đi liền với nhau
Như trên chúng ta nói. Lời Chúa là luật sống của người kitô hữu. Chính vì thế, việc nghe Lời Chúa phải được gắn liền với việc thực hành Lời Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày, vào những hoàn cụ thể, chứ không phải chỉ có nghe suông thôi.
Thánh Giacôbê trong bài đọc I nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm. (Giac 1,23-25). Tôi nghĩ rằng không có Lời nào đẹp và đáng suy nghĩ như những lời này. Hình ảnh soi gương rất cụ thể, chúng ta hãy dùng Lời Chúa làm gương soi mình mỗi ngày.
2. Cách thức để thực hành Lời Chúa
- Chúng ta nghe Lời Chúa mỗi ngày nhưng Lời đó không có tác dụng gì với đời sống hằng ngày của ta, bởi vì chúng ta chỉ dừng lại trong việc nghe Lời, mà thiếu đi việc thực hành Lời Chúa. Nghe tai bên này ra tai bên kia. Việc nghe Lời Chúa trong nhà thờ không có liên hệ gì tới đời sống hằng ngày của tôi. Trước khi đi lễ, tôi là người cộc cằn, nóng nảy, độc ác… vv. Đi lễ về, tính nào tật đó, không hề thay đổi điều gì.
Vì thế trước hết thực hành Lời Chúa là áp dụng những Lời đó vào trong đời sống của ta. Nghĩa là hãy để có Lời Chúa thấm sâu vào lòng trí của ta, hãy để cho Lời Chúa uốn nắn, thanh luyện suy nghĩ, cảm xúc và ước muốn của chúng ta. Hãy để cho Lời thay đổi đời sống của chúng ta. Chỉ có như thế chúng ta mới trở thành một người tốt, người hoàn thiện, một người kitô hữu đích thực. Muốn vậy mỗi ngày chúng ta hãy tâm niệm một câu Kinh Thánh và có gắng sống áp câu đó vào cuộc sống hằng ngày.
3. Những dấu chỉ và gương sống Lời Chúa
Những dấu chỉ sống Lời Chúa
Nếu tôi nhìn vào đời sống hằng ngày của tôi, trong gia đình, nơi làm việc, tôi vẫn còn ích kỷ, nhỏ nhen, độc tài, lười biếng, hay ghen tị, tham lam, dâm đảng, hay so sánh, xét đoán, nói xấu và vội vàng kết án người khác, chia rẽ gia đình và cộng đoàn …. Tất cả đó là dấu chỉ tôi chưa sống Lời Chúa.
Ngược lại, người sống Lời Chúa là người biết sống bác ái và yêu thương, người biết quan tâm và giúp đỡ người khác, người biết phục vụ vì lòng yêu mến Chúa chứ không tìm kiếm những cái danh cái lợi nhỏ nhen chóng qua; người biết sống tinh thần hiệp nhất và biết tôn trọng sự khác biệt của người khác để xây dựng và phát triển gia đình và cộng đoàn.
Trong tư cách là người kitô hữu tất cả chúng ta đều được mời gọi cách đặc biệt sống tinh thần Tin Mừng để phục vụ cộng đoàn, đó là tinh thần phục vụ trong bác ái, hiệp thông, hiệp nhất với nhau. Chúng ta nghe Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta: “để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” Gv 17, 22). Vì nếu thiếu bác ái và hiệp thông, dù chúng ta làm gì lớn lao cũng là zero trước mặt Chúa. Nếu không có tinh thần hiệp nhất thì nhiều lúc việc chúng ta làm không những không giúp phát triển cộng đoàn mà còn là nguyên có gây chia rẽ và bè phái trong cộng đoàn. Hay nói như đức Hồng Y Thuận là “chúng ta làm công việc của Thiên Chúa, mà quên đi chính Chúa”. Vì Thiên Chúa là hiệp nhất nên một với nhau và sự hiệp nhất của chúng ta phải bắt nguồn từ sự hiệp nhất của Thiên Chúa.
Gương Sống Lời Chúa
Gương sống lời Chúa thì rất nhiều, chúng ta chỉ lấy hai gương nổi bật: đó là Đức Maria và Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Mẹ Maria là người được thánh Luca định nghĩa: người “lắng nghe và suy niệm trong lòng” (Lc 2,19), Mẹ đã nghe Lời, cưu mang Lời và sinh Lời Nhập Thể cho nhân loại. Nhờ đó chúng ta mới được ơn cứu độ.
Đức Hồng Y Thuận của chúng ta là một chứng nhân sống Lời Chúa, dù bị trù dập, tù đày, chịu đau khổ, nhưng nhờ sống Lời Chúa, ngài luôn đầy niềm hy vọng vào Tình Yêu của Thiên Chúa, niềm hy vọng đó đã giúp Ngài vượt trên khỏi những thái độ trả thù, oán hờn, mà thay vào đó là thái độ tha thứ và bao dung với những ai thù địch với ngài.
Lời nguyện
Lạy Chúa, hôm nay giáo hội mừng lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, là hai cột trụ của hội Thánh, là hai nhân chứng sống động của Lời Chúa. Các ngài đã nghe, được biến đổi và là người mang Lời Chúa cho muôn dân, xin cũng Chúa cũng dạy chúng con biết noi gương Đức Maria, các Thánh, là biết lắng nghe và biết loan báo Lời Chúa bằng đời sống của mình.
Ngày hôm nay, chúng con đang phải đối diện với nhiều lời mời mọc khác, lời mời mọc sống hưởng thụ ích kỷ, chia bè phái trong cộng đoàn, sống dễ dãi và nghịch với Tin Mừng, nhiều khi chúng con muốn bỏ Chúa, và quên Lời Ngài, xin cho chúng con luôn tín thác vào Chúa và can đảm sống Lời Chúa. Xin cho chúng con có xác tín như Thánh Phêrô rằng: “Bỏ thầy chúng con biết theo ai? Vì Thầy có lời ban sự sống” (Gv 6,68).